Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 11 tháng 2 năm 2021

    Myanmar: Facebook, Twitter bị cấm vì can thiệp chính trị sâu rộng
    Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 11 tháng 2 năm 2021

    National File hôm thứ Hai (ngày 8/2) thông tin rằng, Myanmar đã cấm Facebook, Instagram và Twitter sau khi thuật toán của các nền tảng này quảng bá các bài đăng khuyến khích các cuộc biểu tình chống lại quân đội nước này.

    Bài viết cho hay, cuộc cách mạng màu nổ ra ở Myanmar đã được kích hoạt bởi các nền tảng truyền thông xã hội bao gồm Twitter, Facebook và Instagram, các thuật toán của họ đã háo hức quảng bá nội dung ủng hộ tình trạng bất ổn ở quốc gia Đông Nam Á.

    Twitter đã thúc đẩy thẻ “#RespectOurVotes” (Tôn trọng phiếu bầu của chúng tôi) ở Myanmar. Động thái này khiến nhiều người nhớ đến các hành động gắn thẻ của các nền tảng truyền thông xã hội trong cuộc bầu cử Mỹ vừa qua, coi thường những thách thức chính đáng của chiến dịch Trump đối với kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020.

    Sau các cuộc biểu tình ở Myanmar vào tuần trước, Twitter tuyên bố rằng lệnh cấm của Myanmar là một mối đe dọa đối với “Internet Mở”, bất chấp việc họ đã thực hiện việc kiểm duyệt hàng loạt đối với Tổng thống Donald Trump và những người ủng hộ ông.

    Facebook thừa nhận rằng mục tiêu của họ là truyền tải những gì họ cho là “thông tin quan trọng” tới người dân Myanmar. “Chúng tôi thực sự kêu gọi các nhà chức trách ra lệnh bỏ chặn tất cả các dịch vụ truyền thông xã hội”, Giám đốc Chính sách Công APAC của Facebook cho biết. “Vào thời điểm quan trọng này, người dân Myanmar cần được tiếp cận những thông tin quan trọng”.

    Năm 2018, Facebook đã khóa tài khoản của Tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Myanmar, với lý do “ngăn [ông ta] sử dụng dịch vụ của chúng tôi để làm tăng thêm căng thẳng sắc tộc và tôn giáo”. Tướng Min Aung Hlaing hiện là chủ tịch của chính phủ chuyển tiếp mới của Myanmar.

    Mike Pompeo nói WHO đã ‘quỳ gối’ trước Tập Cận Bình

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho rằng không có đủ bằng chứng để chứng minh giả thuyết rằng virus đã thoát ra khỏi phòng thí nghiệm an toàn sinh học của Trung Quốc ở Vũ Hán.

    Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đến ‘Phòng tin tức nước Mỹ’ của Kênh Fox News để bày tỏ nghi ngờ về những phát hiện của WHO rằng “cực kỳ khó xảy ra” khả năng virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán ở Trung Quốc. Tuyên bố của cơ quan y tế toàn cầu được đưa ra sau khi kết thúc cuộc điều tra về nguồn gốc của virus. WHO cũng cho biết họ sẽ không theo đuổi nghiên cứu xem liệu virus có bị rò rỉ từ Viện virus Vũ Hán [WIV] ở Vũ Hán, Trung Quốc hay không, theo Meaww.

    Tuy nhiên, ông Pompeo nói “không điều gì” thay đổi niềm tin của ông rằng virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Vũ Hán vì “có bằng chứng quan trọng”, đồng thời gọi WHO là “thối nát”. Ông Mike nói: “Tôi phải nói lý do chúng tôi rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới là vì chúng tôi tin rằng tổ chức đó đã thối nát. Nó đã bị chính trị hóa. Đó là quỳ gối trước Tổng bí thư Tập Cận Bình ở Trung Quốc”. Kênh này đăng tải clip phỏng vấn trên Twitter.

    Ông Mike nói thêm: “Tôi hy vọng rằng họ có thể xem tất cả dữ liệu và khoa học, vào phòng thí nghiệm, nói chuyện với các bác sĩ, phỏng vấn … một cách riêng tư ở những nơi mà họ thực sự có thể nói sự thật về những gì đã diễn ra, không dưới sự giám sát của một người của Đảng cộng sản Trung Quốc ngồi ở cuối phòng, chắc chắn rằng họ sẽ ủng hộ đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì vậy, tôi mong muốn được xem kết quả của họ. Tôi tiếp tục biết được rằng có bằng chứng quan trọng, Bill, rằng thứ này có thể đến từ phòng thí nghiệm đó”, Pompeo nói về sứ mệnh tìm hiểu thực tế của WHO tại Trung Quốc.

