Header Ads

  • Breaking News

    Peace Corps Việt Nam: dấu hiệu quan hệ Việt – Mỹ tăng tốc

    Sau 17 năm đàm phán giữa hai nước và sau khi khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội dưới sự chứng kiến của Phó Tổng thống Kamala Harris vào cuối tháng trước, Đoàn Hòa Bình Mỹ (US Peace Corps) đã bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, một dấu hiệu cho thấy quan hệ Việt-Mỹ đang được đẩy mạnh.

     
     Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama nói chuyện với các tình nguyện viên của US Peace Corps tại Siem Reap, Cambodia ngày 21 tháng Ba 2015 khi đến nước này vận động cho sáng kiến Let Girls Learn của chính quyền Obama. Ảnh tài liệu của Nicolas Axelrod/Getty Images.

    Được coi là “công cụ” thực hiện sức mạnh mềm (soft power) của Hoa Kỳ, Peace Corps đưa các tình nguyện viên người Mỹ đến các quốc gia kém phát triển hơn làm các công việc nhân đạo như giảng dạy tiếng Anh, chăm sóc sức khỏe và phổ biến kiến thức về vệ sinh phòng dịch. Peace Corps được thành lập năm 1961 dưới thời Tổng thống John F. Kennedy, vào thời cao điểm của Chiến tranh Lạnh, với mục đích vun trồng thiện cảm của các dân tộc đối với văn hóa phương Tây.

    Kể từ khi thành lập, Peace Corps đã đưa hơn 241,000 tình nguyện viên – hầu hết là nữ với độ tuổi trung bình là 27 tuổi – đến khoảng 143 quốc gia. Châu Phi là nơi nhận được nhiều tình nguyện viên Peace Corps nhất với 45% tổng số, trong khi chỉ có khoảng 13% phục vụ ở Châu Á. Hầu hết các dự án tập trung vào lĩnh vực giáo dục, y tế và phát triển thanh thiếu niên.

    Ngân sách hoạt động của Peace Corps do Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ. Theo báo cáo tài chính của Peace Corps, năm ngoái cơ quan này nhận được $410.5 triệu, cộng thêm $88 triệu được chi cho việc đưa các tình nguyện viên, thực tập sinh và các nhân viên khác trở về nhà trong bối cảnh đại dịch bùng phát ở những nước mà Peace Corps hoạt động. Ngân sách của Peace Corps chiếm khoảng 1% ngân sách hoạt động đối ngoại của Hoa Kỳ, theo trang web của tổ chức. Ngoài ngân sách được cấp, Peace Corps cũng nhận các khoản đóng góp từ công chúng.

    Tại Đông Nam Á, chương trình thiện nguyện này đã hiện diện tại Cambodia, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Philippines trong nhiều năm nhưng chưa từng có mặt ở Việt Nam. Sự hiện diện của Peace Corps ở Trung Quốc đã bị chấm dứt vào mùa hè năm ngoái sau 26 năm hoạt động, trong bối cảnh xung đột Mỹ-Trung về thương mại, công nghệ và quyền tự do dân sự ngày càng gia tăng.

    Hồi tháng Tư, 11 cựu giám đốc của cơ quan này đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi chính quyền tăng số lượng tình nguyện viên của Peace Corps lên 15,000 người trong vòng 10 năm tới và nâng ngân sách hàng năm lên $600 triệu vào năm 2025. “Việc không có tình nguyện viên nào của Peace Corps phục vụ ở nước ngoài trong thời đại dịch đã gây thiệt hại không kể xiết đối với hình ảnh của Hoa Kỳ ở nước ngoài”. Việc Peace Corps rút khỏi Trung Quốc hồi tháng Bảy năm ngoái cũng cắt đứt một kênh đối thoại Trung – Mỹ quan trọng.

    Cầu nối Mỹ- Việt

    Theo nhà báo Sen Nguyen trên báo The South China Morning Post, sự kiện Peace Corps rút ra khỏi Trung Quốc nhưng lại bắt đầu hoạt động ở Việt Nam – dù khá muộn màng – được các chuyên gia giải thích bằng tình trạng thiếu tin cậy của chính quyền Việt Nam đối với các tổ chức xã hội dân sự của Mỹ và phương hướng vận động khác nhau của quan hệ Mỹ-Trung, Mỹ-Việt.

