Header Ads

  • Breaking News

    Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thảo luận với đồng nhiệm Việt Nam về mở rộng hợp tác an ninh

    Hôm nay, 29/07/2021, trong chuyến công du Việt Nam, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đã hội đàm với đồng nhiệm Việt Nam Phan Văn Giang tại Hà Nội về mở rộng hợp tác về an ninh.

    Theo hãng tin AP, hai bộ trưởng Quốc Phòng đã thảo luận về hợp tác giải quyết những hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam, kết thúc năm 1975, bao gồm việc tiếp tục tìm kiếm lính Mỹ mất tích, rà phá bom mìn, xử lý hậu quả chất độc da cam. Hai bên cũng bàn về hợp tác an ninh phi truyền thống trong việc tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thảm họa và phòng chống Covid-19.

    Theo tin báo chí trong nước, nhân dịp này, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thông báo hỗ trợ trang thiết bị phục vụ nỗ lực phòng chống Covid-19 của Việt Nam. Kết thúc hội đàm, hai bộ trưởng đã chứng kiến Lễ ký kết Bản ghi nhớ về « hợp tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt của các liệt sĩ Việt Nam ».

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ. Trong ngày hôm nay, bộ trưởng Austin sang Philippines.

    Việt Nam cùng với Philippines là hai nước lên tiếng mạnh mẽ nhất với Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh tiếp tục tăng cường sự hiện diện và xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo do họ bồi đắp.

    Theo hãng tin Reuters, trước khi gặp bộ trưởng Quốc Phòng Phan Văn Giang, ông Austin đã tuyên bố Hoa Kỳ không yêu cầu Việt Nam phải chọn đứng về nước nào. Lãnh đạo Lầu Năm Góc nhấn mạnh : "Một trong những mục tiêu chính yếu của chúng tôi là bảo đảm cho các đồng minh và đối tác của chúng tôi có được sự tự do và không gian để kiến tạo tương lai của chính họ".

    Tuy bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ không nêu tên Trung Quốc, nhưng theo Reuters, Bắc Kinh vẫn bị xem là muốn các nước châu Á phải chọn lựa giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.

    Hôm thứ Ba vừa qua, tại Singapore, chặng đầu tiên trong chuyến công du Đông Nam Á của ông, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã tuyên bố những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở phần lớn Biển Đông là “không có cơ sở về mặt pháp lý quốc tế”. Ông Austin đã chỉ trích những hành động của Bắc Kinh tại những vùng biển tranh chấp, nơi mà Trung Quốc có những yêu sách chủ quyền chồng lấn với một số nước Đông Nam Á. Ông tái khẳng định là Hoa Kỳ sẽ yểm trợ các quốc gia này bảo vệ quyền của họ chiếu theo luật quốc tế.

    Mỹ muốn thăm dò Việt Nam về khả năng lập quan hệ đối tác chiến lược ?

    Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin và động nhiệm Việt Nam Phan Văn Giang, duyệt đội quân danh dự tại Hà Nội, ngày 29/07/2021. AP - Nguyen Trong Duc

    Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quân sự và an ninh với Việt Nam, củng cố thêm liên minh ngăn chận ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Câu hỏi còn lại đối với Hà Nội là tìm được thế cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington. Đâu là phản ứng của Trung Quốc trước viễn cảnh với sự trợ giúp của Mỹ, Việt Nam nâng cấp khả năng phòng thủ ?

    Washington và Bắc Kinh cùng đang nhìn về Hà Nội vào lúc bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin hội đàm với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Văn Giang. Sau 25 năm bình thường hóa quan hệ, Việt Nam và Mỹ, vốn là cựu thù, ngày càng thúc đẩy hợp tác quân sự. Đây sẽ là một trong những điểm chính được bộ trưởng Quốc Phòng, Lloyd Austin, thảo luận với các lãnh đạo Việt Nam hôm nay (29/07/2021).

