Header Ads

  • Breaking News

    Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

     LA JOURNÉE DE L’ÉCRIVAIN EMPRISONNÉ 2020 ET LE CENTRE PEN SUISSE ROMAND

    Song ngữ Việt Pháp

     


    Ngày mai, 14 tháng Mười Hai năm 2021, cái gọi là tòa sơ thẩm của chế độ cộng sản Hà Nội sẽ ‘’xét xử’’ bà Phạm Đoan Trang sau khi dùng bạo lực bắt giam bà từ đêm 6 tháng Mười năm 2020. Người trí thức yêu nước Phạm Đoan Trang có thể bị bạo quyền cộng sản kết án đến 20 năm tù về ‘’tội tuyên truyền chống nhà nước’’. Hành vi ‘’giam cầm độc đoán’’ của Cộng sản đối bà Phạm Đoan Trang cũng đã là một ‘’tội ác’’ đối với dân tộc Việt Nam. Cùng với bạn hữu thế giới và công luận quốc tế, chúng tôi đồng thanh đòi nhà cầm quyền cộng sản phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho người trí thức yêu nước Phạm Đoan Trang, cũng như tất cả những người cầm bút, nhà thơ, nhà báo, nhà xuất bản, dịch giả, luật sư độc lập, những người yêu nước tranh đấu cho nhân quyền và nhân phẩm Việt Nam đang bị đày đọa trong các trại tù tập trung khổ sai tại Việt Nam.

    Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ kính chuyển đến quý bạn đọc và quý diễn đàn bài viết của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt với tựa đề :

    TRUNG TÂM VĂN BÚT THỤY SĨ PHÁP THOẠI VÀ NGÀY NHÀ VĂN BỊ CẦM TÙ

    Phải trả tự do tức khắc và vô điều kiệncho những người tranh đấu cho quyền con người

    Để bảo vệ quyền tự do ngôn luận, không thể có sự phẫn nộ được chọn lọc tùy tiện.

    Hội Văn Bút Quốc Tế dành ngày chủ nhật 15 tháng 11 năm 2020 để vinh danh NHÀ VĂN BỊ CẦM TÙ. Trong 12 tháng qua, bất chấp mọi khó khăn và dịch bệnh, Ủy ban Bảo vệ các Nhà Văn bị bách hại và giam cầm của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại vẫn tiếp tục hỗ trợ Hội Văn bút Quốc tế trong hoạt động bảo vệ quyền tự do ngôn luận và giúp đỡ những nhà văn và ký giả đang gặp nguy hiểm.

    Tự do ngôn luận là một quyền phổ thông không biên giới nhưng hiện nay quyền này đang lâm nguy. Tại Thụy Sĩ, viết lách là một việc làm đơn giản nhưng trong nhiều nước khác, người cầm bút có thể bị kết tội là gián điệp, là kẻ thù nhân dân chỉ vì dám tố cáo tham nhũng, phản đối bất công, chống lại những hành động hủy hoại môi trường hay vi phạm nhân quyền và dân quyền.

    Để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và để cổ súy một nền văn chương không biên giới, chúng tôi không có sự phẫn nộ chọn lọc tùy tiện khi phải trực diện với tình trạng nhân quyền bị suy thoái tồi tệ. Vì vậy mà từ tháng Giêng năm 2020, chúng tôi đã cứu xét hơn 85 trường hợp hoặc hồ sơ về những vấn đề phải quan tâm từ hơn 40 nước (Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ai Cập, Cộng sản Trung Hoa, Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương-Ngô Duy Nhĩ, Biélorussie, Mễ Tây Cơ, Cộng sản Việt Nam, Ấn Độ, Nga, Cuba, Azerbaïjan, Nicaragua, Ouganda, Kirghizistan, Soudan, Ba Tây, Pháp, Anh, Myanmar, Erythrée, Togo, Slovaquie, Nigeria, Honduras, Hy Lạp, Gia Nã Đại, Úc, các quốc gia châu Phi, Sri Lanka, Haïti, Liban, Serbie, Chí Lợi, Burundi, Bahreïn, Singapour, Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Yémen, Bắc Phi, vùng Trung Đông, v.v.).

    Đại dịch Covid-19 không ngăn được sự kỳ thị, sự thù hận và sự áp bức tiếp tục hoành hành. Không kể hết được những trường hợp nhà văn, ký giả, dịch giả, nhà xuất bản, nghệ sĩ, tác giả nhựt ký điện tử (blogueur), những nhà tranh đấu cho môi trường thiên nhiên và con người, bị đe dọa sách nhiễu, bắt bớ, tra tấn và chết. Ngòi bút bị tịch thu và bẻ gẫy. Phiếm họa, bài hát, bài thơ là đối tượng làm bia nhắm của nhà cầm quyền toàn trị, của chủ nghĩa cuồng tín, quá khích, hẹp hòi, của cảnh sát chìm, công an mật vụ và những tổ chức tội phạm lớn.

