Header Ads

  • Breaking News

    ĐCSTQ mưu toan dùng tiêu chuẩn hóa để thống nhất toàn cầu

    Xã hội hàng hóa không tách khỏi tiêu chuẩn, những vật phẩm thường thấy trong cuộc sống thường ngày của bạn và tôi, từ điện thoại, bóng đèn, mạng vô tuyến, đến ghế sô pha, lò nướng, tách trà, đều không tách rời khỏi tiêu chuẩn công nghiệp. Đây là cách vô hình để đảm bảo hiệu quả sản xuất lớn nhất, trật tự và lợi nhuận, cũng là thứ vô hình đảm bảo chất lượng. Trong nhiều thập kỷ qua, tiêu chuẩn quốc tế về cơ bản do Mỹ và nước đồng minh chế định và duy trì, không chỉ đơn giản là tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp, mà đồng thời cũng bao gồm cả tiêu chuẩn thị trường quốc tế và vận hành thương mại. Cũng chính vì có tiêu chuẩn thống nhất toàn cầu, bóng đèn, container, ổ đĩa cứng USB mới có thể thông dụng trên thế giới. Tiêu chuẩn hóa chính là quá trình chế định các tiêu chuẩn kỹ thuật và quá trình nó đạt được ý kiến nhất trí về chúng, quá trình này trong quá khứ về cơ bản là nằm trong tay chuyên gia công nghệ phương Tây. Hiện giờ tình hình đã xảy ra biến đổi, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thách thức Mỹ trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa.

    ĐCSTQ mưu toan dùng tiêu chuẩn hóa để thống nhất toàn cầu

    Do công nghệ phát triển với tốc độ nhanh chóng, sản phẩm mới liên tục được ra mắt, tiêu chuẩn do ai quyết định? Điều khiến nhiều quốc gia phương Tây bất ngờ đó là ĐCSTQ lợi dụng tài nguyên quốc gia và ảnh hưởng chính trị, đang nhanh chóng xâm chiếm lĩnh vực và quá trình tiêu chuẩn hóa. Từ công nghệ thông tin, mạng lưới truyền tải điện, trí tuệ nhân tạo, Bắc Kinh đều đang ‘tiên thủ hạ vi cường’ trong lĩnh vực tiêu chuẩn. Tháng 12 năm ngoái, Ủy ban An ninh kinh tế Mỹ – Trung của Quốc hội Mỹ đã công bố báo cáo nói rằng: “Dẫn đầu quá trình tiêu chuẩn hóa công nghệ thông tin và lĩnh vực công nghệ mới nổi, là một trong những mục đích mà Bắc Kinh muốn đạt được.”

    Chế định tiêu chuẩn, dẫn đầu quá trình tiêu chuẩn hóa, không đơn giản là chiếm trước cơ hội chiến lược, mà còn mang lại lợi nhuận. Nếu bạn nắm được tiêu chuẩn, thì giống như nắm được bản quyền, người khác muốn chế tạo sản phẩm giống như thế thì cần phải trả phí tiêu chuẩn cho bạn, chỉ riêng phí tiêu chuẩn mỗi năm của Nokia, Qualcomm thì cũng đã thu về hàng tỷ USD. Chính quyền Bắc Kinh đương nhiên cũng như thế, cũng muốn chiếm trước được cơ hội tiêu chuẩn sản phẩm mới. Mạng 5G đã ra đời, sản phẩm xây dựng trên nền tảng 5G hiện tại đang đối mặt với vấn đề tiêu chuẩn hóa: Xe ô tô không người lái, thành phố thông minh, internet vạn vật, v.v, còn có lĩnh vực mới nổi và vấn đề xã hội, ví dụ như hệ thống nhận dạng khuôn mặt, phân biệt giọng nói, phân biệt ngôn ngữ cơ thể, v.v. Làm thế nào để tìm được điểm cân bằng giữa an ninh quốc gia và quyền riêng tư?