    Trả lời báo South China Morning Post, chuyên gia về Đông Nam Á, Lê Hồng Hiệp, Viện nghiên cứu Yusof Ishak tại Singapore đánh giá : Những tham vọng trong khu vực của Trung Quốc càng lớn, thì Việt Nam và Mỹ « càng chú trọng nhiều hơn vào việc tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quân sự song phương, đặc biệt là tại Biển Đông ». Thêm vào đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có lập trường cứng rắn nhất, cưỡng lại Trung Quốc dùng bản đồ 9 đoạn khẳng định chủ quyền với gần hết Biển Đông.

    Theo giới phân tích, do quá khứ lịch sử chiến tranh Mỹ - Việt, do quan hệ giữa hai nước Việt - Trung đều do đảng Cộng Sản độc quyền lãnh đạo, tới nay hợp tác quân sự luôn luôn là một điểm nhậy cảm trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Tuy nhiên, từ 2014 sau sự kiện giàn khoan dầu của Trung Quốc hiện diện trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông trong 10 tuần lễ liên tiếp, các chính quyền Mỹ liên tiếp đều dành cho Việt Nam nhiều ưu ái, và có những dấu hiệu cho thấy dường như có khuynh hướng « trông cậy » vào Việt Nam nhiều hơn.

    Thứ nhất là trong cuộc điều trần tại Thượng Viện đầu tháng 07/2021, ông Marc Knapper, người vừa được tổng thống Biden bổ nhiệm làm đại sứ tại Việt Nam, đã nêu khả năng Mỹ xem Việt Nam là một « đối tác chiến lược ». Theo phân tích của giáo sư Carlyle Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, bộ trưởng Lloyd Austin đến Hà Nội lần này là nhằm « thăm dò » ý kiến của giới lãnh đạo Việt Nam về kịch bản này. Theo giáo sư Thayer, tướng Lloyd Austin và các lãnh đạo Việt Nam sẽ « trao đổi về tầm nhìn chiến lược, về cách xử lý trong quan hệ với Trung Quốc, và về những ưu tiên của phía Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng cho giai đoạn sắp tới ».

    Dấu hiệu thứ nhì là đối với Washington, Việt Nam ngày càng trở thành một mắt xích quan trọng trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, do vậy có nhiều khả năng Việt Nam mua vũ khí và trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ. South China Morning Post nhắc lại, từ 2016 Mỹ đã dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam, nhưng nguồn cung cấp chính của Việt Nam tới nay vẫn là Nga. Năm 2017, tổng thống Trump từng trực tiếp khuyến khích Hà Nội trang bị tên lửa và hệ thống phòng thủ của Hoa Kỳ.

    Tờ báo Hồng Kông này còn trích dẫn tiến sĩ Phạm Quang Minh, nguyên viện trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội, nhắc lại mong muốn của Mỹ cung cấp vũ khí cho Việt Nam và các trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ cho phép Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông.

    Các ý định đó của Mỹ sẽ khiến Trung Quốc không hài lòng. Chưa bao giờ Bắc Kinh chấp nhận để cho Việt Nam được giúp đỡ tăng cường sức mạnh quân sự, thậm chí cho dù là từ Nga. Vẫn chuyên gia Lê Hồng Hiệp, được South China Morning Post trích dẫn, cho rằng «Trung Quốc không muốn Việt Nam và Mỹ đẩy mạnh quan hệ quân sự », hay Hoa Kỳ giúp đỡ bất kỳ một quốc gia nào khác trong khu vực trên phương diện này.

    Câu hỏi còn lại là về mặt an ninh và quân sự, Việt Nam sẽ hợp tác với Mỹ đến mức độ nào ? Còn về phía Trung Quốc, như một số nhà phân tích ghi nhận, có nhiều khả năng Bắc Kinh tránh công khai lên tiếng về hợp tác Mỹ - Việt, nhưng ở hậu trường, Trung Quốc có thể có những tính toán nào khác và sẽ kiên nhẫn với Việt Nam cũng như với các đối tác « hữu nghị với Mỹ » ở Đông Nam Á này trong bao lâu ? Một câu hỏi khác đang đặt ra đó là sự can thiệp dồn dập của Hoa Kỳ trong khu vực này liệu có nguy cơ khiến Trung Quốc càng tỏ thái độ quyết đoán hơn nữa hay không ?

    Điều chắc chắn là chuyến công du Việt Nam lần này của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ nhằm hai mục tiêu, vừa thăm dò ý định của Hà Nội vừa nhằm quan sát phản ứng của Bắc Kinh.

    Bộ trưởng QP Mỹ đến Việt Nam, chuyên gia quốc tế nhận định:

    Hà Nội là một trong những đối tác có ý nghĩa chiến lược nhất của Washington ở ĐNÁ

    Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang tiếp Bộ trưởng Lloyd Austin. Photo US Embassy Hanoi.

    Mỹ đang cân nhắc về chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris đến Việt Nam vào tháng 8. Và chuyến thăm của ông Austin được dự đoán mở đường cho chuyến đi này.

    Ngày 28/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ bắt đầu chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á gồm Singapore, Việt Nam và Philippines. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một thành viên nội các Mỹ đến Đông Nam Á kể từ khi ông Biden lên nắm quyền.

    Mỹ sẽ cam kết hỗ trợ Đông Nam Á phục hồi sau đại dịch

    Lý giải về việc chọn 3 quốc gia Đông Nam Á làm điểm dừng chân, Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Úc cho rằng, chính quyền Tổng thống Biden đã xác định, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là cấu trúc ưu tiên chiến lược và nhấn mạnh sự quan trọng của việc xây dựng mạng lưới đồng minh và đối tác.

    Hồi tháng 3, chính quyền Tổng thống Biden đưa ra Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời đã cam kết, Mỹ hợp tác cùng với Singapore và Việt Nam "cho các mục tiêu chung", trong khi Philippines là một đồng minh của Mỹ, nhưng mối quan hệ dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte đã trở nên căng thẳng và cần được điều chỉnh.

    Tuy nhiên, những nỗ lực can dự với ASEAN dưới thời chính quyền Biden đã có một khởi đầu không tốt đẹp lắm khi cuộc họp vào ngày 25/5 giữa Ngoại trưởng Anthony Blinken và các Bộ trưởng ngoại giao của ASEAN đã phải bị hủy vài phút sau khi bắt đầu vì vấn đề kỹ thuật.

    Còn vào tháng 6, theo dự kiến, đáng lẽ Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin ​​sẽ dừng chân tại Việt Nam trước khi tham dự Đối thoại Shangri-la tại Singapore từ ngày 4-5/6, nhưng chuyến đi này đã bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19.

    Do vậy, chuyến thăm của ông Austin tới Singapore, Việt Nam và Philippines lần này báo hiệu sự khởi động nhanh chóng của Mỹ trong việc can dự với Đông Nam Á, ông Carl Thayer nói.

    Derek Grossman, chuyên gia cao cấp của Viện nghiên cứu RAND (Mỹ) nhận định, cả 3 quốc gia này đều có lý do chính đáng để đưa vào lịch trình chuyến thăm. Rõ ràng, Singapore về cơ bản là một đồng minh trên thực tế của Mỹ do mối quan hệ an ninh chặt chẽ giữa hai quốc gia. Trong khi đó, động lực hơp tác với Việt Nam là khá đáng kể, từ sau năm 2015, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm Mỹ.

    Tại Việt Nam, các cuộc thảo luận của ông Austin với người đồng cấp Việt Nam và các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với sự ổn định và an ninh, cũng như hỗ trợ các quốc gia trong khu vực chống lại sự uy hiếp và bắt nạt trên Biển Đông.

