Header Ads

  • Breaking News

    Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 12 tháng 7 năm 2021


    Tàu nghiên cứu đại dương Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10) của Trung Quốc xuất hiện gần khu vực cụm bãi cạn Luconia Bắc ở phía nam quần đảo Trường Sa. Tàu Hải cảnh 3303 cũng có mặt tại đây, nhưng cả hai tàu đều đã tắt tín hiệu AIS từ ngày 11.7.

    Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

    Fifth Anniversary of the Arbitral Tribunal Ruling on the South China Sea

    Press Statement

    Antony J. Blinken, Secretary of State

    ( Hoa Kỳ tái khẳng định lập trường tại Biển Đông)

    Khẩu chiến "5 ông lớn" tại diễn đàn hòa bình ở Trung Quốc

    1. Kỷ niệm 5 năm phán quyết Tòa Trọng tài

    Ngày 12.7 là kỷ niệm 5 năm ngày Tòa Trọng tài ở The Hague ra phán quyết về Biển Đông bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

    Nhân dịp ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đưa ra tuyên bố khẳng định tính ràng buộc pháp lý của phiên tòa.

    Ông Blinken cũng tái khẳng định lập trường của Mỹ về các yêu sách biển ở Biển Đông được tuyên bố ngày 13.7.2020 bởi ngoại trưởng khi đó là ông Mike Pompeo.

    Đồng thời, ông Blinken cũng tái khẳng định khả năng áp dụng hiệp ước phòng thủ chung với Philippines trong trường hợp lực lượng vũ trang, tàu công vụ hoặc máy bay Philippines ở Biển Đông bị tấn công.

    " ... Không ở đâu trật tự hàng hải dựa trên luật lệ lại bị đe dọa lớn hơn ở Biển Đông. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tiếp tục cưỡng ép và đe dọa các quốc gia ven biển Đông Nam Á, đe dọa quyền tự do hàng hải trên tuyến đường quan trọng này của thế giới.

    Hoa Kỳ tái khẳng định chính sách ngày 13 tháng 7 năm 2020 liên quan đến các yêu sách biển ở Biển Đông. Chúng tôi cũng tái khẳng định rằng một cuộc tấn công vũ trang vào các lực lượng vũ trang, tàu công vụ hoặc máy bay của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt các cam kết phòng thủ chung của Hoa Kỳ theo Điều IV của Hiệp ước Phòng thủ chung Hoa Kỳ-Philippines năm 1951.

    Chúng tôi kêu gọi CHND Trung Hoa tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế, ngừng các hành vi khiêu khích và thực hiện các bước để trấn an cộng đồng quốc tế rằng nước này cam kết tuân thủ trật tự hàng hải dựa trên luật lệ, tôn trọng quyền của mọi quốc gia, lớn và nhỏ..."

    Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Bộ Ngoại giao Canada cũng đưa ra các tuyên bố nhấn mạnh tính ràng buộc pháp lý của phán quyết cũng như bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông.

    Bị áo đảo bởi các đội tàu Trung Quốc, ngư dân Philippines ‘phản đối và thích nghi’ - The New York Times

    Người Philippines đấu tranh cho phán quyết của The Hague vào ngày kỷ niệm 5 năm thành lập - Rappler

    Phó tổng thống Robredo nói về chiến thắng Biển Đông: 5 năm cơ hội bị bỏ lỡ - Inquirer

    2. Chuyển động quân sự

    Tàu nghiên cứu đại dương Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10) của Trung Quốc xuất hiện gần khu vực cụm bãi cạn Luconia Bắc ở phía nam quần đảo Trường Sa. Tàu Hải cảnh 3303 cũng có mặt tại đây, nhưng cả hai tàu đều đã tắt tín hiệu AIS từ ngày 11.7.

    Diễn biến này xảy ra chỉ vài ngày sau khi tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) tiết lộ tàu hải cảnh Trung Quốc gây áp lực lên hoạt động thăm dò, khai thác của Malaysia ở mỏ khí Kasawari trong tháng 6 và tháng 7.

