Vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh giấy mời của Công an phường Lộc Tiến, Thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) mời một thanh niên làm việc vì lý do mà công an đưa ra là người này bán gà đá cho một số đối tượng thường xuyên tổ chức đá gà.
Công an mời người bán gà lên phường: Sự lạm quyền dẫn đến oan sai? |
Đại tá Phùng Tất Thành - Trưởng Công an Thành phố Bảo Lộc, xác nhận với truyền thông trong nước rằng giấy mời này là thật và buổi làm việc chỉ là để nhắc nhở công dân không nên bán gà cho những đối tượng chuyên tổ chức, thực hiện việc đá gà cá độ ăn tiền, gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn.
Báo Mới dẫn lời Luật sư Dương Vĩnh Tuyến thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước rằng gà là đối tượng được mua, bán tự do, ai mua thì bán; người mua sử dụng vào mục đích gì, làm sao người bán biết được. Cũng theo lời Luật sư Dương Vĩnh Tuyến, pháp luật không cấm người dân nuôi gà, bán gà. Pháp luật cũng không cấm người dân mua gà, đá gà. Công an mời người bán gà làm việc vì bán gà cho người chơi đá gà là lạm dụng quyền lực.
Bán gà chỉ là hoạt động bán lẻ. Theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì “Bán lẻ” là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, và các tổ chức khác nhằm mục đích tiêu dùng. Thực tế, người bán gần như không thể xác định được liệu khách hàng có sử dụng hàng hóa đã mua cho mục đích tiêu dùng hay không.
Công an đưa giấy mời đó thì hoàn toàn không lạm quyền vì nếu có bất gì cái gì liên quan thì công an có quyền xác minh hoặc mời lên làm việc. Mời khác hẳn với triệu tập. Người được mời có quyền không hợp tác và không lên gặp công an. Đó là quyền của người được mời. - Luật sư Hoàng Tùng
Cũng nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, Luật sư Hoàng Tùng thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội phân tích với RFA sáng 13 tháng 5 rằng:
“Công an đưa giấy mời đó thì hoàn toàn không lạm quyền vì nếu có bất kỳ cái gì liên quan thì công an có quyền xác minh hoặc mời lên làm việc.
Mời khác hẳn với triệu tập. Người được mời có quyền không hợp tác và không lên gặp công an. Đó là quyền của người được mời.
Trong vụ việc này thì lên gặp, công an sẽ giải thích hoặc hỏi thêm thông tin để nắm thêm tình hình. Đó cũng là tốt. Thực tế thì phải có liên quan thì mới được mời. Nếu công an lạm quyền mời thì cũng không được, nhưng trong trường hợp này thì họ cũng muốn răn đe hoặc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tôi cho rằng đối với vụ việc này thì (công an) không hề vi phạm.
Trong trường hợp này tôi cho rằng vì mục đích là việc ‘đánh bạc’ gây hậu quả ảnh hưởng nhiều cho gia đình, xã hội tại địa bàn nên đây cũng là điều tốt để ngăn ngừa tội phạm.”
Luật sư Tùng nói thêm, nếu người được mời phát hiện ra việc công an cố tình nại lý do nào đó để gởi giấy mời nhằm mục đích khác thì người liên quan có thể kiện hoặc khiếu nại hành vi đó.
Anh Minh, chủ một doanh nghiệp ở TP.HCM thì nhận định rằng:
“Theo chi tiết của sự việc trên giấy mời thì hình như là công an nhận thức và hiểu biết vấn đề kém quá. Cán bộ mà nhận thức như thế thì làm sao mà làm việc có hiệu quả, có chất lượng được, làm sao mà địa phương mạnh được. Bán gà thì cả nước biết bao nhiêu người bán. Người ta mua gà về làm gì là việc của người ta, tự nhiên mới ông bán gà lên điều tra là sao?!”
Báo Mới dẫn lời Luật sư Dương Vĩnh Tuyến thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước rằng gà là đối tượng được mua, bán tự do, ai mua thì bán; người mua sử dụng vào mục đích gì, làm sao người bán biết được. Cũng theo lời Luật sư Dương Vĩnh Tuyến, pháp luật không cấm người dân nuôi gà, bán gà. Pháp luật cũng không cấm người dân mua gà, đá gà. Công an mời người bán gà làm việc vì bán gà cho người chơi đá gà là lạm dụng quyền lực.
Bán gà chỉ là hoạt động bán lẻ. Theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì “Bán lẻ” là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, và các tổ chức khác nhằm mục đích tiêu dùng. Thực tế, người bán gần như không thể xác định được liệu khách hàng có sử dụng hàng hóa đã mua cho mục đích tiêu dùng hay không.
Công an đưa giấy mời đó thì hoàn toàn không lạm quyền vì nếu có bất gì cái gì liên quan thì công an có quyền xác minh hoặc mời lên làm việc. Mời khác hẳn với triệu tập. Người được mời có quyền không hợp tác và không lên gặp công an. Đó là quyền của người được mời. - Luật sư Hoàng Tùng
Cũng nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, Luật sư Hoàng Tùng thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội phân tích với RFA sáng 13 tháng 5 rằng:
“Công an đưa giấy mời đó thì hoàn toàn không lạm quyền vì nếu có bất kỳ cái gì liên quan thì công an có quyền xác minh hoặc mời lên làm việc.
Mời khác hẳn với triệu tập. Người được mời có quyền không hợp tác và không lên gặp công an. Đó là quyền của người được mời.
Trong vụ việc này thì lên gặp, công an sẽ giải thích hoặc hỏi thêm thông tin để nắm thêm tình hình. Đó cũng là tốt. Thực tế thì phải có liên quan thì mới được mời. Nếu công an lạm quyền mời thì cũng không được, nhưng trong trường hợp này thì họ cũng muốn răn đe hoặc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tôi cho rằng đối với vụ việc này thì (công an) không hề vi phạm.
Trong trường hợp này tôi cho rằng vì mục đích là việc ‘đánh bạc’ gây hậu quả ảnh hưởng nhiều cho gia đình, xã hội tại địa bàn nên đây cũng là điều tốt để ngăn ngừa tội phạm.”
Luật sư Tùng nói thêm, nếu người được mời phát hiện ra việc công an cố tình nại lý do nào đó để gởi giấy mời nhằm mục đích khác thì người liên quan có thể kiện hoặc khiếu nại hành vi đó.
Anh Minh, chủ một doanh nghiệp ở TP.HCM thì nhận định rằng:
“Theo chi tiết của sự việc trên giấy mời thì hình như là công an nhận thức và hiểu biết vấn đề kém quá. Cán bộ mà nhận thức như thế thì làm sao mà làm việc có hiệu quả, có chất lượng được, làm sao mà địa phương mạnh được. Bán gà thì cả nước biết bao nhiêu người bán. Người ta mua gà về làm gì là việc của người ta, tự nhiên mới ông bán gà lên điều tra là sao?!”
Theo anh Minh, nếu người mua gà vi phạm pháp luật do đá gà ăn tiền mà lại phạt người bán gà, thì tương tự, nên phạt hết các Công ty sổ xố kiến thiết của Nhà nước vì đã gián tiếp gây ra tệ nạn chơi lô, đề.
Chơi lô, đề là một hình thức đánh bạc trái phép theo quy định pháp luật Việt Nam. Trong đó, chơi lô, đề là khái niệm chỉ trò chơi cá cược dự đoán kết quả xổ số kiến thiết hàng ngày, người tham gia phải tuân thủ các luật lô, đề và hưởng tiền thưởng nếu trúng theo bảng ăn lô, đề được đưa ra ban đầu.
Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp bị cho là ‘tréo cẳng ngỗng’ trong việc xử lý hay xử phạt ở Việt Nam liên quan những hoạt động dân sự.
Năm 2009, để hạn chế tối đa tình trạng phân bón giả hoành hành, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đưa ra bàn thảo ý kiến phạt người nông dân nếu họ sử dụng phân bón giả, kém chất lượng.
Ý kiến này lập tức bị phản bác từ nhiều phía, bởi người nông dân không thể dùng mắt thường kiểm tra nhãn mác, bao bì giả được làm y như thật. Đây là trách nhiệm của cơ quan chức năng. Lẽ ra người nông dân phải là người được bảo vệ trước nạn phân bón giả, kém chất lượng thì không hiểu vì lý do gì những người làm luật lại bắt họ nộp phạt.
Theo quan điểm của Tiến sĩ Trương Hợp Tác, Trưởng phòng Sử dụng đất và Phân bón (Cục Trồng trọt) lúc bấy giờ, chế tài này buộc nông dân phải có ý thức hơn về hành vi của mình, phải biết kiểm soát nguồn gốc phân bón, từ đó có thể hạn chế được tình trạng phân bón giả.
Có thể dẫn đến oan sai
Thực tế ở Việt Nam, đã có những trường hợp ngay khi có đơn tố cáo, tố giác, tin báo tội phạm là lập tức những người bị tình nghi, người làm chứng bị triệu tập. Điều này là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, bởi giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án…
Sáng 15 tháng sáu năm 2020, trong phiên thảo luận tại Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nói rằng, ông nhận được rất nhiều tin nhắn, điện thoại của cử tri, trong đó có vị là lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu, nói rằng chưa bao giờ thấy niềm tin vào tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ.
Trong khi đó, vào ngày 12 tháng một năm 2021, khi báo cáo về công tác của các toà án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định trong nhiệm kỳ không xảy ra án oan hình sự và việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội’.
