Header Ads

  • Breaking News

    Bắc Kinh nói Mỹ hy vọng hợp tác với Trung Quốc là quá "ngây thơ"

    Trong thời gian qua, ngày càng có nhiều chính trị gia và chuyên gia phân tích phương tây đưa ra kết luận rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Quốc đã không mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Ngày càng có nhiều chính trị gia và chuyên gia phân tích phương tây đưa ra kết luận rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Quốc đã không mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

    Bắc Kinh nói Mỹ hy vọng hợp tác với Trung Quốc là quá "ngây thơ"

    Bà Cai Xia, cựu giáo sư tại Trường Đảng Bắc Kinh, nói rằng 4 thập kỉ nỗ lực của Mỹ nhằm gây dựng quan hệ với Trung Quốc chỉ khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh ngày càng duy trì thái độ thù địch đối với Washington.

    Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc không còn nhìn nhận sự tiếp cận với Mỹ mang tính hữu ích, bà viết.

    "Những suy nghĩ hi vọng về việc duy trì quan hệ hợp tác với Mỹ cần được thay thế bằng các biện pháp phòng ngự cứng rắn để bảo vệ Mỹ từ các động thái ngày càng quyết liệt từ Trung Quốc, đồng thời tăng cường các áp lực mang tính công kích là cần thiết", bà Cai viết tiếp.

    Bài viết dài 28 trang của Cai được đăng trên ấn phẩm của Viện Hoover, một viện nghiên cứu thuộc Đại học Stanford.

    Trong thời gian qua, ngày càng có nhiều chính trị gia và chuyên gia phân tích phương tây đưa ra kết luận rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Quốc đã không mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Nhưng những quan điểm này dường như ít được bày tỏ công khai bởi từ những nguồn tin được đánh giá cao như bà Cai trong thời gian qua.

    Bà Cai trong 15 năm qua đã giữ vai trò đào tạo các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc về tư tưởng tại một trong những viện đào tạo hàng đầu của đất nước cho đến khi nghỉ hưu vào 2012, khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo. Thời điểm bùng phát Covid-19 cũng là lúc bà Cai đang đi du lịch tại Mỹ, điều khiến bà không thể quay trở về Trung Quốc.

    Theo bà Cai, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã tính toán sai ở từng bước đi, từ việc tái thiết lập quan hệ với Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn vào năm 1989 tới việc ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO.

    Trong hơn 40 năm qua kể từ khi Mỹ và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1979), nhiều đời Tổng thống Mỹ đều thực thi chính sách can dự tích cực với Trung Quốc, nghĩa là có hợp tác, có kiềm chế, đồng thời, lôi kéo Trung Quốc tham gia vào hệ thống quốc tế hiện hành, theo luật chơi do Mỹ sắp đặt.

    Tuy nhiên, trong khi chính quyền Mỹ mô tả Trung Quốc như đối thủ cạnh tranh, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn coi Mỹ là một đối thủ thù địch, bà nói. Với chính sách ngoại giao chuyển từ "giấu mình chờ thời" sang "hành động nước lớn" của Trung Quốc, mối quan hệ Washington - Bắc Kinh bắt đầu chuyển hướng xấu.

    Từ khi Tổng thống Donald Trump cầm quyền ở Mỹ vào đầu năm 2017 tới nay, quan hệ giữa hai cường quốc này chuyển sang giai đoạn mới: cạnh tranh chiến lược toàn diện, đối đầu.

    Theo đó, Mỹ điều chỉnh chính sách theo hướng tiếp cận cạnh tranh công khai, quyết liệt, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nhằm ngăn chặn Trung Quốc và bảo vệ lợi ích sống còn của Mỹ. Đáng chú ý, việc áp dụng các biện pháp cứng rắn đối với Trung Quốc đều nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng ở Quốc hội Mỹ.

    Đầu năm nay, câu chuyện cạnh tranh thể hiện quan trọng nhất qua cuộc gặp Alaska khi nước Mỹ đã tuyên bố 1 chính sách rất rõ ràng với Trung Quốc: "cạnh tranh khi cần, cộng tác khi có thể và đối đầu khi bắt buộc".

    Không có nhận xét nào