Header Ads

  • Breaking News

    Ts. Phạm Đình Bá - Quyết định to cần dân tự do lên tiếng


    Bối cảnh

    Hiện nay là trước thềm đại hội Đảng.

    Trước thềm đại hội Đảng, Đảng chỉ đạo nhà nước bắt giam, xử nhanh, bản án nặng nề, bỏ tù lâu dài những người dân lên tiếng chất vấn các quyết định của Đảng trong việc quản lý đất nước.

    Bài nầy xem xét tại sao các quyết định to cần dân tự do lên tiếng để chất vấn các quyết định của Đảng trong việc quản lý đất nước.

    Quyết định to: Vụ việc xây đập thủy điện trên lưu vực sông Mê Kông

    Bảng 1 liệt kê số đập đang hoạt động trên lưu vực sông Mê Kông. Việt Nam có 15 đập, Trung Quốc 18 đập và Lào 23 đập. Việt Nam đã xây đập vào giữa thập niên 1960, khoảng 5 năm trước so với Trung Quốc và Lào. Tổng năng lượng điện hàng năm từ các đập của Việt Nam là khoảng 1 phần 2 lượng điện từ các đập ở Trung Quốc và khoảng 1 phần 4 lượng điện từ các đập ở Lào. Để sản xuất tổng năng lương điện hàng năm nầy, các đập của Việt Nam có tổng trử lượng nước khoảng 1 phần 2 tổng trử lượng nước bởi các đập của Trung Quốc và khoảng 1 phần 4 tổng trử lượng nước bởi các đập của Lào.

    Bảng 1. Đập đang hoạt động (dữ liệu vào ngày 26 tháng 10, 2020)

    Nước

    Số đập

    Năm bắt đầu xây: sớm nhất - trể nhất

    Tổng công suất

    lắp đặt (triệu watts)

    Tổng năng lượng hàng năm (tỉ watts)

    Tổng trữ lượng (triệu mét khối nước)

    China

    18

    1971-2016

    5,920

    10,077

    12,337

    Laos

    23

    1971-2016

    4,294

    20,275

    24,544

    Vietnam

    15

    1966-2012

    3,045

    5,382

    6,169

    Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Hydropower_in_the_Mekong_River_Basin

    Bảng 2 liệt kê số đập đang xây trên lưu vực sông Mê Kông. Từ thời điểm sau năm 2012, Việt Nam có vẻ như ngưng các quyết định xây đập vì bảng liệt kê nầy cho thấy Việt Nam không có đập đang xây. Trong khi đó Trung Quốc đang xây 7 đập, Lào 22 đập và Campuchia 2 đập. So với các đập đang hoạt động, các đập của Trung Quốc sẽ gia tăng tổng năng lượng hàng năm từ khoảng 10 tỉ watts lên đến khoảng 35 tỉ watts khi các đập đang xây được đưa vào xử dụng (bảng 1 và 2). Với tổng trử lượng nước khoảng 43 triệu mét khối từ các đập đang hoạt động (bảng 1), tổng trữ lượng nước từ 31 đập đang xây sẽ gia tăng trữ lượng nước lưu giữ lên 38%.

    Bảng 2. Đập đang xây (dữ liệu vào ngày 26 tháng 10, 2020)

    Nước

    Số đập

    Năm bắt đầu xây: sớm nhất - trể nhất

    Tổng công suất

    lắp đặt (triệu watts)

    Tổng năng lượng hàng năm (tỉ watts)

    Tổng trữ lượng (triệu mét khối nước)

    China

    7

    2017-2019

    5,835

    25,918

    6,893

    Laos

    22

    2016-2020

    3,422

    15,331

    7,478

    Cambodia

    2

    2017-2018

    424

    2,435

    1,790

    Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Hydropower_in_the_Mekong_River_Basin

    Bảng 3 liệt kê số đập đang quy hoạch và đang phát thảo trên lưu vực sông Mê Kông. Việt Nam đang quy hoạch 1 dự án trong tổng số 74 dự án đang quy hoạch, bao gồm 43 đập ở Lào, 12 đập ở Campuchia, 11 đập ở Trung Quốc, 7 đập ở Thái Lan và 7 đập ở Myanmar. Việt Nam cũng đang phát thảo 1 đập trong số 23 dự án đang phát thảo.

    Bảng 3.  Dự án đập thủy điện đang quy hoạch và đang phát thảo*

    Nước

    Dự án đang quy hoạch

    Dự án đang phát thảo

    Cambodia

    12

    0

    China

    11

    2

    Laos

    43

    20

    Myanmar

    7

    0

    Thailand

    7

    0

    Vietnam

    1

    1

    Tổng cọng

    74

    23

    * Đập với công suất lắp đặt 15 triệu watts trở lên

    Bảng 4 liệt kê nguồn tiền đầu tư vào các đập ở Lào theo dữ liệu từ Hydro Review - nguồn dữ liệu, tin tức và thông tin chi tiết liên quan đến thị trường trên toàn thế giới trong lĩnh vực thủy điện, năng lượng biển và đập dân dụng (xem ghi chú bên dưới về cách gom góp dữ liệu trong bảng nầy). Việt Nam đầu tư khoảng 3,8 tỉ đô la Mỹ vào việc xây dựng các đập ở Lào, so sánh với khoảng 5 tỉ đô la đầu tư từ Trung Quốc. Tổng số tiền đầu tư là 16,8 tỉ đô, với khoảng 6 tỉ đô đầu tư bởi các liên doanh từ Thái Lan. Để tóm tắt, cứ mỗi đô (100 xu) tiền đầu tư vào các đập ở Lào thì 22 xu là tiền đầu tư từ Việt Nam.

