Header Ads

  • Breaking News

    Đăng Nguyễn - Mùa khai trường, nghĩ về chính trị ký ức

    Mùa khai trường năm nay không giống với bất kỳ năm học nào trước đây, bởi đại dịch mà chỉ nội trong tháng Tám vừa qua đã lấy đi sinh mạng của hơn 10.000 người Việt. [1]

    Đăng Nguyễn - Mùa khai trường, nghĩ về chính trị ký ức

    Đọc bài viết “Chúng ta còn lại gì nếu ngày mai hết dịch?” giữa mùa khai trường này, [2] tôi không khỏi nghĩ đến việc các thế hệ học sinh mai này sẽ đọc, hoặc được nghe trong lớp học, về năm 2021 này như thế nào? Nói rộng ra hơn, những ngày tháng này sẽ được ghi nhớ như thế nào, và ai sẽ nhắc về những bước đi sai lầm của chính phủ, để yêu cầu công lý cho không chỉ người đã khuất mà còn cả những người sống đã lao đao, quay cuồng trong suốt mấy tháng vừa qua? [3] [4]

    Trên sa bàn chính trị, ký ức là một “mặt trận” then chốt, vì như tác gia George Orwell từng nói trong tiểu thuyết “1984”: “Ai kiểm soát được quá khứ thì kiểm soát tương lai; ai kiểm soát được hiện tại thì kiểm soát quá khứ”. Hành trình của tôi qua các ngôi trường, đầu tiên là ở Việt Nam và sau đó là ở nước ngoài, minh họa cho mối liên hệ mật thiết giữa giáo dục và chính trị của ký ức.

    “Dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”

    Tôi là một người làm nghiên cứu. Hầu hết những người tôi phỏng vấn để phục vụ cho nghiên cứu đều là nhà hoạt động hoặc người ủng hộ các phong trào xã hội và chính trị ở Việt Nam trong mười năm gần đây. Họ cũng trạc tuổi tôi, sinh ra trong bối cảnh thập niên 1980 – thế hệ hậu chiến của Việt Nam.

    Mỗi khi tôi hỏi về trải nghiệm trường lớp, câu trả lời của họ thường bắt đầu bằng “dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”, rồi sau đó họ kể tôi nghe về một thời gian mà họ rất khác họ của ngày nay – một thời họ hoàn toàn không biết, hoặc thậm chí bị nhồi nhét những thứ sai sự thật về lịch sử. Lịch sử đó là những sự kiện từ thảm sát Huế 1968, “tháng tư đen tối” của Sài Gòn, những người đi “học tập cải tạo” hay kinh tế mới, thuyền nhân, cho đến chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Những sự kiện này phơi bày ra một lịch sử với những tội ác và những sai lầm mà chính quyền Bắc Việt hay Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS) đã gây ra đối với nhân dân, cũng như tính chính danh của ĐCS sẽ bị đặt dấu hỏi.

    Đối với thế hệ chúng tôi, nền giáo dục mà chúng tôi thụ hưởng hòa quyện với đại tự sự “vẻ vang” của ĐCS. Điều này tất nhiên có nghĩa rằng một số nhân vật và sự kiện được tôn vinh, trong khi một số khác thì bị phỉ báng hoặc bị xóa sổ khỏi ký ức tập thể, bắt đầu từ thế hệ học sinh như chúng tôi. [5]


    Những người lãnh đạo, hay chế độ mà họ đại diện, chỉ có thể tại vị vững vàng nếu đại bộ phận nhân dân tin rằng sự lãnh đạo và vị thế của họ là chính đáng; điều này, trong trường hợp của ĐCS, luôn bấp bênh bởi cái bóng của những sự thật bị che giấu luôn chờn vờn trong hiện tại, tiềm ẩn nguy cơ “trở về” để bắt những người cộng sản phải trả lời cho quá khứ. Hiểu được điều này thì sẽ không mấy ngạc nhiên khi “dưới mái trường xã hội chủ nghĩa” chúng tôi cứ bị nhồi nhét câu chuyện với sự nhị phân đến tối giản: “ta – địch”. Và hiển nhiên, lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng là hào hùng, chính nghĩa, và do đó mà thắng lợi liên tục nối tiếp nhau. Đi kèm với câu chuyện trên bục giảng và trong sách vở đó còn là cả một hệ thống biểu tượng, nghi thức, lễ lạc, và khen thưởng lẫn trừng phạt để củng cố.

