Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 2 tháng 1 năm 2021

    Phá thai gây ra số ca tử vong nhiều nhất năm 2020

    Theo dữ liệu do Worldometer cung cấp, nạo phá thai một lần nữa trở thành nguyên nhân gây tử vong số một trên toàn cầu vào năm 2020, với kỷ lục 42,7 triệu thai nhi bị giết trong bụng mẹ.

    Theo Worldometer cho biết, tính đến ngày 31/12 năm 2020, có 42,7 triệu ca phá thai được thực hiện trong năm, trong khi 8,2 triệu người chết vì ung thư, 5 triệu người do hút thuốc và 1,7 triệu người nhiễm HIV / AIDS, và 1.8 triệu người chết vì COVID-19.

    Worldometer – được bình chọn là một trong những trang web tham khảo miễn phí tốt nhất bởi Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (ALA) – giữ một bảng thống kê liên tục trong năm của các thống kê lớn trên thế giới, bao gồm dân số, sinh, tử, ô tô được sản xuất, sách đã xuất bản và lượng khí thải CO2.

    Trang web cũng cập nhật tổng số ca phá thai được thực hiện trên toàn thế giới, dựa trên số liệu thống kê mới nhất về ca phá thai do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố.

    Trên thực tế, tổng số ca số ca tử vong do phá thai của năm 2020 đã khiến một số nhà quan sát gọi phá thai là “nguyên nhân công bằng xã hội của thời đại chúng ta”, vì tầm quan trọng của vấn đề này hoàn toàn làm lu mờ các vấn đề nhân quyền khác.

    Năm 2020 việc phá thai được hợp pháp hóa ở Argentina, một trong những cơ sở cuối cùng trên thế giới công nhận và bảo vệ quyền sống của trẻ em khi đang còn trong bụng mẹ.

    Trong thông điệp Giáng sinh hàng năm của mình, các giám mục Argentina đã tố cáo chính phủ của Alberto Fernández vì “nỗi ám ảnh gây sốt” về việc mở rộng quyền phá thai giữa một đại dịch.

    Hôm 22/10/2020 Tòa bảo hiến Balan ra phán quyết cấm “phá thai ưu sinh”, phá thai ưu sinh là sự phá thai được thực hiện đối với trẻ em còn đang trong bụng mẹ được chuẩn đoán mắc chứng Down hoặc các dị tật nghiêm trọng.

    Vào tháng 1 năm 1973 của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trong án lệ Roe v. Wade đã vô hiệu hóa 50 luật tiểu bang và làm cho việc phá thai trở nên hợp pháp và được cung cấp theo yêu cầu trên toàn nước Mỹ.

    Úc nỗ lực ngăn chặn coronavirus bùng phát

    Các thiết bị theo dõi tiếp xúc ở New South Wales (NSW), một tiểu bang của Úc, đang chạy đua để kiểm soát sự lây lan của virus Vũ Hán sau khi ba trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh cao xuất hiện ở phía tây Sydney .

    Hai người đàn ông, một ở độ tuổi 40 và một ở độ tuổi 20, đang được cách ly sau khi chính quyền Úc vào hôm thứ Năm làm xét nghiệm với 32.000 người để xác định những ca nhiễm bệnh.

    Trường hợp thứ ba đang được theo dõi là một người đàn ông ở độ tuổi 20, là người thân trong gia đình với một trong hai người đàn ông kia.

    Bộ y tế tiểu bang New South West (NSW Health) đã mở rộng danh sách các địa điểm phơi nhiễm bệnh vào tối thứ Sáu (1/1).

    Theo cập nhật của Worldometer, tính tới hết ngày 1/1, Úc có 28,460 ca nhiễm virus Vũ Hán, tăng 33 ca so với 24 giờ trước đó. Số bệnh nhân Covid ở Úc đã tử vong là 909.

    Chiến đấu cơ Trung Quốc xâm phạm ADIZ Đài Loan ngày đầu năm mới


    Taiwan News đưa tin, Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ xâm phạm Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Đài Loan vào ngày 1/1.

    Chiến đấu cơ Trung Quốc xuất hiện ở Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan ở phía Tây Nam vào 11h35 (10h35 giờ Việt Nam) ngày 1/1. Cư dân mạng phỏng đoán, đó máy bay săn ngầm Y-8, loại mà Trung Quốc thường điều tới quấy nhiễu hòn đảo.

    Không quân Đài Loan đã yêu cầu chiến đấu cơ Trung Quốc ra khỏi ADIZ của hòn đảo. Trước đó, Đài Bắc đã thông báo rằng các máy bay phản lực của hòn đảo sẽ không tham gia bất kỳ màn trình diễn nào trong năm mới.

    Cũng vào ngày 1/1, trong bài phát biểu nhân dịp năm mới, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói rằng, hòn đảo sẽ đối thoại với Trung Quốc với điều kiện Bắc Kinh sẵn sàng gác lại cuộc đối đầu.