    Bảng 4. Nguồn tiền đầu tư vào các đập ở Lào trên hạ lưu sông Mê Kông

    Đập ở Lào

    Nguồn tiền đầu tư

    Triệu (US $)

    Nguồn

    250-MW Sekamang 3

    Bank for Investment and Development of Vietnam

    $266

    HR 2006

    523-MW Nam Theun 1

    Gamuda Berhad of Malaysia

    $680

    HR 2006

    615-MW Nam Ngum 2

    SouthEast Asia Energy Ltd. Thailand

    $850

    HR 2006

    1,240-MW Luang Prabang

    PetroVietnam (US$1.7 billion), Lao government

    $2,000

    HR 2007

    250-MW Sekamang 3

    Vietnam’s government bond issue

    $1,000

    HR 2007

    290-MW Xekaman 1

    Viet-Lao Power Joint Stock Co.

    $400

    HR 2007

    1,070-MW Nam Theun 2

    Asian Development Bank, World Bank

    $1,450

    HR 2007

    372-MW Xae Pien-Xae Nam Noi

    Thailand utility and a Korea-based builder

    $668

    HR 2007

    1,320-MW Paklay

    China’s SinoHydro Corp.

    $1,700

    HR 2007

    120-MW Nam Ngum 5

    China’s SinoHydro Corp.

    $200

    HR 2007

    1,080-MW Nam Bak

    SouthEast Asia Energy Co., Thailand

    $400

    HR 2007

    261-MW Nam Ngieb

    Japan, Thailand, others

    $470

    HR 2007

    80-MW Nam Kong 2

    Cavico, Electricity of Vietnam

    $120

    HR 2008

    1,285-MW Xayaburi

    Six Thai commercial banks

    $3,500

    HR 2015

    1,156-MW Nam Ou

    China’s Sinohydro Resources Ltd

    $2,800

    HR 2016

    35-MW Xelanong 2

    China Gezhouba Group Corp

    $72

    HR 2016

    86-MW Nam Phay

    China-based Norinco International Cooperation, Lao government

    $218

    HR 2018

    16.8-MW Nam Che 1

    B.Grimm Power, Thailand

    $49

    HR 2019

    Ghi chú: Tìm kiếm (search) dùng cụm từ (keywords): “Laos” và “dam” ở trang Hydro Review (HR) (https://www.hydroreview.com/) thì tìm được 340 bài có thể là liên hệ (potentially relevant). Lượt duyệt các bài có thể liên hệ dẫn đến kết quả 18 bài từ HR có dữ liệu về nguồn đầu tư liệt kê ở trên.

    Quyết định to đòi hỏi cân nhắc đánh đổi từ nhiều khía cạnh và đóng góp ý kiến từ toàn dân

    Trong việc đầu tư vào các đập thủy điện ở hạ lưu sông Mê Kông cần có cân nhắc đánh đổi để xem xét cân bằng môt bên là sử dụng nước và cung cấp an ninh lương thực và bên kia là sản xuất năng lượng, cải thiện tưới tiêu và kiểm soát lũ lụt. Các nghiên cứu khoa học cho thấy là cần cân nhắc các điểm sau đây.1-3

    Dự báo thiệt hại về giá trị từ đánh bắt thủy sản, phù sa / chất dinh dưỡng và các chi phí giảm thiểu xã hội có thể là lớn hơn lợi ích từ sản xuất điện, cải thiện tưới tiêu và kiểm soát lũ lụt.

    Những tác động kinh tế có thể là tiêu cực lớn đối với Campuchia và Việt Nam.

    Cần đánh giá các tác động kinh tế của việc phát triển thủy điện bằng cách sử dụng kế toán chi phí môi trường đầy đủ.

    Cần nghĩ đến một chiến lược năng lượng mới có tính đến 1) thu nhập từ thủy điện ít hơn so với dự đoán trước đây, 2) dự báo cập nhật về nhu cầu điện ở hạ lưu sông Mê Kông, và 3) dự kiến phát triển công nghệ ​​để cải thiện hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời hiện đang cạnh tranh với thủy điện.

    Câu hỏi cho Đảng trong đầu tư thủy điện trên sông Mê Kông

    Đảng có tính đến góc độ xã hội, cân bằng những thuận lợi và khó khăn của các vùng khác nhau của đất nước, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và các tác động bất lợi khác nhau đối với những người sống trên các vùng của đất nước?

    Đảng đã làm gì để thuyết phục toàn dân rằng đảng có khả năng đưa ra các quyết định chính sách đúng đắn, đặc biệt là các quyết định phức tạp liên hệ đến toàn dân?

    Tại sao Đảng đàn áp và bịt miệng những người lên tiếng và thắc mắc về những quyết định của đảng? Đảng đang giấu cái gì đấy?

    Nguồn:

    1. Intralawan A, Wood D, Frankel R, Costanza R, Kubiszewski I. Tradeoff analysis between electricity generation and ecosystem services in the Lower Mekong Basin. Ecosystem Services. 2018;30:27-35.

    2. Yoshida Y, Lee HS, Trung BH, et al. Impacts of mainstream hydropower dams on fisheries and agriculture in lower mekong basin. Sustainability (Switzerland). 2020;12(6).

    3. Chapman AD, Darby SE. Dams and the economic value of sediment in the Vietnamese Mekong Delta. Ecosystem Services. 2018;32:110-111.

     

     

    Không có nhận xét nào