Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 21 tháng 11 năm 2021

    Một người đàn ông ở Texas nhận tội gian lận liên quan đến việc bán thiết bị bảo hộ quân sự cho Hoa Kỳ do Trung Quốc sản xuất.

    Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 21 tháng 11 năm 2021

    Theo công bố của Bộ Tư Pháp Mỹ hôm 16 Tháng Mười Một, Tanner Jackson, 32 tuổi, nhận tội bán áo giáp và mũ chống đạn do Trung Quốc sản xuất cho các cơ quan chính phủ Mỹ, nhưng nói rằng đây là sản phẩm sản xuất tại Texas.

    Tài liệu của tòa án cho thấy từ khoảng Tháng Sáu, 2017 đến khoảng Tháng Mười Hai, Tanner Jackson, 32 tuổi, điều hành Top Body Armor, LLC USA, và một tổ chức liên quan, Bullet Proof Armor LLC. Công ty có trụ sở ở một vùng nông thôn của Texas. Jackson là người trả giá thấp nhất trong các hợp đồng cung cấp mũ bảo hiểm và áo giáp chống đạn cho nhân viên Bộ Ngoại Giao Mỹ, kể cả cho nhân viên bảo vệ Đại Sứ Quán Mỹ ở Baghdad, Iraq và cho các đối tác thực thi pháp luật ngoại quốc ở Mỹ Latinh. Toàn bộ lô hàng đã bị loại bỏ sau những lo ngại về chất lượng.

    Là một phần của kế hoạch, Jackson thay đổi hoặc làm giả các báo cáo thử nghiệm trong phòng thí nghiệm mà anh ta cung cấp cho chính phủ. Trong một lần, sau khi sản phẩm của mình không được thử nghiệm tại một phòng thí nghiệm hợp pháp, Jackson tạo ra phòng thí nghiệm đạn đạo giả của riêng mình – “Texas Ballistics LLC” – và tạo ra các báo cáo giả rằng sản phẩm đều đạt chất lượng. Để che giấu nguồn gốc sản xuất từ Trung Quốc và sự vận chuyển chậm trễ từ Trung Quốc sang Mỹ, Jackson tự tạo và kiểm soát nhiều tài khoản email dưới tên của các nhân viên được cho là của công ty vận chuyển. Jackson viết các cuộc trao đổi qua email giữa mình và các nhân viên không có thật. Jackson email cho nhân viên hợp đồng của chính phủ để giải thích về sự chậm trễ vận chuyển bằng những câu chuyện bịa đặt như tai nạn xe tải và bùng phát COVID tại nhà kho.

    Jackson cũng giành được các hợp đồng tương tự với Binh chủng Không Quân và các đơn vị vệ binh quốc gia.

    Jackson ​​phải đối mặt với hình phạt tối đa là 20 năm tù trong phiên tòa dự kiến diễn ra vào ngày 22 Tháng Hai, 2022.

    Lao động Việt Nam ở Serbia đình công phản đối sự bóc lột của quản lý Trung Quốc


    Trang creader.net đưa tin, hàng trăm công nhân Việt Nam tại nhà máy Lốp xe China Linglong ở Serbia đã đình công trong tuần này để phản đối điều kiện sống và làm việc tồi tệ.

    Vụ việc đã gây xôn xao trên các bản tin địa phương và cũng thu hút sự chú ý của các nhóm nhân quyền và các nhà lập pháp EU. Tron khi đó, chính phủ Serbia đã cố gắng giảm nhẹ trách nhiệm của công ty Trung Quốc.

    Trang Deutsche Welle ngày 20/11 cho biết, một lao động người Việt Nam có tên Nguyen Dong, 37 tuổi, được một công ty Đức ở Serbia thuê làm việc nhưng hộ chiếu của anh đã bị ông chủ người Trung Quốc tịch thu. Sau khi phải quay lại làm cho công ty Trung Quốc, Nguyen đã phải chịu đựng điều kiện làm việc và sinh hoạt vô cùng tồi tệ.

    Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ đô la vào Serbia và các nước láng giềng của nước này, với nhằm rộng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở Trung Âu.

    Serbia cũng nhanh chóng thu được lợi nhuận từ các nhà đầu tư Trung Quốc. Tuy nhiên, nước này bị cáo buộc đã quá dễ dãi với các công ty Trung Quốc. Các tổ chức xã hội dân sự, các nhóm nhân quyền và giới truyền thông chỉ ra rằng chính phủ Serbia đã làm ngơ trước các vấn đề môi trường và vi phạm nhân quyền của các công ty Trung Quốc.