    Ông Amari Akira từng là Bộ trưởng kinh tế công nghiệp Nhật Bản, ông cảm thấy lo lắng đối với việc Trung Quốc dẫn đầu tiêu chuẩn sản phẩm mới. Nếu mọi người sử dụng tiêu chuẩn Trung Quốc, sử dụng sản phẩm dữ liệu của Trung Quốc, vậy thì cần phải đối mặt với rủi ro dữ liệu bị ĐCSTQ thu thập. Càng nhiều công nghệ và tiêu chuẩn công nghệ được chính quyền Bắc Kinh định nghĩa, thì dữ liệu liên quan cũng càng sẽ bị kìm hãm bởi các loại chính sách bản địa hóa dữ liệu và chính sách truy cập của ĐCSTQ. Quan chức ĐCSTQ phản bác rằng tiêu chuẩn hóa không thể bị các nước phương Tây độc chiếm, Trung Quốc cũng cần có một phần. Dùng lời của họ mà nói, công ty hạng 3 chế tạo sản phẩm, công ty hạng 2 phát minh công nghệ, công ty hạng nhất chế định tiêu chuẩn. Mọi người đã biết có kế hoạch ‘Made in China 2025’, nó còn có ‘Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035’, bao hàm các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, mạng viễn thông, lưu thông dữ liệu, những thứ này đều là lĩnh vực quyết định phương hướng phát triển công nghệ toàn cầu 10 năm tới.

    Trong số 4 cơ quan tiêu chuẩn hóa chủ yếu, quan chức ĐCSTQ chiếm đa số, trong đó bao gồm:

    Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union), là cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, phụ trách xác lập chế độ quản lý và tiêu chuẩn vô tuyến truyền thanh và viễn thông.

    Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission), là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế sớm nhất trên thế giới, chịu trách nhiệm tiêu chuẩn hóa quốc tế trong các lĩnh vực kỹ thuật điện và kỹ thuật điện tử.

    Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO-International Standards Organization), là một tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cho ngành công nghiệp và thương mại trên toàn thế giới, có trụ sở chính tại Geneva và hiện có 164 quốc gia thành viên. Từ năm 2015 đến năm 2017, quan chức ĐCSTQ từng là Tổng thư ký của ISO.

    So với mười năm trước, số lượng các quan chức ĐCSTQ từng là người đứng đầu các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế đã tăng gấp đôi. Họ chịu trách nhiệm và xác định thứ tự của các đề xuất, tranh luận và phê chuẩn về tiêu chuẩn hóa. Trước đây, những vị trí này chủ yếu là các chuyên gia đến từ các nước như Mỹ, Đức và Anh. Theo các tài liệu chính thức, Bắc Kinh và chính quyền địa phương cung cấp phần thưởng một triệu nhân dân tệ cho các công ty phát triển các tiêu chuẩn mới trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa quốc tế. Ngược lại, các chính phủ phương Tây hiếm khi tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn, và việc phát triển các sản phẩm mới tốn nhiều thời gian và công sức.

    Ông Christoph Winterhalter, chủ tịch Viện Tiêu chuẩn hóa của Đức, đã đưa ra cảnh báo rằng nếu chính phủ các nước phương Tây không chú ý, thì mọi người sẽ phải tuân theo các quy tắc do ĐCSTQ đặt ra trong tương lai. Vào tháng Sáu năm ngoái, cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp Thierry Breton cũng cảnh báo rằng nhà cạnh tranh của châu Âu đang tích cực phát triển và thiết lập các tiêu chuẩn tại các thị trường trọng điểm với mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của họ. Nếu châu Âu không có hành động nào được thực hiện, khả năng cạnh tranh kinh tế và vị thế dẫn đầu về công nghệ của châu Âu sẽ không còn tồn tại.

    Năm 2016, hội nghị kế hoạch đối tác hợp tác thế hệ thứ 3 diễn ra tại Nevada để thảo luận về tiêu chuẩn sửa chữa sau khi mạng thông tin 5G xảy ra lỗi trong quá trình truyền tải. Các tiêu chuẩn do Qualcomm đề xuất đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi, nhưng Huawei yêu cầu dùng các tiêu chuẩn sửa lỗi 5G của họ, đồng thời yêu cầu các công ty công nghệ của các quốc gia khác tham gia hội nghị ủng hộ tiêu chuẩn của Huawei. Tranh luận đến nửa đêm vẫn không ra được kết quả, cuối cùng hai bên thỏa hiệp, lần đầu tiên thừa nhận tiêu chuẩn kép, và đưa vào nội dung các tiêu chuẩn của Huawei.

