Header Ads

  • Breaking News

    Lê Hồng Hiệp - Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc

    The depth of China’s influence over South-East Asia.

    Le Hong Hiep | Published in History Today Volume 70 Issue 12 December 2020 

    Song ngữ Việt Anh

     

    Sự trỗi dậy ngoạn mục của Trung Quốc trong bốn thập niên qua đã mang lại cho thế giới những cơ hội và thách thức chưa từng có, nhưng không khu vực nào trải nghiệm thực tế địa chính trị mới này một cách sống động như khu vực Đông Nam Á. Mười một quốc gia khu vực đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc, nhưng họ cũng là những nước đầu tiên cảm nhận được những bước dậm chân mạnh mẽ của người khổng lồ đang tỉnh giấc.

    Cuốn sách In the Dragon’s Shadow: Southeast Asia in the Chinese Century (Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc) cung cấp một góc nhìn sâu sắc về sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động tới bối cảnh kinh tế và chiến lược của khu vực, cũng như cách các nước láng giềng Đông Nam Á nhỏ hơn của Trung Quốc đã phải vật lộn như thế nào để đối phó với siêu cường mới nổi.

    Mỗi quốc gia trong số 11 nước ở khu vực này đều đối mặt với những thách thức tương tự nhau trong việc đối phó với Trung Quốc, nhưng như Strangio viết, ‘không hai quốc gia nào có cách tiếp cận Trung Quốc giống nhau’. Các cách tiếp cận khác nhau của họ được định hình bởi kinh nghiệm lịch sử và nhận thức khác nhau về các mối đe dọa và cơ hội mà sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại cho mỗi nước.

    Trong số chín quốc gia được phân tích trong sách (trừ Brunei và Đông Timor), Việt Nam là nước cảnh giác nhất trước Trung Quốc, trong khi Campuchia là nước thân Trung Quốc nhất. Việt Nam được hưởng lợi về mặt kinh tế từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, hiện là đối tác thương mại và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng kinh nghiệm lịch sử cay đắng của Việt Nam về những cuộc xâm lược lặp đi lặp lại của Trung Quốc và tình hình tranh chấp Biển Đông sôi sục đã khiến Việt Nam liên tục cảnh giác trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Hà Nội miễn cưỡng tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc và mới chỉ cho phép thành lập duy nhất một Viện Khổng Tử. Đồng thời, Việt Nam cũng đang xây dựng năng lực quân sự và liên tục nâng cấp quan hệ với Mỹ và các đồng minh để đối trọng lại Trung Quốc trên Biển Đông.

    Ngược lại, Campuchia của Hun Sen đã không ngần ngại ôm lấy Trung Quốc bất chấp thực tế rằng Bắc Kinh đã tài trợ cho chế độ Khmer Đỏ, đối thủ không đội trời chung của Hun Sen trong những năm 1970 và 1980. Đối với Campuchia, các lợi ích mà Trung Quốc mang lại về thương mại, đầu tư, du lịch, các khoản vay ưu đãi, và đặc biệt là sự hỗ trợ chính trị của Trung Quốc dành cho chế độ chuyên chế của Hun Sen, đã quan trọng hơn bất kỳ mối quan ngại an ninh khả dĩ nào. Trong quan điểm của các nhà phân tích, Campuchia thậm chí còn hành động như đại diện của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

    Bảy quốc gia còn lại nằm ở giữa, ít nhiều bên này hoặc bên kia của trục “yêu – ghét” Trung Quốc, dù hầu hết cố gắng duy trì một vị thế cân bằng. Chẳng hạn, Singapore đã cố gắng trở thành một đối tác thân thiện của Trung Quốc do quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa hai quốc gia, nhưng cũng đã khá thẳng thắn trong việc chống lại những ảnh hưởng chính trị không chính đáng từ Bắc Kinh và yêu sách Biển Đông thái quá của nước này, những điều đe dọa sự tồn vong và thịnh vượng của chính Singapore trong vai trò một quốc gia nhỏ phụ thuộc nhiều vào sự tôn trọng luật pháp quốc tế và thương mại hàng hải. Điều này đã tạo ra những căng thẳng song phương đáng kể, bao gồm việc Trung Quốc bắt giữ 9 xe bọc thép Singapore trên đường trở về từ các cuộc tập trận quân sự ở Đài Loan hồi năm 2016 và việc Singapore trục xuất một học giả người Mỹ gốc Trung Quốc năm 2017 vì người này được cho là đã bí mật nỗ lực gây ảnh hưởng lên chính sách đối ngoại Singapore thay mặt một chính phủ nước ngoài không được nêu tên mà nhiều người tin là Trung Quốc.

