Header Ads

  • Breaking News

    100 ngày sau cuộc đảo chính: Chuyện gì đã xảy ra ở Myanmar?

    Ảnh: Youtube/DKN.TV.

    Trong một báo cáo mới đây, chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tiết lộ rằng, sau cuộc đảo chính, nền kinh tế của Myanmar đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ cao và mức độ nghèo đói chưa từng thấy ở quốc gia này, tờ Irrawaddy cho hay.

    Từng là nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, đầu tư vào Myanmar đang cạn kiệt, các dự án quốc tế tạm dừng và các hoạt động hiện tại bị đình trệ. Kết quả là, hàng triệu người phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và rơi vào cảnh nghèo đói.

    100 ngày sau cuộc đảo chính, tờ The Irrawaddy đã phân tích cách mà các tướng lĩnh quân đội đẩy nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực của Myanmar trở lại với nghèo đói, khiến nó đứng trên bờ vực sụp đổ và ảnh hưởng đến người dân trên khắp đất nước. 

    Các dự án lớn đình trệ 

    Kể từ sau cuộc đảo chính, các nhà đầu tư nước ngoài đã đình chỉ các dự án với trị giá hơn 6 tỷ đô-la Mỹ (9,4 nghìn tỷ kyats) trong bối cảnh lo ngại về các lệnh trừng phạt quốc tế, tăng cường chính quyền quân sự và sự ổn định của đầu tư.

    Trong số các dự án quan trọng, Toyota, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, đã trì hoãn khai trương nhà máy sản xuất xe trị giá 52,6 triệu USD tại Đặc khu Kinh tế Thilawa, ngoại ô Yangon do công ty này lo ngại về tình trạng bất ổn.

    Tập đoàn Sembcorp của Singapore đã tạm dừng kế hoạch phát triển một khu công nghiệp ở thị trấn Hlegu của Yangon và quyết định đợi cho đến khi tình hình ổn định, đồng thời cho biết công ty cũng cần xem xét phản ứng của khách hàng.

    Tương tự, tập đoàn năng lượng Électricité de France của Pháp đã đình chỉ một dự án thủy điện trị giá hơn 1,5 tỷ USD do lo ngại về nhân quyền, khi chính quyền quân sự tiếp tục giết chóc người biểu tình.

    Nền kinh tế thu hẹp 10-20%

    Năm ngoái, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Myanmar đã giảm xuống 1,8% do COVID-19. Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á từng dự báo mức tăng trưởng sẽ trở lại 6% trong năm nay. [Tuy nhiên sau cuộc đảo chính], Ngân hàng Thế giới đã dự đoán mức tăng trưởng kinh tế Myanmar sẽ giảm 10% trong năm tài chính này.

    Khủng hoảng ngân hàng châm ngòi cho việc thiếu tiền mặt

    Hệ thống ngân hàng của Myanmar đã tê liệt kể từ cuộc đảo chính với việc các chi nhánh [ngân hàng] đóng cửa trong gần ba tháng, thiếu tiền mặt, hạn chế tiếp cận các khoản thanh toán phúc lợi xã hội và chuyển tiền quốc tế cho các gia đình khó khăn.

    Mọi hoạt động giao thương trên biển đã phải dừng lại do các ngân hàng không thể cung cấp chứng từ cần thiết cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Kể từ giữa tháng 2, các doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng thiếu tiền mặt. Ngay sau cuộc đảo chính, nhiều người đã đổ xô đến các cây ATM để rút tiền mặt trước các tin đồn về việc ngân hàng sẽ sụp đổ. 

    Để tránh việc người dân rút tiền, chính phủ quân sự đã ra lệnh giới hạn mức rút tiền mặt đối với cá nhân và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này càng khiến người ta lo ngại rằng các ngân hàng không có tiền mặt và sẽ sụp đổ. Mỗi ngày, hàng dài người chờ đợi tại các máy ATM để rút tiền. 

    Hầu hết các ngân hàng tư nhân bắt đầu mở cửa trở lại từ cuối tháng 4, trong bối cảnh quân đội liên tục đe dọa các hình phạt và yêu cầu ghi vào danh sách đen những nhân viên từ chối trở lại làm việc. Trong khi đó, các khách hàng lại chỉ đến ngân hàng để rút tiền mặt, tạo ra nhiều vấn đề về dòng tiền.

    Các nhà quan sát tài chính ước tính rằng nếu tình trạng rút tiền mặt tiếp tục ở mức hiện tại, hệ thống ngân hàng có thể sụp đổ trong hai tháng tới. Họ cho biết Ngân hàng Trung ương Myanmar không thể cung cấp thanh khoản cần thiết cho các ngân hàng.

