Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 21 tháng 12 năm 2020

    Võ Thái Hà tóm lược

    Covid-19 : Quốc Hội Mỹ thông qua kế hoạch hỗ trợ thứ 3 trị giá 900 tỉ đô la

    Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi, đảng Dân Chủ, nói với báo giới về thỏa thuận hỗ trợ chống dịch Covid-19, tại trụ sở Quốc Hội, Washington, D.C., Hoa Kỳ, ngày 20/12/2020. REUTERS - KEN CEDENO 

    Sau nhiều tháng tranh luận, ngày 20/12/2020, nghị sĩ hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch khẩn cấp thứ ba, trị giá 900 tỉ đô la, để hỗ trợ nền kinh tế và hàng triệu người dân Mỹ bị tác động vì dịch Covid-19. Kế hoạch sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Quốc Hội lưỡng viện Mỹ ngày 21/12. 

    Tổng trị giá gói cứu trợ khẩn cấp thứ ba này giảm 100 tỉ đô la so với yêu cầu ban đầu của đảng Dân Chủ. Bất đồng này đã khiến hai bên mất nhiều tháng để đạt được thỏa thuận cuối cùng.

    Thông tín viên RFI Loubna Anaki tường trình từ New York :

    « Thỏa thuận này được trông đợi từ rất lâu và phải mất đến 7 tháng để cuối cùng các nghị sĩ mới nhất trí được với nhau. Từ hôm qua, các nghị sĩ Cộng Hòa và Dân Chủ hoan nghênh khoản hỗ trợ này, được đánh giá là mang tính sống còn cho nền kinh tế Hoa Kỳ, cũng như cho hàng triệu người dân Mỹ đang gặp khó khăn.

    900 tỉ đô la, đây là kế hoạch trợ giúp thứ ba kể từ khi bắt đầu đại dịch. Theo kế hoạch, những gia đình khó khăn nhất sẽ nhận được một ngân phiếu 600 đô la. 25 tỉ đô la sẽ được dành cho hỗ trợ nhà ở để tránh cho người thuê nhà bị trục xuất. Gần 300 tỉ sẽ được dành hỗ trợ cho các chủ sở hữu kinh doanh nhỏ hoặc chủ nhà hàng.

    Phía đảng Dân Chủ, từng muốn có một khoản hỗ trợ lớn cho các bang, đã phải giảm bớt các yêu cầu do phía đảng Cộng Hòa phản đối, dù 100 tỉ đô la đó lẽ ra sẽ được dành chi trả cho phương tiện giao thông công cộng và trường học.

    Khi thông báo thỏa thuận này, các nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều cáo buộc nhau đã kéo dài các cuộc đàm phán suốt nhiều tháng qua. Văn kiện hiện chờ được đúc kết và đưa ra bỏ phiếu ở Quốc Hội trong những giờ tới. Sau đó văn bản sẽ được trình lên tổng thống Donald Trump ký ».

    Cũng trong tối 20/12, tổng thống Mỹ đã ký một dự luật về chi tiêu tạm thời nhằm tránh tình trạng chính phủ phải ngừng hoạt động trong khi chờ Quốc Hội thông qua ngân sách 2021.

    Tổng thống Trump bác tin thiết quân luật

    Tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh: Reuters).

    Tổng thống Mỹ Donald Trump vào sáng Chủ nhật (20/12 theo giờ địa phương), đã lên tiếng cho rằng, việc ông định dùng tới thiết quân luật là không đúng sự thật.

    TT Trump viết trên Twitter: “Thiết quân luật = Tin tức giả mạo”.

    Trước đó, trang The New York Times trích dẫn các nguồn ẩn danh cho biết, TT Trump đã gặp luật sư Sidney Powell và Tướng Michael Flynn vào tối thứ Sáu (19/12) để bàn bạc thêm các chiến lược thách thức cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Trang báo của Mỹ đưa tin rằng tổng thống đã thảo luận về việc áp đặt thiết quân luật và khai triển quân đội để tổ chức lại cuộc bầu cử.

    New York Times cho biết TT Trump đã cân nhắc việc bổ nhiệm luật sư Sidney Powell làm cố vấn đặc biệt để điều tra cuộc bầu cử và luật sư của ông, và cựu Thị trưởng Rudy Giuliani đã đặt câu hỏi liệu Bộ An ninh Nội địa có thể thu giữ máy bỏ phiếu để kiểm tra hay không.