    Trong khi đó, giới tinh hoa, đặc biệt là những người ở trong quân đội Malaysia, bên cũng tham gia tranh chấp Biển Đông, cũng trở nên quan ngại trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay Malaysia đã áp dụng một cách tiếp cận khá thân thiện đối với Trung Quốc, đặc biệt là dưới thời thủ tướng Najib Razak. Ngoài sự gần gũi về kinh tế và văn hóa được duy trì bởi người Malaysia gốc Hoa, vốn chiếm gần một phần tư dân số đất nước, các khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc vào các dự án cơ sở hạ tầng của Malaysia theo sáng kiến BRI và việc Bắc Kinh sẵn sàng hỗ trợ Najib trong bối cảnh Najib gặp các rắc rối chính trị vì bê bối tham nhũng liên quan đến quỹ đầu tư 1Malaysia Development Berhad cũng có vai trò nhất định trong việc giữ ấm cho quan hệ song phương.

    Trong suốt cuốn sách, một điều nổi bật là chiều sâu ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Đông Nam Á, điều bắt nguồn từ quan hệ kinh tế song phương sâu sắc và các kết nối mạnh mẽ được duy trì bởi các thế hệ những người di cư gốc Hoa sinh sống trong khu vực. Tuy nhiên, ảnh hưởng này cũng mong manh và dễ thay đổi; khu vực này sẽ không trở thành một khu vực ảnh hưởng vững chắc của Trung Quốc trong tương lai gần. Ngoài vấn đề tranh chấp Biển Đông, điều liên tục gây áp lực lên quan hệ song phương, sự thay đổi chính trị trong nước ở các quốc gia trong vùng cũng có thể đảo ngược vận may ngoại giao của Trung Quốc, như đã thấy trong trường hợp của Myanmar hoặc Malaysia. Các quốc gia như Philippines, Thái Lan và Indonesia gần đây cũng đã thực hiện các bước đi để có một cách tiếp cận cân bằng hơn với Bắc Kinh. Quan trọng hơn, sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có nghĩa là các nước trong khu vực sẽ bị Washington giám sát ngày càng chặt chẽ nếu họ dịch lại quá gần Trung Quốc. Ngay cả những đối tác thân cận nhất của Trung Quốc như Campuchia hoặc Lào cũng có thể phải suy nghĩ lại nếu họ muốn ràng buộc số phận của mình với Trung Quốc.

    Kinh nghiệm khu vực phong phú của Strangio được tích lũy qua nhiều năm sinh sống ở Campuchia và Thái Lan, cùng với các chuyến đi điền dã nhằm phỏng vấn các nhân vật khác nhau trong khu vực, cho phép tác giả cung cấp cho người đọc những phân tích chín chắn và đầy đủ thông tin. Dựa trên sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về lịch sử mỗi quốc gia cũng như cách họ tương tác với Trung Quốc trước đây, cuốn sách giúp độc giả làm quen với với không chỉ quan hệ đương đại của các nước trong khu vực với Trung Quốc mà còn là lịch sử và chính trị trong nước của họ. Văn phong báo chí của Strangio cũng làm cho cuốn sách hết sức dễ đọc. Strangio nên được khen ngợi vì đóng góp học thuật kịp thời và quan trọng của mình, một cuốn sách rất đáng đọc đối với bất kỳ ai quan tâm đến quá khứ cũng như tương lai của Trung Quốc và Đông Nam Á.

    Đây là bài điểm cuốn sách In the Dragon’s Shadow: Southeast Asia in the Chinese Century (Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc) của Sebastian Strangio, Nhà xuất bản Đại học Yale ấn hành năm 2020. Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên History Today.

    http://nghiencuuquocte.org

    The depth of China’s influence over South-East Asia.

    Le Hong Hiep | Published in History Today Volume 70 Issue 12 December 2020

    Map of Southeast Asia, c. 1810 mapping, by the French cartographer Ambrose Tardieu. Wiki Commons/Geographicus Rare Antique Maps.

    The spectacular rise of China over the past four decades has brought the world unprecedented opportunities and challenges, but no region has experienced this new geopolitical reality more keenly than South-East Asia. The 11 regional countries have benefited enormously from China’s economic rise, but they are also the first to feel the pounding movements of the awakening giant. 

