Header Ads

  • Breaking News

    Lê Thành Nhân - Tại sao Mỹ lo sợ trước việc Trung Cộng thử nghiệm vũ khí siêu thanh?!

    Tin tức từ tờ Financial Times của Anh Quốc,vào tháng 8/2021, TC đã thử nghiệm một hỏa tiễn siêu thanh được được bắn vào thượng tầng khí quyển với vận tốc nhanh gấp 5 lần vận tốc âm thanh – Mach 5 (3806 miles/giờ). Hỏa tiễn siêu thanh này có thể mang đầu đạn nguyên tử, bay vòng quanh trái đất ở tầng khí quyển thấp, hạ xuống bầu không khí rồi lao tới mục tiêu. Cuộc thử nghiệm cho biết hỏa tiễn siêu thanh của TC đã rơi cách mục tiêu chừng 32 km.

    Lê Thành Nhân - Tại sao Mỹ lo sợ trước việc Trung Cộng thử nghiệm vũ khí siêu thanh?!

    Điều quan trọng là lộ trình của hỏa tiễn siêu thanh này radar rất khó phát hiện, do đó nó có khả năng vô hiệu hóa các vũ khí của quân đội Mỹ mà từ lâu nay chiếm ưu thế phòng thủ như hỏa tiễn bắn chặn (intercept missile) các hỏa tiễn hành trình và đạn đạo của đối phương và cho nổ trên không trước khi bay vào lãnh thổ Hoa Kỳ.

    Đáp tin của tờ Financial Times, Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao TC chối bỏ tin tức của tờ Financial Times đưa ra, họ Triệu nói rằng cuộc thử nghiệm không phải là một hỏa tiễn siêu thanh mà là một phi thuyền vũ trụ với mục đích hòa bình và nghiên cứu…”. Họ Triệu nói rằng rằng đây là một “cuộc thử nghiệm định kỳ với mục đích kiểm chứng kỹ thuật tái sử dụng vật liệu”.

    Giới lãnh đạo quân sự Mỹ nghĩ gì về cuộc thử nghiệm này?


    Dù TC từ chối như thế nào? Thì Mỹ vẫn đủ những yếu tố để xác minh đây không phải là “chuyến đi vòng quanh vũ trụ… như Triệu Lập Kiên đã tuyên bố láo” – Mà là một cuộc thử nghiệm hỏa tiễn siêu thanh của TC với vận tốc Mach 5, có thể mang đầu đạn nguyên tử bay vòng quanh trái đất…

    Điều này như một tô nước lạnh tạt vào mặt nền quốc phòng Mỹ. Các tướng lãnh Hoa Kỳ xác nhận rằng Mỹ đang chạy sau TC về lãnh vực vũ khí siêu thanh!

    Đại Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ, Mark Milley được tình báo Mỹ cho biết TC thử nghiệm thành công hỏa tiễn siêu thanh, trả lời truyền hình Bloomberg ngày 17/10/2021 ông nói rằng cuộc thử nghiệm của TC “gần với” Sputnik của Nga. Và rằng “Những gì chúng tôi thấy là một điều rất quan trọng đối với cuộc thử nghiệm hệ thống vũ khí siêu thanh [của TC]. Và điều đó rất đáng quan tâm”!

    Trên trang Kiểm Soát Vũ Khí (Arms Controle Association), Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyed Austin từ chối bình luận về việc TC thử hỏa tiễn siêu thanh. Còn phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ned Price nói rằng cần thiết phải “theo đuổi các biện pháp thiết thực với [Bắc Kinh] để giảm nguy cơ nguyên tử” – chỉ có nói mà không hành động (talk only, no action).

    Bộ Trưởng Không Quân Hoa Kỳ Hoa Kỳ, ông Frank Kendall cho biết Bắc Kinh đang chế tạo các loại hỏa tiễn có khả năng “mở các cuộc tấn công trên toàn cầu và các cuộc tấn công từ không gian”. Ông Griffin, cựu Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Nghiên Cứu và Kỹ Thuật, đã mô tả cuộc thử nghiệm của TC là “một việc thực sự to lớn”.

