Header Ads

  • Breaking News

    Các phúc trình mới cho thấy các đập "gây áp lực" trên thủy sản sông Mekong ở Cambodia

    Trong hình chụp ngày 20 tháng 6 năm 2016, một thuyền đánh cá đi ngang nơi xây cất đập Don Sahong ở gần biên giới Cambodia-Lào ở làng Preah Romkel, tỉnh Stung Treng, đông bắc Phnom Penh, Cambodia.

    Các phúc trình mới cho thấy các đập "gây áp lực" trên thủy sản sông Mekong ở Cambodia

    Phnom Penh, Cambodia – Kong Kim, một ngư dân ở đông bắc Cambodia, lo ngại cho 5 nắm sắp tới.

    “Tôi lo ngại sẽ không còn cá trong tương lai,” một ngư dân 62 tuổi nói với VOA Khmer hồi đầu tuần nầy. “Hiện nay, cá càng ngày càng ít.”

    Ông từng đánh cá sông Mekong cho gia đình và bắt đủ cá để bán, ông nói, nhưng ngày nay ông chỉ được 1 hay 2 kg cá nơi ông thường đánh cá trong tỉnh Kratie ở Cambodia. “Trong 2 năm qua, cá đã giảm, và người dân đánh cá ở gần nhà không thể bắt được 1 con.”

    “Từ khi có các đập thủy điện, dòng nước trong mùa khô đã thay đổi,” người cha có 7 con nói. “Nay, ngay trong mùa khô, nước cũng dâng lên.”

    Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) – một tổ chức liên chánh phủ gồm có Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam – đã thực hiện 2 nghiên cứu mới phù hợp với những quan sát của Kong Kim.

    Những phúc trình nầy xem xét ảnh hưởng của những tấn công của con người và môi trường ở hạ lưu vực sông Mekong, nơi ngư dân Cambodia như Kong Kim nói số cá họ đánh được đã giảm trong những năm gần đây.

    Các nhóm môi trường từ lâu đã chỉ trích viêc xây cất nhanh chóng các đập thủy điện lớn dọc theo sông Mekong, gần đây nhất là đập Luang Prabang có công suất 1.460 MW.

    Các đập, những nhà môi trường nói, đã làm xáo trộn văn hóa của các cộng đồng sống ven sông, làm giảm số cá và, gần đây hơn, ngăn chận phù sa, khiến cho nước trong ở nhiều nơi trong Mekong. Dòng phù sa theo mùa rất quan trọng để duy trì độ phì nhiêu của đất canh tác ở gần sông.


    Đánh bắt quá mức và suy thoái nơi cư trú do dân số tăng trưởng nhanh chóng, phát triển hạ tầng cơ sở và thay đổi khí hậu, theo tuyên bố của MRC hôm Thứ Ba, “đang gây áp lực lên thủy sản ở hạ lưu vực Mekong trong khi những thay đổi của các hệ sinh thái ở dưới nước của lưu vực đang ảnh hưởng các điều kiện xã hội.”

    Các phúc trình, Tình trạng và Chiều hướng của tính Đa dạng và Phong phú của Cá ở Hạ Lưu vực Mekong 2007-2018 và Theo dõi Ảnh hưởng Xã hội và Đánh giá tính Dễ Tổn thương 2018, cho thấy rằng các gia đình tiếp tục dựa vào nguồn nước “càng ngày càng bị áp lực.”

    “Những nghiên cứu nầy làm nổi bật tầm quan trọng của việc phát triển có trách nhiệm, cân bằng quyền lợi quốc gia và khu vực, và hợp tác khu vực mạnh mẽ hơn để bảo vệ nước của sông Mekong và các tài nguyên liên hệ,” An Pich Hatda, giám đốc điều hành của Văn phòng MRC, nói.

    Ủy hội đang thúc giục các chánh phủ của 4 quốc gia thành viên tăng cường luật thủy sản quốc gia và đề nghị kết hợp các kế hoạch quản lý sông để đối phó với những rủi ro của việc phát triển thủy điện đang gia tăng.

    Seum Noeun, 42 tuổi, đánh cá trong sông Mekong ở làng Koh Dambang trong huyện Sambo, tỉnh Kratie, nói mực nước đã thay đổi quá nhiều và ảnh hưởng đến việc trứng cá nở.

    “Trong 5 năm qua, số cá đã giảm gần ½,” Seum Nouen nói, ông cũng trồng lúa và nuôi gà và heo. Nay ông chỉ bắt được từ 1 đến 3 kg cá mỗi ngày. Năm năm trước, ông nói, ông có thể bắt được khoảng 6 kg cá mỗi ngày.

    “Khi nước cao, cá đi để trứng, nhưng khi nước rút ngay lập tức, trứng cá sẽ chết,” ông nói với VOA Khmer hồi đầu tuần.

    “Nếu không có cá, tôi không thể hỗ trợ việc học của các con,” người cha của 3 đứa con gái, 2 đứa đang đi học – cấp 2 và 3 – và đứa con 3 tuổi ở nhà.

    Cách đây không lâu, ông có thể bắt đủ cá để bán được 2,5 đến 5 USD mỗi ngày. Theo Ngân hàng Thế giới, thu nhập mỗi đầu người hàng năm trung bình ở Cambodia là 1.512,73 USD trong năm 2020.

    Sinh kế của 60 triệu người lệ thuộc trực tiếp vào sông Mekong dài 4.350 km, theo New Agriculturist. Trong năm 2015, MRC đánh giá thủy sản của sông là 17 tỉ USD. Là một nguồn thực phẩm, sông “chạm vào đời sống của trên 300 triệu người” theo Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới (WWF). Bất cứ việc kiểm soát dòng chảy của sông nào, chẳng hạn như đập, có tiềm năng ảnh hưởng đến hàng triệu đời sống.

    Om Savath, giám đốc điều hành của Toán Liên Hiệp Hành động Thủy sàn, một tổ chức phi chánh phủ ở Phnom Penh, nói các phúc trình của MRC phản ánh lo ngại kéo dài của ông về con số đập gia tăng trên sông Mekong.

    “Trong năm 2019, 2020 và 2021, chúng ta đã thấy ảnh hưởng (của đập), nhất là dòng chảy từ Mekong vào Tonle Sap, đã thấy đổi rất lớn, ảnh hưởng đến cá ở Mekong và Tonle Sap,” ông nói, thêm rằng nước chảy từ Mekong vào Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.

    Vào tháng 8 năm rồi, chánh quyền báo cáo mực nước thấp nhất kỷ lục trong lưu vực Mekong trong năm thứ hai liên tiếp.

    Ở Cambodia, Ủy hội nói rằng hồ Tonle Sap, dựa vào dòng chảy ngược từ sông Mekong trong mùa mưa, đã có dòng chảy thấp nhất từ năm 1997. Hồ là một nguồn cá quan trọng: Nó là nguồn của trên 70% chất đạm ở Cambodia, và cung cấp sinh kế cho hàng triệu người Cambodia.

    Cambodia vừa hoàn tất 1 đập khác trên một phụ lưu của Mekong, Hạ Sesan II, và một đập lớn trên dòng chánh, Sambor, trong giai đoạn quy hoạch.

    Kol Vathana, tổng thư ký của Ủy ban Mekong Quốc gia Cambodia, nói với VOA Khmer rằng các phúc trình của MRC đòi hòi một “thỏa thuận chung” từ 4 quốc gia thành viên trước khi công bố.

    Ông nói tất cả các quốc gia thành viên MRC cần phối hợp để giữ cho ảnh hưởng tiêu cực của đập ở mức tối thiểu vì không có quốc gia nào có quyền ngăn cấm việc xây cất đập của quốc gia khác.

    Lào đang xây 2 đập gây tranh cãi, Don Sahong và Xayaburi, trong khi chuẩn bị cho đập thứ ba, dự án Pak Beng trị giá 2,3 tỉ USD.

    Trung Hoa đã xây 8 đập trên sông, và trên 20 đập khác đang được xây cất hay dự trù ở Yunnan (Vân Nam), Tibet (Tây Tạng) và Qinghai (Thanh Hải), theo International Rivers (Sông ngòi Quốc tế), một NGO có trụ sở ở Oakland, California.

    Không có nhận xét nào