    Chiến dịch tiêm ngừa Covid-19 : Chính phủ Pháp bị chỉ trích chậm chạp



    Các số liệu thống kê tại Pháp ngày 01/01/2021 cho thấy tỷ lệ dương tính với Covid-19 đã tăng từ 3,2% lên 3,8%. Số ca nhiễm mới thường nhật vẫn ở mức cao gần 20.000 người. Chính phủ phải tăng giờ giới nghiêm tại 15 tỉnh.Trong khi đó, chiến dịch tiêm chủng vừa mới khởi động đã bị chỉ trích là quá chậm chạp so với các nước láng giềng.

    Chiến dịch đã bắt đầu chính thức từ ngày 27/12/2020, nhưng tính đến hôm nay, 02/01/2021, tại Pháp chỉ mới có 332 người được tiêm ngừa, so với con số 944 ngàn người tại Anh Quốc.

    Nếu như sự chậm trễ là tình hình chung trong khối Liên Hiệp Châu Âu, một phần là do những khó khăn liên quan đến lượng đặt hàng ít của Liên Âu cho 27 nước thành viên, thì Pháp vẫn có số người được tiêm chủng ít hơn rất nhiều so với các nước trong khối.

    Trước những thắc mắc từ giới y tế « chuyện gì đã xảy ra » tại Pháp, tổng thống Emmanuel Macron trong buổi chúc Tết toàn dân đêm giao thừa đã cam kết sẽ không để cho tình trạng « chậm trễ vô cớ » như vậy diễn ra tại Pháp.

    Đức : Chiến dịch tiêm ngừa cũng bị chỉ trích

    Tại Đức, được khởi động cùng ngày với Pháp, 27/12/2020, chiến dịch tiêm ngừa cũng bị chỉ trích, mặc dù tính đến ngày 01/01/2021, số người dân Đức được chích ngừa là 165.000, cao hơn rất nhiều so với Pháp.

    Từ Berlin, thông tín viên đài RFI, Pascal Thibaut tường thuật :

    « Từ hôm Chủ Nhật, 27/12/2020, trước hết, những đội y tế di động địa phương đã đến từng viện dưỡng lão trên khắp nước Đức. Những người cao tuổi, cũng như các nhân viên y tế chăm sóc người già đã được tiêm ngừa.

    Chỉ đến thứ Hai 04/01 này, khoảng 440 trung tâm tiêm chủng được lập khẩn cấp trên cả nước mới thật sự bắt đầu mở cửa tiếp đón những người được mời đến chích ngừa. Nhóm người ưu tiên đầu tiên là những người trên 80 tuổi và các nhân viên điều dưỡng, y tế, những người dễ bị phơi nhiễm nhất.

    Lời chỉ trích chủ yếu liên quan đến số liều vac-xin Pfizer /BioNTech bị cho là không đủ : bốn triệu liều từ đây đến cuối tháng Giêng, rồi 12 triệu vào cuối tháng Ba.

    Berlin hy vọng là việc cấp phép cho vac-xin Moderna sẽ mang đến một chút dưỡng khí. Mở thêm một điểm sản xuất mới cho BioNTech tại Đức hay chấp nhận một lọ vac-xin tiêm cho 6 người thay vì 5 người là những hướng đi có thể giúp cải thiện tình hình. »

    Theo Le Figaro, trong tổng số 9,8 triệu người trên thế giới được tiêm chủng, Trung Quốc đi đầu với hơn 4 triệu dân, tiếp đến là Hoa Kỳ (2,7 triệu) và Israel (1 triệu).

    Vì sao 2021 sẽ là năm của châu Á ?


    Năm 2020 vừa khép lại, nhưng đại dịch Covid-19, bùng phát từ Vũ Hán (Trung Quốc), vẫn chưa thấy có dấu hiệu hãm đà lây nhiễm. Châu Á, phần nào kiểm soát được dịch bệnh, đã bắt đầu khởi động lại cỗ máy sản xuất, trong khi tại Mỹ và nhiều nước lớn ở châu Âu, kinh tế có dấu hiệu kiệt quệ dưới sức tàn phá của virus corona. Theo giới quan sát, trong năm 2021, châu Á sẽ vừa là đầu tầu kinh tế thế giới, vừa là bàn cờ địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.

    Sự năng động này của châu Á được thể hiện rõ qua việc ký kết thỏa thuận Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP hồi trung tuần tháng 11/2020 giữa Trung Quốc và 14 nước châu Á-Thái Bình Dương.

    Về mặt chính trị, đây là một thắng lợi của Bắc Kinh, vì họ đã làm được điều mà Washington đã không thực hiện được dưới sự thôi thúc của tổng thống Donald Trump. Nhưng nếu xét trên góc độ kinh tế, sự kiện này gần như khẳng định châu Á sẽ là khu vực đầu tầu của cả thế giới.

