Header Ads

  • Breaking News

    Pháp từ chối cho nhập cảnh những người đã tiêm vắc-xin TQ, Bắc Kinh cảnh báo thực hiện việc trả đũa

    Cách đây vài ngày, để đối phó với đại dịch COVID-19, chính phủ Pháp đã ban hành quy định về nhập cảnh mới, theo đó tiến hành thực hiện các biện pháp nới lỏng hơn đối với những hành khách đã được tiêm phòng, nhưng ngoại trừ các loại vắc xin của Trung Quốc. Bắc Kinh cho biết họ cũng sẽ áp đặt "các lệnh trừng phạt ngược lại".

    Pháp từ chối cho nhập cảnh những người đã tiêm vắc-xin TQ, Bắc Kinh cảnh báo thực hiện việc trả đũa

    Theo tin cho biết, quy định nhập cảnh mới của Pháp có nêu rõ: "Những người đã được tiêm phòng có thể nhập cảnh vào Pháp mà không cần phải đưa ra 'lý do khẩn cấp'". Các loại vắc-xin được chính phủ Pháp phê duyệt bao gồm Pfizer, Modena, AstraZeneca, Johnson & Johnson. Điều đáng chú ý là mặc dù vắc-xin của Sinopharm và Kexing (Khoa Hưng) của TQ đã được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào ngày 7/5 và 1/6 nhưng chúng lại không được phía chính phủ Pháp công nhận.

    Quy định có ghi rõ, nếu hành khách nhập cảnh vào Pháp từ Trung Quốc, bất kể họ đã được tiêm phòng hay chưa thì đều phải cung cấp giấy chứng nhận xét nghiệm axit nucleic âm tính trong vòng 72 giờ hoặc giấy chứng nhận xét nghiệm kháng nguyên âm tính trong vòng 48 giờ để lên máy bay. Khi đến Pháp, chính phủ Pháp cũng sẽ tiến hành xét nghiệm kháng nguyên ngẫu nhiên; những người chưa được tiêm phòng (hoặc đã tiêm phòng ở Trung Quốc) cần điền vào mẫu đơn đi du lịch và đánh dấu vào trường hợp có "lý do khẩn cấp", đồng thời tự cách ly trong 7 ngày sau khi đến Pháp.

    Một phóng viên của Đài Á Châu Tự Do đã gọi điện đến Đại sứ quán TQ tại Pháp để xác minh, nhân viên ở đây cho biết, đây là quy định chung của EU và tiết lộ rằng Bắc Kinh sẽ áp đặt "các biện pháp trừng phạt ngược lại", tức là khi người Pháp đến TQ, họ sẽ không cho nhập cảnh nếu tiêm vắc-xin không phải là vắc-xin của nước này.

    Sau khi thông báo trên được đưa ra, ngày 14/6, Đại sứ quán TQ tại Pháp đã ra thông báo nhắc nhở những người TQ khi nhập cảnh vào Pháp phải chú ý các tin tức có liên quan này. Truyền thông ĐCSTQ cũng dẫn thông tin từ Đại sứ quán TQ tại Pháp cho biết, vắc-xin TQ đã được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp, nhưng lại "không được Pháp công nhận". Không chỉ có vậy, nhân viên ĐSQTQ còn sử dụng tài khoản chính thức của ĐSQ để cáo buộc Pháp không công nhận vắc-xin của TQ và có "hành động thao túng chính trị rõ ràng". Cư dân mạng TQ cũng đăng lại nội dung này trên Weibo, cho rằng "Pháp đã quá coi trọng chính mình".

    Về vấn đề này, nhà phê bình, ông Vương Long Mông phân tích rằng hành động trả đũa của TQ chủ yếu là nhằm khuấy động tình cảm dân tộc trong nước. Ông thẳng thắn tuyên bố rằng, Đại sứ Trung Quốc taị Pháp, ông Lô Sa Dã, một trong những "chiến binh sói" của ĐCSTQ thường xuyên chỉ trích các nước phương Tây trong việc truy tìm nguồn gốc của virus viêm phổi. Đại sứ quán TQ tại Pháp cũng cố tình đưa ra các bài báo dẫn hướng dư luận trong nước, một loại hành vi có tính cách "thao túng chính trị".

    Ông Vương cho biết thêm: "Là một nhà ngoại giao dạng 'chiến binh sói' nổi tiếng, ông Lô rất không hài lòng với Pháp, vì Pháp là quốc gia có chính sách cứng rắn đối với TQ. Vì vậy, những quy định mới về nhập cảnh ở Pháp đã gây xôn xao dư luận, Bắc Kinh lợi dụng nó chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền nội bộ, khơi dậy lòng yêu nước của những kẻ mê muội ở TQ. Cách đối xử theo kiểu trả đũa này của TQ cũng thật nực cười. Không lẽ những công dân TQ đi du lịch tại Pháp mà đã tiêm vắc-xin quốc tế thì sẽ không được quay trở về nước nữa sao?"

    Ông nói thêm, "Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về sự lây lan toàn cầu của đại dịch. EU cuối cùng đã thức tỉnh. Pháp, với tư cách là quốc gia hàng đầu trong EU, từ chối công nhận vắc xin của Trung Quốc là một việc hoàn toàn hợp lý".

    Không có nhận xét nào