Header Ads

  • Breaking News

    Vũ Kim Hạnh - Một tác động tức thì từ Zero Covid - Ngân sách cạn kiệt

    Thời sự chính trong hai tuần qua của truyền thông Mỹ là chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng của nước Mỹ bị ảnh hưởng thế nào bởi phong tỏa tại Việt Nam và các công ty Mỹ sẽ rút đi đâu. Trong ảnh là chương trình ngày 16-9 của đài CNBC.

    Vũ Kim Hạnh - Một tác động tức thì từ Zero Covid

    Các thương hiệu giày dép hàng đầu thế giới vẫn đang cảm thấy nhức nhối từ việc các nhà máy ngừng hoạt động tại Việt Nam.

    Kể từ tháng 7, các nhà máy tại Việt Nam, nhà cung cấp giày dép lớn thứ hai cho Hoa Kỳ sau Trung Quốc, đã phải ngừng hoạt động do ảnh hưởng COVID-19. Việc đóng cửa kéo dài đã 9 tuần, đây là điều đặc biệt đáng quan tâm đối với các thương hiệu giày và quần áo thể thao khi mùa mua sắm và các dịp nghỉ lễ cuối năm đến gần.

    Các nhà kinh doanh giày và trang phục quà tặng thể thao đang hết sức lo âu về doanh số bán hàng.

    Theo nhà phân tích về “sức khỏe và lối sống” của công ty nghiên cứu thị trường BTIG, Camilo Lyon, chuyên gia theo dõi mảng kinh doanh của Nike, Under Armour, Adidas và Deckers Outdoor’s Hoka thì đây chính là những công ty có nhiều khả năng chịu ảnh hưởng nhất từ việc ngừng hoạt động của nhà SX tại Việt Nam.

    “Chúng tôi nghe nói rằng giày thi đấu đã bị chậm trễ nghiêm trọng nhất và có nguy cơ bị hủy hợp đồng ngày càng cao cho mùa xuân năm 22”, Lyon cho biết.

    Kể từ khi hai nhà cung cấp giày Nike tại Việt Nam ngừng sản xuất vào tháng Bảy, công ty đã có gần 2 tháng không có đơn vị sản xuất nào trong khu vực giao hàng. Việt Nam trước đây chiếm 51% sản lượng giày dép của Nike và 30% đơn vị may mặc vào năm ngoái.

    Do gãy chuỗi cung ứng, BTIG đã hạ hạng Nike. “Mặc dù NIKE thường được tổ chức cực kỳ tốt để quản lý những gián đoạn như vậy, nhưng chúng tôi e rằng vấn đề này quá bất ngờ, quá lớn để kiểm soát, dù NIKE là thương hiệu thể thao mà mạng lưới kinh doanh chạy tốt nhất trên thế giới, chúng tôi vẫn hạ bậc của Nike xuống mức trung bình cho đến khi Nike có thể quay trở lại lịch trình sản xuất và giao hàng bình thường như trước kia.”

    Cổ phiếu của Nike đã giảm 1,3% sau khi bị BTIG hạ cấp.

    Adidas thì đang phân bổ lại sản xuất và tìm nguồn cung ứng ở khu vực khác và hiện đang phải sử dụng đường hàng không cho các sản phẩm giá cao.

    Các nhà máy ở Việt Nam thông báo là có thể sẽ mở cửa trở lại vào ngày 15 tháng 9. Các hãng giày lớn vẫn nêu một hi vọng cuối cùng: “Một khi các nhà máy ở phía Nam mở cửa trở lại, chúng tôi dự kiến sẽ dần dần xây dựng lại công suất sản xuất tối đa đạt 50% vào cuối năm và sau đó sẽ tăng hoàn toàn trở lại 100% vào năm 2022”.

    Hai kỳ lễ và mua sắm lớn nhất trong năm là Black Friday tháng 11 và Giáng sinh tháng 12 là cơ hội để ngành hàng tiêu dùng nhanh và đồ gia dụng trở ngược thế cờ và quyết định lợi nhuận của năm. Bỏ lỡ thì coi như "chết tại chỗ"!

    Thêm vào đó là cước tàu biển cao và nạn khan hiếm trầm trọng container càng làm các nhà bán lẻ xứ cờ hoa sốt ruột.

    Thị trường lớn đó sẽ khó chấp nhận chuyện “xin thêm hai tuần” nữa.

    Quá tam ba bận. Chứ đằng này có đến bảy lần rồi, khách khó chịu thấu!

    (Có tham khảo thông tin của Ricky Hồ)

    Vũ Kim Hạnh – Ngân sách cạn kiệt


    Mới một tháng rưỡi trước, ngày 30/7/2021, báo chí đăng "Ngân sách nhà nước bội thu gần 62 nghìn tỷ đồng sau 7 tháng". Còn sau đây là thông tin mới : “Sáng hôm nay, báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết "hiện nay ngân sách nhà nước rất khó khăn, ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào". Đây là thông tin chính thống, chứ không phải do đồn thổi. https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/, cơ quan của của Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, và cả trên tờ http://thoibaotaichinhvietnam.vn/, cơ quan của Bộ Tài chính.

    Và trước đó chỉ 1 ngày, trên mạng xã hội có bài toán về câu chuyện có thể có liên quan nhân quả như sau:

    XÀI SANG HƠN CẢ MỸ ĐỂ BẮT F0

    Hà Nội vừa thông báo đến 14/9 đã phát hiện được 19 ca F0 từ cộng đồng qua xét nghiệm sàng lọc từ 3.128.380 mẫu, trong số này có : 2.311.514 mẫu XN RT-PCR và 816.866 mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên

    Thử tính chi phí hoạt động công khai này bằng bài toán hs cấp 1:

    Chi phí Test RT-PCR (lấy mẫu 100.000đ/mẫu, XN 634.000/mẫu gộp ) (tạm tính mẫu gộp là 10)

    2.311.514 * 100.000 = 231.154.400.000 đ

    2.311.514*634.000/10= 146.549.987.600 đ

    Chi phí Test nhanh (238.000đ/mẫu)

    816.866 * 238.000 = 194.414.108.000 đ (Đơn giá lấy theo qui định của BYT tại CV số 4356/BYT-KHTC ngày 28/5/2021) Tổng chi phí cả 2 phương pháp:: 572.115.495.000đ (năm trăm bảy mươi hai tỷ một trăm mười lăm triệu bốn trăm chín mươi lăm ngàn đồng)

    Kết quả : Phát hiện được 19 F0

    Vậy chi phí để phát hiện 1F0 là: 572.115.495.000 /19ca = 30.111.341.874 /ca tức là: Cuộc “thần tốc xét nghiệm” ở Hà Nội với kết quả bắt được 19 ca F0, cho ra chi phí để HN bắt 1 F0 là 30,13 tỉ vnđ.

    Chưa tính chi phí các nguồn lực khác của của cả XH phuc vụ cho việc tổ chức xét nghiệm. Chi phí ngầm không tính được do tổ chức “thần tốc” có thể là nguồn lây nhiễm mới. Cũng chưa tính thiệt hại kinh tế do giãn cách XH trong thời gian này

    Các đây 3 hôm, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ có trả lời phỏng vấn một hãng thông tấn quốc tế, ông có nói: trong việc kiểm toán hoạt động của nhà nước, nay cần thêm vào nội dung kiểm toán về việc “huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19”, và cụ thể ông đề cập: ."Mẫu (xét nghiệm) đơn, mẫu gộp thế nào, test nhanh thế nào? Một mẫu xét nghiệm PCR mất nhiều tiền, đắt hơn vắc xin nhiều”.

    PS. Chúng ta không ai chống xét nghiệm. Nhưng không có nước nào trên thế giới, ngoại trừ Trung Quốc có hạ tầng dữ liệu và mục đích khác, dám “chơi sang” một cách bất chấp như thế này (không cần tính toán chọn mẫu để tiết kiệm và có hiệu quả thật). Và đây là một cuộc xét nghiệm ở một địa phương thôi. Trên cả nước, đã có bao nhiêu cuộc xét nghiệm “hào phóng” và bất chấp.

    Tài Chánh-Doanh Nghiệp

    TCDN – Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, hiện nay ngân sách nhà nước rất khó khăn. Trong bối cảnh giãn cách xã hội ở 23 tỉnh thành, doanh nghiệp cũng đang cực kỳ khó khăn, số thu thuế hiện giảm gần 50% và tới đây còn giảm nữa.

    Tại phiên thảo luận về việc ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 kỳ họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (16/9), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có những giải trình với các đại biểu.

    Theo Bộ trưởng, số thuế hỗ trợ theo chính sách này, trong điều kiện thông thường thì chỉ bằng Tp.HCM thu 20 ngày. Trong bối cảnh giãn cách xã hội ở 23 tỉnh thành, doanh nghiệp đang cực kỳ khó khăn, số thu thuế hiện giảm gần 50% và tới đây còn giảm nữa. “Vào lúc khó khăn này, đây chính là ‘một miếng khi đói bằng một gói khi no’ để hỗ trợ doanh nghiệp”, Bộ trưởng nói.

    Đồng thời, theo ông Hồ Đức Phớc, việc thiết kế chính sách cũng phải dựa trên mức bình quân tương đối, chứ không thể đạt công bằng 100%. Đối với những doanh nghiệp không có thuế phải nộp, thì chính sách hỗ trợ được hưởng là không bị tính tiền phạt đối với các khoản chậm nộp trước đó.

    Về ý kiến bổ sung thêm các gói, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ trưởng chia sẻ hiện nay ngân sách nhà nước rất khó khăn, ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào, hàng chục ngàn chiến sĩ công an, quân đội đang tham gia chống dịch ở phía Nam, nhưng không có ngân sách để cấp. Ngân sách dự phòng thì đã hết.

    Theo ông Hồ Đức Phớc, hiện phần tiết kiệm chi và một số khoản khác còn lại khoảng 14,620 nghìn tỷ đồng. Bộ Tài chính đang trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến mới có thể chi tiếp tục.

    Về một số nội dung cụ thể như gói hỗ trợ lãi suất, Bộ Tài chính đã bàn với Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm triển khai gói kích cầu 2009 không hiệu quả, khó quản lý, Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị không triển khai. Hiện Ngân hàng Nhà nước cũng đang có chương trình giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp, với cam kết của các ngân hàng khoảng hơn 24 nghìn tỷ đồng.

    Liên quan đến việc quản lý thuế GTGT, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết sẽ chỉ đạo cơ quan thuế tăng cường quản lý, chống thất thoát, có biện pháp để đảm bảo đối tượng thụ hưởng chính sách là người tiêu dùng hàng hóa.

    Một vấn đề được quan tâm tại phiên thảo luận là hỗ trợ đúng đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ đã tiếp thu đưa lĩnh vực hoạt động xuất bản phần mềm, kinh doanh trên nền tảng số ra khỏi lĩnh vực được giảm thuế và sẽ tiếp tục rà soát đối với một số lĩnh vực như vật tư y tế… Giải pháp để đảm bảo triển khai hỗ trợ kịp thời nhưng đúng đối tượng là thực hiện kê khai trước, kiểm tra sau.

    Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh, lúc này, điều cấp thiết là các giải pháp hỗ trợ cần được triển khai sớm. Các doanh nghiệp trên cả nước đang gặp rất khó khăn. Mặc dù có 8 tỉnh không có dịch nhưng cũng bị ảnh hưởng đáng kể về nguồn cung ứng hàng hóa, về thị trường, lao động…

    Không có nhận xét nào