Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 22 tháng 2 năm 2021

    Thương chiến Mỹ-Trung: Bắc Kinh kêu gọi Biden bỏ lệnh trừng phạt
    Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 22 tháng 2 năm 2021

    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi chính quyền ông Biden mở lại đối thoại để phục hồi mối quan hệ Mỹ-Trung vốn đã bị tổn hại dưới thời Tổng thống Donald Trump.

    Ông Vương hôm thứ Hai thúc giục phía Hoa Kỳ dỡ bỏ các rào cản thuế quan 'không công bằng' đang áp lên hàng hóa Trung Quốc, và xóa bỏ điều mà ông gọi là sự đàn áp bất hợp lý đối với ngành công nghệ Trung Quốc.

    Trong mảng công nghệ, đáng chú ý là hãng viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc nằm trong số những công ty bị thiệt hại nặng nề nhất từ lệnh trừng phạt của Mỹ.

    Từ vị trí số một trong danh sách các hãng bán điện thoại thông minh trên toàn cầu, Huawei đã rớt xuống vị trí thứ sáu trong năm ngoái, theo số liệu do công ty phân tích thị trường Canalys đưa ra.

    Phát biểu tại hội thảo "Đưa quan hệ Trung-Mỹ trở lại đúng đường", diễn ra tại Bắc Kinh, ông Vương cũng kêu gọi Hoa Kỳ hỗ trợ cho các sinh viên Trung Quốc và dỡ bỏ các hạn chế đối với các nhóm văn hóa và các cơ quan báo chí Trung Quốc hoạt động tại Mỹ.

    "Chúng tôi hy vọng là Hoa Kỳ sẽ điều chỉnh chính sách càng sớm càng tốt, dỡ bỏ biểu thuế quan bất hợp lý đang áp lên các sản phẩm Trung Quốc, các lệnh trừng phạt đơn phương lên các công ty và các cơ quan nghiên cứu khoa học của Trung Quốc, và chấm dứt việc đàn áp bất hợp lý lên ngành công nghệ Trung Quốc," ông Vương nói.

    Ông cũng lên tiếng đòi Washington phải chấm dứt việc can thiệp vào các quan hệ nội bộ của Bắc Kinh.

    Tuy nhiên, ông nói rằng cuộc điện đàm gần đây giữa hai nhà lãnh đạo của hai nước là một bước đi tích cực.

    Hôm thứ Sáu 19/2, trong cuộc họp qua mạng về chủ đề an ninh, ông nói với các đồng minh châu Âu rằng "chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc cạnh tranh chiến lược, dài hạn với Trung Quốc".

    Hồi tuần trước, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen nói rằng các biểu thuế quan được đưa ra dưới thời ông Trump sẽ vẫn được giữ nguyên, và bất kỳ thay đổi nào cũng sẽ tùy thuộc vào việc Trung Quốc có tuân thủ các cam kết thương mại hay không.

    Hoa Kỳ : Có gì trong gói cứu trợ COVID 1,9 nghìn tỷ đô của Hạ viện?


    Các thành viên Đảng Dân chủ Hạ viện đã công bố gói kích thích kinh tế 1,9 nghìn tỷ USD mà họ hy vọng sẽ được thông qua vào cuối tuần tới. Bao gồm trong đó là khoản hỗ trợ 1,400 USD cho người dân Mỹ và nhiều biện pháp cứu trợ khác liên quan đến đại dịch, như tài trợ bổ sung cho chính quyền tiểu bang và địa phương và tăng mức trợ cấp thất nghiệp liên bang.

    Theo ghi nhận của The Blaze, dự luật được Ủy ban Ngân sách Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát “thêu dệt” cũng chứa hơn 10 khoản chi tiêu hoàn toàn không liên quan trực tiếp đến việc cứu trợ trực tiếp đại dịch.

    1. Tăng lương tối thiểu liên bang

    Dự luật sẽ thực hiện một cam kết quan trọng của Tổng thống Joe Biden và các đảng viên Dân chủ là tăng mức lương tối thiểu liên bang lên 15 USD vào năm 2025.