    GS Thayer, Đại học New South Wales

    Dự báo về nội dung làm việc trong chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Carl Thayer cho rằng, chính sách đối ngoại và quốc phòng của Mỹ sẽ được "lộ diện" trong bài phát biểu của Bộ trưởng Austin tại Singapore; trong đó tái khẳng định Mỹ là một đối tác đáng tin cậy trong các vấn đề an ninh khu vực và sẽ hỗ trợ Đông Nam Á trong việc chống lại COVID-19 và phục hồi sau đại dịch.

    Ông Austin sẽ nhắc lại cam kết của Mỹ đối với "một trật tự khu vực công bằng, cởi mở và bao trùm hơn" và tự do trên biển. Và đáng chú ý, với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng, ông Austin sẽ giới thiệu về các kế hoạch của Lầu Năm Góc nhằm cập nhật và hiện đại hóa khả năng quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đề xuất các hợp tác song phương.

    Cũng theo ông Thayer, phát biểu của Ngoại trưởng Austin tại cuộc họp báo trước khi lên đường cho thấy rằng Biển Đông sẽ được nêu ra trong các cuộc thảo luận. Theo đó, ông Austin tuyên bố, Mỹ sẽ nói rõ quan điểm đối với tuyên bố vô căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Cũng có khả năng ông Austin sẽ thảo luận về việc bán hoặc chuyển giao thiết bị và công nghệ quân sự cho Việt Nam cũng như đào tạo chuyên gia. Ngoài ra, Bộ trưởng Austin có thể gửi lời mời tới người đồng cấp Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang sang thăm Mỹ, ông Thayer nói.

    Mở đường cho chuyến thăm cấp cao đến Việt Nam

    Với Việt Nam, ông Thayer cho rằng, Việt Nam được các chính quyền Mỹ, bao gồm cả Tổng thống Obama và Tổng thống Trump, luôn coi là một nước đóng góp xây dựng và có ảnh hưởng cho hòa bình, an ninh khu vực cũng như toàn cầu, và là một đối tác an ninh tiềm năng. Chính quyền Tổng thống Biden đã thông qua một đánh giá tương tự và dường như đã đặt mục tiêu nâng quan hệ song phương lên một tầm cao hơn.

    Vào ngày 13/7, Marc Knapper, người được Tổng thống Biden đề cử làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, đã phát biểu trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, rằng, hiện tại, hai nước đang có quan hệ Đối tác toàn diện và hy vọng sẽ nâng lên quan hệ đối tác chiến lược. Ông cũng tuyên bố sẽ xúc tiến các bước để thực hiện điều đó bằng cách tăng cường hơn nữa mối quan hệ an ninh với Việt Nam.

    Các cựu Đại sứ của Việt Nam tại Mỹ và của Mỹ tại Việt Nam đều nhấn mạnh rằng tên gọi quan hệ song phương như thế nào không quan trọng, bản chất quan hệ hai nước đã ở tầm chiến lược, ông Thayer lưu ý.

    Murray Hiebert, chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam phát triển đáng kể trong thập kỷ qua và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao nhân dân...

    Theo ông Hiebert, Hà Nội là một trong những đối tác có ý nghĩa chiến lược nhất của Washington tại Đông Nam Á.

    Ông Murray cũng cho biết, chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lần này được dự đoán là mở đường cho một chuyến thăm cấp cao tới Việt Nam từ phía Mỹ.

    Reuters mới đây đưa tin, Mỹ đang cân nhắc về chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris đến Việt Nam vào tháng 8 năm nay. Và chuyến thăm của ông Austin là nhằm mở đường cho chuyến đi này, chuyên gia của CSIS nhận định.

    https://soha.vn/bo-truong-quoc-phong-my-den-viet-nam-ban-ve-bien-dong-mo-duong-cho-chuyen-tham-cap-cao-2021072719594455.htm

    Bộ trưởng Austin thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Việt Nam, không yêu cầu Hà Nội phải chọn bên


    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hội kiến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ở Hà Nội ngày 29/7/2021. Photo US Embassy Hanoi.

