Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 2 tháng 12 năm 2020

    Nhân chứng: 280.000 lá phiếu ‘biến mất’ bí ẩn sau khi được chuyển từ New York đến Pennsylvania

    Ông Phill Kline, người đứng đầu Dự án Amistad của hãng luật Thomas More Society (ảnh chụp màn hình Youtube/kansaspolitics).

    Có tới 288.000 phiếu bầu trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 đã “biến mất” ở thành phố Lancaster, tiểu bang Pennsylvania, sau khi được vận chuyển bằng xe tải từ thành phố New York, theo ông Phill Kline, người đứng đầu Dự án Amistad của hãng luật Thomas More Society.

    Ông Kline, một cựu công tố viên quận và công tố viên tiểu bang Kansas, cho biết ông đã nhận được bằng chứng cho thấy khoảng 130.000 đến 280.000 lá phiếu được điền đầy đủ đã biến mất cùng chiếc rơ-mooc chứa phiếu khi đang trên đường vận chuyển từ Bethpage, New York [tới Pennsylvania] hôm 21/10. Ông Kline trích dẫn lời khai nhân chứng của một nhà thầu phụ cho Bưu điện Hoa Kỳ (USPS) – người được ông Kline gọi là một người tố giác, theo The Epoch Times ngày 1/12.

    Ông Kline cũng khẳng định trong một tuyên bố rằng các nhân viên Bưu điện Hoa Kỳ đã tham gia vào “các nỗ lực bất hợp pháp trên diện rộng” để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Ít nhất một người tố cáo cho biết họ đã được yêu cầu vận chuyển hàng nghìn lá phiếu được điền đầy đủ dọc theo biên giới tiểu bang. Nếu điều này là đúng, thì sẽ cấu thành nên tội phạm liên bang. Nhóm của ông đã đưa ra “ước tính” về số lượng các lá phiếu đã biến mất.

    Ông Kline cho biết nhóm của ông sẽ chia sẻ thông tin này với các cơ quan pháp luật, bao gồm FBI, các công tố viên ở các khu vực khác và các công tố viên địa phương.

    Người đàn ông được ông Kline gọi là người tố giác, tên là Jesse Morgan, là tài xế xe tải cho một nhà thầu phụ của Bưu điện Hoa Kỳ. Ông Morgan cho biết tại cuộc họp báo rằng ông đã được giao lái một chiếc xe tải chứa tới 288.000 phiếu bầu vào ngày 21/10, theo Just The News. Chiếc xe tải — kèm các lá phiếu — đã biến mất khỏi kho chứa USPS ở Lancaster sau khi ông để xe lại ở đây.

    Trong một tuyên bố, Dự án Amistad cho biết họ đã tiếp nhận được lời khai tuyên thệ nhân chứng cho thấy “hơn 300.000 lá phiếu ở Arizona, 548.000 ở Michigan, 204.000 ở Georgia và hơn 121.000 ở Pennsylvania là có vấn đề”.

    Anh cho phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech

    Anh hôm 2/12 cho phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer, đi trước cả Mỹ và châu Âu để trở thành nước phương Tây đầu tiên chính thức thông qua việc tiêm ngừa virus Corona, theo Reuters.

    Cơ quan Quản lý Thuốc và các sản phẩm Chăm sóc sức khỏe của Anh (MHRA) cho phép sử dụng vaccine Pfizer-BioNTech chỉ 23 ngày sau khi công ty Pfizer công bố dữ liệu đầu tiên từ giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng, cho thấy hiệu quả ngăn ngừa COVID-19 lên tới 95%.

    Reuters dẫn lời Thủ tướng Boris Johnson nói rằng vaccine sẽ được cung cấp trên toàn Vương quốc Anh vào tuần tới.

    Ông cũng được trích lời nói rằng vaccine sẽ giúp Anh “cứu mạng người và giúp nền kinh tế phục hồi”.