    Khi được hỏi tại sao phải mất 17 năm đàm phán mới thành lập được Peace Corps Việt Nam, bà Kate Becker, Giám đốc quốc gia Việt Nam của chương trình, cho biết với “lịch sử phức tạp” giữa Mỹ và Việt Nam, việc thiết lập lòng tin không phải là một quá trình đơn giản. “Xây dựng sự hiểu biết về nền văn hóa của nhau và cùng sống hàng ngày với nhau như một người hàng xóm, đồng nghiệp và bạn bè, dùng bữa cùng nhau… là không đơn giản. Kết nối con người với con người trong sự phục vụ là bản chất của Peace Corps,” bà nói.

    Mặc dù nhìn chung được yêu thích, từ lâu Peace Corps đã phải đối mặt với những mối nghi ngờ rằng họ là bình phong cho các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, là một phần mở rộng của cái được gọi là “phức cảm cứu tinh của người da trắng”.

    Tiến sĩ Phạm Quang Minh, nguyên hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, cho biết tư duy Chiến tranh Lạnh và lo ngại về ảnh hưởng của văn hóa Mỹ có thể giải thích phần nào sự do dự của chính quyền Việt Nam trong việc cấp giấy phép hoạt động cho Peace Corps. “Cũng có thể do chính quyền lo ngại về Trung Quốc vì chắc chắn Trung Quốc không muốn Việt Nam thân với Mỹ. Việt Nam dù không thích, thậm chí phản đối Trung Quốc, nhưng cũng không dám bộc lộ điều đó một cách công khai”, ông Minh, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Việt Nam, nhận định.

    Bà Hoàng Thị Hà, thành viên của Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, nhìn nhận vấn đề theo hướng khác: “Điều thú vị cần lưu ý là trong khi sự cạnh tranh Mỹ-Trung đang diễn ra mạnh mẽ hơn về ý thức hệ, thì quan hệ Việt-Mỹ vẫn tiếp tục xu hướng đi lên bất kể khác biệt về ý thức hệ”, bà Hà nói và nhận xét thêm rằng “Nếu có thể, sự kiện này cho thấy quan hệ Mỹ-Trung và quan hệ Mỹ-Việt trong những năm sắp tới sẽ diễn ra theo những quỹ đạo khác nhau”. Bà Hà cho rằng, việc mở văn phòng Peace Corps tại Hà Nội đánh dấu sự tin tưởng lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang tăng lên sau khi hai nước khẳng định tôn trọng thể chế chính trị của nhau.

    Ông Minh của Đại học KHXH và NV Hà Nội nói thêm, sự hiện diện của Peace Corps Việt Nam là một bước nâng cấp mang tính biểu tượng của quan hệ Việt – Mỹ – mặc dù hai bên chưa chính thức là “đối tác chiến lược”. “Nó cho thấy mối quan hệ giữa hai quốc gia đã được nâng lên một tầm cao mới vì trước đây Peace Corps được coi là một‘ công cụ đế quốc ’, một tổ chức tình báo của CIA… Peace Corps sẽ là cầu nối giữa hai bên: làm cho Việt Nam hiểu Mỹ hơn và Mỹ cũng hiểu Việt Nam hơn”, ông Minh nói.

    Đề phòng cú sốc văn hóa

    Theo trang web của tổ chức này, chương trình Peace Corps Vietnam hỗ trợ “ưu tiên quốc gia về trình độ tiếng Anh cho học sinh trung học và lực lượng lao động mới, cũng như tăng cường năng lực giảng dạy tiếng Anh của giáo viên”.

    Tuy nhiên, do khác biệt về văn hóa giữa hai nước, chương trình thông báo với các tình nguyện viên rằng người Việt Nam “có thể sẽ tò mò về công việc, sự phát triển ngôn ngữ và hòa nhập cộng đồng của các tình nguyện viên”, quyền riêng tư trên mạng trực tuyến có thể bị vi phạm vì “chính phủ Việt Nam thường xuyên giám sát tất cả các phương tiện truyền thông xã hội”.