    Vì vậy, tôi trở thành một thiếu niên “đỏ rực”, với tinh thần “yêu nước là yêu Đảng” và niềm tin rằng dưới ngọn cờ của đảng mà nhân dân mình đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, và đang trên con đường “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Với tôi khi đó, hiển nhiên cuộc chiến kết thúc năm 1975 là “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, chứ còn tên gọi nào khác, và dĩ nhiên là trong cuộc chiến đó ĐCS là “phía đúng của lịch sử”. Sau này, khi phỏng vấn một người hoạt động môi trường sinh năm 1987, cũng là một thiếu niên “đỏ rực” ngày xưa, bạn phân tích rằng với cái tuổi non nớt hồi đó, câu chuyện “ta – địch” và lập luận nhị phân thiện – ác, chính – tà, rất dễ hiểu và lọt tai, chưa kể là nó còn được một hệ thống phim ảnh, báo chí, sinh hoạt khu phố, băng rôn biểu ngữ khắp nơi liên tục củng cố.

    “Mọi thứ hài hòa, khớp với nhau lắm, nó làm mình tin những điều mình nghe trong trường là sự thật hiển nhiên, không bao giờ phải lăn tăn hay thấy cần đặt câu hỏi gì cả”, bạn chia sẻ.

    Cũng như bạn, đến giờ tôi vẫn nhớ ngày mình được kết nạp Đoàn năm 15 tuổi. Chiều đó, tôi lâng lâng tự hào, hát các bài Đoàn ca, Tuổi trẻ thế hệ bác Hồ suốt trên đường về nhà. Nói vậy để minh chứng rằng niềm tin của tôi lúc đó vừa tự nhiên, vừa sâu sắc đến mức nào! Và tôi không nghĩ tôi là người duy nhất như vậy.

    Giáo dục để khai phóng

    Năm 19 tuổi, tôi rời Việt Nam để đi học đại học ở nước ngoài. Trong trường, các lớp tôi theo học ở khoa xã hội học và lịch sử bắt đầu cho tôi biết sự lệch lạc của lăng kính nhị phân tối giản để hiểu về thế giới. Tuy nhiên, trải nghiệm “sáng mắt” của tôi thì xảy ra bên ngoài lớp học.

    Chiều hôm ấy, khi đang lục lọi kệ sách trong thư viện trường để tìm sách cần cho bài luận sắp nộp, tôi tình cờ bắt gặp một chồng sách mà trên gáy có tiếng Việt. Đó là một tuyển tập các câu chuyện về thuyền nhân Việt Nam sống sót sau biến cố vượt biên cuối thập niên 1970 – đầu 1980. Tôi đọc được những thảm kịch về vợ chồng sinh ly tử biệt, về cha chứng kiến con gái bị cướp biển hãm hiếp và giết ngay trước mắt mình, về những xác người trên các tàu vượt biên bị ném xuống biển, về những con tàu đắm ngoài khơi, và về những cuộc đời vĩnh viễn hư hao dù họ có đến được bến bờ họ hy vọng.


    Những câu chuyện này hoàn toàn trái ngược với những gì tôi biết về Việt Nam trước đó. Họ là đồng bào tôi, nhưng sao câu chuyện của họ hoàn toàn “không khớp” với đại tự sử vẻ vang, hào hùng, “toàn Đảng, toàn dân”? Nếu “phía đúng của lịch sử” mà tôi được nghe là đúng thật, thì sao những người này đánh liều tính mạng để ra đi? Những câu hỏi của tôi ngày một nhiều hơn, nhờ thư viện và Internet, để dẫn dắt tôi đến những mặt khác của lịch sử.

    Kể từ đó, tôi trở thành người tự chủ giáo dục cho mình, để khắc phục những năm tháng “dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”. Sau khi xong cử nhân, tôi tiếp tục học lên và có cơ hội nghiên cứu lịch sử của Chiến tranh Việt Nam (Vietnam War) (thay vì “Kháng chiến chống Mỹ”). Tôi cũng viết về những phong trào xã hội, nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam hiện tại với những ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử mà tôi học được kể từ sau buổi chiều thư viện ấy.