    Anh chính thức cấm sử dụng thiết bị 5G của Huawei từ năm 2021

    Chính phủ Anh hôm thứ Hai (30/11) tuyên bố, bắt đầu từ tháng 9/2021 các nhà mạng tại Anh không được sử dụng thiết bị 5G của Huawei, theo Reuters.

    Đây được coi hành động chính thức của nước Anh sau khi London xem xét việc không sử dụng thiết bị của Huawei để xây dựng mạng 5G hồi tháng 7. Nguyên nhân dẫn đến quyết định này được dựa trên các thông tin tình báo, và mối lo ngại thiết bị của Huawei có nguy cơ tiềm ẩn trở thành công cụ do thám.

    Theo đó, các công ty viễn thông Anh sẽ không được phép mua các thiết bị mạng 5G của Huawei khi bước sang 2021. Tuy vậy, chính quyền Anh lo rằng các nhà mạng sẽ mua dự trữ thiết bị cho đến tận năm 2027, hạn chót để chính phủ loại bỏ hoàn toàn Huawei.

    Điều đó dẫn đến việc quốc hội Anh đã thông qua dự luật mới về mạng viễn thông. Theo dự luật này, các công ty không chấp hành sẽ bị phạt 100,000 bảng Anh.

    “Tôi đang vạch ra một lộ trình rõ ràng để loại bỏ hoàn toàn các nhà cung cấp có rủi ro cao ra khỏi mạng 5G của chúng tôi. Điều này được thực hiện dựa trên các dự luật mới để xác định và cấm các thiết bị viễn thông có thể gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia”, Bộ trưởng thông tin và truyền thông Anh Oliver Dowden tuyên bố.

    Chính phủ Anh cũng công bố chiến lược mới để đa dạng hóa chuỗi cung ứng thiết bị 5G, bao gồm cả khoản đầu tư 250 triệu bảng dành cho các cơ sở nghiên cứu mạng viễn thông.

    Hong Kong bỏ tù ba nhà hoạt động Joshua Wong, Agnes Chow và Ivan Lam

    Châu Đình (Agnes Chow), Ivan Lam và Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) là các nhà hoạt động dân chủ nổi bật của Hong Kong

    Các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), Châu Đình (Agnes Chow) và Ivan Lam vừa bị kết án tù do liên quan tới các cuộc biểu tình rộng lớn hồi năm ngoái.

    Ba người bị kết tội tụ tập trái phép.

    Phong trào dân chủ đã bị chững lại kể từ khi Bắc Kinh ra luật an ninh gây tranh cãi với những mức trừng phạt nặng nề.

    Tuy nhiên, do hành động của họ xảy ra trước khi luật có hiệu lực nên các nhà hoạt động này đã tránh được nguy cơ bị án tù chung thân.

    Hoàng Chi Phong bị án 13 ba tháng rưỡi tù giam, trong lúc Châu và Lam bị tù 10 tháng và 7 tháng mỗi người.

    Các nhà hoạt động đã bị tạm giam cho tới khi phán quyết được đưa ra ngày hôm nay, trong đó Hoàng Chi Phong bị giam cấm cố.

    Cả ba bị kết tội tổ chức và tham dự vào một cuộc tụ tập trái phép ở gần trụ sở cảnh sát vào thời gian đầu nổ ra các cuộc biểu tình đòi dân chủ, hồi tháng 6 năm ngoái.

    "Các bị cáo đã kêu gọi người biểu tình bao vây trụ sở và hô vang các khẩu hiệu làm xói mòn uy tín của lực lượng cảnh sát," Wong Sze-lai từ tòa án nói với hãng tin AFP.

    "Việc bỏ tù ngay lập tức là lựa chọn phù hợp duy nhất."

    Được biết cô Châu đã bật rơi lệ khi nghe tuyên án. Hoàng Chi Phong thì hét to, "những ngày tới sẽ khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ trụ vững" trong lúc bị đưa đi, các tường thuật nói.