    2. Nghiên cứu COVID trên động vật

    Dự luật phân bổ 300 triệu USD tiền thuế cho Bộ Nông nghiệp để “tiến hành theo dõi và giám sát các động vật dễ bị tổn thương về tỷ lệ mắc SARS-CoV-2” theo hướng dẫn của Tổ chức Thú y Thế giới.

    3. Giúp đỡ “nông dân và chủ trang trại thiệt thòi về mặt xã hội”

    Đề cập đến các khoản vay trang trại, dự luật nêu rõ rằng Bộ Nông nghiệp “sẽ cung cấp một khoản thanh toán bằng 120% số nợ chưa trả của mỗi nông dân hoặc chủ trang trại có hoàn cảnh khó khăn về mặt xã hội từ ngày 1/1/2021, để trả trực tiếp khoản vay hoặc [cung cấp] cho nông dân hoặc chủ trang trại có hoàn cảnh khó khăn về mặt xã hội.”

    Mục đích của các khoản thanh toán nợ này là để “giảm bớt rào cản phân biệt đối xử, ngăn cản những người nông dân và chủ trang trại thiệt thòi về mặt xã hội tham gia đầy đủ vào nền kinh tế nông nghiệp của Mỹ.”

    Dự luật cũng cung cấp 1 tỷ USD khác cho các nhóm thiệt thòi xã hội để “tiếp cận cộng đồng, hòa giải, đào tạo tài chính, đào tạo nâng cao năng lực, đào tạo và hỗ trợ phát triển hợp tác, và hỗ trợ kỹ thuật khác”.

    4. Khoản vay sinh viên

    Dự luật phân bổ 91 triệu USD cho “Bộ Giáo dục để ngăn ngừa, chuẩn bị và ứng phó với virus corona trong nước hoặc quốc tế”, bao gồm các khoản hỗ trợ tài chính, các khoản thanh toán do tác động kinh tế cho sinh viên và người vay.

    5. Mỹ thuật và bảo tàng

    Dự luật phân bổ 135 triệu USD cho Quỹ tài trợ Quốc gia về Nghệ thuật và 135 triệu USD khác cho Quỹ tài trợ Quốc gia về Nhân văn.

    Dự luật cũng phân bổ 200 triệu USD cho Viện Dịch vụ Bảo tàng và Thư viện.

    6. Ngôn ngữ bản địa Mỹ

    Dự luật cung cấp 10 triệu USD cho việc “bảo tồn và duy trì các ngôn ngữ của người Mỹ bản địa.”

    7. Thông tin về vắc xin

    Dự luật chi 1 tỷ USD “để củng cố niềm tin về vắc-xin ở Hoa Kỳ”, “cung cấp thêm thông tin và giáo dục về vắc-xin” và “cải thiện tỷ lệ tiêm chủng trên khắp Hoa Kỳ.”

    8. Kế hoạch hóa gia đình

    Dự luật cung cấp 50 triệu USD cho mục Kế hoạch hóa gia đình, có thể bao gồm phá thai, .

    9. Sức khỏe toàn cầu

    Dự luật phân bổ 750 triệu USD cho “Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh để chống SARS-CoV-2, COVID-19, và các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm mới khác trên toàn cầu, bao gồm các nỗ lực liên quan đến an ninh y tế toàn cầu, phát hiện và ứng phó với dịch bệnh toàn cầu, bảo vệ sức khỏe toàn cầu, tiêm chủng toàn cầu và điều phối toàn cầu về sức khỏe cộng đồng.”

    10. Giám sát sức khỏe

    Dự luật chi 500 triệu USD “để hỗ trợ các sáng kiến ​​hiện đại hóa cơ sở hạ tầng phân tích và giám sát dữ liệu y tế công cộng tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC.”

    11. Hàng không

    Ngành hàng không, từng gây tranh cãi trong đợt kích thích kinh tế đầu tiên vào mùa xuân năm ngoái, nhận thêm 15 tỷ USD trong dự luật này.

    Nhập cư thời Biden: ‘mở toang’ biên giới nhưng người di cư bị kỳ thị hơn

    Các chuyên gia đang gióng lên hồi chuông cảnh báo trước đề xuất lập pháp mới nhất của chính quyền Biden rằng nó chỉ khiến cuộc tranh luận nhập cư đang diễn ra “nghiêm trọng hơn theo cấp số nhân”, theo Western Journal.