Ngay sau phát biểu của Chánh án Nguyễn Hòa Bình, Luật sư Đặng Đình Mạnh đã bày tỏ sự ngạc nhiên với RFA:
“Dường như ông không nắm được về tình hình xét xử vụ án hình sự. Trong nhiều năm gần đây xảy ra khá nhiều vụ án oan sai, hơn nữa những vụ án oan sai đã từng được thừa nhận, báo chí đưa tin rộng rãi. Không hiểu tại sao ông lại nói tòa án chưa bao giờ có vụ oan sai như vậy. Đơn cử như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn hay Hàn Đức Long, khá nhiều, trước mắt tôi chưa kể được nhưng thống kê thì xấp xỉ 10 vụ.”
Luật sư Phạm Công Út thì cho rằng, tư pháp Việt Nam có sự tiến bộ rõ rệt để hội nhập với nền tư pháp của thế giới mà Việt Nam đã ký kết. Nhưng từ luật tới thực tế còn quá xa vời bởi Việt Nam vẫn còn mang những nét đặc thù riêng là một đảng lãnh đạo nên vẫn còn những điểm khác biệt với thế giới. Để hội nhập thì Việt Nam phải sửa luật, và rõ ràng Việt Nam đã và đang sửa luật về mặt câu chữ, về mặt luật pháp, nhưng về mặt thừa hành thì không giống như quy định của pháp luật.
Chơi lô, đề là một hình thức đánh bạc trái phép theo quy định pháp luật Việt Nam. Trong đó, chơi lô, đề là khái niệm chỉ trò chơi cá cược dự đoán kết quả xổ số kiến thiết hàng ngày, người tham gia phải tuân thủ các luật lô, đề và hưởng tiền thưởng nếu trúng theo bảng ăn lô, đề được đưa ra ban đầu.
Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp bị cho là ‘tréo cẳng ngỗng’ trong việc xử lý hay xử phạt ở Việt Nam liên quan những hoạt động dân sự.
Năm 2009, để hạn chế tối đa tình trạng phân bón giả hoành hành, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đưa ra bàn thảo ý kiến phạt người nông dân nếu họ sử dụng phân bón giả, kém chất lượng.
Ý kiến này lập tức bị phản bác từ nhiều phía, bởi người nông dân không thể dùng mắt thường kiểm tra nhãn mác, bao bì giả được làm y như thật. Đây là trách nhiệm của cơ quan chức năng. Lẽ ra người nông dân phải là người được bảo vệ trước nạn phân bón giả, kém chất lượng thì không hiểu vì lý do gì những người làm luật lại bắt họ nộp phạt.
Theo quan điểm của Tiến sĩ Trương Hợp Tác, Trưởng phòng Sử dụng đất và Phân bón (Cục Trồng trọt) lúc bấy giờ, chế tài này buộc nông dân phải có ý thức hơn về hành vi của mình, phải biết kiểm soát nguồn gốc phân bón, từ đó có thể hạn chế được tình trạng phân bón giả.
Có thể dẫn đến oan sai
Thực tế ở Việt Nam, đã có những trường hợp ngay khi có đơn tố cáo, tố giác, tin báo tội phạm là lập tức những người bị tình nghi, người làm chứng bị triệu tập. Điều này là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, bởi giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án…
Sáng 15 tháng sáu năm 2020, trong phiên thảo luận tại Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nói rằng, ông nhận được rất nhiều tin nhắn, điện thoại của cử tri, trong đó có vị là lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu, nói rằng chưa bao giờ thấy niềm tin vào tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ.
Trong khi đó, vào ngày 12 tháng một năm 2021, khi báo cáo về công tác của các toà án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định trong nhiệm kỳ không xảy ra án oan hình sự và việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội’.
Ngay sau phát biểu của Chánh án Nguyễn Hòa Bình, Luật sư Đặng Đình Mạnh đã bày tỏ sự ngạc nhiên với RFA:
“Dường như ông không nắm được về tình hình xét xử vụ án hình sự. Trong nhiều năm gần đây xảy ra khá nhiều vụ án oan sai, hơn nữa những vụ án oan sai đã từng được thừa nhận, báo chí đưa tin rộng rãi. Không hiểu tại sao ông lại nói tòa án chưa bao giờ có vụ oan sai như vậy. Đơn cử như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn hay Hàn Đức Long, khá nhiều, trước mắt tôi chưa kể được nhưng thống kê thì xấp xỉ 10 vụ.”
Luật sư Phạm Công Út thì cho rằng, tư pháp Việt Nam có sự tiến bộ rõ rệt để hội nhập với nền tư pháp của thế giới mà Việt Nam đã ký kết. Nhưng từ luật tới thực tế còn quá xa vời bởi Việt Nam vẫn còn mang những nét đặc thù riêng là một đảng lãnh đạo nên vẫn còn những điểm khác biệt với thế giới. Để hội nhập thì Việt Nam phải sửa luật, và rõ ràng Việt Nam đã và đang sửa luật về mặt câu chữ, về mặt luật pháp, nhưng về mặt thừa hành thì không giống như quy định của pháp luật.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào