Header Ads

  • Breaking News

    Tập Trận Ở Hoàng Sa: Trung Quốc Tiếp Tục Coi Thường Trật Tự Pháp Lý Quốc Tế

    China’s Continued Disdain for the International Legal Order

    By Raul "Pete" Pedrozo Lawfare ngày 10/8/2021

    Biên dịch: Lê Xuân Phương | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

    29/8/2021

    Song ngữ Việt Anh

     


    Bản đồ khu vực tập trận và cấm bay do Trung Quốc đặt ra ở quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: Lê Đức Tâm/Dự án Đại Sự Ký Biển Đông với dữ liệu toạ độ từ các Cục Hải sự Trung Quốc.

    Một lần nữa, Trung Quốc cho thấy quốc gia này đang coi thường trật tự pháp lý quốc tế điều chỉnh các hoạt động trên biển. Vào ngày 4/8, Cục An toàn hàng hải Hải Nam của Trung Quốc đã đưa ra thông báo cho biết Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) sẽ tiến hành các cuộc tập trận quân sự trên vùng biển ở Biển Đông từ ngày 6 đến ngày 10/8 trong một khu vực được xác định có tọa độ sau:

    Diễn tập quân sự trong khu vực được giới hạn bởi các toạ độ sau: 

    A: 18-42.60/110-51.92E; 

    B: 19-45.38N/112-19.00E; 

    C: 18-43.17N/113-30.78E; 

    D: 17-50.92N/114-25.67E; 

    E: 17-25.05N/114-42.07E; 

    F: 16-10.85N/113-40.33E;

    G: 15-48.53N/112-37.65E; 

    H: 18-10.78N/110-43.90E

    Từ 051600 giờ UTC  ngày 21/8 đến 101600 giờ UTC ngày 21/8.

    Thông báo cũng lưu ý thêm rằng việc tiếp cận khu vực trên sẽ “bị cấm” trong suốt thời gian diễn tập. Cuộc diễn tập bắt đầu vào ngày 5/8 và sẽ bao gồm các cuộc diễn tập bắn đạn thật sử dụng loại tên lửa chống hạm được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”.

    Khu vực diễn tập giống như một hộp chữ nhật lớn kéo dài về phía Đông – Đông Nam của đảo Hải Nam, bao gồm hầu hết các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa, cũng như những vùng biển nằm ngoài giới hạn 12 hải lý của bất kỳ thực thể địa lý nào, nơi mà các quyền tự do hàng hải, tự do hàng không được bảo đảm theo UNCLOS (tại các Điều 58, 86-87, 89-90). Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, việc di chuyển qua khu vực tập trận bị cấm đối với tất cả các tàu thuyền và máy bay.

    Điều 25 UNCLOS cho phép các quốc gia ven biển tạm thời đình chỉ việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại các khu vực nhất định trong lãnh hải của mình nếu việc đình chỉ đó là cần thiết để bảo đảm an ninh của quốc gia đó, bao gồm cả các cuộc diễn tập quân sự. Việc đình chỉ đi lại không gây hại (innocent passage) 6 ngày trong vùng lãnh hải 12 hải lý để tiến hành một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn sẽ được coi là “tạm thời” và vì vậy nó hợp pháp. Điều 9, Công ước Chicago cũng quy định thẩm quyền tương tự cho các quốc gia hạn chế hoặc cấm máy bay nước ngoài bay qua các khu vực nhất định trong lãnh hải quốc gia mình vì các lý do cần thiết về quân sự hoặc an toàn chung. Tuy nhiên, các khu vực bị cấm này phải phù hợp về mức độ và vị trí để không cản trở hoạt động hàng không một cách không cần thiết.

    Tuy nhiên, trong trường hợp phạm vi khu vực hạn chế di chuyển mở rộng ra khỏi lãnh hải hoặc vùng trời quốc gia, Trung Quốc chỉ có thể thiết lập một vùng cảnh báo tạm thời để thông báo cho tàu thuyền và máy bay về việc quốc gia này đang tiến hành một cuộc diễn tập quân sự có thể gây nguy hiểm cho tự do hàng hải và hàng không. Tàu thuyền và máy bay có quyền đi qua khu vực với nhận thức rằng sẽ có nhiều rủi ro nếu làm như vậy.

    Trung Quốc có thể đã thiết lập một vùng cấm/vùng đặc quyền bất hợp pháp vượt quá giới hạn 12 hải lý. Ngoài lãnh hải, các quốc gia không được quy định bất kỳ phần nào của biển cả, bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), thuộc chủ quyền của họ (Điều 58, 89 UNCLOS). Bên ngoài lãnh hải, tàu thuyền và máy bay của tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không trên biển cả và các hoạt động khác phù hợp với luật pháp quốc tế có liên quan đến các quyền tự do này (Điều 58, 86-87, 90, UNCLOS). Việc Trung Quốc “cấm biển” ở cả các khu vực bên ngoài lãnh hải của nước này khi tiến hành tập trận rõ ràng không phù hợp với luật pháp quốc tế.

    Một phần khu vực tập trận tồn tại vấn đề khác vì nó chồng lấn phần lớn quần đảo Hoàng Sa, nơi mà cả Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đều đưa ra tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc đã cam kết (a) tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông theo quy định của luật quốc tế, bao gồm UNCLOS; (b) giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán của mình bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực; (c) tự kiềm chế đối với việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của khu vực. Tuyên bố một vùng cấm bao gồm quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển xung quanh, cũng như các khu vực của EEZ và biển cả là không phù hợp với tất cả các cam kết kể trên. Cuộc tập trận hải quân là một nỗ lực bất chính khác của Trung Quốc nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông thông qua vũ lực và đe dọa.

    Cộng đồng quốc tế đã để Trung Quốc “tự do” thực hiện những hành vi độc hại của họ quá lâu. Nhưng Trung Quốc sẽ không ngừng coi thường trật tự quốc tế dựa trên luật lệ cho đến khi các quốc gia trong khu vực Biển Đông, cùng với các quốc gia Thái Bình Dương khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Hoa Kỳ, và các quốc gia hàng hải khác như Ấn Độ, Anh, Pháp và Đức giữ vững lập trường và đẩy lùi các hành động gây hấn liên tục của Trung Quốc trong khu vực.

    Tất cả các quốc gia có lợi ích liên quan nên ngay lập tức lên án về mặt ngoại giao việc Trung Quốc coi thường các quyền và tự do hàng hải được quốc tế công nhận ở Biển Đông. Hoa Kỳ và các cường quốc hải quân khác trong khu vực cũng nên triển khai tàu và máy bay để thể hiện sự không chấp nhận nỗ lực khẳng định chủ quyền phi pháp đối với các khu vực nằm ngoài lãnh hải của Trung Quốc. Việc cộng đồng quốc tế tiếp tục không đưa ra hành động nào để thách thức những yêu sách quá mức của Trung Quốc sẽ cho phép những yêu sách đó được củng cố theo thời gian và giúp Trung Quốc tạo ra những cơ sở pháp lý tiềm năng chống lại những thách thức trong tương lai.

    Đại tá Raul (Pete) Pedrozo, Hải quân Hoa Kỳ (đã về hưu), Là Chủ tịch Howard S. Levie về Luật Xung đột Vũ trang và Giáo sư Luật Quốc tế ở Trung tâm Stockton về Luật Quốc tế tại Trường Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ. Ông hiện là một trong hai Đại diện của Hoa Kỳ tại Nhóm chuyên gia quốc tế về Sổ tay hướng dẫn San Remo về Luật áp dụng cho các cuộc xung đột vũ trang trên biển, do Viện Luật nhân đạo quốc tế biên soạn. Trước khi nghỉ hưu từ Hải quân, ông là Cố vấn Pháp lý cấp cao thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, và là Trợ lý Đặc biệt của Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách về Chính sách. Pedrozo là đồng tác giả của cuốn sách sắp xuất bản, “Công nghệ mới nổi và Luật Biển” (Nhà xuất bản Đại học Oxford). Nguồn bài viết gốc: https://www.lawfareblog.com/chinas-continued-disdain-international-legal-order.

    Lê Xuân Phương là Thạc sỹ Luật Biển quốc tế và là Trợ lý Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Thạc sỹ Nguyễn Thế Phương là thành viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

    https://dskbd.org/2021/08/29/tap-tran-o-hoang-sa-trung-quoc-tiep-tuc-coi-thuong-trat-tu-phap-ly-quoc-te/

    China’s Continued Disdain for the International Legal Order

    By Raul "Pete" Pedrozo

    Tuesday, August 10, 2021, 8:01 AM 


     

    The USS Barry in waters near the disputed Paracel Islands in the South China Sea. (Official U.S. Navy Page, https://flic.kr/p/2iVDWFY; CC BY 2.0, https://creativecommons.org/licenses/by/2.0/)

    Once again, China is showing its disdain for the rules-based international legal order that regulates activities at sea. On Aug. 4, China’s Hainan Maritime Safety Administration issued a notice to mariners and airmen indicating that the People’s Liberation Army (PLA) would be conducting military exercises in waters of the South China Sea from Aug. 6 to 10 in an area bounded by the following coordinates:

    MILITARY TRAINING IN AREA BOUNDED BY THE LINES JOINING: 

    A: 18-42.60N/110-51.92E; B: 19-45.38N/112-19.00E; C: 18-43.17N/113-30.78E; D: 17-50.92N/114-25.67E; E: 17-25.05N/114-42.07E; F: 16-10.85N/113-40.33E; G: 15-48.53N/112-37.65E; H: 18-10.78N/110-43.90E

    FROM 051600 UTC AUG 21 TO 101600UTC AUG 21.

    The notice further provides that entry is “prohibited” during the exercise period. The exercise commenced on Aug. 5 and will purportedly include live-fire “aircraft carrier killer” anti-ship missile exercises.

    The area in question is a large rectangular-like box that extends east-southeast of Hainan Island, encompassing most of the waters surrounding the Paracel Islands, as well as large swaths of water beyond the 12-nautical-mile (nm) limit of any land feature where high seas freedoms of navigation and overflight are guaranteed to the international community by the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) (Articles 58, 86-87, 89-90). Nonetheless, as indicated above, transit through and over the exercise area is prohibited for all ships and aircraft.

    Article 25 of UNCLOS permits coastal states to temporarily suspend innocent passage of foreign ships in specified areas of their territorial sea if the suspension is essential for the protection of their security, including weapons exercises. A six-day suspension of innocent passage in the 12-nm territorial sea to conduct a large-scale naval exercise would be considered “temporary” and therefore legitimate. Article 9 of the Chicago Convention provides similar authority for states  to restrict or prohibit foreign aircraft from flying over certain areas of its territorial sea for reasons of military necessity or public safety. However, these prohibited areas must be reasonable in extent and location so as not to interfere unnecessarily with air navigation.

    Nevertheless, to the extent that the restricted navigation area extends beyond the territorial sea or national airspace, China may only establish a temporary warning area to advise ships and aircraft that it is conducting a military exercise that may pose a hazard to navigation or overflight. Ships and aircraft retain a right to transit through the area with the understanding that there is an increased risk in doing so.

    China may not legally establish a prohibited/exclusion zone beyond the 12-nm limit. Beyond the territorial sea, states may not subject any part of the high seas, including the exclusive economic zone (EEZ), to their sovereignty (UNCLOS Articles 58, 89). Seaward of the territorial sea, ships and aircraft of all nations enjoy high seas freedoms of navigation and overflight and other internationally lawful uses of the seas related to these freedoms (UNCLOS Articles 58, 86-87, 90). To the extent that the PLA exercise area temporarily closes areas of the ocean beyond China’s territorial sea, it is clearly inconsistent with international law.

    A portion of the exercise area is equally problematic because it overlaps much of the Paracel Islands, which are claimed by China, Taiwan and Vietnam. China has committed to (a) respect freedoms of navigation and overflight in and over the South China Sea as provided for in international law, including UNCLOS; (b) resolve its territorial and jurisdictional disputes by peaceful means, without resorting to the threat or use of force; and (c) exercise self-restraint in conducting activities that would complicate or escalate disputes and affect peace and stability in the region. Declaring a prohibited zone that encompasses the Paracel Islands and its surrounding waters, as well as areas of the EEZ and high seas, is inconsistent with all of these commitments. The naval exercise is yet another underhanded attempt by China to reinforce its claims in the South China Sea through force and intimidation.

    The international community has given China a “free pass” for its malign behavior for too long. But China will not stop its disregard for the rules-based international order until states bordering the South China Sea, together with other Pacific nations such as Japan, Korea, Australia and the United States, and seafaring nations such as India, the United Kingdom, France and Germany, take a stand and push back against its continued aggressive actions in the region. 

    All interested states should immediately file a diplomatic protest condemning China’s disregard for internationally recognized navigational rights and freedoms in the South China Sea. The United States and other regional naval powers should also operate ships and aircraft in the declared zone to demonstrate non-acquiescence to China’s unlawful attempt to assert sovereignty over areas beyond its territorial sea. Continued inaction by the international community to challenge China’s excessive claims will allow those claims to solidify over time and provide China with a potential legal basis to counter future challenges.

    https://www.lawfareblog.com/chinas-continued-disdain-international-legal-order.

    Không có nhận xét nào