    Dự luật mới danh cho người nhập cư chính thức được giới thiệu vào sáng 18/2. Dự luật của đảng Dân chủ đã tiết lộ những “cải cách” tạo điều kiện cho người và hoạt động nhập cư bất hợp pháp.

    Theo dự luật mới của phe thiên tả, hầu như tất cả 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp hiện đang sống ở Hoa Kỳ sẽ đủ điều kiện trở ở lại Mỹ. Luật cũng đưa ra các thuật ngữ pháp lý mới như “hòa nhập” và “phi công dân không giấy tờ” để thay thế các thuật ngữ lâu đời như “đồng hóa” văn hóa và “người nước ngoài bất hợp pháp”, mà các đảng viên Đảng Dân chủ cấp tiến đã coi là biểu hiện của phân biệt chủng tộc đối với người nhập cư.

    “Chúng tôi ở đây hôm nay bởi vì tháng 11 năm ngoái ‘80 triệu’ người Mỹ đã bỏ phiếu chống lại Donald Trump và chống lại mọi thứ mà ông ta ủng hộ. Họ đã bỏ phiếu để khôi phục ý thức chung, lòng trắc ẩn và năng lực trong chính phủ của chúng ta. Và một phần của nhiệm vụ đó là sửa chữa hệ thống nhập cư của chúng ta, vốn là nền tảng của màn trình diễn kinh dị đáng ghét của Trump”, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bob Menendez nói trong một cuộc họp báo trực tuyến. “Chúng tôi sẽ làm điều chính đáng và đưa ra chính sách của chúng tôi cho cả cải cách nhập cư hiện tại và lâu dài. Và chúng tôi đã thấy trong các cuộc thăm dò dư luận, đại đa số người Mỹ đang đứng cùng chúng tôi”.

    Tuy nhiên, Andrew Arthur, một chuyên gia về luật và chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Nhập cư, lập luận rằng những thay đổi từ ngữ được đề xuất đối với luật nhập cư của Hoa Kỳ chỉ là trò hoa hòe hoa sói.

    Trong một báo cáo chính sách được công bố vào tháng trước, chuyên gia này đã nhanh chóng nhận ra những lời xì xào trước tuần nhậm chức rằng việc chính quyền Biden dự định loại bỏ thuật ngữ “người nước ngoài” và thay thế đề xuất là “noncitizen” (phi công dân) sẽ chỉ khiến người nhập cư bị phân biệt hơn nữa bằng cách xác định họ không phải là công dân.

    “Đề xuất này không có gì khác hơn là nhằm phân tâm sự chú ý [của công luận] khỏi những kẻ đề xuất ra nó và các khía cạnh nghiêm trọng hơn theo cấp số nhân của dự luật đó”, Arthur nói với The Western Journal.

    “Việc thay từ ‘phi công dân’ cho từ ‘người nước ngoài’ chỉ đơn giản là cố gắng xóa mờ đi sự phân biệt trong xã hội giữa công dân và người nước ngoài, và do đó xóa mờ chính khái niệm và tầm quan trọng của bản thân quyền công dân”.

    Ông nói: “Nếu thay đổi này được thông qua, sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi thuật ngữ ‘phi công dân’ lại bị coi là xúc phạm và sẽ có những lời kêu gọi để thay đổi nó một lần nữa”.

    Nhà nghiên cứu cấp cao Lora Ries nói với Western Journal rằng cách thay đổi từ ngữ của đảng Dân chủ trong dự luật về người nhập cư nhằm “xóa bỏ ranh giới giữa nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp”.

    Các chuyên gia lập luận rằng, điều đáng bức xúc hơn là dự luật thiếu các giới hạn dự kiến ​​sau khi quá trình ân xá và mở rộng nhập cư hợp pháp diễn ra. Thiếu điều này sẽ không còn sự ước thúc đối với người nhập cư bất hợp pháp, khiến Hoa Kỳ mở cửa cho một cuộc khủng hoảng dân số không tưởng tượng được sau này.

    Theo The Wall Street Journal, hơn 75.000 vụ bắt giữ đã được thực hiện tại biên giới Tây Nam trong tháng Giêng, giữ kỷ lục trong tháng đầu tiên trong suốt 10 năm và tăng 6% so với tháng trước đó.