    Khi người đồng dẫn chương trình Bill Hemmer hỏi Pompeo lần cuối, “vậy, không có gì thay đổi trong quan điểm của ông rằng nó đến từ phòng thí nghiệm?”, Pompeo trả lời, “Không có bất kỳ điều gì [thay đổi]”.

    Trước đó, vào tháng 1, ông Pompeo đã tiết lộ “thông tin tình báo của Mỹ” về loại virus này, ngay sau khi nhóm các nhà nghiên cứu COVID-19 quốc tế của WHO đến Vũ Hán. Thông tin liên quan đến phòng thí nghiệm tiết lộ rằng các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm đã bị ốm vào mùa thu năm 2019 với các triệu chứng phù hợp với COVID-19.

    Nửa đêm Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố thông tin ‘úp úp mở mở’ gây chú ý


    Ngày 4/2, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nửa đêm công bố một mẩu tin, chỉ có hai câu.

    “Ngày 4/2/2021, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc thử nghiệm công nghệ đánh chặn tên lửa giai đoạn giữa, trên đất liền, và đã đạt được mục đích như mong đợi. Cuộc thử nghiệm này mang tính chất phòng thủ và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.

    Đài truyền thông CCTV của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng đặc biệt mời những người được gọi là chuyên gia để diễn giải về tầm quan trọng của vụ thử đánh chặn tên lửa. Khó có thể khẳng định ĐCSTQ có công nghệ đánh chặn tên lửa hay không, nhưng tin tức này thực sự đã tiết lộ một bí mật, theo Epoch Times.

    Thử nghiệm của ĐCSTQ chủ yếu không mang tính phòng thủ

    Theo phân tích của Epoch Times, trong tin tức do ĐCSTQ công bố
    , hầu hết mọi người đều chú ý đến cuộc thử nghiệm đánh chặn tên lửa ở câu đầu tiên, và thường bỏ qua câu thứ hai, nhưng câu thứ hai mới là ý nghĩa thực sự của tin tức. Bộ Quốc phòng của ĐCSTQ thực sự không quan tâm nhiều đến cách các phương tiện truyền thông giải thích nó, cũng như không mong đợi các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ sẽ quảng bá mạnh mẽ nó, bởi vì chỉ có một đối tượng mục tiêu cho tin tức này, đó là Hoa Kỳ.

    Câu thứ hai nói, “Thử nghiệm này là phòng thủ và không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào”.

    Về mặt logic, câu này có vẻ thừa. Đánh chặn tên lửa tất nhiên mang bản chất phòng thủ, nói thêm thì không sao, nhưng “không nhắm vào quốc gia nào” mới là chuyện lạ.

    Vào ngày 4/2, ông Biden đã có một bài phát biểu, gọi ĐCSTQ là “đối thủ cạnh tranh khó khăn nhất”. Theo giờ đại lục, lúc đó là đêm khuya, và Bộ Quốc phòng ĐCSTQ cũng đã công bố tin tức về thử nghiệm tên lửa vào đêm muộn. Biden cảnh báo ĐCSTQ thực sự sẵn sàng tiến hành cuộc tấn công vệ tinh, để Hoa Kỳ thua trong cuộc chạy đua không gian. Động thái này còn khiêu khích hơn nhiều so với việc cử máy bay đến quấy rối eo biển Đài Loan. Phản ứng của quân đội Mỹ sau đó đã tăng lên đáng kể. Ông Biden đặc biệt gọi điện cho cho tàu sân bay The Nimitz vào ngày 8, ngày 9 quân đội Mỹ tuyên bố tập trận hàng không mẫu hạm kép trên Biển Đông. Có lẽ cái gọi là thử nghiệm đánh chặn tên lửa do ĐCSTQ tiến hành đã thực sự kích thích Hoa Kỳ.

    ĐCSTQ cố tình gửi tín hiệu đến Hoa Kỳ

    ĐCSTQ rất muốn khiêu khích Hoa Kỳ, cố tình gọi đây là “cuộc thử nghiệm mang tính chất phòng thủ”, nhưng nó cũng tuyên bố rằng nó “không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào”. Thực tế, đó là phát ra một tín hiệu chống lại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ ngay lập tức hiểu rõ mục đích tấn công vệ tinh của ĐCSTQ và phản ứng của họ khá mạnh mẽ. ĐCSTQ không muốn tiết lộ thêm chi tiết, và chỉ tuyên bố hai câu, cố tình để cho Hoa Kỳ thấy, nhưng cũng tiết lộ rất nhiều điều.