    Thứ nhất, Trung Quốc – ông khổng lồ châu Á và cũng là nguồn gốc đại dịch – là cường quốc duy nhất trên thế giới có tăng trưởng kinh tế ở mức 2%. Thứ hai, việc ký kết RCEP cho thấy có sự thay đổi về chiến lược kinh tế của toàn vùng. Châu Á đã hiểu ra rằng tạo ra một thị trường lớn trong lòng khu vực mới là một giải pháp.

    RCEP chiếm đến 30% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, 28% thương mại thế giới và có liên quan đến 2,2 tỷ người dân. Theo quan điểm của ông Patrick Artus, kinh tế gia hàng đầu tại Natixis với trang mạng Boursorama, mô hình theo chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism), tức là tích lũy của cải bằng cách tối đa hóa hoạt động xuất khẩu, của những năm 1980, 1990 và 2000, đang được áp dụng hiện nay là không còn hợp thời nữa.

    Bà Martine Bulard, nhà kinh tế học và cũng là nhà báo, trên nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng Giêng năm 2021, cảnh báo rằng cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại châu Á là một cuộc mặc cả kép. Một bên nói rằng: không có bảo đảm an ninh nếu không trung thành với Washington. Còn bên kia cảnh cáo: không có trao đổi kinh tế nếu không chấp nhận luật chơi của Trung Quốc.

    Nói tóm lại là mỗi đối tác phải cân nhắc trước khi chọn phe, nếu có thể, không nên chọn phe đối thủ, mà nước Úc là một bài học điển hình !

    3 hãng viễn thông Trung Quốc bị ‘hất cẳng’ khỏi sàn chứng khoán New York


    Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) hôm thứ Năm (31/12) đang bắt đầu quá trình hủy niêm yết chứng khoán của ba công ty viễn thông trung quốc, gồm China Telecom Corporation Limited, và China Mobile Limited và China Unicom Limited (Hong Kong), theo Reuters.

    Động thái này hiện thực hóa sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump hồi tháng 11 cấm các công ty Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc mà Washington cho rằng thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc.

    NYSE cho biết, Ban Quy chế NYSE đã đi đến kết luận rằng ba công ty Trung Quốc kể trên không còn phù hợp để tiếp tục niêm yết vì vi phạm sắc lệnh của TT Trump.

    Sắc lệnh của Tổng thống Trump có liệt kê 31 công ty mà theo chính quyền Mỹ, Trung Quốc đã sử dụng để “tăng cường khai thác” nguồn vốn đầu tư của Mỹ nhằm chi tiền cho quân đội và các mảng hoạt động tình báo, trong đó có cả việc phát triển và triển khai các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.

    Đây là một trong nhiều sắc lệnh hành pháp và biện pháp quản lý đã được chính quyền TT Trump ban bố nhằm kiểm soát quy mô các hoạt động kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong những tháng gần đây.

    Anh đóng cửa tất cả các trường tiểu học ở London vì COVID-19 bùng phát



    Chính phủ Anh thông báo hôm thứ Sáu, trong bối cảnh các ca nhiễm Viêm Phổi Vũ Hán tiếp tục gia tăng, tất cả các trường tiểu học ở London sẽ vẫn đóng cửa vào tuần tới, cũng là thời điểm học kỳ mới dự kiến bắt đầu.

    Chính phủ cho biết trong một tuyên bố, từ ngày 4/1, tất cả các trường tiểu học ở London được yêu cầu thực hiện chương trình học từ xa cho tất cả học sinh, trừ một số trẻ thuộc các gia đình lao động quan trọng hoặc dễ bị tổn thương.

    Chính phủ Anh cho biết họ đang mở rộng “khuôn khổ dự phòng giáo dục” trên khắp London như “phương sách cuối cùng” để giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

    “Giáo dục và phúc lợi của trẻ em vẫn là ưu tiên quốc gia”. Bộ trưởng Giáo dục Gavin Williamson cho biết: “Áp dụng phương pháp dạy học từ xa đối với các khu vực ở London thực sự là phương sách cuối cùng và là giải pháp tạm thời”.

    “Khi tỷ lệ lây nhiễm gia tăng trên khắp đất nước, và đặc biệt là ở London, chúng ta phải thực hiện động thái này để bảo vệ đất nước và NHS [Dịch vụ Y tế Quốc gia]. Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét danh sách chính quyền địa phương và mở lại các lớp học ngay khi có thể,” ông nói.

    Cũng trong ngày thứ Tư, Vương quốc Anh đã phê duyệt vắc-xin Oxford/ AstraZeneca. Thủ tướng Boris Johnson đã ca ngợi vắc-xin này là “một thành tựu của khoa học Anh”.


    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào