Thứ Sáu ngày 30 tháng 4, năm 2021 này là kỷ niệm lần thứ 46 ngày CSVN hoàn tất tiến trình xâm chiếm miền nam và nô lệ hóa toàn thể dân tộc. Đây cũng là ngày Quốc Hận vì huynh đệ tương tàn, vì ý thức hệ giáo điều đã ưu thắng tinh thần quốc gia dân tộc, vì tính ác đã hủy diệt tính thiện và vì độc tài đảng trị đã chiến thắng tự do dân chủ trên toàn cõi đất nước.
Ngày Quốc Hận có thể được nhận diện qua nhiều góc cạnh khác nhau:
Trước hết, cuộc chiến Việt Nam từ 1955 đến 1975 kéo dài khoảng 20 năm, giữa người miền Nam và người miền Bắc Việt Nam, cùng một huyết thống, cùng một ngôn ngữ, cùng một tổ tiên, trên căn bản là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Đất nước chúng ta không lạ gì với những cuộc chiến cùng bản chất như thế. Nào là loạn 12 sứ quân sau đó bị Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp, nào là Trịnh Nguyễn Phân Tranh đưa đến giai đoạn vua Gia Long thống nhất sơn hà.
Tuy nhiên khía cạnh huynh đệ tương tàn lần này tệ hại hơn những tiền lệ trong lịch sử vì sự du nhập vào tâm thức dân tộc của ý thức hệ giáo điều Mác Lê. Thật vậy, tuy giai đoạn Gia Long thống nhất giang sơn, trả thù cá nhân gia đình Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ và thế hệ Tây Sơn có thể tàn ác, nhưng tính tàn ác này không mang tính ý thức hệ giáo điều và có quy mô rộng như giai đoạn đảng CS thống trị. Ngoài những trại giam, trại cải tạo man rợ và đẫm máu tương tự như giai đoạn nhà độc tài Joseph Stalin áp dụng với những người Nga đối lập, hoặc những trại tập trung nhà độc tài Adolph Hitler áp dụng cho dân Do Thái và các thành phần chống Đức Quốc Xã, đảng CSVN còn áp dụng các chính sách bần cùng hóa nhân dân miền Nam một cách phi nhân, theo đúng chỉ thị của quan thầy Mao Trạch Đông.
Cố Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Regan, người có công đầu trong biến cố Bức Tường Bá Linh Sụp Đổ đã gọi Liên Bang Xô Viết, lúc đó đang là lãnh đạo thế giới cộng sản, là Đế Quốc của Tội Ác. Dưới góc cạnh này, ngày 30 tháng tư năm 1975 còn có thể được tưởng niệm như ngày đau buồn của toàn dân Việt khi đảng CSVN thanh toán các thành phần quốc gia, gieo rắc khổ đau cho dân tộc và cái ác lên ngôi tại Việt Nam.
Thế kỷ 20 là thế kỷ của ý thức hệ và các xung đột ý thức hệ. Biến cố 30 tháng Tư, 1975 và sau đó, sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết vào thập niên 90 là những biến cố điển hình của giai đoạn chiến tranh ý thức hệ này.
Tuy nhiên thế kỷ 21 lại là thế kỷ của tin học, của mạng lưới toàn cầu, của khoa học và khởi đầu cho sự cáo chung của các ý thức hệ giáo điều. Biến cố 30/4 làm miền Nam Việt Nam mất đi một cơ hội lịch sử, có thể dân chủ hóa đất nước, phát triển kinh tế và bắt kịp các nước tây phương. Trên phương diện khách quan, vào giai đoạn Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa tại miền Nam, trình độ phát triển kinh tế của miền nam tương đương với các quốc gia có truyền thống Đông Á khác như Nam Hàn, Đài Loan, Hồng Kong và Singapore.
Tuy hai nền cộng hòa tại miền Nam chưa hoàn hảo, nhưng đã có nền móng của những định chế dân chủ phôi thai, không hề thua kém các quốc gia nêu trên.