    ĐCSTQ thậm chí còn chưa hoàn thiện một hệ thống đánh chặn tên lửa đầu cuối tương đối đơn giản và phải nhập khẩu nó từ Nga. Tuy nhiên, họ vẫn đang tuyên bố phát triển một hệ thống đánh chặn tầm trung phức tạp hơn.

    ĐCSTQ có lẽ chưa thực sự làm chủ được bộ công nghệ đánh chặn tầm trung hoàn chỉnh của tên lửa, nhưng công nghệ tấn công vệ tinh của họ có thể đang liên tục được cải thiện.

    Quân đội ĐCSTQ coi trọng việc tấn công và thiếu khả năng phòng thủ tên lửa trên đất liền. Các tàu hải quân gần như là mục tiêu sống, tương đương với việc quân đội của ĐCSTQ chỉ có giáo và không có khiên, theo Epoch Times

    Tại sao Vệ binh Quốc gia vẫn ở lại Washington, nhiều hơn cả ở Iraq và Afghanistan cộng lại?

    Sau lễ nhậm chức thành công của Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng trước, hàng ngàn thành viên Vệ binh Quốc gia vẫn đang làm nhiệm vụ tại thủ đô Hoa Kỳ. Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa cho biết lý do số lượng lớn lính ở lại vẫn chưa rõ ràng và họ không thể yêu cầu bất kỳ ai chịu trách nhiệm về an ninh của Điện Capitol (bao gồm cả Chủ tịch Hạ viện Pelosi) giải thích cho câu hỏi này.

    Đại diện Đảng Cộng hòa tiểu bang Florida, Michael Waltz nói với Fox News hôm thứ Hai (8/2) rằng: “Chúng ta vẫn còn Lực lượng Vệ binh Quốc gia (ở Washington), xa gia đình và rời xa công việc của họ, để thay thế cho cảnh sát. Chúng tôi không được giải thích ngắn gọn về những mối đe dọa khủng khiếp đòi hỏi rất nhiều người ở lại. Chúng tôi vẫn chưa có câu trả lời”.

    “Tại sao chúng ta có nhiều quân đội ở Điện Capitol hơn ở Iraq và Afghanistan cộng lại?”

    Sau lễ nhậm chức, việc triển khai toàn bộ Lực lượng Vệ binh Quốc gia Washington đã được kéo dài đến ngày 31/3 để ngăn chặn “các cuộc xáo trộn dân sự” ở thủ đô.

    Một phát ngôn viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia tuyên bố rằng 5.000 Vệ binh Quốc gia sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến ít nhất là cuối tháng 3 để “tiếp tục hỗ trợ các cơ quan dân sự cấp quận và liên bang trong các cuộc biểu tình được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất” và ngăn chặn “xung đột nội bộ ở Washington”.

    Ông Biden bị chỉ trích vì âm thầm đảo ngược chính sách, phớt lờ cảnh báo của FBI

    Hai Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã chỉ trích Tổng thống Joe Biden vì đã lặng lẽ rút lại một quy tắc thời Trump yêu cầu các trường đại học Mỹ tiết lộ quan hệ của họ với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Theo báo cáo của Campus Reform, hồ sơ từ Văn phòng Thông tin và Các vấn đề Quy định (OIRA) cho thấy chính quyền Biden đã bác bỏ chính sách của ông Trump.

    The Daily Wire đưa tin, chính quyền ông Trump đã đệ trình một quy tắc vào cuối năm ngoái với tiêu đề: “Thiết lập Yêu cầu đối với các trường được chứng nhận của Chương trình dành cho sinh viên và nghiên cứu sinh trao đổi để công bố các thỏa thuận với các Viện và Phòng học Khổng Tử”.

    Theo Axios, “quy tắc sẽ yêu cầu các trường cao đẳng và trường K-12 được chứng nhận có chương trình trao đổi với nước ngoài, phải tiết lộ bất kỳ hợp đồng, quan hệ đối tác hoặc giao dịch tài chính nào từ Học viện Khổng Tử và các lớp học”.

    Quy tắc đã được đệ trình lên Bộ An ninh Nội địa và Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE).

    Thượng nghị sĩ Tom Cotton và Thượng nghị sĩ Marco Rubio của Đảng Cộng Hoà đã lên án động thái chính sách của chính quyền Biden. Trong một tuyên bố, ông Cotton đổ lỗi cho chính quyền Biden đã cho phép ảnh hưởng của nước ngoài hoạt động trong khuôn viên trường đại học.

