Header Ads

  • Breaking News

    Lào đẩy mạnh các dự án đập lớn, mặc dù việc mua điện bấp bênh

    Chánh phủ Lào đẩy mạnh các đập thủy điện mặc dù Thái Lan chưa muốn mua điện do chúng sản xuất, các viên chức Lào và những người am hiểu tình hình cho biết.

    Lào đẩy mạnh các dự án đập lớn, mặc dù việc mua điện bấp bênh

    Lào có 78 đập đang hoạt động và đã ký các biên bản ghi nhớ cho 246 dự án thủy điện khác trong việc truy lùng để trở thành “bình điện của Á Châu”, xuất cảng điện sang các quốc gia láng giềng, phần lớn là Thái Lan.

    Nhưng Thái Lan chưa có quyết định liệu sẽ mua thêm điện do các dự án đập mới sản xuất từ Lào và có thể không ký thỏa thuận để mua điện từ 4 đập quan trọng được dự trù trên sông Mekong ở Luang Prabang, Sanakham, Pak Lay và Pak Beng, Cơ quan Phát Điện Thái Lan (Electricity Generating Authority of Thailand (EGAT) nói với RFA trong một email đề ngày 26 tháng 8.

    “Quyết định mua hay không mua điện từ Lào tùy thuộc vào sự cần thiết của Thái Lan, sản xuất [kỹ nghệ] ở Thái Lan và giá cả,” EGAT nói.

    Ủy hội Chánh sách Năng lượng Quốc gia thuộc Bộ Năng lượng xác nhận rằng họ chưa ký bất cứ thỏa thuận mua điện nào (PPAs (power purchase agreements)) từ 4 dự án đập, Chalermsri Prasertsri, một luật sư của Trung tâm Tài nguyên Cộng đồng và đại diện của Hệ thống Người dân từ Tám tỉnh Mekong, gồm có người dân sống ven sông Mekong.

    “Chúng tôi chống lại kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch mua điện từ các đập Pak Beng, Pak Lay, Luang Prabang và Sanakham ở Lào,” bà nói với RFA hôm 27 tháng 8.

    Trước đây, hệ thống đã trích dẫn các ảnh hưởng môi trường xuyên biên giới của nhũng dự án đó, gồm có dao động mực nước sông Mekong, gây xáo trộn việc di chuyển theo mùa của cá, và thiếu phù sa.

    Ngoài ra, EGAT nói họ sẽ thêm một điều kiện trong các PPAs trong tương lai là các nhà phát triển đập phải chịu trách nhiệm cho bất cứ ảnh hưởng môi trường và xã hội nào mà đập gây ra ở Thái Lan, bà nói.

    Witoon Permpongsacharoen, giám đốc của Hệ thống Sinh thái và Năng lượng Mekong, nói rằng các PPAs mới không cần thiết vì dự trữ năng lượng của Thái Lan quá lớn nên họ phải tái xét tất cả các hợp đồng.

    Nhưng một viên chức của Bộ năng lượng và Hầm mỏ Lào, yêu cầu được dấu tên vì ông không có quyền nói chuyện với truyền thông, nói với RFA rằng chánh phủ Lào chưa nhận được thông báo chánh thức từ Bộ Năng lượng Thái Lan cho biết họ sẽ không ký các PPAs từ 4 đập của Lào.

    “Hiện nay, Thái Lan vẫn là thị trường số một và là một khách hàng tốt,” ông nói.

    “Nếu Thái Lan không mua điện từ 4 đập đó, chúng tôi sẽ bán cho Trung Hoa, Việt Nam và Cambodia,” viên chức nói.

    Hồi đầu tháng 8, chánh phủ Lào đề nghị bán 1.200 MW điện cho Thái Lan ngoài 9.000 MW hiện hữu, ông nói.

    “Hiện nay, 2 phía đang ở trong tiến trình thương thảo,” ông nói.

    Lào có tiềm năng để sản xuất đến 28.000 MW điện vào năm 2030.

    Đập Luang Prabang

    Một số quan sát viên đang thắc mắc về sự khôn ngoan của Lào để tiếp tục chương trình xây đập vì các ảnh hưởng môi trường và xã hội của các dự án trong quá khứ cũng như tần suất của thảm họa lũ lụt, một số gây chết người.

    Hồi đầu năm nay, Xaysomphone Phomvihanh, chủ tịch của Mặt trận Xây cất Quốc gia Lào, nói dự án đập Luang Prabang, được dự trù hoàn tất vào năm 2027, là một trong các dự án phát triển quan trọng nhất của chánh phủ, Lao Economic Daily tường trình hồi tháng 3.

    Nhưng ông thúc giục nhà phát triển đập Ch. Karchang PCL nên chú ý đến ảnh hưởng của dự án đối với môi trường và người dân địa phương. Công ty xây cất Thái cũng xây đập Xayaburi, dự án thủy điện đầu tiên trên dòng chánh Mekong đã bị chỉ trích vì ảnh hưởng môi trường và xã hội của nó.

    Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO đã kêu gọi tạm ngưng dự án đập Luang Prabang cho đến khi đánh giá ảnh hưởng di sản (heritage impact assessment (HIA)) hoàn tất, Monthira Unakul, một chuyên viên văn hóa và nghệ thuật của UNESCO ở Thái Lan, nói với RFA hôm Thứ Ba.

    Cố đô Luang Prabang được bảo tồn rất tốt ở trong tỉnh có cùng tên ở thượng Lào, được biết qua các chùa Phật và tu viện, nằm trong một thung lũng ở hợp lưu của sông Mekong và Nam Khan.

    Thành phố của thế kỷ thứ 7th, là một trung tâm du lịch quan trọng mang lại 900 triệu USD mỗi năm trước khi đóng cửa vì đại dịch trong năm 2020, được UNESCO công nhận là Khu Di sản Thế giới trong năm 1995.

    “Ủy ban Di sản Thế giới đã có quyết định trong tháng 7 năm nay rằng việc xây cất đập Luang Prabang nên được ngưng lại cho đến khi HIA hoàn tất,” Monthira Unakul nói.

    Ủy ban muốn có một nghiên cứu về ảnh hưởng của đập đối với Khu Di sản Thế giới được hoàn tất và đệ trình trước ngày 1 tháng 2 năm 2022, bà nói.

    Monthira Unakul nói bà biết việc xây cất đập chưa bắt đầu, mặc dù đường dẫn vào vị trí và hạ tầng cơ sở khác đã được xây.

    Raweewan Bhuridej, thư ký của Ủy ban Bảo vệ Khu Di sản Thế giới Quốc gia Thái, nói với RFA hôm Thứ Ba rằng Lào đã nhận được 70.000 USD từ Quỹ Di sản Thế giới và chánh phủ Trung Hoa để thực hiện HIA.

    Lào “phải cứu xét tất cả các ảnh hưởng và yếu tố rủi ro dựa trên thiết kế của đập,” bà nói. “Rồi, phúc trình nghiên cứu được gởi đến Trung tâm Di sản Thế giới để cứu xét thêm.”

    Chánh phủ Lào đang thu thâp dữ kiện về ảnh hưởng tiềm tàng của đập Luang Prabang đối với Khu Di sản Thế giới, một viên chức ở Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch cho biết, không cho biết tên để được nói tự do.

    “Vâng, chúng tôi đang thảo luận tiến trình với Trung tâm Di sản Thế giới, và chúng tôi đang đệ trình với chánh phủ,” ông nói. “Các bộ liên hệ đang soạn HIA, có thể được hoàn tất vào tuần nầy.”

    Cư dân trong thành phố Luang Prabang nói họ lo ngại về dự án, cách thành phố 55.000 dân chỉ có 12 dậm (20 km).

    “Chúng tôi lo ngại rằng khi đập xả nước, nó có thể làm ngập nhà cửa của chúng tôi hay một phần của thành phố,” một người địa phương nói.

    Môt cư dân khác nói, “từ cái chúng tôi thấy, nước sẽ làm ngập vườn rau cải dọc theo bờ sông Mekong.”

    Than phiền vì bồi thường thấp

    Đập Sanakham, dự trù hoàn tất vào năm 2028, sẽ là đập thứ 7th trên dòng chánh Mekong ở Lào sau đập Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng, Pak Lay, Luang Prabang và Phougnoi.

    Các dự án thủy điện khác đang được xây cất để cung cấp điện cho láng giềng Việt Nam.

    Công ty Điện Chareun Sekong, hợp tác với Công ty Sông Đà 5 của Việt Nam, đang xây đập Nam Emoon và đường dây cao thế từ đập trong tỉnh Sekong đến biên giới Việt-Lào, một nhân viên của Chareun nói với RFA hôm 2 tháng 9.

    Việc xây cất đập trị giá 235 triệu USD bắt đầu vào đầu năm 2019 và dự trù hoàn tất trong năm nay. Đập có công suất 131 MW điện sẽ bán cho Việt Nam, nhân viên nói.

    Một công ty Việt Nam khác, Sông Đà 6, đang xây đập Sekong A trong huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu ở hạ Lào và sẽ hoàn tất trong năm 2023.

    Có đến 160 gia đình sẽ mất tổng cộng 20 hectares đất canh tác trong 5 làng của huyện Sanamxay, mặc dù 80% bồi thường đã được trả, một viên chức của Sở Năng lượng và Hầm mỏ tỉnh Sekong cho biết. Huyện là nơi xảy ra vụ vỡ đập Xe Pian Xe Namnoi trong tháng 7 năm 2018.

    Một chủ đất mất khoảng 1 hectare ruộng lúa vì dự án nói với RFA rằng nhà phát triển trả tiền bồi thường cho gia đình ông là 3 triệu kip (300 USD) mỗi hectare, khoảng 1/5 giá thị trường.

    “Với số tiền đó, chúng tôi không thể mua đất ở bất cứ nơi nào trong vùng,” ông nói.

    Một dân làng sống gần sông Sekong trong huyện Sanamxay nói rằng các nhà phát triển chưa quyết định liệu phải dời cư các gia đình ở đó, mặc dù dự án sẽ làm ngập khoảng 3.342 hectares đất.

    Những gia đình nầy phải chờ cho đến khi đập hoàn tất trước khi nhà phát triển có thể xác định liệu nhà cửa và đất đai của họ có bị ngập hay không, một viên chức của huyện Sanamxay cho biết. Nếu bị ngập, họ sẽ được đưa đến một nơi khác.

    Hiện nay, các nhà thầu đang ủi đất trên đất cao hơn cho họ vì đất canh tác bị phủ đầy bụi và họ không thể trồng bất cứ thứ gì.

    Công ty Sông Đà 6 đang đầu tư 49 triệu USD để xây đập Sekong A có công suất 86 MW. Việc xây cất bắt đầu hồi đầu năm nay và dự trù hoàn tất trong năm 2023. Điện của dự án sẽ được bán cho Điện lực Lào, một công ty điện quốc doanh của Lào.

    Không có nhận xét nào