    Cố vấn Tòa Bạch Ốc, Pat A. Cipollone, và Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc, Mark Meadows được cho là đã phản đối ý kiến ​​trên.

    Dân biểu Cộng hòa thách thức kết quả phiếu bầu Đại cử tri

    Dân biểu Matt Gaetz (ảnh chụp màn hình Youtube).

    Dân biểu Cộng hòa Matt Gaetz cho biết ông sẽ thách thức kết quả phiếu bầu Đại cử tri trong cuộc họp chung của Quốc hội ngày 6/1, theo The Epoch Times.

    Trong ngày đầu tiên của sự kiện Student Action Summit 2020 (19/12) tổ chức tại West Palm Beach, Florida, ông Matt nói: “Vào ngày 6/1, tôi sẽ tham gia cùng những chiến binh trong Quốc hội, và chúng tôi sẽ phản đối các Đại cử tri từ những tiểu bang không tiến hành bầu cử trong sạch”.

    Các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội đang xem xét việc cùng tham gia nỗ lực thách thức kết quả cuộc chạy đua vào Tòa Bạch ốc năm 2020. Trước đó, Hạ nghị sĩ Mo Brooks đã tuyên bố ông sẽ phản đối các phiếu Đại cử tri trong cuộc họp tháng Một. Trong khi đó, các nhà lập pháp Cộng hòa khác vẫn chưa biểu đạt thái độ của họ.

    Cần ít nhất một dân biểu và một thượng nghị sĩ để phản đối kết quả phiếu bầu Đại cử tri trong phiên họp lưỡng viện ngày 6/1. Nếu phản đối này đáp ứng các yêu cầu thì phiên họp chung sẽ tạm dừng, Thượng viện và Hạ viện sẽ tranh luận nội bộ trong tối đa 2 giờ. Sau đó, thành viên hai viện sẽ bỏ phiếu riêng để chấp nhận hoặc bác bỏ phản đối được nêu ra. Nếu đạt được đa số phiếu của thành viên hai viện thì phản đối sẽ được chấp nhận.

    Nếu một viện chấp nhận và viện còn lại phản đối, thì theo luật liên bang, phiếu bầu của những Đại cử tri được cơ quan hành pháp của Tiểu bang xác nhận bổ nhiệm sẽ được tính.

    Trong bài phát biểu của mình, Dân biểu Matt cũng chia sẻ ông đã nói chuyện với Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tommy Tuberville. Và ông Tommy bày tỏ mình ý định tham gia nỗ lực phản đối kết quả bầu cử của các thành viên Hạ viện.

    Dân chủ suy thoái trên toàn cầu

    Dân chủ đang suy thoái, theo Chỉ số Dân chủ mới nhất công bố bởi Economist Intelligence Unit (EIU). Cuộc khảo sát hàng năm đánh giá sức khỏe của nền dân chủ ở 167 quốc gia và vùng lãnh thổ theo năm thước đo – quy trình bầu cử và đa nguyên, hoạt động của chính phủ, sự tham gia chính trị, văn hóa chính trị và quyền tự do dân sự.

    Tự do suy thoái mạnh nhất ở Trung Quốc – xuất phát từ sự phân biệt đối xử với người Duy Ngô Nhĩ chủ yếu Hồi giáo ở khu vực Tây Bắc Tân Cương, và các hành vi vi phạm quyền tự do dân sự, chẳng hạn như giám sát kỹ thuật số. Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới, cũng tụt hạng sau khi chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu tước bỏ tư cách bang của khu vực Jammu & Kashmir đa số Hồi giáo hồi năm ngoái. Điểm trung bình toàn cầu là 5,44 trên 10, thấp nhất kể từ khi chỉ số này bắt đầu được ghi nhận năm 2006. EIU chỉ coi 22 quốc gia, nơi sinh sống của 440 triệu người, là “các nền dân chủ hoàn toàn”. Hơn một phần ba dân số thế giới vẫn sống dưới chế độ độc tài.

    Dự đoán dân số thế giới trong thế kỷ này

    Dân số thế giới có thể không lớn như người ta từng nghĩ trước đây. Dự đoán của các nhà nghiên cứu tại Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) tại Đại học Washington cho thấy dân số đạt đỉnh vào năm 2064. Vụ Dân số của Liên Hợp Quốc tính toán dân số vẫn sẽ tăng cho đến ít nhất năm 2100. Vì vậy, IHME ước tính thế giới có 8,9 tỷ người vào năm 2100; trong khi LHQ ước tính 10,9 tỷ.

    Nghiên cứu của IHME giả định khả năng tiếp cận giáo dục và biện pháp tránh thai được cải thiện ở châu Phi hạ Sahara, đồng thời tỷ lệ sinh giảm, và tỷ lệ tăng sinh chậm ở nhiều nước đang có tỷ lệ sinh thấp. Các khác biệt này tạo ra khoảng cách đáng kể. Hàn Quốc, hiện có 52 triệu dân, có thể chỉ có chưa tới 27 triệu người vào năm 2100. Tây Ban Nha có thể mất hơn một nửa dân số năm 2017. Dân số của 55 quốc gia sẽ giảm ít nhất 25%. Ấn Độ và Trung Quốc giảm từ 1,4 tỷ và 1,6 tỷ người hiện nay xuống chỉ còn 1,1 tỷ và 730 triệu người.

    Học online làm tăng bất bình đẳng trong giáo dục

    Ngay từ trước khi đại dịch khiến học sinh ở nhà, đã có một khoảng cách lớn về thành tích giữa học sinh giàu và nghèo. Khi việc học chuyển sang trực tuyến, khoảng cách này ngày càng nở rộng ra. Trẻ em khá giả có nhiều khả năng sở hữu máy tính xách tay và truy cập Internet hơn. Trong khi nhiều em nghèo hơn phải dùng chung laptop hoặc điện thoại thông minh với các thành viên trong gia đình. Một số thậm chí phải bỏ buổi học hoàn toàn. Bộ giáo dục Hoa Kỳ ước tính có gần một trong bảy trẻ em khó khăn khi truy cập Internet qua máy tính ở nhà.

    Kể cả các học sinh có thể truy cập trực tuyến cũng có thể bị tụt lại phía sau. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những sinh viên có gia cảnh không khá giả học kém hơn trong lớp online so với các lớp trực tiếp. Các nhà nghiên cứu tại các trường đại học Harvard và Brown phát hiện ra rằng, sau khi học sinh Mỹ phải học ở nhà từ tháng 3, tần số sử dụng Zearn, một nền tảng toán online trả tiền, có tương quan trực tiếp với thu nhập trung bình của các hộ gia đình ở khu vực lân cận, và rằng việc đạt điểm cao trong các bài tập online cho thấy sự khác biệt thậm chí còn lớn hơn về cách biệt giàu nghèo.

    Kỷ niệm ngày thành lập Liên Hợp Quốc

    “Ôi thật là một ngày tuyệt vời trong lịch sử,” Tổng thống Harry Truman đã phát biểu như vậy vào năm 1945 khi Liên Hợp Quốc ra đời. Năm mươi mốt quốc gia đã gạt bỏ những khác biệt của họ “trong một khối đoàn kết nhất trí không gì lay chuyển được — nhằm tìm cách chấm dứt chiến tranh”. Sau 75 năm, số thành viên đã tăng lên 193. Tổ chức đã chuyển sang hoạt động gìn giữ hòa bình và cứu trợ nhân đạo. Và không có chiến tranh thế giới mới.

    Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, LHQ đã hoạt động theo đúng chương trình của mình, khởi động các sứ mệnh hòa bình và thực hiện cuộc giải phóng Kuwait do Mỹ dẫn đầu vào năm 1991. Nhưng Mỹ đã quá mệt mỏi với gánh nặng toàn cầu của mình. Cạnh tranh với các cường quốc khác tăng lên. Hội đồng Bảo an bế tắc, thậm chí không thể đồng ý về một nghị quyết xoay quanh covid-19. LHQ đã có những thời khắc đen tối, chẳng hạn như thảm họa diệt chủng ở Srebrenica, và cũng không thiếu những vụ bê bối. Gần đây, những người phản đối gọi tổ chức này là yếu kém về nhân quyền. Tuy nhiên, những thách thức toàn cầu, từ đại dịch cho đến biến đổi khí hậu và an ninh, khiến nó trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

    Số người theo đạo Tin lành tăng ở Trung Quốc 

    Số người theo đạo Thiên chúa ở Trung Quốc tiếp tục tăng. Chính phủ ước tính có khoảng 200 triệu trong số 1,4 tỷ người Trung Quốc theo tôn giáo. Mặc dù hầu hết theo các tôn giáo truyền thống của Trung Quốc như Đạo giáo, cũng như các tôn giáo du nhập từ nước ngoài lâu đời như Phật giáo, nhưng đạo Tin lành có lẽ là tôn giáo phát triển nhanh nhất, với ít nhất 38 triệu tín đồ ngày nay (khoảng 3% dân số), tăng từ mức 22 triệu của mười năm trước, theo số liệu chính phủ.