Sự khác biệt duy nhất là các quốc gia đó không bị thảm họa cộng sản, từ đó có cơ hội hoàn tất tiến trình dân chủ hóa, đồng thời phát triển kinh tế ngoạn mục.
Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 đã cướp đi cơ hội cho nhân dân Việt Nam vươn lên như một nền dân chủ chân chính và một con rồng trên vùng trời Đông Á.
Hình ảnh những bộ đội CS Bắc Việt xâm chiến Miền Nam năm 1975 tương tợ như hình ảnh những bộ lạc man di mọi rợ từ Âu Châu, với những chiến binh mình trần, quấn khố, vũ khí hung tợn, dẫm nát những cung điện nguy nga và những định chế chính trị tiến bô nhất thời đại của nền văn minh La Mã đầy ánh sáng. Sau khi nền văn minh này sụp đổ, nhiều thế hệ dân chúng Âu Châu trải qua cả ngàn năm tăm tối, lầm than.
Ngày hôm nay, chúng ta bước vào kỷ nguyên của kỷ thuật, khoa học, tin học và mạng lưới toàn cầu. Dối trá và bạo lực của chế độ CS không thể che dấu được toàn dân. Dân tộc Việt không cần phải chờ hằng ngàn năm để xây dựng lại đất nước.
Đã đến lúc toàn dân rút những bài học xương máu của lịch sử. Thay vì than thở, thụ động và bi quan, nhân dịp quốc hận 30 tháng 4 năm 2021 chúng ta phải hạ quyết tâm, đứng lên:
1. Cương quyết xây dựng đại đoàn kết dân tộc
2. Triệt để loại bỏ tinh thần chia rẽ Nam Bắc ra khỏi các định chế chính trị mà điển hình là tinh thần kỳ thị Nam Bắc cố hữu của TBT Nguyễn Phú Trọng và toàn bộ đảng CSVN hôm nay.
3. Quyết tâm tiêu diệt mọi ý thức hệ giáo điều, nhất là ý thức hệ giáo điều Mác Lê ngu xuẩn
4. Xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên cho đất nước tương lai.
https://www.facebook.
Ls. Đào Tăng Dực - Bài học quốc hận lần thứ 46 của toàn dân |
Ngày Quốc Hận có thể được nhận diện qua nhiều góc cạnh khác nhau:
Trước hết, cuộc chiến Việt Nam từ 1955 đến 1975 kéo dài khoảng 20 năm, giữa người miền Nam và người miền Bắc Việt Nam, cùng một huyết thống, cùng một ngôn ngữ, cùng một tổ tiên, trên căn bản là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Đất nước chúng ta không lạ gì với những cuộc chiến cùng bản chất như thế. Nào là loạn 12 sứ quân sau đó bị Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp, nào là Trịnh Nguyễn Phân Tranh đưa đến giai đoạn vua Gia Long thống nhất sơn hà.
Tuy nhiên khía cạnh huynh đệ tương tàn lần này tệ hại hơn những tiền lệ trong lịch sử vì sự du nhập vào tâm thức dân tộc của ý thức hệ giáo điều Mác Lê. Thật vậy, tuy giai đoạn Gia Long thống nhất giang sơn, trả thù cá nhân gia đình Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ và thế hệ Tây Sơn có thể tàn ác, nhưng tính tàn ác này không mang tính ý thức hệ giáo điều và có quy mô rộng như giai đoạn đảng CS thống trị. Ngoài những trại giam, trại cải tạo man rợ và đẫm máu tương tự như giai đoạn nhà độc tài Joseph Stalin áp dụng với những người Nga đối lập, hoặc những trại tập trung nhà độc tài Adolph Hitler áp dụng cho dân Do Thái và các thành phần chống Đức Quốc Xã, đảng CSVN còn áp dụng các chính sách bần cùng hóa nhân dân miền Nam một cách phi nhân, theo đúng chỉ thị của quan thầy Mao Trạch Đông.