    Ông Luis Valadez, giám đốc đào tạo của Peace Corps Việt Nam, cho biết các tình nguyện viên phải có đầu óc cởi mở và hiểu biết về văn hóa, vì họ không chỉ có nhiệm vụ hòa nhập với văn hóa địa phương trong thời gian phục vụ mà còn phải hoạt động như một cầu nối văn hóa khi họ trở lại Mỹ.

    “Do đó, điều quan trọng là các tình nguyện viên của chúng tôi sẽ không có thái độ ‘chuyên gia’ hoặc như thể họ đã biết mọi thứ,” ông Valadez nói và cho biết thêm rằng nhóm công tác đầu tiên gồm khoảng 20 tình nguyện viên ​​sẽ bắt đầu làm việc tại các trường học xung quanh Hà Nội vào năm tới, thêm 20 trường nữa vào năm 2023. “Các tình nguyện viên sẽ sống với các gia đình bản xứ trong cùng cộng đồng nơi họ làm việc và sẽ được yêu cầu tiêm chủng COVID-19 đầy đủ”, ông Valadez nói.

    (theo SCMP)

    This Week in Asia / Politics

    The US Peace Corps, a fixture in Asia, is in Vietnam at last – a sign Hanoi-Washington ties are on the upswing?

    Sen Nguyen

    Published: 6:00am, 14 Sep, 2021

    Seen as competing with China’s Confucius Institutes, the decades-old American aid programme is finally launching in Vietnam after 17 years of negotiations

    The Peace Corps’ presence in China was axed last summer after 26 years, amid US-China conflict over trade, technology, and civil liberties


    Vietnam resident Benjamin Herman heard that the Peace Corps was for the first time recruiting English teachers to help run classes in the Southeast Asian nation, he was overjoyed.

    Volunteering with the US-government-funded programme is something of a tradition in the 39-year-old American’s family, with no fewer than five of his relatives having served as volunteers in Central and South America, as well as in Europe.

    “I love helping people learn and I’m very interested in delving into a cultural world that I haven’t experienced much in my eight years here,” said Herman, who currently works full-time as an English teacher at a factory in the southern manufacturing hub of Binh Duong.

    Founded in 1961 by US President John F. Kennedy, the Peace Corps – an artefact of the Cold War that was meant to spread goodwill towards the West – has never before operated in Vietnam. In contrast, the humanitarian group has had a presence in Asean member states such as Cambodia, Indonesia, Myanmar and Thailand for years – with the Philippines hosting the most US volunteers in all.

    North Vietnam was at war with the United States

    until the withdrawal of American troops in 1973, followed by the reunification of Vietnam two years later. Today, the two former enemies are close trade partners. The US is Vietnam’s biggest export market and both host thousands of each other’s citizens as students or residents. Vietnam was also a top tourism hotspot for hundreds of thousands of Americans every year before the Covid-19 pandemic hit.

    The launch of Peace Corps Vietnam was announced late last month by US Vice-President

    Kamala Harris during her much-publicised visit to Hanoi amid her country’s messy withdrawal from Afghanistan. It followed the agency’s exit last summer from China after 26 years, amid US-China conflicts over trade, technology, and civil liberties.

    “It is intriguing to note that while the US-China rivalry is taking on stronger ideological overtones, [the] US-Vietnam relationship continues its upwards trend regardless of ideology,” said Hoang Thi Ha, a fellow at the ISEAS-Yusof Ishak Institute’s Asean Studies Centre in Singapore.


    “If anything, this suggests the diverging trajectories of US-China and US-Vietnam relations in the years ahead,” she said, adding that the opening of a Peace Corps office in Hanoi signified growing trust between the US and Vietnam, anchored in the assurance of respect for each other’s political systems.

    Yet the launch of Peace Corps Vietnam still took 17 years to negotiate. When asked why, Kate Becker, Vietnam country director for the programme, said given the “complicated history” between the US and Vietnam, establishing trust was not a simple process.

    “Building an understanding of each other’s cultures and living day to day as a neighbour, colleague and friend, taking meals together … This people-to-people aspect of service is the essence of the Peace Corps,’’ she said.