    Mỹ: Công bố dự luật cứu trợ covid-19

    Một nhóm các nhà lập pháp từ cả hai đảng của Mỹ đã công bố dự luật cứu trợ covid-19 trị giá 908 tỷ đô la cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho người thất nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và các hãng hàng không cho đến tháng 3. Dự luật này được giới thiệu sau nhiều tháng bế tắc ở Quốc hội. Trợ cấp thất nghiệp bổ sung cho những người mất việc vì đại dịch đã hết hạn hồi mùa hè. Để trở thành luật, dự luật phải được cả chính quyền Trump, Tổng thống đắc cử Joe Biden và các lãnh đạo Hạ, Thượng viện thông qua. Số ca nhiễm coronavirus đang gia tăng ở Mỹ, với các bệnh viện ở một số khu vực gần như hoạt động hết công suất.

    WTO đàm phán bảo tồn đàn cá toàn cầu

    Các nhà đàm phán tại WTO ở Geneva trong tuần này sẽ hoàn tất nỗ lực kéo dài hai thập niên nhằm đạt đồng thuận về việc hạn chế các khoản trợ cấp của chính phủ nhằm khuyến khích đánh bắt cá không bền vững. Nếu họ thành công, đây sẽ là niềm hy vọng tốt nhất để bảo tồn đàn cá và môi trường biển. Hiện tại, khoảng 22 tỷ đô la trợ cấp mỗi năm, chủ yếu là nhiên liệu, được ước tính chảy vào mảng đánh cá gây hại cho kho đàn cá toàn cầu.

    Phần lớn số tiền đó đi vào đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát, chiếm tới 20-50% sản lượng đánh bắt toàn cầu. Các đại biểu đang đàm phán một văn bản và thời hạn (đã được hoãn trước đây) là cuối năm để đáp ứng một trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc. Nhưng vẫn còn đó các khác biệt lớn về quan điểm, chẳng hạn như miễn trừ dành cho các nước nghèo hơn trên thế giới, trong khi trước đây các nước đã từng lỡ thời hạn kí. Lo ngại là các cuộc đàm phán sẽ kéo dài, hoặc tạo ra một thỏa thuận đầy kẽ hở.

    Các nhà lập pháp Anh phản đối kế hoạch phong  tỏa theo khu vực

    Phong tỏa toàn quốc của Anh kết thúc hôm nay. Hình thức phong tỏa kéo dài cả tháng không được Đảng Bảo thủ ủng hộ, nhưng mô hình hạn chế theo khu vực mới được đề xuất cũng chẳng khá hơn. Hơn 50 nghị sĩ Bảo thủ đã bỏ phiếu chống lại các biện pháp này vào tối thứ Ba trong một cuộc nổi loạn nội bộ lớn nhất kể từ khi Boris Johnson đắc cử tháng 12 năm ngoái. Theo hệ thống hạn chế tiếp xúc ba lớp, các quán rượu được mở ở một số khu vực nếu họ phục vụ các bữa ăn “đáng kể”, trong khi số khác sẽ phải đóng cửa trong kỳ nghỉ Giáng sinh vốn là mùa kinh doanh cao điểm.

    Một số sân vận động thể thao cũng có thể mở cửa. Các “phiến quân” Bảo thủ cho rằng chính phủ không công bố bằng chứng về tính hiệu quả của các biện pháp. Một số người nói khu vực bầu cử của họ đã bị xếp vào bậc cao hơn một cách không cần thiết. Ông Johnson xoa dịu các nhà lập pháp vào hôm thứ Ba rằng ông hiểu nỗi bất bình của họ, nhưng kêu gọi họ kiên nhẫn cho đến khi có vắc-xin, nếu không sẽ phải đối mặt với một làn sóng virus mới trong dịp Năm Mới. “Tất cả những gì chúng ta cần làm bây giờ… là giữ vững tinh thần cho đến khi các vắc-xin này thực sự nằm trong tay, và thực sự được tiêm vào cánh tay chúng ta,” ông nói.