    Mỹ và Đài Loan sẽ tổ chức vòng đối thoại kinh tế thứ hai tuần sau


    Mỹ và Đài Loan tuần sau sẽ tổ chức phiên thứ hai của một cuộc đối thoại kinh tế được khởi động vào năm ngoái trước sức ép ngày càng tăng đối với hòn đảo này từ Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm thứ Sáu.

    Thông báo được đưa ra vài ngày sau hội nghị trực tuyến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sau cuộc gặp, ông Tập cảnh báo rằng những người ủng hộ Đài Loan độc lập ở Mỹ đang "đùa với lửa."

    Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, Jose Fernandez, sẽ dẫn đầu Đối thoại Đối tác Kinh tế Thịnh vượng Hoa Kỳ-Đài Loan lần thứ hai vào ngày thứ Hai.

    Thông cáo cho biết cuộc đối thoại sẽ được tiến hành dưới sự bảo trợ của Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) và Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc (TECRO) tại Mỹ. Hai cơ quan này hoạt động như là hai đại sứ quán không chính thức.

    "Quan hệ đối tác của chúng tôi được xây dựng dựa trên thương mại và đầu tư hai chiều, quan hệ giữa nhân dân với nhân dân và để cùng bảo vệ tự do và các giá trị dân chủ chung," thông cáo nói.

    Bộ Ngoại giao Đài Loan nói phiên họp trực tuyến sẽ do Bộ trưởng Kinh tế Vương Mỹ Hoa và Bộ trưởng Khoa học và Kĩ thuật Ngô Chính Trung dẫn đầu.

    Đài Loan hi vọng cuộc đối thoại cuối cùng có thể dẫn đến một thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ và ca ngợi cuộc họp khởi sự vào năm ngoái là một bước tiến.

    Đây là một phần trong nỗ lực của Mỹ tăng cường giao tiếp với Đài Bắc dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump mà chính quyền Biden đã tiếp tục, trước sự tức giận của Bắc Kinh, vốn tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của họ.

    Hai bên đã tổ chức các cuộc đàm phán bị trì hoãn từ lâu về Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư vào tháng 7, và Đài Loan cho biết họ hi vọng có thể kí một thỏa thuận thương mại tự do vào một ngày không xa.

    Năm ngoái, chính phủ Đài Loan đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt heo có chứa chất phụ gia tăng độ nạc, ractopamine, loại bỏ một trở ngại lớn đối với thỏa thuận với Washington, nhưng sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này vào tháng 12.

    Đài Loan là nước sản xuất linh kiện bán dẫn lớn. Sự thiếu hụt mặt hàng này đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng đến các nhà sản xuất xe hơi nói riêng, khiến Washington lo ngại và đã thúc giục Đài Loan tăng tốc sản xuất chip.

    Bình Nhưỡng phản đối nghị quyết của LHQ cáo buộc Bắc Triều Tiên vi phạm nhân quyền


    Ngày 21/11/2021, Bình Nhưỡng đã phản đối mạnh mẽ nghị quyết của một ủy ban Liên Hiệp Quốc cáo buộc Bắc Triều Tiên vi phạm nhân quyền. Nghị quyết được thông qua ngày 17/11, có sự đồng bảo trợ của 60 nước, trong đó có một điểm kêu gọi Bình Nhưỡng trả tự do ngay lập tức cho những người bị tình báo Bắc Triều Tiên bắt cóc ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Trong thông cáo, được cơ quan thông tấn KCNA đăng ngày 21/11, một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao cho biết Bắc Triều Tiên kiên quyết bác bỏ nghị quyết của Hoa Kỳ và các « thế lực thù nghịch khác » và cho đó là « hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền nhằm làm hoen ố hình ảnh uy tín » của đất nước.

    Ngoài ra, thông cáo lên án vấn đề nhân quyền đang bị « một số nước lạm dụng làm phương tiện để thực hiện các ý định thâm độc của họ ». Những nước này cũng không khác gì « những kẻ vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất » về phân biệt chủng tộc, bạo lực đối với phụ nữ và bạo lực của cảnh sát.

    Hãng tin Nhật Bản NHK nhắc lại rằng, kể từ năm 2005, hàng năm Liên Hiệp Quốc vẫn thông qua một nghị quyết lên án tình trạng nhân quyền ở Bắc Triều Tiên. Ngày 17/11, dự thảo nghị quyết mang tên « Tình hình nhân quyền ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên » do Slovenia đại diện cho Liên Hiệp Châu Âu đệ trình đã được Ủy ban thứ ba của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua không cần biểu quyết.

    Theo Yonhap, nghị quyết lưu ý đến nhiều hình thức « vi phạm nhân quyền » ở Bắc Triều Tiên, « bao gồm tra tấn và các hình phạt hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người ; tất cả các hình thức bạo lực tình dục và giới tính, bao gồm cả cưỡng hiếp ; sự tồn tại của một hệ thống rộng lớn các trại tù chính trị ». Nghị quyết yêu cầu chính quyền Bình Nhưỡng chấm dứt ngay những hình thức vi phạm trên và đóng cửa ngay lập tức các trại giam tù nhân chính trị.

    Trung Quốc: Sự an toàn của một tay vợt hàng đầu


    Vận động viên quần vợt Trung Quốc Peng Shuai được cho là đã xuất hiện với tư cách khách mời tại một giải quần vợt ở Bắc Kinh, theo truyền thông nhà nước.

    Các kênh truyền thông liên kết với nhà nước đã đăng một đoạn clip được cho là của Peng trên Twitter, video mới nhất có sự có mặt của cô.

    Chính phủ, quan chức thể thao và vận động viên quần vợt ở một số quốc gia đã bày tỏ lo ngại về sự an toàn của cô.

    Trước đó hai tuần, cô đã cáo buộc mình bị tấn công tình dục bởi một cựu phó thủ tướng Trung Quốc.

    Kể từ đó, cô không liên lạc trực tiếp với Hiệp hội quần vợt nữ.

    Một đoạn video được biên tập viên của Global Times - trực thuộc nhà nước Trung Quốc - công bố hôm Chủ nhật cho biết Peng Shuai "dự khai mạc chung kết quần vợt thiếu niên", được cho là Vòng chung kết Fila Kids Junior Tennis Challenger.

    Đây là clip thứ ba đăng trên tài khoản này, hai clip trước đó cho thấy Peng ăn tối với huấn luyện viên và bạn bè trong một nhà hàng.


    Reuters cho biết ban tổ chức sự kiện cũng công bố ảnh của tay vợt trên trang chính thức của sự kiện trên WeChat.

    Tuy nhiên, người phát ngôn của WTA nói với Reuters rằng các video mới nhất là "không đủ" bằng chứng về sự an toàn của Peng Shuai và không giải tỏa lo ngại của họ về cô ấy.

    Sự việc xảy ra sau khi trưởng WTA Steve Simon cho biết hôm thứ Bảy là không rõ hai đoạn video trước đó liệu Peng Shuai "có tự do và có thể tự quyết định và hành động, không bị ép buộc hoặc can thiệp từ bên ngoài". Cơ quan này dọa rút các giải đấu ra khỏi Trung Quốc nếu không có bằng chứng cô ấy an toàn.

    Trong lúc đó, cơ quan Ngoại giao Anh quốc ra thông cáo họ "cực kỳ lo ngại" về Peng và kêu gọi Trung Quốc "khẩn trương cung cấp bằng chứng có thể xác minh được về sự an toàn và nơi ở của cô".

    Peng - cựu vận động viên đánh đôi số một của làng quần vợt, đầu tháng 11 này đã đăng một cáo buộc về cựu Phó thủ tướng Zhang Gaoli trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.

    Cô cáo buộc mình bị ép quan hệ tình dục với ông Zhang, bài này sau đó đã bị gỡ xuống.

    Một số tên tuổi lớn nhất trong làng quần vợt đã lên tiếng lo ngại về an toàn của Peng, trong đó có Serena Williams, Novak Djokovic và Rafael Nadal.

    Hôm thứ Bảy, Roger Federer, 20 lần vô địch Grand Slam nói: "Rõ ràng đó là điều đáng lo ngại. Tôi hy vọng cô ấy an toàn."

    Dân biểu Mỹ trình dự luật cho phép Đài Loan gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế


    Dân biểu Hoa Kỳ Anthony Gonzalez và Al Green đã giới thiệu lại “Đạo luật không phân biệt đối xử ở Đài Loan năm 2021” để yêu cầu chính quyền TT Biden ủng hộ việc Đài Loan trở thành thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

    CNA hôm thứ Bảy đưa tin, Dân biểu Gonzalez nhấn mạnh trên trang web của mình rằng Đài Loan là nền kinh tế lớn thứ 21 trên thế giới, với dự trữ ngoại hối lớn hơn Hàn Quốc, Ấn Độ và Brazil. Ông nói với tư cách là “một xã hội đã thoát khỏi đói nghèo thành công”, Đài Loan có thể đóng góp vào các nguồn lực của Quỹ Tiền tệ Quốc tế với tư cách là một thành viên.

    Al Green, thành viên Đảng Dân chủ của Texas, đã mô tả việc quốc gia châu Á gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế là “có tầm quan trọng tối cao”, vì nền kinh tế của quốc gia này là “đầu tàu toàn cầu”, xứng đáng có vai trò trong cơ quan tài chính.

    Năm ngoái, ông Gonzalez đã đề xuất một dự luật tương tự, cũng nhắm vào ảnh hưởng của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế và cố gắng ngăn nước này mở rộng tỷ lệ sở hữu trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

    Chính sách chống dịch cứng rắn của châu Âu làm nổ ra biểu tình khắp nơi


    Khi mùa đông tới, dịch bệnh COVID-19 đã bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia châu Âu. Trong đó, dịch bệnh ở Áo và Hà Lan đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch chặt chẽ hơn nhưng cũng bùng phát phản đối quy mô lớn của người dân.

    NTD tổng hợp thông tin cho biéte, tối 19/11, hàng trăm người biểu tình ở Rotterdam, Hà Lan, phản đối các biện pháp cưỡng chế mạnh tay của chính phủ, một số người đã đốt xe và đốt pháo sáng.

    Theo báo chí Hà Lan, ít nhất 7 người bị thương và 20 người đã bị bắt.

    Hà Lan bắt đầu khóa cửa một phần trong ba tuần vào ngày 13 tháng 11 và thực hiện “lệnh tiêm chủng”. Chỉ những người đã hoàn thành việc tiêm phòng hoặc xét nghiệm âm tính mới được vào các địa điểm công cộng trong nhà. Vào ngày 19 tháng 11, Hà Lan đã có hơn 21.000 ca mắc COVID-19 mới.

    Áo sẽ bắt đầu ngừng hoạt động kéo dài tới 20 ngày kể từ ngày 22 tháng 11 và yêu cầu người dân trên toàn quốc phải tiêm phòng trước ngày 1 tháng 2 năm sau.

    Vào ngày 20, hàng nghìn người đã biểu tình ở thủ đô Vienna của Áo; khoảng 66% dân số ở Áo đã được tiêm chủng, đây là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất ở Tây Âu.

    Số trường hợp được xác nhận dương tính ở Đức cũng tăng đột biến. Vào ngày 18, Đức có thêm hơn 65.000 trường hợp được xác nhận, số trường hợp mắc mới cao nhất từ trước đến nay của quốc gia này trong một ngày. Các nhà chức trách mô tả dịch bệnh là tình trạng khẩn cấp quốc gia và không loại trừ thực hiện các biện pháp phong tỏa.

    Đồng thời, các cuộc biểu tình ở Úc đã diễn ra trong vài tuần, tại Sydney và Melbourne, hàng nghìn người đã xuống đường phản đối các quy định về tiêm chủng.

    Hơn 1 triệu dân Mỹ mất khứu giác sau khi mắc COVID-19


    Một nghiên cứu cho thấy, hơn 1 triệu người ở Hoa Kỳ đã không phục hồi khứu giác sau khi được điều trị khỏi COVID-19.

    Theo CNN ngày 18.11 (theo giờ địa phương), một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa Washington cho biết, ước tính có khoảng 700.000 đến 1,6 triệu người bị mất khứu giác, hoặc thay đổi chức năng khứu giác trong hơn 6 tháng, sau khi được chữa khỏi COVID-19. Kết quả của nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí ‘JAMA Tai Mũi Họng – Phẫu thuật Đầu và Cổ’, một tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ số mới nhất.

    Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong khi hầu hết những người bình phục đều phục hồi khứu giác, một số người có nguy cơ mất vĩnh viễn. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết trong việc tìm cách điều trị chứng rối loạn khứu giác mãn tính, đồng thời cho rằng, con số này cũng có thể bị đánh giá thấp. Ngay cả trước đại dịch, khoảng 13,3 triệu người lớn trên 40 tuổi đang bị rối loạn chức năng khứu giác cấp tính hoặc mãn tính, và nếu tác động của COVID-19 được thêm vào, nó có thể gây ra mối đe dọa lớn cho sức khỏe cộng đồng.

    Theo một nghiên cứu năm ngoái, 72% bệnh nhân COVID-19 lấy lại khứu giác trong vòng một tháng, nhưng số còn lại mất khứu giác hoặc phục hồi chậm.

    Giáo sư John Hayes nói: “Khứu giác rất quan trọng đối với chế độ ăn uống và các mối quan hệ xã hội,“ Nếu bạn mất khứu giác, bạn thậm chí không thể ngửi thấy mùi cơ thể của mình ”. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mất khứu giác có nguy cơ ăn phải thực phẩm hư hỏng cao gấp đôi, so với những người có khứu giác bình thường.

    Không có nhận xét nào