    Sebastian Strangio’s In the Dragon’s Shadow: Southeast Asia in the Chinese Century offers an insightful account of how China’s rise has shaped the region’s economic and strategic landscape, as well as the way China’s smaller neighbours have struggled to deal with the emerging superpower. Each of these 11 nations faces similar challenges in dealing with China, yet, as Strangio writes, ‘no two countries approach China in quite the same way’. The different approaches are informed by their different historical experiences and different perceptions of the threats and opportunities brought about by China’s rise.

    Among the nine countries examined in the book (Brunei and East Timor are excluded), Vietnam is the most China-wary, while Cambodia is the most pro-China. Vietnam has benefited economically from the rise of China, which is now its largest trading partner and source of imports, but the country’s bitter historical experience of repeated invasions and the boiling South China Sea dispute have made Vietnam constantly wary of China’s growing influence. Hanoi is reluctant to join China’s Belt and Road Initiative (BRI) and has allowed the establishment of only one Confucius Institute. At the same time, it has been building military capabilities and continuously upgrading ties with the US and its allies to counterbalance China in the South China Sea. 

    On the contrary, Hun Sen’s Cambodia has unwaveringly embraced China despite the fact that Beijing sponsored the Khmer Rouge, Hun Sen’s bitter enemies during the 1970s and 1980s. For Cambodia, the benefits offered by China in the form of trade, investment, tourism, concessional loans and, especially, its support for Hun Sen’s authoritarian regime, have far outweighed any possible security concerns. Cambodia even went so far as to act, in many analysts’ view, as a proxy for China in the South China Sea issue. 

    The seven other countries in the middle find themselves more or less on either side of the ‘love-hate China’ spectrum, although most of them try to maintain a middle ground. Singapore, for example, has tried to be a friendly partner of China given the strong economic ties between the two countries, but has also been straightforward in resisting unwarranted political influences from Beijing and its expansive South China Sea claims, which threaten Singapore’s own survival and prosperity as a micro-state highly dependent on respect for international law and maritime trade. This has generated significant bilateral tensions, including China’s seizure of nine Singaporean armoured personnel carriers en route from military exercises in Taiwan in 2016 and Singapore’s expulsion in 2017 of a Chinese-born American academic for what it said to be his covert effort to influence Singapore’s foreign policy on behalf of an unnamed foreign government, widely believed to be China. 

    Meanwhile, as a claimant state in the South China Sea, Malaysian elites, especially those in the military, have also become concerned about China’s growing muscle. Yet Malaysia has so far adopted a friendly approach towards China, especially under the premiership of Najib Razak. Apart from the close bilateral cultural and economic ties maintained by Chinese Malaysians, who account for almost a quarter of the country’s population, China’s huge investments in Malaysia’s infrastructure projects under the BRI and Beijing’s willingness to back an embattled Najib amid his ongoing 1Malaysia Development Berhad corruption scandal have also played their part. 

    Throughout the book what stands out is the depth of China’s influence over South-East Asia, rooted in deep bilateral economic ties and the strong connections maintained by generations of ethnic Chinese migrants living in the region. This influence, however, is also both volatile and fragile; the region will not become an established sphere of influence for China anytime soon. Apart from the South China Sea dispute, which constantly puts pressure on relations, domestic political changes in respective countries may also reverse China’s diplomatic fortunes, as shown by the case of Myanmar or Malaysia. Countries like the Philippines, Thailand and Indonesia have also recently taken steps to moderate their friendly attitude towards Beijing. More importantly, the intensifying strategic rivalry between the US and China means that regional countries will be under Washington’s increased scrutiny if they move too close to China. Even China’s closest partners like Cambodia or Laos may also have to think twice about tying their fate with China’s.

    Strangio’s rich experience in the region accumulated through his many years living in Cambodia and Thailand, coupled with field trips to interview various sources across South-East Asia, enables him to provide readers with thorough and well-informed analyses. Built upon the author’s deep understanding of each country’s history as well as how they have interacted with China in the past, the book familiarises readers with not only regional countries’ contemporary relations with China but also their history and domestic politics. Strangio’s journalistic writing style makes it superbly readable; he should be applauded for this important and timely contribution, a must read for anyone interested in both the past and likely future of China and South-East Asia.

    In The Dragon’s Shadow: Southeast Asia in the Chinese Century
    Sebastian Strangio
    Yale 360pp £20

    Le Hong Hiep is Fellow at the ISEAS – Yusof Ishak Institute in Singapore and the author of Living Next to the Giant: The Political Economy of Vietnam’s Relations with China under Doi Moi (ISEAS, 2016).

    https://www.historytoday.com/archive/review/geopolitical-realities

    Không có nhận xét nào