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Notre Dame cho rằng con số thực có lẽ còn cao hơn nhiều: có thể có thêm 22 triệu người theo đạo Tin lành Trung Quốc thờ phượng trong các nhà thờ “ngầm” chưa đăng ký. Vì Trung Quốc cũng có từ 10 đến 12 triệu người Công giáo, nên ngày nay ở Trung Quốc có nhiều Ki-tô hữu hơn cả Pháp (38 triệu) và Đức (43 triệu). Tính tổng hợp lại, số người theo đạo Thiên chúa và 23 triệu người Hồi giáo ước tính của nước này hiện có thể còn nhiều hơn số đảng viên Đảng Cộng sản (92 triệu). Trên thực tế, có một số lượng không rõ đảng viên vừa có đi lễ nhà thờ vừa đi họp đảng ủy.

    Nhật Bản tiếp tục xuống đường ủng hộ TT Trump: ‘Nếu không đứng lên bây giờ, thế giới nô lệ thực sự sẽ bắt đầu’

    Người dân Nhật Bản biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump hôm 20/12/2020.

    Không chỉ người dân Mỹ, mà người dân trên toàn thế giới cũng đều đang hướng về Hoa Kỳ – vùng đất cuối cùng của tự do. Hôm qua (20/12), người dân Nhật Bản tiếp tục xuống đường tuần hành để ủng hộ Tổng Thống Trump, lên án hành vi gian lận trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.

    Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay vẫn chưa đi đến hồi kết và ngày càng khốc liệt hơn. Trong khi truyền thông dòng chính luôn “xác định” Joe Biden là “tổng thống đắc cử”, thì vẫn còn rất nhiều người tin vào việc có gian lận bầu cử, đứng lên ủng hộ Tổng thống Trump.

    Nối tiếp cuộc diễn hành ủng hộ Tổng thống Trump tại Tokyo, Nhật Bản vào ngày 29/11, hôm qua (20/12), người dân Nhật Bản tại Osaka đã tổ chức một buổi tuần hành với các khẩu hiệu, băng rôn “Ủng hộ Tổng thống Trump”, “Thêm 4 năm nữa”, “Bầu cử vi hiến toàn quốc”, “Đừng để bị lừa bởi các phương tiện truyền thông giả…”, đã thu hút hàng nghìn người hâm mộ Tổng thống Trump tham gia.

    Trong buổi diễn hành, các phóng viên của Epoch Times tiếng Nhật đã đến ghi hình và phát báo Epoch Times cho người dân. Đoàn người biểu tình ôn hòa đã rất vui mừng và liên tục cảm ơn các phóng viên của Epoch Times vì sự có mặt của hãng truyền thông chân thực này. Họ đã chủ động đến xin báo và bày tỏ: “chỉ có Epoch Times là đưa tin tức trung thực nhất”.

    HARRY DAVID KOJIMA: “Cảm ơn tất cả những người tham gia cuộc biểu tình,cảm ơn Epoch Times và NTD”.

    Joseph Ono: “Tổng thống Trump là một anh hùng chiến đấu cho nền dân chủ thế giới! Người dân Nhật Bản, hãy nhìn đến công lý thực sự! Tội đưa tin giả của truyền thống cánh tả là tội phản quốc. NHK cũng là một tổ chức phản quốc…”.

    Chiều thứ Bảy (19/12), tại Đài Loan, những người ủng hộ Tổng thống Trump cũng đã tổ chức một buổi tuần hành tại quảng trưởng Tín Nghĩa, quận Tín Nghĩa, thành phố Đài Bắc với các khẩu hiệu, băng rôn “Bảo vệ chính nghĩa chính là bảo vệ Đài Loan”.

    Những khẩu hiệu chính của sự kiện này bao gồm: “Đài Loan đấu tranh cho Tổng thống Trump”, “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là mối đe dọa lớn nhất của thế giới tự do, bước ra ủng hộ Tổng thống Trump tiêu diệt ĐCSTQ”, “Mỹ – Đài chung tay chống lại ĐCSTQ”, “Phản đối truyền thông thiên tả nhuộm đỏ thế giới”…


    Không có nhận xét nào