Header Ads

  • Breaking News

    Biển Đông ngày Thứ tư 13 tháng 10 năm 2021

    Hải Dương Địa Chất 12 không phải là con tàu xa lạ bởi nó chỉ là tên mới của tàu Thám Bảo (Tan Bao Hao).

    Biển Đông ngày Thứ tư 13 tháng 10 năm 2021

    Vào tháng 6 và 7.2011, tàu Thám Bảo từng tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa đến phía Bắc quần đảo Trường Sa.

    1. Tàu Hải Dương Địa Chất 12

    Ngày 12.10, tàu Hải Dương Địa Chất 12 (Haiyang Dizhi 12) của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa, sau khi rời khu vực Hoàng Sa ngày 11.10. Tốc độ di chuyển của nó vào khoảng 3,6 hải lý.

    Hiện chưa rõ nó làm gì ở khu vực này. Tuy nhiên, gần đó cũng có sự xuất hiện của tàu nghiên cứu USNS Impeccable (T-AGOS-23) của Hải quân Mỹ.

    Vào tháng 6 và 7.2011, tàu Thám Bảo từng tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa đến phía Bắc quần đảo Trường Sa.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khi đó đã lên tiếng phản đối và yêu cầu chấm dứt hoạt động này.

    " Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước sự việc này, ngày 8/8/2011, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói:

    “Về các hoạt động của tàu “Tan Bao Hao”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc nêu rõ quan điểm của Việt Nam, phản đối các hoạt động của phía Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động tương tự”. "

    Trong khi đó, các tàu Hải Dương Địa Chất 10 và Đại Dương vẫn hoạt động tại vùng biển Indonesia và Malaysia.

    Tại khu vực này mới có sự xuất hiện của tàu khảo sát Ramform Sovereign đang tiến hành khảo sát 3D ở khu vực ngoài khơi bang Sarawak của Malaysia.

    Khu vực hoạt động của tàu Ramform Sovereign nằm bên phía vùng biển Malaysia nhưng giáp với khu vực mà tàu Hải Dương Địa Chất 10 đang tiến hành khảo sát.

    Nó cũng nằm trong cái gọi là “Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra. Vì vậy, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ đưa tàu hải cảnh quấy phá hoạt động của tàu Ramform Sovereign.

    2. Hàng Không Mẫu Hạm

    Ngày 12.10, HKMH/ HMS Queen Elizabeth đã rời Singapore, kết thúc chuyến thăm ngắn ngày ở nước này. Sau khi rời quân cảng Changi, tàu sân bay Anh băng qua eo Malacca ra Ấn Độ Dương, kết thúc hành trình ở Biển Đông.

    Trong khi đó, HKMH/ USS Carl Vinson đang tham gia cuộc tập trận Malabar ở Vịnh Bengal với các nước còn lại thuộc Bộ tứ là Ấn Độ, Nhật Bản và Úc.

    Cuộc tập trận kéo dài 4 ngày từ 12.10 có sự tham gia của:

    Mỹ: USS Carl Vinson, USS Lake Champlain và USS Stockdale.

    Nhật Bản: JS Kaga và JS Murasame.

    Úc: HMAS Ballarat và HMAS Sirius.

    Ấn Độ: INS Ranvijay, INS Satpura, máy bay tuần tra P-8I và một tàu ngầm.

    Phát biểu nhân chuyến thăm Ấn Độ, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Michael Gilday nói rằng cuộc tập trận này có thể được mở rộng trong tương lai, tùy thuộc vào quyết định của các thành viên.

    Sau khi hai HKMH/ Anh và Mỹ rời Biển Đông, tàu Sơn Đông của Trung Quốc cũng đã rời Tam Á ít nhất từ ngày 9.10, nhưng hiện chưa rõ vị trí của nó ở khu vực.

    3. Sự cố tàu ngầm Mỹ

    Mạng xã hội ở Trung Quốc những ngày qua lan truyền giả thuyết tàu ngầm USS Connecticut của Mỹ đâm phải một lồng nuôi cá giữa biển của ngư dân Trung Quốc.

    " Một chuyên gia ngư nghiệp biển Trung Quốc yêu cầu được giấu tên nói với Hoàn Cầu thời báo hôm thứ ba rằng rất khó xảy ra trường hợp tàu ngầm Mỹ đâm trúng ngư cụ của Trung Quốc trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông vì hầu hết các lồng nuôi cá đù vàng của Trung Quốc nằm ở Phúc Kiến phía đông Trung Quốc."

    Liên quan đến sự việc này, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài John Kirby đã bác bỏ cáo buộc của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lâp Kiên về việc bưng bít sự cố tàu ngầm.

    Không có nhận xét nào