Header Ads

  • Breaking News

    ĐCSTQ đang sụp đổ, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến

    Kinh tế Trung Quốc đang rơi vào tình trạng trì trệ. Đầu tàu “màu đỏ” đã hoen gỉ và các toa xe phía sau bắt đầu trật bánh khiến nền kinh tế Trung Quốc đang bên bờ vực sụp đổ.

    ĐCSTQ đang sụp đổ, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến

    Trung Quốc đang phải vật lộn dưới một cuộc khủng hoảng năng lượng khốc liệt. Các biện pháp phân bổ sản lượng điện chưa từng có do chế độ ĐCSTQ thực hiện đã khiến các ngành công nghiệp của Trung Quốc không thể hoạt động bình thường.

    Tờ “Vision Times” ngày 24/9 đưa tin rằng Trung Quốc, với tư cách là nhà xuất khẩu nhôm lớn của thế giới, đã rơi vào tình huống độc nhất vô nhị khi không sản xuất được bất kỳ loại nhôm nào. Điều này gây ra sự thiếu hụt kim loại cơ bản trên quy mô toàn cầu, dẫn đến giá cả tăng vọt.


    Hôm thứ Hai, giá nhôm trên Sàn giao dịch kim loại London tăng 3,3% lên 3.064 USD một tấn, mức giá cao nhất kể từ tháng 7/2008, dẫn đầu đà tăng của các kim loại cơ bản. Theo Mark Hansen, Giám đốc điều hành của công ty thương mại Concord Resources, có trụ sở tại London: “Do thị trường đang thua lỗ và cần kích thích đầu tư vào sản xuất mới bên ngoài Trung Quốc, giá kim loại có thể đạt 3.400 USD một tấn trong 12 tháng tới”.

    Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc lớn hơn mọi người nghĩ. Bloomberg cho biết, ít nhất 20 tỉnh ở Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi thiếu điện, các tỉnh này chiếm hơn 2/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc. Các địa phương sản xuất hàng đầu của Trung Quốc: Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông là những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm 1/3 nền kinh tế Trung Quốc và dẫn đầu ngành xuất khẩu khổng lồ của Trung Quốc.

    Các nhà máy sản xuất gốm sứ, thép không gỉ, phân bón và chế biến thực phẩm, và một số ngành công nghiệp của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng điện đang diễn ra. Khi ngừng sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

    Cuộc khủng hoảng điện góp phần vào cuộc khủng hoảng nhà ở và cuộc khủng hoảng nợ.

    Trong những năm qua, lĩnh vực nhà ở của Trung Quốc đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nó đóng vai trò rất quan trọng đối với Trung Quốc trong việc giữ cho nền kinh tế của nước này không bị suy thoái. Tuy nhiên, ngành bất động sản của Trung Quốc đã đi đến hồi kết, với việc tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc Evergrande đang đứng trước bờ vực vỡ nợ.

    Trang “Foreign Policy” cho biết, bất chấp tốc độ đô thị hóa chậm lại, các dự án nhà ở vẫn được tung ra với số lượng lớn. Khi sự bùng nổ đầu cơ làm say lòng những người cho vay, nợ tiếp tục đổ vào các dự án khổng lồ, bong bóng bất động sản đã phình to ra. Mãi đến mùa hè năm nay, Trung Quốc mới đột nhiên nhận ra rằng mặc dù nhu cầu thấp hơn, nhưng giá nhà tăng vọt có thể dẫn đến thảm họa trên thị trường tài chính vốn đã yếu của Trung Quốc. Hiện nay, do những bất ổn lớn bao trùm, doanh số bán đất và bất động sản nhìn chung đã giảm, và ngành bất động sản không thể huy động vốn để vượt qua khủng hoảng.

    Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ ngày càng mở rộng. Các nhà nghiên cứu và phân tích cho rằng các doanh nghiệp nhà nước lớn của Trung Quốc có thể phải đối mặt với áp lực trả nợ lớn hơn. Các nhà đầu tư đã chứng kiến ​​cuộc khủng hoảng nợ xấu của Trung Quốc và đang tháo chạy tập thể, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc.

    Theo báo cáo của phương tiện truyền thông tài chính Trung Quốc, nợ trong nước của Trung Quốc đã tăng lên và không thể tái cấp vốn liên tục, dẫn đến tỷ lệ vỡ nợ của các khoản vay địa phương tăng lên đáng báo động. Tính đến năm nay, tỷ lệ vỡ nợ của các doanh nghiệp trong nước cao gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.

    Không chỉ đối mặt với kinh tế đi xuống, Trung Quốc cũng đang đối mặt với một làn sóng dịch Covid-19 mới. Theo tài liệu nội bộ mà báo Epoch Times thu thập được, Bắc Kinh đã yêu cầu các chính quyền địa phương chuẩn bị cho đợt bùng phát COVID-19 quy mô lớn. Chính quyền Bắc Kinh đã ra lệnh xây dựng các khu cách ly tập trung. Các địa phương đã được yêu cầu thành lập ít nhất 20 trung tâm cách ly và phòng cách ly cho mỗi 10.000 dân vào cuối tháng này, mỗi trung tâm cách ly phải có ít nhất 100 phòng.

    Các chính sách tai hại của chính quyền Bắc Kinh nhằm che đậy đại dịch và các cuộc tấn công vào các công ty và ngành công nghiệp Trung Quốc đang bắt đầu cho thấy hậu quả. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến.

    Không có nhận xét nào