    Chúng ta vẫn còn rất may mắn với Covid-19: Nhận định khó tin nhưng thuyết phục khi biết lý do đằng sau


    Đại dịch Covid-19 đã gây ra cơn khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu với hơn 107 triệu ca nhiễm, và cùng với đó là vô số những nỗi đau. Nhưng chúng ta vẫn còn gặp may, vì đó "chỉ" là Covid-19 mà thôi.

    Thật khó có thể tưởng tượng rằng sẽ có một dịch bệnh còn kinh khủng hơn Covid-19 đang chờ đợi chúng ta ở tương lai, nhưng với các nhà khoa học, đó là một tương lai nhiều khả năng sẽ xảy ra.

    Rất lâu trước khi ca Covid-19 đầu tiên được xác nhận và con người biết đến sự nguy hiểm của virus SARS-CoV-2, giới khoa học đã ý thức được rằng sẽ có một mầm bệnh chết người đang lẩn khuất đâu đó mà loài người chưa biết tới. Mà nếu thất bại trong việc chuẩn bị, chúng ta có thể phải đối mặt với cái chết của hàng triệu người.

    Tương lai ấy nghe thật ảm đạm, nhưng nó lại đến với một bức tranh khá rõ ràng, với Covid-19. Đại dịch ấy gần như ứng với mọi thứ mà khoa học nhận định. Sau một thời gian con người liều lĩnh can thiệp vào tự nhiên, tự đưa mình vào vị thế tiếp xúc với nhiều mầm bệnh vốn tồn tại trong động vật hoang dã, một đại dịch như vậy là khó tránh khỏi (ngay cả khi nguồn gốc của Covid-19 vẫn chưa được làm rõ).

    Điều đáng nói hơn cả là sau tất cả những gì đã xảy ra, tình thế vẫn chẳng có gì thay đổi. Dù Covid-19 đã xuất hiện, chúng ta vẫn dễ bị tấn công bởi các biến chủng của nó - chưa tính đến những đại dịch trong tương lai. Điều này bắt buộc nhân loại phải tiến hành nghiên cứu và chuẩn bị vaccine để ngăn ngừa những thảm họa có thể xảy tới.

    Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature, các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Scripps (San Diego, California) biện luận rằng chính phủ và các tổ chức tư nhân cần sớm đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển một loại kháng thể diện rộng. Nghĩa là, cần một loại protein có khả năng chống lại nhiều chủng virus khác nhau.

    "Kháng thể ấy sẽ được dùng làm loại thuốc đầu tiên để ngăn cản hoặc chữa trị khi dịch bệnh xảy ra, ngay cả khi các chủng bệnh mới chưa xuất hiện," - Dennis Burton, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

    "Quan trọng hơn, chúng còn được dùng để tạo ra vaccine, phòng được nhiều chủng virus khác nhau nữa."

    Đặc biệt, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng chúng ta đã khá may mắn với Covid-19. Nguyên nhân là vì SARS-CoV-2 sở hữu các gai protein để gắn vào tế bào - một cơ chế giúp cho việc tạo vaccine trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên trong tương lai, chúng ta có thể không gặp may như vậy nữa.

    "Dịch bệnh kế tiếp có thể sẽ rất khó để ngăn chặn," - các nhà nghiên cứu nhận định. "Vaccine sẽ tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thành. Ngay cả Covid-19 cũng gây trở ngại, do sự xuất hiện của các biến chủng mới."

    Một cách để ngăn chặn tình trạng này là tạo ra một loại vaccine có kháng thể trung hòa, cho phép tấn công các chủng virus phổ biến - bao gồm cả SARS-CoV-2, HIV, Ebola, MERS...

    Việc tạo ra kháng thể như vậy không phải điều dễ dàng, đòi hỏi đầu tư rất nhiều thời gian lẫn tiền bạc. Tuy nhiên nếu thành công, kết quả sẽ vượt trội hoàn toàn so với những gì phải bỏ ra. Các chuyên gia ước tính để đến được giai đoạn thử nghiệm đầu tiên, mỗi loại virus phải ngốn khoảng 100 đến 200 triệu USD trong suốt nhiều năm. Và như với Covid-19, thiệt hại trước khi tạo ra vaccine đã lên tới hàng nghìn tỉ đô.

    "Không giống như việc phản ứng khi mầm bệnh mới xuất hiện, đề xuất của chúng tôi là thực hiện các dự án với quy mô lớn ngay từ thời điểm này," - nhóm chuyên gia giải thích.

    "Sẽ có những mầm bệnh trong tương lai, và có thể trở thành dịch bệnh. Chúng ta phải ngăn cản trước khi chúng trở thành đại dịch."


    Võ Thái Hà tóm lược


    Không có nhận xét nào