    Con đường tôi chọn, mặc dù không dễ dàng, nhưng tôi thấy nó đáng làm, bởi nó khai mở một tôi khác – một người Việt Nam được “khai” và “phóng”, chứ không phải là một tín đồ mù quáng, tiêu hóa và dung nạp những lịch sử bị bóp méo vì lợi ích chính trị. Ngoài ra, nó cũng giúp tôi làm một người tử tế, nghĩa là người biết xúc động trước nỗi đau của những người bị đàn áp và xóa tên khỏi lịch sử, cũng như góp một phần nhỏ vào việc kể lại cho người sau những câu chuyện bị bôi xóa ấy.

    Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, giáo dục không cứ phải là ở trường đại học hay thư viện. Khác với tôi, những người hoạt động xã hội mà tôi đã gặp, họ “khai phóng” chính mình thông qua những trải nghiệm tham gia biểu tình; tự tìm đọc các trang blog, web của những học giả lẫn những chứng nhân của lịch sử trong nước lẫn ngoài nước; nghe và thảo luận với những người trong cộng đồng cùng đức tin; hoặc gặp gỡ tiếp xúc với những người Việt cấp tiến ở hải ngoại.

    Bất kể là con đường nào, chúng tôi gặp nhau ở điểm chung là tự nhận thức được về vị trí của mình trên bàn cờ chính trị ký ức. Là người Công giáo, là “bên thua cuộc”, là người miền Bắc nhưng không đứng về “bên thắng cuộc” (như tác giả của bài viết “nhạy cảm Bắc Nam” này là một ví dụ), [6] hoặc là những người biểu tình ôn hòa bị đàn áp thô bạo, việc hiểu đúng về những trang lịch sử đằng sau bàn tay quyền lực in dấu lên mình và những người như mình, lại càng là điều đặc biệt thiết thân. Và cũng chính từ những người Việt có tinh thần khai phóng này, tôi có niềm tin vào sức sống dài lâu của những câu chuyện mà thời còn là “thiếu niên đỏ rực”, tôi đã không bao giờ biết tới.

    Bài học từ Đông Kinh Nghĩa Thục và báo chí cách mạng

    Tôi không nghĩ rằng trong những năm tới đây hệ thống giáo dục chính quy ở Việt Nam sẽ có những thay đổi lớn về cách dạy lịch sử, hay về tự chủ giáo dục. Vì thế, tôi không khỏi lo lắng rằng những hình ảnh về hàng dài xe chờ trước đài hỏa táng ở Sài Gòn, hàng nghìn gương mặt đằng sau những thống kê tử vong, bao nhiêu đau đớn của người thân ở lại, và cả những người may mắn vẫn sống nhưng đã bị bần cùng hóa, một lần nữa sẽ có nguy cơ bị xóa sổ trong lịch sử. Nếu năm 2021 sẽ được kể lại đúng như cách nó đã xảy ra, thì tránh sao khỏi những câu hỏi khó cho chính quyền về năng lực, trách nhiệm giải trình, và cả đạo đức của họ trong các quyết sách và hành xử vừa qua?

    Tuy nhiên, lịch sử của đầu thế kỷ 20 cho ta bài học về sức mạnh của người Việt dưới gót giày đô hộ, qua câu chuyện của các ngôi trường Đông Kinh Nghĩa Thục và báo chí cách mạng. Khi giáo dục cũng là phương tiện để người Pháp cai trị xứ thuộc địa, Phan Chu Trinh lập ra hệ thống trường Đông Kinh Nghĩa Thục khắp ba kỳ để khai dân trí, chấn dân khí.

    Trên một mặt trận khác, Phan Bội Châu liên tục viết các chính-kiến thư từ hải ngoại về các vấn đề xã hội và chính trị trên con đường đấu tranh cho độc lập dân tộc, dành cho độc giả trong nước. Quan trọng hơn nữa, như học giả William Duiker nhận định, những việc mà Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh làm đã góp phần then chốt hun đúc nên một thế hệ người Việt hiểu mình là ai và khao khát độc lập, làm chủ đất nước, để sau này trở thành nòng cốt cho phong trào kháng Pháp và đi đến thắng lợi. [7]

    Tôi tin tưởng rằng nếu chúng ta có thể làm sống lại tinh thần công dân và những thực hành giáo dục để khai phóng tương tự như thời đại của hai cụ Phan, [8] chúng ta qua đó đã thực thi công lý cho quá khứ và cho những người bị khuất mặt, mất tên, cũng như đã khai mở những nền tảng cốt lõi cho một Việt Nam tốt đẹp hơn – một đất nước mà người Việt của hôm qua, hôm nay lẫn mai sau đều xứng đáng có được.