    Tạp Chí Quốc Phòng của Mỹ (National Defense Magazine) số ra ngày 28 tháng 10 năm 2021, Đại Tướng Không Quân John E. Hyten, Phó Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ, sắp về hưu nói huỵch toẹt với báo giới rằng “tốc độ phát triển kỹ thuật công nghệ chậm chạp của Ngũ Giác Đài là vấn đề đối với khả năng ngăn chặn Trung Cộng”

    Ông cho biết, trong khi TC đã có “hằng trăm” lần thử vũ khí siêu thanh, thì Bộ Quốc Phòng Mỹ chỉ thử với con số đếm “trên đầu ngón tay”. Ngũ Giác Đài đã lùi lại phía sau trong cuộc chạy đua hỏa tiễn siêu thanh với TC, vì Mỹ chỉ thử nghiệm khi họ tin tưởng sự thử nghiệm có khả năng hoạt động khả tín. Không như TC, họ không sợ thất bại cho nên họ thử nhiều lần và do đó họ tiến “rất nhanh”.

    Đại tướng Hyten tuyên bố: “Nếu Quốc Phòng Hoa Kỳ muốn có vũ khí dẫn đầu, thì phải từ bỏ THÓI QUAN LIÊU…” (If the Defense Department wants to stay ahead, it needs to cut through bureaucracy…).

    Người dân Mỹ từ lâu tin rằng mình sẽ được bình an trong “nệm ấm, chăn êm” với những vũ khí tối tân mà quân đội Hoa Kỳ đang có đủ bảo vệ cho người dân Hoa Kỳ mà không một nước nào trên thế giới dám tấn công quân sự. Các quốc gia trên thế giới cũng dựa vào sức mạnh quốc phòng của Mỹ như cái dù che chở cho an ninh quốc gia của họ. Việc thử nghiệm hỏa tiễn siêu thanh của TC lật ngược những suy nghĩ trên. Chiến lược “răn đe” của Mỹ đã bị rung rinh, muốn răn đe thì Mỹ phải chứng tỏ mình có sức mạnh quốc phòng tuyệt đối. Hoa Kỳ muốn duy trì vị trí siêu cường thì Mỹ cần phải nhanh chóng định hình lại chiến lược và sáng tạo hơn.

    Điều rất ngạc nhiên, thật sự ngạc nhiên đối với người dân Mỹ, khi ngân sách quốc phòng hằng năm của Mỹ lớn gấp bội lần so với các cường quốc trên thế giới, như năm 2021 chẳng hạn, ngân sách quốc phòng Mỹ là 778 tỉ đô-la lớn hơn tổng số ngân sách quốc phòng của 11 nước lớn trên thế giới cộng lại gồm Trung Cộng, Ấn Độ, Nga, Đức, Anh, Pháp, Ý, Nhật, Úc, Nam Hàn và Saudi Arabia chỉ có 761 tỉ đô-la (1). Không những Mỹ có ngân sách khổng lồ mà nền khoa học kỹ thuật dẫn đầu thế giới…Thế thì tại sao Mỹ không có những vũ khí quốc phòng tối tân dẫn đầu thế giới? Đến khi TC thử vũ khi siêu thanh thì các tướng lãnh Hoa Kỳ lại nhốn nháo lo sợ như vậy? Thật đáng trách là tại sao Mỹ phải chạy sau. Một câu hỏi không thể trả lời nỗi!

    Khi đọc những tài liệu của Bộ Quốc Phòng của Mỹ mới thấy sở dĩ thua là vì thói làm việc QUAN LIÊU (bureaucracy) của “các quan” đứng đầu nước Mỹ. Cứ bàn tới, tính lui; Cứ tranh cải hơn thua cá nhân; Mặc cả tài chánh nhì nhằn giữa Quốc Hội và Tòa Bạch Ốc kéo dài thì giờ…. Tranh dành ảnh hưởng đảng phái, chỉ biết có lợi cho đảng mình không nghĩ đến quyền lợi quốc gia… Tất cả điều tệ hại này, người dân Mỹ yêu cầu phải chấm dứt để dốc toàn tâm trí cho tương lai nước Mỹ, nếu không Hoa Kỳ sẽ tụt hậu. Oái ăm thay sự tuột dốc không phải vì nghèo, không phải vì yếu kém khoa học kỹ thuật mà vì QUAN LIÊU. Là một công dân Hoa Kỳ rất rất phẫn nộ.

    Vừa có tài chánh, vừa có kỹ thuật tối tân mà không chế chế tạo vũ khí siêu thanh thì nước Mỹ đang gặp vấn đề nghiêm trọng là lãnh đạo quá tồi, thật bất xứng với tiền nhân và có tội với thế hệ mai sau.

    Trong mùa Thu năm nay, Ngũ Giác Đài bị đánh động vì việc thử nghiệm vũ khí siêu thanh của TC nên đã vội vàng bắt tay phát triển vũ khí siêu thanh để bắt kịp với TC và Nga.

    Tướng Mark Kelley lãnh đạo Bộ Chỉ Huy Tác Chiến Không Gian (Commander of Air Combat Command) trả lời với các phóng viên báo chí rằng: “phải bảo đảm rằng chúng ta cần có một khái niệm rõ ràng về vũ khí siêu thanh, hiểu nó một cách tường tận, để nhất quyết đi về phía trước”. Qua những lời tuyên bố này, cho ta thấy giới lãnh đạo quân sự của Mỹ chưa có một khái niệm rõ ràng và hiểu biết tường tận về vũ khí siêu thanh!

    Trong khí đó, ông Heidi Shyu Thứ Trưởng Quốc Phòng đặc trách về Nghiên Cứu và Kỹ Thuật thì nắm vững về kỹ thuật hơn nhưng lại lo ngại việc “giá cả”. Ngày 12/10 ông nêu vấn đề: “chúng ta cần tìm ra cách hướng tới các vũ khí siêu thanh giá cả phải chăng hơn”. Như vậy 778 tỉ đô-la cho ngân sách quốc phòng của Mỹ đi về đâu?

    Còn Bộ Trưởng Không Quân, ông Frank Kendall nóng lòng: “Thách thức của vũ khí siêu thanh là mục tiêu đặt ra mà chúng ta cần phải giải quyết, vậy thì tại sao phải tiết kiệm chi phí đối với nó…”


    Hỏa tiễn siêu thanh thử nghiệm của Mỹ HAWC

    Vào tháng 9/2021, Ngũ Giác Đài đã thử nghiệm thành công hỏa tiễn hành trình siêu thanh phóng từ máy bay, gọi là Hỏa Tiễn Siêu Thanh Trên Không (Hypersonic Air-breathing Weapons Concept – HAWC). Và đang dựa vào mẫu của hỏa tiễn này để chế tạo một hỏa tiễn siêu thanh phóng từ mặt đất.

    Ngày 27/09/2021 Cơ Quan Dự Án Nghiên Cứu Quốc Phòng – (Defense Advanced Research Projects Agency-DARPA) cho biết tất cả các mục tiêu HAWC đã được đáp ứng, và cơ quan này đã thử nghiệm thành công với sự giúp đỡ của Không Quân.

    Ông Andrew Knoedler, giám đốc chương trình HAWC cho biết: “Cuộc thử nghiệm HAWC chứng minh sự thành công về khả năng của hỏa tiễn siêu thanh có kết quả tốt đối với các phi cơ của Không Quân Mỹ và “Điều này đưa Không Quân Hoa Kỳ gần hơn đến việc chuyển đổi HAWC cung cấp cho thế hệ tiếp theo của Quân Đội Hoa Kỳ”.

    Lục Quân Hoa Kỳ gần đây, lần đầu tiên đã hoàn tất thiết kế thử nghiệm vũ khí siêu thanh tầm xa – Long-Range Hypersonic Weapon (LRHW), còn được gọi là Đại Bàng Đen, đã thử thành công tại Căn Cứ Quân Sự Lewis-McChord nằm phía tây nam thành phố Tacoma thuộc tiểu bang Washington. Lục Quân có dự án trang bị một khẩu đội LRHW đầu tiên vào năm 2023.

    Hệ thống LRHW được khai triển đến Hải Quân Hoa Kỳ để tàu chiến mang vũ khí siêu thanh tầm xa phóng từ biển, được gọi là hệ thống Conventional Prompt Strike (CPS), dự kiến ​​sẽ hoạt động vào đầu năm 2025.

    Vào tháng 10/2021, Ngũ Giác Đài cũng đã thực hiện ba cuộc thử nghiệm thành công “kỹ thuật công nghệ siêu âm tối tân” ở tiểu bang Virginia liên quan đến các chương trình LRHW và CPS.

    Hiện nay Nga đã thủ đắc vũ khí siêu thanh Advangard năm 2019. Bắc Kinh đã có lại loại hỏa tiễn đạn đạo tên DF-17 là một loại hỏa tiễn siêu thanh, thấy trong cuộc diễn binh năm 2019. Và nguy hiểm nhất là loại vũ khí siêu thanh mà họ thử nghiệm trong mùa hè năm nay. Nguồn tin thông thạo còn cho biết biết “TC và Nga đều đã đầu tư số tiền vô số kể và đạt được những tiến bộ vũ khí siêu thanh đáng lo ngại” .

    Ngũ Giác Đài đã ưu tiên nhanh chóng chế tạo vũ khí siêu thanh cạnh tranh với các năng lực tương tự của TC và Nga.

    Như vậy cho thấy rằng Mỹ đang chạy sau Nga và TC về vũ khí siêu thanh. Trước đây TC và Nga luôn luôn đi sau Mỹ trên mọi lãnh vực nhất là về vũ khí quốc phòng nên họ chạy đua vũ khí với Mỹ. Có nghĩa là Mỹ chạy trước rồi hai nước đó đuổi theo sau. Nhưng nay, cho thấy vị thế đó của Mỹ bị đảo ngược.

    Mỹ có thể chế ngự được hỏa tiễn siêu thanh của TC và Nga hay không?

    Những kết qua thử nghiệm hỏa tiễn siêu thanh của Không Quân, Lục Quân và Hải Quân cho thấy Quân Đội Hoa Kỳ sẽ thủ đắc hỏa tiễn siêu thanh nay mai. Nhưng điều quan trọng là Mỹ có thể chế tạo những loại vũ khí để chận đứng các hỏa tiễn siêu thanh của TC và Nga hay không? Nếu Mỹ làm được điều đó thì sẽ trở lại vị thế siêu cường trước đây. Còn không thì thì chỉ ở vị trí ngang tầm. Điều này làm Mỹ mất vị thế siêu cường quân sự.

    Để ngăn ngừa được vũ khí siêu thanh, đại tướng John Hyten cho biết: “vũ khí năng lượng dẫn đường có khả năng chống lại các hỏa tiễn siêu thanh, nhưng những năm gần đây Hoa Kỳ đình trệ đầu tư vào kỹ thuật công nghệ này. Muốn có loại vũ khi năng lượng này Mỹ phải đầu tư nhanh chóng”.

    Các nhà khoa học Hoa Kỳ nhận định các chương trình như cảm biến không gian theo dõi siêu âm và đạn đạo sẽ rất quan trọng để ngăn chặn vũ khí siêu thanh của Trung Cộng. Khi có khả năng theo dõi được đường đi nước bước của vũ khí siêu thanh của đối phương thì có khả năng phá hủy nó trước khi bay vào nước Mỹ.

    Có hai điều kiện để con người có thể làm nên tất cả đó là tài chánh và trí tuệ. Nước Mỹ là quốc gia duy nhất có đủ hai điều kiện này. Mỹ có Ngân Sách Quốc Phòng hằng năm khổng lồ, và có trí tuệ khoa học đứng đầu thế giới. Tại sao Mỹ hôm nay lại phải đi sau và phải chạy đua vũ khí siêu thanh với Trung Cộng và Nga?

    Chỉ có những thành phần lãnh đạo vô trách nhiệm và làm việc lề lối “QUAN LIÊU’ mới đưa nước Mỹ đến tình trạng đáng trách như ngày hôm nay.

    Không có nhận xét nào