    Dr Pham Quang Minh, a former dean of the University of Social Sciences and Humanities in Hanoi, said Cold War thinking and concerns about the influence of American culture could partly explain Vietnam’s hesitation, if any, in hosting the Peace Corps.

    “There may also be concerns about China because China certainly does not want Vietnam to be close with the US, although Vietnam does not like and even opposes China, but also does not dare to express it openly,” said the foreign-policy specialist.

    Minh said he sees the Peace Corps programme as competing with China’s

    Confucius Institutes , which aim to increase understanding of Chinese language and culture and are partially financed by Beijing.

    The institutes, widely regarded as a tool for China to promote its image and project soft power abroad, were first established in 2004 and are now in some 154 countries, many of which host multiple institutes.

    Vietnam, however, has only one: at Hanoi University, which Minh said “almost no one knows about and its activities do not stand out”.

    Culture shock

    The Peace Corps’ Vietnam programme aims to support the country’s “national priority of English proficiency for its secondary school students and emerging workforce, as well as strengthening teachers’ English proficiency and capacity to teach English”, according to its website.

    Prospective recruits have been told that Vietnamese officials will “likely be curious about your work, language development, and community integration” and were warned not to expect online privacy as “the government of Vietnam routinely monitors all social media”.

    Luis Valadez, director of programming and training for Peace Corps Vietnam, said suitable volunteers would have to be culturally open-minded and understanding, as they would not only be tasked with integrating into the local culture during their service but be expected to act as a cultural bridge upon their return to the US.

    “Therefore, it is important that our volunteers do not approach any element of their service with the attitude of being an ‘expert’ or as if they already know everything,’’ he said, adding that the first cohort of up to 20 volunteers were expected to begin working in schools around Hanoi next year, with 20 more slated to start in 2023.

    “Volunteers will live in the same communities where they work with local host families and will be required to be fully vaccinated against Covid-19,” Valadez said.

    Since its inception, more than 241,000 Peace Corps volunteers – mostly female, with an average age of 27 – have been sent to some 143 nations. Africa has received the most volunteers at 45 per cent of the total, while only about 13 per cent have served in Asia. Most projects focus on education, health and youth development.

    The agency received US$410.5 million in funding from Congress last year, its 2020 financial report said, with another US$88 million spent on bringing volunteers, trainees and other staff home amid the pandemic. Its budget accounts for around 1 per cent of the US foreign operations budget, according to its website, and it can also accept donations from the public.

    In April, 11 former directors of the agency sent a letter to US President

    Joe Biden urging his administration to increase the number of Peace Corps volunteers to 15,000 over the next 10 years and raise its annual budget to US$600 million by 2025.

    The absence of any Peace Corps volunteers serving abroad because of the pandemic “does untold damage to our strong community-based worldwide presence and the United States’ image abroad”, the letter said.

    Despite being generally well-liked, the Peace Corps has long had to contend with suspicions that it is a front for US intelligence agencies, as well as charges that it is merely an extension of what has been termed the “white saviour complex”.

    In April, USA Today published an investigation on female volunteers who had been sexually assaulted during their service with the Peace Corps, in a further blow to the agency’s reputation.

    However, the launch of Peace Corps Vietnam represents a symbolic upgrade of US-Vietnam relations, according to foreign-policy specialist Minh – despite the two not yet officially being “strategic partners”.

    “It shows that the relationship between the two countries has been raised to a new level because before the Peace Corps was considered an ‘imperial tool’, an intelligence organisation of the CIA,” he said.

    “The Peace Corps will be the bridge between the two sides: making Vietnam understand the US better and the US also understand Vietnam better.”

    Sen Nguyen

    Sen Nguyen is a Vietnamese journalist with a focus on features and analysis. She has covered everything from Vietnamese domestic affairs, Southeast Asian migrant workers, racial discrimination in the United States to karaoke culture. She was awarded the Mekong Data Journalism Fellowship by the Internews' Earth Journalism Network (EJN) and East West Center in 2021. Her work and broadcast commentary have appeared in Al Jazeera and Thomson Reuters Foundation.

    Không có nhận xét nào