    Covid-19 : Lộ tài liệu Trung Quốc đã che giấu thông tin về dịch

    Trong khi Trung Quốc đang tìm cách viết lại nguồn gốc virus corona trong những đợt tuyên truyền gần đây, một tài liệu gồm 117 trang, được chuyển cho đài truyền hình CNN (Mỹ), cho thấy chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã im lặng về số ca nhiễm cúm vào tháng 12/2019 cao hơn 20 lần so với năm trước tại nhiều thành phố của tỉnh, trong đó có Vũ Hán.

    Đài truyền hình Mỹ CNN và báo Wall Street Journal cùng đăng những tiết lộ mới vào ngày 01/12/2020, đúng một năm ca nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên được chẩn đoán ở Vũ Hán, trong khi phải chờ đến ngày 30/12/2019, chính quyền Trung Quốc mới nêu nhiều ca viêm phổi bất thường.

    Theo báo cáo do Trung tâm Kiểm soát và Phòng dịch tỉnh Hồ Bắc soạn thảo, chính quyền Trung Quốc dường như đã đánh giá quá thấp số bệnh nhân. Ví dụ ngày 10/02, Bắc Kinh thông báo có 2.478 ca nhiễm mới được xác nhận, ít hơn một nửa so với con số 5.918 được chính quyền tỉnh Hồ Bắc thông báo cùng ngày, gồm cả những ca được xác nhận, những ca được chẩn đoán và nghi nhiễm.

    19 quốc gia đã phát động ‘Chiến dịch mua rượu vang của Úc’ để chống lại sự bắt nạt của ĐCSTQ

    Động thái hạn chế nhập khẩu rượu vang Úc của chính quyền Trung Quốc với danh nghĩa chống bán phá giá đã gây ra phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế. Hôm thứ Ba (1/12), “Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc” (IPAC), bao gồm hơn 200 nghị sĩ từ 19 quốc gia đã phát động “Chiến dịch toàn cầu mua rượu vang của Úc”, tuyên bố nhất trí bác bỏ quyền bá chủ của ĐCSTQ, theo Vision Times.

    Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự Do, ĐCSTQ đã áp hơn 200% thuế chống bán phá giá đối với rượu vang Úc. Để chống lại việc ĐCSTQ sử dụng các biện pháp kinh tế để ép buộc Australia, “Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc” (IPAC) do các nghị sĩ của 19 quốc gia thành lập đã phát động một chiến dịch toàn cầu ủng hộ rượu vang Úc, tuyên bố đoàn kết toàn cầu chống lại hành vi bá quyền của ĐCSTQ.

    Úc đã yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của vi rút viêm phổi Vũ Hán vào mùa xuân này, điều này đã gây ra sự bất mãn với ĐCSTQ và bắt đầu một loạt các biện pháp đối phó thương mại. Trung Quốc đánh thuế chống bán phá giá từ 107,1% đến 212,1% đối với rượu vang Úc. Bộ trưởng Thương mại Úc, Simon Birmingham chỉ ra rằng mức thuế chống bán phá giá này đã khiến ngành rượu vang Úc gặp khó khăn lớn.

    Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc (IPAC) đã phát hành một video vào ngày 1/12, kêu gọi mọi người mua và uống rượu vang Úc trong tháng 12.

    Thượng nghị sĩ Úc Kimberley Kitching cho biết trong video rằng vài ngày trước, chính quyền Trung Quốc đã đệ trình ít nhất 14 danh sách khiếu nại Úc, yêu cầu chúng tôi ngừng bày tỏ ý kiến ​​về bảo vệ nhân quyền và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp. Để buộc chúng tôi từ bỏ lòng kiên quyết, chính quyền ĐCSTQ đã công bố cấm đối với hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ Úc, ngành công nghiệp rượu của chúng tôi vì thế đã phải chịu áp lực lớn. Đây không chỉ là một cuộc tấn công vào nước Úc, mà còn là một cuộc tấn công vào tất cả các nước tự do.

    Không có nhận xét nào