    Tại khu vực giàn khoan Clyde Boudreaux đang hoạt động ở lô Tuna, tàu tuần duyên lớn nhất của Indonesia là KN Tanjung Datu (301) đã xuất hiện. Thời gian qua, Indonesia duy trì từ một đến hai tàu tuần duyên ở khu vực này.

    Philippines tiếp tục triển khai một đợt tuần tra mới ở quần đảo Trường Sa vào thời điểm kỷ niệm 5 năm phán quyết của Tòa Trọng tài, với sự xuất hiện của hai tàu tuần duyên BRP Cabra (MRRV-4409) và BRP Malapascua (MRRV-4403)ở đảo Thị Tứ.

    HKMH Liêu Ninh của Trung Quốc đã rời cảng Thanh Đảo, theo hình ảnh vệ tinh của Sentinel 2 ngày 10.7.

    Nhiều khả năng tàu sân bay này đang tham gia cuộc tập trận hải quân lớn ở Hoàng Hải từ ngày 9 đến 13.7, theo thông báo trước đó của Cục Hải sự tỉnh Sơn Đông.

    Ngày 11.6, nhóm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh băng qua eo Bab-el-Mandeb tiến vào vịnh Aden, bắt đầu giai đoạn thứ hai trên hành trình triển khai đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong năm nay.

    Theo Kyodo News, các đơn vị của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đang thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển tại khu vực sẽ có cuộc tập trận cùng nhóm tàu sân bay này ở vịnh Aden.

    3. Đọc thêm

    Quân đội Mỹ nên trở lại Việt Nam - Cựu dân biểu Charles Djou và trung tá Matthew Powell

    Ban đầu, các đơn vị như lực lượng hải quân luân phiên, được triển khai ở tiền phương không đòi hỏi nhiều cơ sở hạ tầng của Mỹ có thể hoạt động từ Việt Nam để đối phó với các hành động của Trung Quốc. Mặc dù có thể không phải là một lựa chọn trong ngắn hạn do tính trung lập hiện tại của Việt Nam, nhưng Mỹ cũng có thể theo đuổi cơ sở hạ tầng bổ sung hoặc một căn cứ lâu dài.

    Chiến lược và lực lượng quân sự Trung Quốc năm 2021 - CSIS

    Giám đốc tình báo Thái Bình Dương của Mỹ: Cuộc tấn công sắp tới của Trung Quốc vào Đài Loan có thể nhắm vào các quốc gia khác - The Washington Times

    Fifth Anniversary of the Arbitral Tribunal Ruling on the South China Sea

    Press Statement

    Antony J. Blinken, Secretary of State

    July 11, 2021

    Freedom of the seas is an enduring interest of all nations and is vital to global peace and prosperity.  The international community has long benefited from the rules-based maritime order, where international law, as reflected in the UN Law of the Sea Convention, sets out the legal framework for all activities in the oceans and seas.  This body of international law forms the basis for national, regional, and global action and cooperation in the maritime sector and is vital to ensuring the free flow of global commerce.

    Nowhere is the rules-based maritime order under greater threat than in the South China Sea.  The People’s Republic of China (PRC) continues to coerce and intimidate Southeast Asian coastal states, threatening freedom of navigation in this critical global throughway.

    Five years ago, an Arbitral Tribunal constituted under the 1982 Law of the Sea Convention delivered a unanimous and enduring decision firmly rejecting the PRC’s expansive South China Sea maritime claims as having no basis in international law.  The Tribunal stated that the PRC has no lawful claim to the area determined by the Arbitral Tribunal to be part of the Philippines’ exclusive economic zone and continental shelf.  The PRC and the Philippines, pursuant to their treaty obligations under the Law of the Sea Convention, are legally bound to comply with this decision.

    The United States reaffirms its July 13, 2020 policy regarding maritime claims in the South China Sea.  We also reaffirm that an armed attack on Philippine armed forces, public vessels, or aircraft in the South China Sea would invoke U.S. mutual defense commitments under Article IV of the 1951 U.S.-Philippines Mutual Defense Treaty.