    Một nhà phân tích giấu tên ở Myanmar nói với Irrawaddy: “Đây là một cuộc khủng hoảng niềm tin. Người dân không tin tưởng vào sự điều hành của chính quyền quân sự. Chẳng có gì ngạc nhiên khi họ không tin tưởng vào hệ thống ngân hàng. Cuộc khủng hoảng sẽ chỉ dừng lại khi chính phủ dân chủ trở lại,”

    Đồng Kyat sụt giảm

    Đồng kyat đã giảm giá trị khi niềm tin và thương mại giảm, đồng tiền của Myanmar giảm hơn 20% giá trị kể từ cuộc đảo chính và ghi nhận mức thấp nhất so với đồng đô-la Mỹ trong một thập kỷ qua. 

    Xuất khẩu giảm khoảng 45% và nhập khẩu giảm 65%. Đồng kyat đang lao dốc khiến giá cả tăng cao, làm tổn thương người nghèo và gây ra tình trạng thiếu hụt một số mặt hàng thiết yếu, bao gồm cả chi phí nhiên liệu và thuốc men.

    Nửa triệu việc làm bị mất

    Các tổ chức công đoàn của Myanmar ước tính khoảng 600.000 công nhân đã mất việc làm kể từ cuộc đảo chính. Lĩnh vực may mặc đã bị tê liệt sau khi các thương hiệu lớn nước ngoài ngừng đặt đơn đặt hàng. Ngoài ra, các cuộc đàn áp tại các khu công nghiệp buộc các nhà máy phải đóng cửa và công nhân [mất việc] phải trở về quê hương.

    Các tổ chức công đoàn cho biết hơn 300.000 công nhân may mặc đã mất việc làm. Liên minh Công nhân Xây dựng cho biết khoảng 300.000 đến 400.000 công việc thuộc lĩnh vực xây dựng đã bị “khai tử” khi tất cả dự án cơ sở hạ tầng lớn ở Yangon bị tạm dừng.

    Các công việc chuyên môn cũng đang bị dần biến mất. Các cơ quan việc làm cho biết hàng trăm nhân viên từ các công ty nước ngoài ở các thành phố lớn tại Myanmar đang bị thất nghiệp. 

    Nỗi lo nạn đói của hàng triệu người

    Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc  ước tính rằng tình trạng mất an ninh lương thực đang tăng mạnh ở Myanmar cùng với giá lương thực tăng và tình trạng thất nghiệp. Chương trình này cho biết những lo ngại về COVID-19 cũng đang đẩy nhanh sự suy thoái kinh tế và khủng hoảng nhân đạo tại đất nước Đông Nam Á này.

    Chỉ số giám sát thực phẩm của Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc cho thấy giá bán lẻ dầu cọ ở Yangon (thành phố lớn nhất Myanmar) đã tăng 20% ​​k t đầu tháng 2. Giá go khu vc xung quanh Yangon và Mandalay đã tăng ti 4%.

    Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc cho biết giá sẽ còn tăng nữa do lĩnh vực ngân hàng gần như tê liệt, lượng kiều hối chậm lại và những giới hạn về số lượng tiền mặt.

    Gần một nửa dân số đối mặt với tình trạng đói nghèo trong năm sau

    Chương trình Phát triển Liên hợp quốc  cho biết, một năm sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 đã làm gia tăng thêm các tác động kinh tế xã hội với Myanmar. Báo cáo của UNDP cho biết “Nếu tình hình trên vẫn tiếp diễn, tỷ lệ nghèo đói [ở Myamar] có thể tăng gấp đôi vào đầu năm 2022”. 

    Theo Ngân hàng Thế giới, Myanmar có 54,5 triệu người, có nghĩa là theo ước tính của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, hơn 27 triệu người có thể rơi vào tình trạng nghèo đói năm 2022.  

    Đến cuối năm 2020, 83% hộ gia đình Myanmar cho biết thu nhập của họ trung bình đã giảm gần một nửa do đại dịch COVID-19. Do đó, theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, số người sống dưới mức nghèo khổ ước tính đã tăng 11 điểm %. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn với cuộc đảo chính quân sự hồi tháng Hai, dự đoán cho thấy tỷ lệ nghèo đói sẽ tăng thêm 12 điểm %.

    Chương trình Phát triển Liên hợp quốc cho biết phụ nữ và trẻ em dự kiến ​​s b nh hưởng nng n nht bi COVID-19 và chính ph quân s, đặc bit là [nhng người sống] ở các khu vực thành thị.

    https://www.dkn.tv/the-gioi/myanmar-gan-1-2-dan-so-co-the-bi-ngheo-doi-vao-nam-sau.html

    Không có nhận xét nào