    Hôm 29/7 tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin tìm cách thúc đẩy mối quan hệ an ninh quốc phòng ngày càng sâu sắc hơn với Việt Nam giữa lúc cả hai nước theo dõi các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông trong tình trạng báo động ngày càng tăng. Tuy vậy, ông Austin không yêu cầu Hà Nội phải chọn bên giữa các quốc gia.

    Mặc dù Mỹ và Việt Nam có quan hệ quân sự chặt chẽ hơn, chính quyền của Tổng thống Joe Biden nói rằng vẫn có những giới hạn trong mối quan hệ cho đến khi Hà Nội đạt được tiến bộ về nhân quyền, hãng tin Reuters cho biết.

    Việt Nam nổi lên như một đối thủ lớn tiếng nhất trước các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Đông và đã nhận được khí tài quân sự của Hoa Kỳ, bao gồm cả tàu tuần duyên.

    Trước cuộc gặp với người đồng cấp Việt Nam tại Hà Nội, ông Austin cho biết Hoa Kỳ không yêu cầu Việt Nam phải lựa chọn giữa các quốc gia.

    “Một trong những mục tiêu trọng tâm của chúng tôi là đảm bảo rằng các đồng minh và đối tác của chúng tôi có quyền tự do và không gian để xây dựng tương lai của chính họ”, ông Austin nói.

    Ông không đề cập đến Trung Quốc, nhưng tại châu Á hiện có một quan niệm rằng Trung Quốc đang khiến các quốc gia phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và Washington, khi căng thẳng gia tăng giữa hai cường quốc lớn này, vẫn theo Reuters.

    Sau cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Austin viết trên Twitter: “Chúng tôi đã thảo luận về quan hệ đối tác song phương bền chặt và tôi nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, độc lập và thịnh vượng”.


    Ông Greg Poling, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington cho Reuters biết: “(Việt Nam) muốn biết rằng Mỹ sẽ tiếp tục can dự quân sự, tiếp tục hiện diện ở Biển Đông”.

    Hai bên đã ký một “biên bản ghi nhớ”, theo đó Đại học Công nghệ Harvard và Texas của Mỹ sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu giúp người Việt Nam tìm kiếm những người mất tích sau chiến tranh.

    “Hai bên đã trao đổi các hiện vật và thông tin nhằm hỗ trợ công tác tìm kiếm, khai quật và xác định quân nhân mất tích, đồng thời phía Hoa Kỳ chính thức bày tỏ cam kết với một chương trình nhằm hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm hài cốt quân nhân”, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết trên Facebook hôm 29/7.

    Hiện vẫn tồn tại những giới hạn đối với việc Hoa Kỳ sẵn sàng làm sâu sắc hơn quan hệ trước khi Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền của mình. Việt Nam đã trải qua những cải cách kinh tế sâu rộng và thay đổi xã hội trong những thập kỷ gần đây, nhưng Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn giữ một sự kiểm soát chặt chẽ đối với truyền thông và ít chấp nhận bất đồng chính kiến, theo Reuters.

    Tại Singapore hôm 27/7, ông Austin cho biết Hoa Kỳ sẽ luôn dẫn đầu với các giá trị nhân quyền của mình. “Chúng tôi sẽ thảo luận về những giá trị đó với bạn bè và đồng minh của chúng tôi ở mọi nơi chúng tôi đến và chúng tôi không ngần ngại về điều đó”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói.

    Trong tháng này, ông Marc Knapper, người được Tổng thống Biden đề cử làm đại sứ tiếp theo của Hoa Kỳ tại Việt Nam, tuyên bố sẽ thúc đẩy quan hệ an ninh nhưng cho biết hai bên chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Hà Nội đạt được tiến bộ đáng kể về nhân quyền.

    Truyền thông nhà nước Việt Nam cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin chia sẻ quan điểm về tầm quan trọng của việc tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, giải quyết hòa bình các tranh chấp cũng như duy trì môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, trật tự và tự do hàng không, hàng hải tại các vùng biển và đại dương theo quy định của luật pháp quốc tế.

    https://www.voatiengviet

    Không có nhận xét nào