    Dan Nguyen - September, School, And The Politics Of Memory

    Vietnamese students at their first day of school. Photo Source: Nguoi Lao Dong Newspaper.

    September is when the school year starts in Vietnam. However, this academic cycle is like no other, as the country is struggling with a deadly virus that claimed more than 10,000 lives last month. [1] How will this pandemic be remembered by those who survive? How will it be taught in schools in the years to come? Who will remember the missteps of the government, and will they demand justice for those whose deaths should have been avoided? We must not forget that a large part of Vietnam’s political landscape is the politics of memory, because as George Orwell once said in 1984, ‘he who controls the past controls the future; he who controls the present controls the past.’ My journey through schools, first in Vietnam and then overseas, illustrates why education and the politics of memory are intimately connected.

    ‘Under the roof of the socialist school’

    I am a researcher, and most of the people I interview for my research are activists and supporters of various social and political movements in contemporary Vietnam. These people are also around my age and come from Vietnam’s post-war generation. Every time I ask about their school experience, they almost always jokingly start with “under the roof of the socialist school”; they then tell me about a time when they were completely unaware of, or even lied to, about many historical events, including the 1968 Hue massacre, the fall of Saigon, the existence of re-education camps, the boat people exodus, or the border war with China. If the truth of these events was widely known, it would raise serious questions about the crimes North Vietnam’s government committed against central and southern Vietnamese and the legitimacy of the Vietnamese Communist Party (VCP).

    For us who come from the post-war generation [2], our education has been entirely engineered by the government under the leadership of the VCP. Thus, there is little surprise that some people and events were glorified while others were vilified or completely erased from public consciousness [3]. After all, one cannot secure one’s rule without being seen as legitimate, and in the case of the VCP, the spectre of the past is a constant threat to its contested legitimacy. The singular narrative in which the VCP is portrayed as the brave and glorious liberator of the Vietnamese people was told and repeated throughout the 12 years of our education through textbooks, symbols, rituals, and an elaborate system of rewards and punishments to reinforce these ideas.

    Needless to say, I grew-up to become a VCP-nationalist – someone who equates loving Vietnam with believing blindly in the VCP. Likewise, I also ended up believing that modern-day Vietnam was the culmination of the VCP’s countless victories, especially during the ‘War Against America to Save the Country’ (Kháng chiến chống Mỹ cứu nước); I was made to believe that the VCP was “on the right side of history.” This singular narrative is easy to digest for children and teenagers because of its simple dichotomy of hero and villain, supported by a complex system of other institutions – especially the media – that echoes the same story.

    Looking back, I can still vividly recall how proud I was when I became a member of the Communist Youth League at the age of 15. I remember humming one of the Party’s hymns as I walked home after attending the membership ceremony. It was not easy for me to escape the preconceptions of my childhood and the sad reality is that many Vietnamese people cannot.

    Pedagogy of the oppressed [4]

    When I left Vietnam to pursue my bachelor’s degree, my sociology and history classes challenged this singular narrative from my childhood and managed to deconstruct the VCP’s simplified and skewed perspective of the world. Yet, my most eye-opening experience did not happen in the classroom.

    I remember stumbling upon a stack of books in the university library. They were a collection of stories about the Vietnamese Boat People who survived their exodus. These pages held more than just tales of tragedy and of sinking ships. They held the sorrow of husbands and wives separated by circumstance with little to no hope of ever seeing each other again. They carried the rage and despair of fathers watching their daughters being raped and killed right in front of their eyes. They contained the hopelessness and ennui of throwing corpses into the sea and of the countless lives left broken even after rescue. These stories stood in stark contrast to the image of Vietnam peddled by the VCP. Yet, I could not deny them; the pain and suffering of my countrymen were too raw and too real. The Vietnam I once knew, a Vietnam built on a shoddy foundation of strategically crafted lies and upfront deception, slowly began to crumble.