    We call on the PRC to abide by its obligations under international law, cease its provocative behavior, and take steps to reassure the international community that it is committed to the rules-based maritime order that respects the rights of all countries, big and small.

    Khẩu chiến "5 ông lớn" tại diễn đàn hòa bình ở Trung Quốc

    How a peace forum in China became an international war of words

    Ngày 3/7/2021, Trung Quốc tổ chức diễn đàn Hòa bình Thế giới lần thứ 9 (WPF) tại Đại học Thanh Hoa, quy tụ hàng trăm học giả, cựu quan chức cấp cao và các nhà ngoại giao từ 12 quốc gia. Đây là sáng kiến của Trung Quốc khởi xướng từ năm 2012.

    Phát biểu khai mạc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, hướng tới đối đầu và tạo ra cạnh tranh địa chính trị, mang tư duy Chiến tranh Lạnh và đi ngược lại lịch sử.” Theo Tờ Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) ngày 5/7, một “cuộc khẩu chiến” đã nổ ra giữa đại diện của một bên là Trung Quốc, Nga và bên kia là Mỹ, Anh, Pháp. Tranh cãi xoay quanh một số vấn đề như “áp đặt hệ tư tưởng”, “quyền tự do ngôn luận”, “giá trị dân chủ, quyền con người”. Qua đây, có thể nhận thấy một số điểm:

    (i) Các nước ngày càng bày tỏ thẳng thắn, trực diện đối với vấn đề họ quan ngại. Đại biện lâm thời của Mỹ tại Trung Quốc ông William Klein nhấn mạnh, "Các nền dân chủ thế giới đang phải đối mặt với một Trung Quốc quyết đoán và một nước Nga gây rối"; Đại sứ Pháp tại Trung Quốc ông Laurent Bili chỉ trích Trung Quốc áp đặt hệ tư tưởng thông qua ngăn cản tự do ngôn luận, dân chủ. Xu hướng trên thể hiện rõ nhất đối với Mỹ những năm qua, đặc biệt dưới chính quyền Trump. Từ Tổng thống tới Bộ trưởng, quan chức Ngoại giao, Quốc phòng Mỹ nhiều lần chỉ trích đích danh hành động Trung Quốc ở Biển Đông;

    (ii) Quan hệ Nga - Trung “trên tình bạn, dưới tình yêu” ngày càng nồng ấm. Dù có những nghi kỵ, nhưng xu hướng đi lên trong quan hệ hai nước khá rõ ràng. Việc Mỹ, Châu Âu tăng cường sức ép, cô lập là chất xúc tác thúc đẩy quan hệ Nga-Trung. Trong diễn đàn, Đại sứ Nga tại Trung Quốc ông Andrey Denisov đáp trả Mỹ, Pháp khi cho rằng Trung Quốc không áp đặt hệ giá trị và mỉa mai giá trị tự do, dân chủ của Mỹ là những gì thể hiện ở Libya, Syria, Iraq và Afghanistan.

    (iii) Mỹ hình thành mặt trận chung với các đồng minh, tập trung “điểm huyệt” Trung Quốc trong các vấn đề cụ thể như dân chủ, nhân quyền, tự do và xa hơn là ý thức hệ. Điều này thể hiện trong các tuyên bố gần đây của Mỹ và các đồng minh, gần nhất là Tuyên bố G7. Tại hội thảo, Đại sứ Anh tại Trung Quốc Caroline Wilson khẳng định không muốn Trung Quốc áp đặt hệ tư tưởng lên nước khác. Thời gian qua, các nước có xu hướng tách bạch giữa hợp tác kinh tế với Trung Quốc và các vấn đề mang tính hệ giá trị, an ninh. Tuy nhiên chúng ta không rõ xu hướng này kéo dài bao lâu và chính sách “quyến rũ” thời gian tới của Trung Quốc hiệu quả ra sao./.

    https://www.scmp.com/.../russia-and-france-blazing...

    https://www.facebook.com/eastseastudies

    Không có nhận xét nào