    Tuy nhiên việc này chưa kết thúc, một năm sau đó, Huawei giới thiệu một ứng cử viên, cạnh tranh chức vị trưởng nhóm công tác quan trọng nhất trong kế hoạch đối tác hợp tác thế hệ thứ 3, cạnh tranh với ứng cử viên do Qualcomm đề đề cử. Đại diện các công ty thành viên của tổ chức này đều bỏ phiếu bằng hình thức bỏ phiếu kín, đi đến hòm phiếu bỏ phiếu một mình, giống như bỏ phiếu trong bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng đại diện các công ty Trung Quốc đều mang điện thoại vào bỏ phiếu. Chủ tịch của tổ chức này nói với những đại diện này không thể mang điện thoại vào trong. Vì sao lại yêu cầu như thế? Bởi vì những đại diện này sau khi bỏ phiếu, lại muốn chụp lại hồ sơ, sau đó có thể chứng minh với Huawei rằng họ đã bỏ phiếu cho ứng cử viên của Huawei. Trên thế giới, hiện tại Huawei đăng ký nhiều bản quyền 5G nhất, Huawei cũng đệ trình kiến nghị tiêu chuẩn cho tổ chức kế hoạch đối tác hợp tác thế hệ thứ 3 nhiều nhất, hơn 35.0000 kiến nghị, trong đó ¼ đã được thẩm duyệt và thông qua.

    Trước đó không lâu, EU quyết định xây dựng nhà máy pin Lithium tiên tiến, điều khiến họ thấy kinh ngạc là Trung Quốc đã thành lập Ủy ban thiết kế tiêu chuẩn pin Lithium trong ISO, quan chức ĐCSTQ làm tổng thư ký của ủy ban này, phụ trách bổ nhiệm người phụ trách công tác của ủy ban này. Tháng 4 năm ngoái, khi dịch bệnh bắt đầu lây ra trên thế giới, tại trụ sở chính của ISO, và tổng bộ của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ở ở Geneva, đại diện Trung Quốc đã đệ trình một sáng kiến đại đô thị thông minh, một sáng kiến đại đô thị chỉ có thể phát huy tác dụng trong dịch bệnh, bao gồm thu thập dữ liệu giao thông, số liệu khẩn cấp về y tế, khi đó đã khiến cho các đại biểu tham dự hội nghị cảnh giác vì nó sẽ thu thập dữ liệu mà không màng đến quyền riêng tư của người dân. Cựu Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản chính là một trong những người tham gia hội nghị khi đó, ông nói đây là cái bẫy của ĐCSTQ, nếu cộng đồng quốc thế đồng ý với tiêu chuẩn thế này, vậy thì đã trúng cạm bẫy do ĐCSTQ đặt, mọi người đều dùng tiêu chuẩn giống nhau, thiết bị kho dữ liệu giống nhau, và cuối cùng dữ liệu sẽ rơi vào tay ĐCSTQ.

    Động thái của chính quyền Bắc Kinh trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa không chỉ giới hạn trong sản phẩm khoa học công nghệ cao mới, mà ngay cả lĩnh vực truyền thống cũng nhúng tay vào. Bắc Kinh thông qua “một vành đai, một con đường” để viện trợ cho quốc gia thúc đẩy tiêu chuẩn của Bắc Kinh, ví dụ đường sắt và nhà máy điện tại Indonesia và Nigeria sử dụng tiêu chuẩn của Bắc Kinh, tương lai những quốc gia này muốn sửa đổi thành tiêu chuẩn quốc tế, thì cái giá phải trả sẽ rất cao.

    Cộng đồng quốc tế không nên một mắt nhắm một mắt mở trước những hành động này của ĐCSTQ.

    Không có nhận xét nào