    It was this evening in the library that changed me forever. Since then, I have become my own educator, gradually undoing what had been done to me “under the roof of the socialist school.” After getting my bachelor’s degree, I continued my education and had the opportunity to study the history of the Vietnam War (instead of the “War Against America”). I also write about contemporary events in Vietnam with the knowledge of how the past helps shape the present. This path I have chosen, albeit not easy, is nonetheless deeply rewarding. Its reward is both personal, as it gives me an avenue to re-build and express my authentic self and collective because I can speak for those whose stories have been erased from history.

    Having said all this, education is not confined within formal institutions; I just happen to follow an academic path. Most of my research interviewees have learned through their own means. While I found my first moment of truth in the library, they may have found theirs as they participated in the street protests of the early 2010s in Vietnam, read blogs and websites that have become widely accessible thanks to the rise of the internet in the country, talked to their church members, or met with people of the Vietnamese diaspora. Regardless of the different routes we took, what we share in common is the self-awareness we gain as members of disenfranchised groups: Catholics, “the losing side,” southern Vietnamese, northerners who did not side with the victors, or protesters who were beaten up simply because they peacefully exercised their rights. We also share our role as keepers of the stories the powerful would rather erase.

    Free schools and revolutionary journalism

    I do not foresee the education system in Vietnam undergoing any radical change. I anticipate that the pictures of the long line of vans waiting in front of the crematorium in Saigon, the thousands of faces behind the death statistics, the grief of their loved ones, the indignation of those who have been pushed further into poverty because of the collapsed welfare system, and countless others whose lives have been overturned in the past weeks with endless confusing and incoherent decisions made by the government, will once again be at risk of being written off of history. It is likely that students will not be told about the year 2021 the way it has happened. Thus, no difficult questions will be raised about the (lack of) competency, accountability, and morality of those in power [5].

    However, if history – the history of the oppressed – has anything to teach us, it is the power of Free Schools and revolutionary journalism. We must not forget that Phan Chu Trinh established Free Schools across Vietnam to teach what the French did not allow us – their subjugated people – to learn. We must not also forget that Phan Boi Chau spent his entire life conducting revolutionary journalism, not only to educate and inform but also to cultivate a sense of authentic identity for the Vietnamese people, without which we would not have had the basis to organize ourselves and achieve national independence [6]. I trust that if we could revive the spirit and practices of the days of the two Phans, with Free Schools and revolutionary journalism being once again a vibrant part of civic life in Vietnam, we will not only do justice to the past and to those whose stories would otherwise not be told, but also to our future generations and to the prospects of a better Vietnam we all deserve.

    Johns Hopkins Coronavirus Resource Center. “New deaths” for August was 10,067. Available at: https://coronavirus.jhu.edu/region/vietnam. Retrieved on 3 September 2021.

    Vietnam’s post-war generation is defined as people born between the end of Vietnam War in 1975 and the years of Đổi Mới 1986-1989.

    See Vu, T. (2014). Triumphs or tragedies: A new perspective on the Vietnamese revolution. Journal of Southeast Asian Studies, 45(2), pp 236–257. Reviewing the contents of textbooks used in the cultural revolution led by the VCP, Vu concludes that such education “sought to indoctrinate people, not to enlighten them in the normal sense of the word”, and one of the consequences could be “enslav[ing] people by limiting their information to one particular way of thinking in order to create obedient subjects of the state” (p. 252).

    We borrow the name of Brazilian educator Paulo Freire’s famous work Pedagogy of the Oppressed, first written in 1968, for this section.

    We suggest readers to also read Bia Dua’s article Chúng ta còn lại gì nếu ngày mai hết dịch?, published on Luat Khoa on 1 September 2021, to get a more detailed picture of the devastation in Vietnam, and the author’s thoughts and sentiments as a resident of Saigon in these sad and difficult days. Available at: https://www.luatkhoa.org/2021/09/chung-ta-con-lai-gi-neu-ngay-mai-het-dich/?fbclid=IwAR1FtFrxrw3aHp_Pii1D3S2mOMh2muTbjThwIZ4VeLLDGi_JOZcEJN_-Zdk

    See Duiker, W. (1976). The rise of nationalism in Vietnam, 1900-1941. Ithaca & London: Cornell University Press. An elaborate discussion of Phan Chu Trinh’s Free Schools, Phan Boi Chau’s journalism, and the significance of these works in creating the identity of the Vietnamese people, can be found in Part 1 Scholar-Patriots (pp. 21-101) of the book.

    Không có nhận xét nào