    Nhưng Biden hoàn toàn không bị cản trở bởi những lo ngại như vậy. Ông ta đã tăng gấp đôi nỗ lực trong tuần đầu tiên nắm quyền để đảo ngược các chính sách đối với người nhập cư của người tiền nhiệm bằng việc xem xét lệnh tạm hoãn trục xuất ngắn hạn và xóa bỏ các hạn chế thời Trump.

    Tổng thư lý LHQ kêu gọi quân đội Myanmar: ‘Hãy ngừng đàn áp’


    Hôm 22/2, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hối thúc quân đội Myanmar, lực lượng đã nắm quyền từ ba tuần trước, ngừng đàn áp và hãy thả hàng trăm người bị giam giữ kể từ cuộc đảo chính, theo Reuters.

    Ông Guterres phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva: “Chúng tôi thấy sự phá hoại nền dân chủ, sử dụng vũ lực tàn bạo, bắt bớ tùy tiện, đàn áp trong tất cả các biểu hiện của nó. Hạn chế của không gian công dân. Tấn công xã hội dân sự. Vi phạm nghiêm trọng đối với các nhóm thiểu số mà không có trách nhiệm giải trình, bao gồm cả những gì đã được gọi là thanh lọc sắc tộc người Rohingya. Và còn biết bao nhiêu các vấn đề khác nữa.”

    Tổng thư ký LHQ nói: “Hôm nay, tôi kêu gọi quân đội Myanmar ngừng ngay việc trấn áp. Thả tù nhân. Chấm dứt bạo lực. Hãy tôn trọng nhân quyền, và ý chí của người dân được thể hiện trong các cuộc bầu cử gần đây.”

    Hôm 22/2, những người biểu tình ở Myanmar đã quay trở lại với số lượng lớn để phản đối chế độ quân sự của đất nước.

    Các nguồn tin từ Yangon cho VOA News biết lực lượng an ninh đã thiết lập các rào chắn gần một số đại sứ quán nước ngoài, nơi đã trở thành điểm tập trung của những người biểu tình kêu gọi sự can thiệp của quốc tế.

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nêu cảnh báo trên Twitter hôm 21/2 rằng Hoa Kỳ “sẽ tiếp tục hành động kiên quyết chống lại những kẻ gây bạo lực chống lại người dân Miến Điện khi dân chúng yêu cầu khôi phục lại chính phủ dân cử của họ.”

    Chính phủ Anh sắp công bố kế hoạch dỡ phong tỏa dần dần

    Hôm nay Boris Johnson sẽ tiết lộ kế hoạch dần nới lỏng phong tỏa nghiêm ngặt cho nước Anh vốn áp dụng từ ngày 6 tháng 1. Thủ tướng Anh đã nói trường học sẽ mở cửa từ ngày 8 tháng 3. Và mọi người có thể được phép gặp gỡ ngoài trời từ lễ Phục sinh. Các chính phủ Bắc Ireland, Scotland và xứ Wales sẽ tự quyết trong vấn đề này. Ông Johnson khẳng định bất kỳ việc nới phong tỏa nào cũng sẽ được dẫn dắt bởi “dữ liệu, chứ không phải ngày tháng,” đồng thời nới lỏng sẽ dừng lại nếu vắc-xin không hiệu quả, hoặc các chủng covid-19 nguy hiểm mới xuất hiện, hoặc gia tăng số ca nhiễm gây quá tải bệnh viện.

    Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Bảo thủ mong muốn hạn chế được dỡ bỏ sau khi mọi người dân trên 50 tuổi và những người dễ bị tổn thương được tiêm liều vắc-xin đầu. Chính phủ nói mục tiêu này sẽ đạt được trước ngày 15 tháng 4, sớm hơn hai tuần so với kế hoạch trước đây. Chương trình tiêm chủng của Anh đi trước các chương trình khác ở châu Âu. Các quan chức dự kiến mọi người dân trưởng thành sẽ được tiêm ít nhất một liều vào cuối tháng 7.