Cố Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Regan, người có công đầu trong biến cố Bức Tường Bá Linh Sụp Đổ đã gọi Liên Bang Xô Viết, lúc đó đang là lãnh đạo thế giới cộng sản, là Đế Quốc của Tội Ác. Dưới góc cạnh này, ngày 30 tháng tư năm 1975 còn có thể được tưởng niệm như ngày đau buồn của toàn dân Việt khi đảng CSVN thanh toán các thành phần quốc gia, gieo rắc khổ đau cho dân tộc và cái ác lên ngôi tại Việt Nam.
Thế kỷ 20 là thế kỷ của ý thức hệ và các xung đột ý thức hệ. Biến cố 30 tháng Tư, 1975 và sau đó, sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết vào thập niên 90 là những biến cố điển hình của giai đoạn chiến tranh ý thức hệ này.
Tuy nhiên thế kỷ 21 lại là thế kỷ của tin học, của mạng lưới toàn cầu, của khoa học và khởi đầu cho sự cáo chung của các ý thức hệ giáo điều. Biến cố 30/4 làm miền Nam Việt Nam mất đi một cơ hội lịch sử, có thể dân chủ hóa đất nước, phát triển kinh tế và bắt kịp các nước tây phương. Trên phương diện khách quan, vào giai đoạn Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa tại miền Nam, trình độ phát triển kinh tế của miền nam tương đương với các quốc gia có truyền thống Đông Á khác như Nam Hàn, Đài Loan, Hồng Kong và Singapore.
Tuy hai nền cộng hòa tại miền Nam chưa hoàn hảo, nhưng đã có nền móng của những định chế dân chủ phôi thai, không hề thua kém các quốc gia nêu trên.
Sự khác biệt duy nhất là các quốc gia đó không bị thảm họa cộng sản, từ đó có cơ hội hoàn tất tiến trình dân chủ hóa, đồng thời phát triển kinh tế ngoạn mục.
Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 đã cướp đi cơ hội cho nhân dân Việt Nam vươn lên như một nền dân chủ chân chính và một con rồng trên vùng trời Đông Á.
Hình ảnh những bộ đội CS Bắc Việt xâm chiến Miền Nam năm 1975 tương tợ như hình ảnh những bộ lạc man di mọi rợ từ Âu Châu, với những chiến binh mình trần, quấn khố, vũ khí hung tợn, dẫm nát những cung điện nguy nga và những định chế chính trị tiến bô nhất thời đại của nền văn minh La Mã đầy ánh sáng. Sau khi nền văn minh này sụp đổ, nhiều thế hệ dân chúng Âu Châu trải qua cả ngàn năm tăm tối, lầm than.
Ngày hôm nay, chúng ta bước vào kỷ nguyên của kỷ thuật, khoa học, tin học và mạng lưới toàn cầu. Dối trá và bạo lực của chế độ CS không thể che dấu được toàn dân. Dân tộc Việt không cần phải chờ hằng ngàn năm để xây dựng lại đất nước.
Đã đến lúc toàn dân rút những bài học xương máu của lịch sử. Thay vì than thở, thụ động và bi quan, nhân dịp quốc hận 30 tháng 4 năm 2021 chúng ta phải hạ quyết tâm, đứng lên:
1. Cương quyết xây dựng đại đoàn kết dân tộc
2. Triệt để loại bỏ tinh thần chia rẽ Nam Bắc ra khỏi các định chế chính trị mà điển hình là tinh thần kỳ thị Nam Bắc cố hữu của TBT Nguyễn Phú Trọng và toàn bộ đảng CSVN hôm nay.
3. Quyết tâm tiêu diệt mọi ý thức hệ giáo điều, nhất là ý thức hệ giáo điều Mác Lê ngu xuẩn
4. Xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên cho đất nước tương lai.
https://www.facebook.
Không có nhận xét nào