Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 20 tháng 1 năm 2021

    Cục trưởng phản gián Mỹ: Trung Quốc là mối đe dọa ‘nghiêm trọng’ với Hoa Kỳ

    Hôm thứ Ba (19/1), Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Bill Evanina nói rằng một trong những “thách thức lớn hơn” của chính quyền sắp tới sẽ là đối phó với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

    Ông Evanina nói với Fox News: “Từ góc độ mối đe dọa mà nói, Nga là một đối thủ đáng gờm, đặc biệt liên quan đến các cuộc xâm nhập mạng, ảnh hưởng xấu và gieo rắc mối bất hòa trong nền dân chủ của chúng ta… Tuy nhiên, không có quốc gia nào đặt ra mối đe dọa thu thập thông tin tình báo rộng rãi và nghiêm trọng hơn với Mỹ hơn Trung Quốc”.

    Là người đã có nhiều thập kỷ làm việc trong các cơ quan tình báo, ông Evanina nói rằng ảnh hưởng xấu từ nước ngoài đối với Hoa Kỳ đang gia tăng trong những năm gần đây.

    “Cụ thể, vào năm ngoái, liên quan đến cái chết của George Floyd, COVID, vắc-xin, quy trình bầu cử — chúng tôi đã chứng kiến ​​các đối th nước ngoài, bao gm c Trung Quc, siêng năng làm vic để vch trn và khuếch đại din ngôn ở Mỹ,”. Ông lưu ý rằng ĐCSTQ đang sử dụng sự hiện diện gia tăng trên mạng xã hội để “châm ngòi lửa” và tạo ra sự bất hòa ở Hoa Kỳ.

    Giám đốc nhận xét: “Trung Quốc tiếp tục tham gia vào chiến dịch gây ảnh hưởng độc hại từ nước ngoài rất tinh vi [nhằm] chống lại Mỹ bởi vì chúng ta là một quốc gia dân chủ, và nền dân chủ thì có hại cho Trung Quốc,”. Ông Evanina nói thêm một số hoạt động của ĐCSTQ như “hối lộ, tống tiền, giao dịch bí mật với các doanh nghiệp và nỗ lực ảnh hưởng đến các chính sách và thái độ của Mỹ để phù hợp với lợi ích của Trung Quốc trên toàn cầu ”.

    Mặc dù, ông không đề cập đến bất kỳ quan chức nào, Axios năm ngoái đã báo cáo rằng dân biểu Eric Swalwell, người thuộc Ủy ban Tình báo Hạ viện, đã có quan hệ mật thiết với một nữ điệp viên Trung Quốc.

    Ông cảnh báo: “Đây không chỉ là vấn đề của chính phủ. Đây là một vấn đề xã hội.”

    Ông Evanina nói người Mỹ cần nhận ra sự biểu hiện của ảnh hưởng xấu từ nước ngoài. “Điều này sẽ cần đến cách tiếp cận của toàn xã hội, kêu gọi chính phủ, cộng đồng tình báo, cơ quan thực thi pháp luật, phương tiện truyền thông xã hội, các công ty công nghệ lớn để có thể nói [rõ] đây là thứ gì”, ông cho biết thêm.

    Giám đốc CIA Hoa Kỳ từ chức

    Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) Gina Haspel, người có mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Tổng thống Trump trong năm cuối cùng của chính quyền, hôm thứ Ba (19/1 theo giờ Mỹ) đã thông báo rằng bà sẽ rời cơ quan này.

    Trong một tuyên bố được CIA đăng lên Twitter, Haspel cho biết: “Đó là vinh dự lớn nhất trong đời tôi khi lãnh đạo tổ chức đáng chú ý này. Tôi vô cùng tự hào về công việc chúng ta đã cùng nhau làm – những thành tựu mà chúng ta đã đạt được, những mối đe dọa mà chúng ta đã vượt qua và những khoản đầu tư mà chúng ta thực hiện cho tương lai”.

    Haspel không nói rõ lý do ra đi của mình, mặc dù Axiosđã báo cáo tuần trước rằng bà đã đe dọa từ chức vào đầu tháng 12 khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị bổ nhiệm Kash Patel, cựu trợ lý của Dân biểu Devin Nunes làm phó của bà.

    Nhưng cuối cùng ông Trump đã bổ nhiệm Patel làm Chánh Văn phòng cho Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Chris Miller, người mà ông đã thay vào vị trí đứng đầu cơ quan sau khi sa thải Mark Esper sau cuộc bầu cử tổng thống.

    Bà Gina Haspel là người đã đích thân chặn việc giải mật các tài liệu của Spygate (một cáo buộc của ông Trump cho rằng chính quyền Obama đã đặt một gián điệp vào chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của ông vì mục đích chính trị), theo Gateway Pundit.

    “Theo các ghi chú viết tay của mình, cựu Giám đốc CIA Brennan sau đó đã thông báo tóm tắt cho Tổng thống Obama và các quan chức an ninh quốc gia cấp cao khác về thông tin tình báo, bao gồm cả đề xuất được cho là đã được Hillary Clinton phê duyệt vào ngày 26/7/2016 từ ​​mt trong nhng c vn chính sách đối ngoi ca bà y nhm bôi nhọ Donald Trump bằng cách khuấy động một vụ bê bối và tuyên bố can thiệp bởi lực lượng an ninh của Nga”, theo thông tin từ Giám đốc Tình báo quốc gia Hoa Kỳ John Ratcliffe về việc xử lý Crossfire, xem tại đây.

    Đây là lý do tại sao Gina Haspel, người được John Brennan chọn để điều hành các hoạt động của CIA ở London trong cuộc bầu cử năm 2016 lại ngăn chặn việc phát hành thêm tài liệu.

    Người đồng sáng lập Federalist, ông Sean Davis nói rằng việc giải mật những tài liệu này rất khó khăn và Gina Haspel đã đích thân chặn cả những hồ sơ về Russiagate.

    Davis nói: “Tôi được biết rằng chính Gina Haspel đang ngăn chặn việc tiếp tục giải mật những tài liệu sẽ cho người dân Mỹ thấy sự thật về những gì đã thực sự xảy ra”.

    “Nhiều người trong số những người chặn các tài liệu này có thể là do họ liên lụy. Có những quan chức mà sự nghiệp của họ có thể bị phá hủy bởi sự thật bên trong”, Sean Davis nói với Tucker Carlson vào tháng 10.

    Ông Ratcliffe cũng đã gửi một lá thư tới Quốc hội vào cuối tuần qua tiết lộ “Ban quản lý CIA đã che đậy sự can thiệp của Trung Quốc vào cuộc bầu cử năm 2020”.

    Ông Biden sẽ công nhận ông Guaido là tổng thống Venezuela

    Reuters đưa tin, chính quyền Joe Biden sẽ tiếp tục công nhận lãnh đạo đối lập Venezuela, ông Juan Guaido, là tổng thống Venezuela, Anthony Blinken, ứng cử viên vị trí ngoại trưởng Mỹ cho biết thông tin này hôm thứ Ba (19/1).

    Ông Blinken nói với các thành viên của Thượng viện Hoa Kỳ rằng ông Biden sẽ tìm cách “nhắm mục tiêu hiệu quả hơn” các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela, nhằm lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro, người vẫn duy trì quyền kiểm soát đất nước.

    Ông Blinken tuyên bố chính quyền mới sẽ xem xét hỗ trợ nhân đạo nhiều hơn cho Venezuela.

    Vào tháng 1/2019, Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, cùng với hàng chục quốc gia khác đã công nhận ông Guaido, lãnh đạo phe đối lập, là tổng thống Venezuela, với cáo buộc rằng việc ông Maduro tái đắc cử tổng thống trong năm 2018 là do gian lận.

    Ngoại giới nhận định, để không bị mất uy tín, chính quyền Biden sẽ buộc phải đi theo một số “con đường” mà chính quyền TT Trump đã thiết lập trong 4 năm, trong đó có vấn đề Venezuela và Đài Loan.

    An ninh thắt chặt cho lễ nhậm chức của Joe Biden

    Thông thường, các tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức trước một đám đông trải dài từ bậc thang của mặt phía tây Điện Capitol cho đến tận Đài tưởng niệm Washington, cách đó khoảng một dặm rưỡi về phía tây. Nhưng năm nay thì không. Tại thủ đô Washington, các đường phố hiện vắng tanh và được quân sự hóa, với hơn 20.000 lính Vệ binh Quốc gia được triển khai. Covid-19 và các mối đe dọa an ninh khiến lễ nhậm chức của Joe Biden và Kamala Harris hôm nay chỉ có khoảng 1.000 người dự, chủ yếu là thành viên Quốc hội và khách mời của họ.

    Không tổ chức bán vé cho công chúng. Và cũng sẽ không có dạ hội nhậm chức — chương trình buổi tối diễn ra trực tuyến. Donald Trump sẽ phá vỡ truyền thống bằng cách không tham dự buổi lễ; trước đó ông cũng đã truyền cảm hứng cho một cuộc nổi loạn nhằm ngăn cản ông Biden nhậm chức. Tổng thống đắc cử đã gọi sự vắng mặt của ông Trump là “một trong số ít những điều mà ông ấy và tôi cùng đồng ý.”

    Ngân hàng trung ương Malaysia có thể giảm lãi suất

    Khi ủy ban chính sách tiền tệ của Bank Negara Malaysia (BNM) họp lần cuối vào đầu tháng 11, có vẻ như ngân hàng trung ương sẽ ghìm chặt lãi suất trong một thời gian. Họ đã nhanh chóng cắt giảm lãi suất chính sách qua đêm từ 3% xuống 1,75% trong nửa đầu năm 2020; chính phủ đã hỗ trợ nền kinh tế; và covid-19 bị kiềm chế tương đối thành công.

    Nhưng kể từ tháng 11, tình hình trở nên xấu đi. Số ca nhiễm đã tăng từ 35.000 lên hơn 150.000. Chính phủ liên bang đã buộc phải đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu ở sáu bang và công bố một gói kích thích tài khóa thứ năm. Sự phục hồi kinh tế như người ta mong chờ, vốn sẽ đẩy giá cả lên và giúp giảm thâm hụt ngân sách, đã không còn. BNM là một trong số ít các ngân hàng trung ương châu Á vẫn còn dư địa để cắt giảm lãi suất. Thêm 0,25 điểm phần trăm nữa sẽ là tin tốt cho các doanh nghiệp Malaysia.

    Bạo động ở Tunisia

    Ở Tunisia, cũng như những nơi khác, nhiều tháng gò bó hóa thành nỗi tức giận. Bạo động đã gây náo loạn các thành phố trên khắp đất nước kể từ thứ Sáu. Hàng trăm người bị bắt và quân đội được triển khai để ngăn chặn cướp bóc. Đám đông không có yêu cầu thống nhất nào — chúng chỉ là những cuộc bạo động của sự tuyệt vọng. Cứ ba người trẻ thì có một người thất nghiệp. Tăng trưởng trì trệ kể từ cuộc cách mạng năm 2011, và năm ngoái, nền kinh tế suy giảm ước tính 8% vì covid-19 buộc phong tỏa kéo dài và phá hủy ngành du lịch.

    Với mức nợ gần 90% GDP, chính phủ đang thiếu tiền mặt có thể phải tìm kiếm một khoản vay IMF, điều có thể dẫn đến việc thắt lưng buộc bụng đầy đau đớn. Các cuộc bạo loạn tương tự đã bùng lên trong những năm trước, song các chính trị gia dường như không có cách nào để đáp ứng nỗi bất bình của người biểu tình. Đối với nhiều người trẻ, câu trả lời duy nhất là ra đi. Năm ngoái, người Tunisia là nhóm di cư lớn nhất vượt Địa Trung Hải đến châu Âu.

    Lạm phát ở Anh tăng quá nhẹ

    Hôm nay Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh sẽ cập nhật thông tin về tốc độ lạm phát. Mặc dù các nhà phân tích dự đoán lạm phát giá tiêu dùng, bao gồm cả chi phí nhà ở, tăng từ mức thấp nhất của tháng 11 là 0,6%, nó vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Anh là 2%. Có thể dự đoán áp lực lạm phát năm 2021 cao hơn một chút so với năm 2020. Xung đột thương mại liên quan đến việc kết thúc giai đoạn chuyển tiếp Brexit sẽ từ từ đẩy giá hàng nhập khẩu lên.

    Nếu may mắn, nền kinh tế có thể phục hồi lại nhờ vào chi tiêu tiêu dùng trong nửa cuối năm nay, khi các quy định giãn cách xã hội được nới lỏng. Nhưng với thị trường lao động vẫn yếu và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tăng trưởng tiền lương có thể sẽ chậm trong năm 2021, từ đó ghìm lạm phát lại. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Anh khó có thể vội vàng thắt chặt chính sách. Các thành viên của Ủy ban Chính sách Tiền tệ nhiều khả năng sẽ than phiền về lạm phát dưới mục tiêu hơn là giá cả tăng.

    Các nước châu Âu tranh cãi về các resort trượt tuyết

    Vào thời điểm này trong năm, dân trượt tuyết thường đổ xô đến các sườn núi châu Âu. Nhưng covid-19 đã ngừng kế hoạch của họ và biến các khu resort thành một vấn đề tranh cãi giữa các nước. Đức và Ý đã đóng cửa phần của họ và kêu gọi EU ép các nước khác làm theo, vì lo ngại các resort biến thành điểm nóng virus. Tuy nhiên, một động thái như vậy nằm ngoài quyền lực của EU. Áo chỉ mở các resort cho dân địa phương, trong khi Thụy Sĩ (không thuộc EU) vẫn mở cửa cho tất cả mọi người.

    Hôm nay, chính phủ Pháp, bên cũng đã đóng cửa các resort, sẽ họp để xem xét quyết định của mình. Các resort của họ khó có thể mở cửa lại cho kịp kì nghỉ học hai tuần vào tháng 2 mà theo truyền thống là dịp đông đúc của ngành trượt tuyết. Tỷ lệ lây nhiễm vẫn cao — nước này ghi nhận mức cao nhất trong sáu tuần vào thứ Hai. Quyết định đóng cửa các resort có thể cứu mạng người, nhưng cánh trượt tuyết người Pháp sẽ nhìn sang những người hàng xóm Thụy Sĩ trên dãy Alps với ánh mắt ghen tị.

    Chính phủ Úc trấn an dân chúng về vaccine Covid-19

    Sau vụ 30 người ở viện dưỡng lão tại Na Uy tử vong sau khi được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech  để ngừa bệnh Covid-19, các chuyên gia tin rằng việc tiêm vaccine vẫn an toàn và những cái chết này không trực tiếp liên quan đến thuốc chu2n3ng.

    Các chuyên gia y tế ở Na Uy và Úc trấn an dư luận về vaccine ngừa Covid-19, khi số người chết ở Na Uy, sau khi tiêm vaccine, đã lên tới 30 trường hợp..

    Giáo sư Brendan Murphy, thư ký Bộ Y tế Australia, cho biết ông không quá lo lắng về độ an toàn của vaccine. Ông nhấn mạnh:  “Nhiều người bị tác dụng phụ của vaccine và không may là một số người đã chết, họ rất già và yếu, không rõ liệu vaccine có liên quan đến cái chết của họ hay không”,

    TGA xác nhận họ đã được báo cáo về 30 trường hợp tử vong trong các viện dưỡng lão, sau khi được tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở Na Uy. Trước đó, số người chết trong các viện dưỡng lão ở Na Uy được ghi nhận khoảng 400 người mỗi tuần.

    Steinar Madsen, giám đốc Cơ quan Dược phẩm Na Uy (NOMA), nói rằng việc tiêm chủng vaccine Pfizer vẫn tiếp tục, bất chấp những ca tử vong. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi đã thực hiện một số điều chỉnh, những khuyến cáo với các bác sĩ để họ xem xét. Số người tử vong đều là những bệnh nhân trong viện dưỡng lão, thời gian sống của họ được dự báo không kéo dài. Nếu họ bị bệnh nan y, nên cân nhắc không tiêm phòng cho họ”, ông Madsen nói.

    Tiến sĩ Madsen cho biết thêm khoảng 45,000 người ở Na Uy đã được tiêm vaccine, hầu hết ở các viện dưỡng lão.

     “Toàn bộ ca tử vong được ghi nhận đều liên quan tới các trường hợp người cao tuổi có các rối loạn cơ bản nghiêm trọng. Hầu hết đều gặp phải các tác dụng phụ dự kiến ​​ca vaccine, chng hn như bun nôn và nôn ói, st, phn ng cc b ti ch tiêm và bnh lý nn ca h tr nên ti t hơn.

    Giáo sư Catherine Bennett, chủ nhiệm bộ môn dịch tễ tại Đại học Deakin ở Australia, cho biết người dân nên yên tâm rằng họ sẽ không được cung cấp vaccine ở Australia nếu nó không an toàn. Australia dự kiến triển khai tiêm chủng trên diện rộng với vaccine Pfizer bắt đầu từ tháng 2.

    Trong một tuyên bố, Pfizer và BioNTech cho biết đã được báo cáo về các trường hợp tử vong ở Na Uy và họ đang làm việc với NOMA để thu thập thông tin liên quan. Cơ quan Dược phẩm châu Âu nhận thấy “số lượng sự cố cho đến nay không đáng báo động và nằm trong mức dự tính”, phía Pfizer cho biết.