    Điều trần phê chuẩn Merrick Garland vào ghế bộ trưởng tư pháp Mỹ


    Năm năm trước, các nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã phủ quyết một cuộc điều trần dành cho Merrick Garland, người được Barack Obama đề cử vào Tòa án Tối cao. Hôm nay, cuối cùng thì ông cũng có được một buổi điều trần, nhưng với tư cách người được Joe Biden đề cử cho chức bộ trưởng tư pháp. Đề cử này gây khó chịu cho một số người cánh tả, vì họ muốn có một người tiến bộ điều hành Bộ Tư pháp. Song khuynh hướng trung dung của ông Garland sẽ khiến cuộc phê chuẩn ông được dễ dàng, và thật ra ông Biden đã đề cử những người tiến bộ vào các vị trí dưới quyền ông Garland — đặc biệt là Vanita Gupta làm thứ trưởng và Kristen Clarke làm thứ trưởng phụ trách quyền dân sự.

    Danh tiếng liêm chính của ông Garland và lời cam kết tôn trọng sự độc lập của Bộ Tư pháp của tổng thống cho thấy chính quyền ông Biden sẽ coi trọng các chuẩn mực pháp lý và pháp quyền hơn người tiền nhiệm. Việc bổ nhiệm Garland cũng sẽ cho ông Biden cơ hội bổ nhiệm một ghế do ông Garland để lại trong Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ cho Khu vực DC — thường được coi là tòa án quan trọng thứ hai trong nước.

    Cuộc cạnh tranh giành quyền mua hãng an ninh G4S

    Allied Universal, một công ty an ninh tư nhân của Mỹ, và GardaWorld, một đối thủ từ Canada, đang tham gia vào một cuộc tranh cãi xoay quanh G4S của Anh. GardaWorld hồi năm ngoái từng tìm cách mua G4S với giá 3,7 tỷ bảng Anh (4,9 tỷ USD). Trong khi Allied đưa ra một lời đề nghị cao hơn con số đó 155 triệu bảng. Cuộc chiến rất gay cấn. GardaWorld đã chỉ trích ban giám đốc của G4S, trong khi đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng về tác hại mà Allied sẽ gây ra với công ty trên tư cách chủ sở hữu.

    G4S thích lời chào mời của Allied hơn, song cho rằng có thể tiếp tục đẩy giá lên nữa trước khi chấp nhận. Hôm nay, Allied và GardaWorld sẽ tham dự một cuộc đấu giá đối đầu hiếm hoi để quyết định xem ai sẽ có được G4S. Người chiến thắng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình một cách đáng kể vì G4S có doanh thu cao hơn và nhiều nhân viên hơn cả hai người mua. Song người mua cũng có nguy cơ gánh chịu tổn thất uy tín từ G4S. Công ty đã vướng vào các vụ bê bối trong những năm gần đây. Năm 2018, chính phủ Anh đã tiếp quản một nhà tù do G4S điều hành vì điều kiện nhà tù quá tồi tệ.

    Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc nhóm họp


    Hôm nay, Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc – nơi tự nhận mình là cơ quan ra quyết định về môi trường cao nhất trên thế giới – sẽ nhóm họp lần thứ năm kể từ năm 2014. Những người tham gia chủ yếu sẽ thông qua ngân sách và nói về cách các nước có thể giảm khí nhà kính và mất đa dạng sinh học trong khi ứng phó với đại dịch coronavirus. Chương trình Môi trường LHQ, tổ chức triệu tập hội đồng, muốn nhấn mạnh mối liên hệ giữa những vấn đề này, điều họ đã nêu trong một báo cáo được công bố hồi tuần trước.

    Khi ra mắt báo cáo, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cảnh báo rằng nhân loại đã tiến hành “một cuộc chiến tự sát và phi lý với thiên nhiên” dẫn đến biến đổi khí hậu, phá hủy các hệ sinh thái, và sự gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật như covid-19. Báo cáo nói các vấn đề này phải được giải quyết đồng thời. Tuy nhiên, phiên họp tuần này sẽ chỉ có nói nhiều hơn là hành động — hơn 4.000 đại biểu hường tham dự sẽ không dự họp trực tiếp cho đến năm sau.

    Bắc Kinh mua 17 trường tư nhân ở Anh qua các công ty Trung Quốc


    Nhà lãnh đạo Brexit Nigel Farage cảnh báo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang “tiếp quản” lĩnh vực giáo dục tư nhân của Anh sau khi một cuộc điều tra tiết lộ rằng, các trường học trên khắp nước này đã bị các công ty có liên hệ với chính phủ Trung Quốc mua lại, theo Breitbart.

    Một cuộc điều tra từ Daily Mail cho biết, hiện có 17 trường tư thục ở Vương quốc Anh thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc. 9 công ty trong số này lại thuộc sở hữu của các thành viên cấp cao của ĐCSTQ.

    Lãnh đạo đảng Cải cách Vương quốc Anh Nigel Farage nói rằng chính phủ Anh “phải cảnh giác với các mối nguy hiểm và hành động nhanh chóng” về vấn đề này. Ông Nigel cảnh báo rằng “thế giới đang bị ĐCSTQ xâm chiếm. Theo một dự án tân thuộc địa, Chủ tịch Tập Cận Bình hy vọng sẽ đạt được sự thống trị kinh tế toàn cầu thông qua các khoản đầu tư lớn quốc tế”.

    “Ví dụ, 3 trường học và một mạng lưới các trường cao đẳng hiện thuộc sở hữu của Bright Scholar Group, do bà Dương Huệ Nghiên (Yang Huiyan) điều hành. [Bà này] có người cha tỷ phú là một đảng viên cao cấp của ĐCSTQ. Về bản chất, đây không khác gì việc ĐCSTQ tiếp quản một phần lĩnh vực giáo dục tư nhân của Anh,” ông Farage nói.

    Cuộc điều tra cho thấy kể từ năm 2014, những công ty Trung Quốc đã lợi dụng việc các trường nội trú gặp phải khó khăn về tài chính để thu mua các cơ sở giáo dục này. Riêng năm ngoái, ba trường đã bị các công ty Trung Quốc mua lại.

    Năm 2017, Tập đoàn Wanda, do tỷ phú Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin, cũng là một thành viên ĐCSTQ) thành lập, đã mua lại hai trường tư thục Bedstone College ở hạt Shropshire và Trường trung học Ipswich.

    Sự xâm nhập của ĐCSTQ còn vượt qua việc mua lại các trường học. Trung Quốc hiện có 29 Viện Khổng Tử trong khuôn viên các trường đại học ở Anh, và 148 phòng học Khổng Tử hiện diện trong các trường học.

    Cả Viện Khổng Tử và phòng học Khổng Tử đều tuyên bố cung cấp giáo dục về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, nhưng trên thực tế đều là các chi nhánh của Bộ Giáo dục Trung Quốc. Mà Bộ này lại báo cáo trực tiếp với Ban Tuyên giáo Trung ương của ĐCSTQ.

    Thông qua vai trò của các Viện Khổng Tử, dưới sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc, sinh viên được dạy một phiên bản hoàn toàn sạch sẽ về lịch sử và chính trị của ĐCSTQ, ông Nigel cảnh báo.

    Trong các lớp học của Khổng Tử, học sinh được xem các bài báo tuyên truyền, bao gồm cả những bài báo cho thấy khách du lịch đang tận hưởng kỳ nghỉ ở Tân Cương, khu vực có trại tập trung giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và các dân tộc thiểu số khác. Một chương trình khác hiển thị hình ảnh ảo Tập Cận Bình đang nhảy múa, mang đến cho học sinh một “cái nhìn sơ lược” về lịch sử của nhà nước Trung Quốc.

    Tiếng nói từ Đại lục: Trung Quốc ‘không tôn trọng’ Tổng thống Biden


    Theo chuyên gia về Trung Quốc, ông Gordon Chang, Đảng Cộng sản Trung Quốc cảm thấy họ có thể “bắt nạt” được ông Biden.

    “Họ không tôn trọng ông ấy”, Chang nói với The Cats Roundtable trên WABC 770 AM-NY hôm Chủ nhật (21/2 theo giờ Mỹ). “Chúng tôi biết điều này từ những tiếng nói mà chúng tôi đã nghe từ Bắc Kinh – nổi tiếng nhất là Giáo sư Di Dongsheng của Đại học Nhân dân, người đã đưa ra nhận xét của mình vào ngày 28/11, nói rất rõ ràng về những gì các quan chức Trung Quốc và những người khác nghĩ về ông Biden”.

    “Về cơ bản, ông ấy nói rằng Bắc Kinh nghĩ rằng họ có thể bắt nạt Biden. Chúng tôi có cảm giác về điều đó vào ngày 23/1 khi máy bay Trung Quốc tiến vào Vùng Phòng không của Đài Loan”.

    Ông Chang lưu ý với người dẫn chương trình John Catsimatidis rằng cuộc chiến thương mại của chính quyền ông Trump và một số mức độ không thể đoán trước [của ông Trump] đã khiến khả năng diễn ra các cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Mỹ và thế giới ở mức thấp.
    “Trung Quốc đã để M yên trong những năm của Trump”, ông Chang nói và thêm rằng “họ rất lo ngại về những gì Trump sẽ làm”.

    “Trump không thể đoán trước được. Trung Quốc có thể đối phó với các nhà lãnh đạo thù địch, nhưng họ có những vấn đề đặc biệt khi đối phó với sự không chắc chắn. Và Trump, đối với họ, không chắc chắn – đó là lý do tại sao có một sự ổn định tương đối trong suốt 4 năm làm tổng thống của Trump. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy Bắc Kinh truy lùng Biden theo những cách mà họ thực sự sẽ khiến thế giới khiếp sợ và khiến chính quyền Biden khiếp sợ”.

    Ông Chang chỉ ra nhận xét “đáng hổ thẹn” của Biden tại tòa thị chính CNN tuần này, nơi ông cho rằng việc đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ là do “chuẩn mực văn hóa” khác nhau, bằng chứng mà Bắc Kinh tin rằng nó có thể “bắt nạt Biden”.

    “Không rõ Biden sẽ làm gì”, ông Chang nói. “Trong chiến dịch tranh cử, ông ấy nói rằng ông ấy sẽ trở thành tổng thống của nhân quyền khi đến Trung Quốc. Nhưng cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thấy bằng chứng nào về điều đó”.

    Trên hết, 10% lãi suất của Hunter Biden đối với Bohai Harvest RST, một công ty cổ phần tư nhân có trụ sở tại Thượng Hải sẽ vẫn là một “vấn đề lớn”, ông Chang nói.

    “Đó là một thỏa thuận tuyệt vời”, ông nói thêm. “Có vẻ như nó đã được sắp xếp bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

    “Đây sẽ là một câu chuyện còn kéo dài, bởi vì có liên kết tới tiền bạc”, ông tiếp tục. “Sẽ có rất nhiều thứ xuất hiện trong vài tháng tới”.

    Dân biểu: Chính sách của Biden sẽ biến Iran thành cường quốc hạt nhân

    Dân biểu Cộng hòa Mike Turner (bang Ohio) cho biết hôm Chủ Nhật (20/2), chính sách đối ngoại “cấp tiến” của Tổng thống Biden đang đảo lộn chính sách Trung Đông của nước Mỹ và tạo điều kiện cho Iran trở thành một quốc gia hạt nhân.

    Trong cuộc phỏng vấn ngày 21/2 trên Fox News, dân biểu Mike Turner cho biết thỏa thuận hạt nhân với Iran năm 2015 là “sai lầm vô phương cứu chữa”, với các điều khoản cho phép Tehran tiếp tục phát triển chương trình tên lửa.

    Ông Turner nói: “Với việc chính quyền [Biden] quay trở lại thỏa thuận này, họ đang thực sự cho Iran cơ hội theo đuổi việc trở thành một cường quốc hạt nhân”.

    Dân biểu cho biết ngoài hợp tác với Iran, chính quyền Biden đang hướng về Trung Quốc, quốc gia mà ông cho là một “đối thủ” khác của Hoa Kỳ. “Chính quyền này đang rời mắt khỏi các đồng minh và chuyển hướng tới những đối thủ của chúng ta”, ông cho biết thêm.

    Ông Turner chỉ trích việc xây tường quanh Điện Capitol cho thấy nền dân chủ nước Mỹ đang lâm nguy, thay vì đang vận hành và phục vụ công chúng Mỹ.

    Ông cho rằng những biện pháp an ninh này là “một phần trong nỗi sợ hãi của đảng Dân chủ”. “Công chúng Mỹ không phải đối thủ của chúng ta. Iran mới là đối thủ”, dân biểu Turner cho biết.



    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào