Header Ads

  • Breaking News

    Điều phối viên Ấn Độ – Thái Bình Dương: Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập

    Điều phối viên Ấn Độ – Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell cho biết hôm thứ Ba (6/7) rằng chính quyền Biden không ủng hộ một “Đài Loan độc lập” vì hiểu rõ những nhạy cảm liên quan. Tuy vậy, ông cho biết Mỹ sẽ đẩy mạnh can dự tại Đông Nam Á để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc tại khu vực.

    Điều phối viên Ấn Độ – Thái Bình Dương: Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập

    Phát biểu của Campbell tại Asia Society là bình luận công khai đầu tiên của ông kể từ bài phát biểu ngày 1/7 của Chủ tịch Tập Cận Bình nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản, trong đó nhà lãnh đạo Trung Quốc gọi việc thống nhất Đài Loan là “một sứ mệnh lịch sử và một cam kết không thể lay chuyển” của đảng.

    “Chúng tôi ủng hộ mối quan hệ không chính thức bền chặt với Đài Loan. Chúng tôi không ủng hộ Đài Loan độc lập”, ông Campbell trả lời trước câu hỏi của người điều hành khi nói đến mối quan hệ mạnh mẽ hơn với hòn đảo.

    “Chúng tôi hoàn toàn nhận ra và hiểu rõ sự nhạy cảm liên quan ở đây,” ông nói. “Chúng tôi tin rằng Đài Loan có quyền được sống trong hòa bình. Chúng tôi muốn thấy vai trò quốc tế của họ, đặc biệt là trong các lĩnh vực như vắc-xin và các vấn đề liên quan đến đại dịch, họ nên có vai trò ở đó, họ không nên bị đẩy ra ngoài trong cộng đồng quốc tế.”

    Trong khi đó, chính quyền Biden sẽ “đẩy mạnh cuộc chơi của chúng tôi liên quan đến ngoại giao Đông Nam Á, hiểu rằng cam kết với khu vực đó là chìa khóa để thành công chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương,” ông Campbell nói tiếp.

    Ông Campbell cho hay: “Chúng tôi hoàn toàn thừa nhận rằng để có một chiến lược châu Á hiệu quả, một cách tiếp cận Ấn Độ – Thái Bình Dương hiệu quả, cần phải làm nhiều hơn nữa ở Đông Nam Á.”

    Kế hoạch “trò chơi Đông Nam Á” của Mỹ đã bị cản trở bởi việc hủy bỏ Đối thoại Shangri-La, nơi thu hút các quan chức quân sự cấp cao, các nhà ngoại giao và nhà sản xuất vũ khí từ khắp nơi trên thế giới, ông Campbell lưu ý. Tuy nhiên, ông nói rằng thông qua việc tặng vắc-xin và các khoản tài trợ mới cho cơ sở hạ tầng, Hoa Kỳ đang tìm cách tham gia một cách bền vững.

    “Chúng tôi đã thực hiện các chương trình vắc-xin của riêng mình, đồng thời cũng làm việc với nhóm Bộ Tứ. Chúng tôi cam kết sâu sắc để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ cung cấp vắc-xin vào năm 2022 cho Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương. Chúng tôi nghĩ rằng đây là đóng góp quan trọng nhất mà chúng tôi có thể thực hiện trong thời gian ngắn sắp tới,” ông nói.

    Về mối đe dọa Trung Quốc, ông Campbell nói để đối phó với thách thức này, chính quyền Biden đã đưa châu Á trở thành trọng tâm của các vấn đề khu vực. “Các bạn sẽ thấy sự di chuyển này từ Trung Đông, và rất có thể nó sẽ rất đau đớn. Chúng ta sẽ thấy một số thách thức thực sự ở những nơi như Afghanistan, nhưng chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào Ấn Độ – Thái Bình Dương.”

    Ông Campbell cho biết thách thức đối với Hoa Kỳ là đưa ra một chiến lược mang lại cho Trung Quốc cơ hội, nhưng cũng sẽ phản ứng lại mạnh mẽ nếu Bắc Kinh có các bước đi ngược lại với việc duy trì hòa bình và ổn định.

    Tuyên bố của ông Campbell về vấn đề độc lập của Đài Loan phù hợp với những gì ông đã nói trong các bài phát biểu trước đây và không cho thấy sự thay đổi chính sách. Nhưng chúng sẽ được giải thích ở Bắc Kinh như một cam kết về hiện trạng, tờ Nikkei nhận định.

    Theo chính sách “Một Trung Quốc” mà Hoa Kỳ đã duy trì từ năm 1979, Washington đã thừa nhận rằng chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Hoa Kỳ công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là “chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc” nhưng không công nhận một cách rõ ràng công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan.

    Điều này khác biệt với nguyên tắc “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh, vốn coi Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc và là một phần trong tuyên bố chủ quyền của nước này.

    Không có nhận xét nào