    Các phản ứng dị ứng với vaccine được ghi nhận cho đến nay không nhiều. Tại Mỹ, giới chức trách đã báo cáo 21 trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng trong khoảng thời gian ngày 14-23/12 sau khi tiêm khoảng 1.9 triệu liều vaccine đầu tiên do Pfizer Inc. và BioNTech SE. phát triển. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tỷ lệ dị ứng là 11.1 trường hợp trên một triệu liều.

    TT Trump chính thức giải mật loạt tài liệu vụ Nga can thiệp bầu cử Mỹ mặc cho FBI phản đối

    Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba (19/1 theo giờ Mỹ) đã ra lệnh giải mật một tập tài liệu của FBI liên quan đến cuộc điều tra của cục này về cáo buộc thông đồng Nga-Trump vốn trước đó đã bị xác nhận là không tồn tại.

    Trong một tuyên bố thông qua Tòa Bạch Ốc, TT Trump nói rằng ông chấp nhận các yêu cầu từ FBI để giữ một số thông tin không giải mật.

    Ông Trump, người từ lâu cáo buộc đảng Dân chủ muốn dùng cuộc điều tra để hạ bệ ông, cho hay tài liệu đã được biên tập che đi một số thông tin mật để công bố rộng rãi cho công chúng.

    Ông Trump từ lâu đã chỉ trích cuộc điều tra của FBI là “cuộc săn phù thủy” nhằm một cách bất công vào các thành viên trong chiến dịch tranh cử của ông.

    Hiện vẫn chưa rõ chính xác khi nào các tài liệu sẽ được phát hành cho công chúng. Nhiệm kỳ tổng thống của TT Trump kết thúc vào trưa ngày thứ Tư (20/1).

    TT Trump cho biết Bộ Tư pháp đã cung cấp cho ông một tập tài liệu vào ngày 30 tháng 12 năm 2020 mà trước đó chưa được công bố cho Quốc hội hoặc phát hành cho công chúng.

    Trong một biên bản ghi nhớ Nhà Trắng cung cấp, ông Trump từ tháng trước đã yêu cầu Bộ Tư pháp xem xét các tài liệu và quyết định rằng chúng nên được giải mật “nhiều nhất có thể”.

    Ông cho biết FBI đã ban hành một lá thư vào ngày 17 tháng 1 nhấn mạnh “quyết định tiếp tục phản đối của cục đối với bất kỳ hành động giải mật thêm nào các tài liệu trong cuốn sổ”. TT Trump cho biết ông đã nhượng bộ một phần yêu cầu của FBI về việc không giải mật một phần tài liệu.

    TT Trump nói rằng tổng chưởng lý đã tiến hành xem xét để bảo đảm rằng tất cả các thủ thuật ẩn thông tin nhạy cảm trong các tài liệu mật đã được thực hiện trước khi Tòa Bạch Ốc có thể tiết lộ một cách hợp pháp cho công chúng.

    FBI đã mở cuộc điều tra về mối quan hệ cáo buộc giữa Nga và TT Trump vào ngày 31 tháng 7 năm 2016. Cơ quan này chủ yếu dựa vào hồ sơ do một cựu điệp viên người Anh, người được tài trợ bởi chiến dịch Clinton và Ủy ban Toàn quốc Đảng Dân chủ.

    Christopher Steele, một cựu điệp viên, đã cáo buộc rằng chiến dịch tranh cử của TT Trump là một phần của “âm mưu hợp tác được phát triển tốt” với Điện Kremlin nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử năm 2016.

    FBI chủ yếu dựa vào thông tin của ông Steele để xin trát điều tra cựu trợ lý chiến dịch của TT Trump là Carter Page.

    Một cuộc điều tra do cựu Giám đốc FBI Robert Mueller dẫn đầu cuối cùng đã xác định rằng không có bằng chứng về âm mưu giữa đội Trump và Nga, lật tẩy tuyên bố trung tâm của hồ sơ.

    Các đảng viên Đảng Cộng hòa trong nhiều năm đã kêu gọi tiết lộ các tài liệu của FBI liên quan đến hồ sơ này và với Chiến dịch Crossfire Hurricane – tên gọi cuộc điều tra của FBI về cáo buộc thông đồng Nga-Trump.

    Nỗ lực của Đảng Cộng hòa đã buộc Bộ Tư pháp và FBI công bố một số tài liệu liên quan đến hồ sơ.

    Một lô tài liệu được giải mật vào tháng 7 năm 2020 cho thấy nguồn thông tin chính của ông Steele cho hồ sơ, một nhà phân tích người Nga tên là Igor Danchenko , đã cắt xén một số phần trong hồ sơ.


    Không có nhận xét nào