    Chúng tôi chia sẻ nỗi lo lắng của Văn Bút Quốc Tế về sự an toàn của các nhà văn chống lại những luật phản tự do, về những sự vu khống, nhục mạ hay kiểm soát quần chúng làm tê liệt quyền ngôn luận và báo chí tại nhiều nước. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Hoa Cộng sản và Việt Nam Cộng sản là những chế độ nổi tiếng kết án tù nặng nề và lạm dụng quyền tạm giam quá mức. Hai nước Cộng sản này không thể giấu được những nhà tù giam và những trại tù khổ sai nhốt đầy tù nhân tranh đấu cho nhân quyền. Những thủ phạm hành hung hay sát hại văn sĩ, ký giả, thường không bị trừng phạt, nhất là ở Mễ Tây Cơ và Châu Mỹ La tinh. Không thể quên những tù nhân bị chết trong tù ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Kirghizistan và Việt Nam Cộng sản.

    Ủy ban Bảo vệ các Nhà Văn bị bách hại và giam cầm tưởng nhớ Ngày Nhà Văn Bị Cầm Tù 2020 để vinh danh những văn sĩ, ký giả, những nhà tranh đấu cho nhân quyền bị bắt giam, chết trong lao tù, những người đã bị sát hại hay mất tích trên đường lánh nạn.

    Chúng tôi đồng thanh lên án tội ác và tố cáo sự dung túng, không trừng phạt những kẻ sát nhân. Chúng tôi kể ra đây một số trường hợp nạn nhân được biết đến:

    Bà Ebru Timtik, luật sư nhân quyền, nhà đối kháng người Thổ Nhĩ Kỳ (42 tuổi), chết trong tù sau khi tuyệt thực 238 ngày để đòi được xét xử công bằng. Khi từ trần, bà chỉ cân nặng 30 ký. Bà bị kết án 13 năm tù vì «tham gia tổ chức khủng bố».

    Bà Irina Slavina, nhà báo Nga (47 tuổi), chủ biên Trang mạng thông tin độc lập Koza.Press, chuyên phân tích những tin thời sự ngoài vòng kiểm duyệt. Ngày 2.10.2020, bà đã tự thiêu trước trụ sở cảnh sát ở Nijni-Novgorod (cách Moscou 400 cây số ở phía đông nam). Trước khi tự thiêu, bà đã viết trên Facebook : «Tôi yêu cầu mọi người qui trách nhiệm cho Liên bang Nga về cái chết của tôi». Vào 6 giờ sáng ngày hôm trước, cảnh sát đã lục soát căn hộ của bà Irina Slavina. Họ đã tịch thu tập vở, máy vi tính, máy điện thoại của bà, của chồng và con gái bà.

    Bà Hanane Al-Barassi, luật sư bảo vệ quyền phụ nữ, nhà đối kháng người Libye (46 tuổi), bị ám sát ngay trên đường phố Benghazi, Libye, ngày 10.11.2020. Trước ngày bị ám sát, bà tuyên bố trên mạng xã hội là bà sẽ tải lên một đoạn phim liên quan đến một vụ tham nhũng có liên hệ với nhà cầm quyền.

    Bà Farah-Martine Lhérisson Lamothe, một thi sĩ nổi tiếng người Haïti (49 tuổi), cũng là giáo sư văn chương và giám đốc trường học. Bà bị giết ngay tại nhà ở Haïti ngày 15.6.2020 cùng với hai người trong gia đình.

    Bà María Elena Ferral Martínez, ký giả người Venezuela, bị ám sát ngày 30.3.2020 ở Papantla, Veracruz, Mễ Tây Cơ. Khi sinh thời, bà làm phóng sự về phong trào xã hội của thổ dân vùng Totonacapan.

    Ông Jorge Miguel Armenta Ávalos, ký giả Mễ Tây Cơ (44 tuổi) , sáng lập viên và giám đốc nhật báo Medios Obson El Tiempo, bị bắn chết ngày 16.5.2020 ở Ciudad Obregon, Sonora, Mễ Tây Cơ.

    Ông Victor Fernando « Apontito » Alvarez Chávez, ký giả Mễ Tây Cơ (53 tuổi), mất tích ngày 2.4.2020. Người ta tìm thấy đầu của ông ở trong khu Acapulco, Renaissance City, Mễ Tây Cơ. Ông là chủ biên của Trang mạng thông tin Punto x Punto ở Guerrero. Ông đã viết nhiều bài về những sự bạo hành của các băng đảng và đã bị những tổ chức tội phạm hăm giết.

    Ông Shady Habash, đạo diễn phim, nhà đối kháng người Ai Cập (25 tuổi), chết trong nhà tù Tora, Le Caire, Ai Cập ngày 2.5.2020. Ông bị nhốt 800 ngày không được xét xử, chết trong cô đơn lạnh lẽo. Ông bị kết tội là đã phát hình một bài hát chỉ trích tổng thống, bài «Balaha» do nghệ sĩ Rami Issam trình diễn.

    Ông Abdel Wahab Yousif, nổi tiếng hơn với tên Latinos, thi sĩ người Soudan (30 tuổi), bị chìm thuyền trên biển khi cùng với những di dân khác rời Libye đi đến châu Âu.

    Ông Azimjon Askarov, ký giả người Kirghise tranh đấu bảo vệ nhân quyền (69 tuổi), chết trong tù ở Kirghizistan ngày 25.7.2020. Bị bắt từ tháng 6 năm 2010 và bị kết án tù chung thân trong một phiên xử giả tạo. Năm 2016, Ủy ban Nhân quyền nghi ngờ ông bị tra tấn trong tù. Chính quyền không chịu phóng thích ông vì lý do bệnh tật và nhân đạo mặc dù ông có vấn đề tim và phổi và sẽ bị nguy hiểm nếu bị nhiễm vi khuẩn Covid-19.

    Ông Đào Quang Thực, nhà giáo người Việt Nam, tranh đấu bảo vệ nhân quyền (60 tuổi), bị bắt năm 2017. Năm 2018 bị kết án 13 năm tù, chết vì «xuất huyết não và nhiễm trùng phổi» ngày 10.12 2019 trong trại tù khổ sai của nhà nước cộng sản Việt Nam.

    Ông Đoàn Đình Nam, tín đồ Phật giáo Việt Nam, tranh đấu bảo vệ nhân quyền (68 tuổi), bị bắt năm 2012. Năm 2013 bị kết án 16 năm tù, chết ngày 5.10.2019 vì « suy thận » trong trại tù khổ sai của nhà nước cộng sản Việt Nam.

    Ông Samuel Paty, giáo sư Sử Địa người Pháp (47 tuổi), bị giết ngày 16.10.2020 ở Conflans-Sainte-Honorine, gần Paris, Pháp, chỉ vì ông muốn bảo vệ quyền tự do phát biểu ý kiến.

    Chúng tôi đồng thanh đòi hỏi nhà cầm quyền các nước liên hệ trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả những người cầm bút, nhà xuất bản, dịch giả, những nhà truyền thông độc lập, những người tranh đấu cho nhân quyền hiện đang bị giam trong các trại tù chỉ vì đã thực thi quyền tự do ngôn luận và phát biểu ý kiến một cách ôn hòa. Chúng tôi xin bày tỏ sự đoàn kết và ủng hộ 6 trường hợp quan trọng sau đây :

    Bà Phạm Đoan Trang (Việt Nam CS), văn sĩ, nhà xuất bản độc lập, 42 tuổi, bị lùng bắt như một tội phạm, từ chối đi tị nạn, phải sống ẩn náu. Bị bắt trong đêm 6.10.2020, không được luật sư biện hộ, bị tố cáo là «tuyên truyền chống nhà nước». Bà có thể bị kết án đến 20 năm tù. Bà là đồng sáng lập viên và chủ biên của Luật Khoa Tạp Chí và của trang mạng thông tin độc lập The Vietnamese. Bà cũng là đồng sáng lập viên của nhà xuất bản Tự Do đã bị nhà cầm quyền cộng sản cấm hoạt động.

    Bà Chimengui Awut (Tân Cương, Trung Hoa CS), thi sĩ nổi tiếng, dịch giả, nhà xuất bản người Ngô Duy Nhĩ. Bà bị bắt vào trại « cải tạo » ở Tân Cương vào tháng 7 năm 2018 mà không được xét xử, không biết khi nào được thả ra, không được tiếp xúc với bên ngoài. Người ta không biết gì về tình trạng sức khỏe cũng như điều kiện sống của bà.

    Bà Sedigheh Vasmaghi (Iran), thi sĩ, nhà thần học, văn sĩ, bảo vệ quyền phụ nữ. Sách của bà bị cấm đọc. Vào tháng 8 năm 2020, bà bị kết án 1 năm tù vì đã ký kiến nghị tố cáo sự bạo tàn của cảnh sát. Án này bị cộng vào với bản án treo 5 năm phán quyết năm 2017. Bà trả tiền thế chân để được tại ngoại nhưng phải vào tù sau khi bản án được phê chuẩn vào tháng 10 năm 2020.

    Bà Paola Ugaz (Pérou), phóng viên điều tra, chủ biên, văn sĩ. Bà là nạn nhân của những sự hăm dọa pháp lý và bị vu khống vì bà điều tra những vụ tham nhũng, lạm dụng tâm lý và tình dục trong các tổ chức tôn giáo ở Pérou từ năm 2010. Một quan tòa quyết định đưa bà ra tòa ngày 12.11.2020. Nếu bị kết tội, bà có thể bị 3 năm tù và bị phạt tiền rất nặng.

    Ông Osman Kavala (Thổ Nhĩ Kỳ), nhà xuất bản, mạnh thường quân, nhà bảo vệ quyền công dân và văn hóa. Ông tranh đấu cho hòa bình, tôn trọng nhân quyền và tự do ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bị bắt ngày 18.10.2017, ông có nguy cơ bị kết án nặng, có thể đến tù chung thân.

    Ông Kakwenza Rukirabashaija (Ouganda), tiểu thuyết gia, ký giả. Ông nhiều lần bị bắt, bị tra tấn vì đã xuất bản những cuốn sách và bài viết liên quan đến nạn tham nhũng và sự tàn bạo của cảnh sát. Bị bắt ngày 18.9.2020, ông được trả tự do với điều kiện phải trình diện mỗi tuần 1 lần với Cơ quan điều tra đặc biệt để « trả lời cho những điều bị cáo buộc ».

    Ủy ban Bảo vệ Nhà Văn bị bách hại và bị giam cầm, Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại.

    Nguyên Hoàng Bảo Việt, chủ tịch Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại

    Genève, ngày 15 tháng 11 năm 2020

    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Bản dịch tiếng Việt của Bà Trần Thị Hồng Vân - Bản tiếng Pháp của Nguyên Hoàng Bảo Việt đã được đăng trên báo Pháp ACTUALITTÉ và website PEN International cùng với bản tiếng Anh.

    FB Sony Nguyen

    LA JOURNÉE DE L’ÉCRIVAIN EMPRISONNÉ 2020 ET LE CENTRE PEN SUISSE ROMAND

    mercredi 25 novembre 2020 - 10:53am

    Read the briefing in full

    Journée de l’écrivain en prison 2020

    LA JOURNÉE DE L’ÉCRIVAIN EMPRISONNÉ 2020 ET LE CENTRE PEN SUISSE ROMAND

    Relâcher immédiatement et sans conditiontous défenseurs des droits humains

    Pas d’indignation sélective pour défendre la liberté d’expression

    Ce dimanche, 15 novembre, a lieu la Journée de l’Écrivain Emprisonné 2020, célébrée par les membres du PEN International à travers le monde. Malgré la pandémie et l'adversité, pendant les douze derniers mois, le Comité pour la Défense des Écrivains persécutés et emprisonnés du Centre PEN Suisse Romand continue à soutenir PEN International dans ses campagnes pour défendre la liberté d'expression et pour aider les écrivains et journalistes à risque ou en danger.

    La liberté d'expression ne connaît pas de frontières, mais, aujourd'hui, elle est en grand danger. Ici, écrire est un acte si simple. Mais, dans de nombreux pays, les auteurs risquent d'être accusés d'espionnage ou considérés comme des ennemis publics pour avoir le courage d'exprimer leurs idées, dénoncer la corruption, protester contre l’injustice, s’opposer à la destruction de l’environnement, ou condamner les violations des droits de l'homme et du citoyen.

    Pour défendre la liberté d’expression et promouvoir la littérature sans frontières, il n’y a pas d’indignation sélective face aux conditions dégradantes des droits de l’homme. C'est la raison pour laquelle depuis janvier 2020, notre comité a traité plus de 85 cas ou sujets de préoccupation concernant plus de 40 États à travers le monde (Turquie, Iran, Egypte, Chine - Hong Kong – Tibet –Xinjiang des Ouighours, Biélorussie, Mexique, Viet Nam, Inde, Russie, Cuba, Azerbaïdjan, Nicaragua, Ouganda, Kirghizistan, Soudan, Brésil, France, Royaume-Uni, Myanmar, Érythrée, Togo, Slovaquie, Nigeria, Honduras, Grèce, Canada, Australie, Etats africains, Sri Lanka, Haïti, Liban, Serbie, Chili, Burundi, Bahreïn, Singapour, Thaïlande, Philippines, Malaisie, Royaume-Uni, Yémen, Moyen-Orient, Afrique du Nord etc.).

    La pandémie n’a pas empêché l’intolérance, la discrimination, la haine et la répression de sévir. Non exhaustive est la liste des cas d’écrivains, de journalistes, de traducteurs, d’éditeurs, d’artistes, d’auteurs-compositeurs, de blogueurs et de défenseurs des droits humains et environnementaux, menacés de harcèlement, d'arrestation, de torture et même de mort. Partout, la plume et le crayon continuent d’être confisqués ou brisés. Dessins, chansons, poèmes sont des cibles visées par le pouvoir politique arbitraire, le fanatisme et l’intolérance, la surveillance de la police secrète, les grands crimes organisés.

    Nous partageons aussi le souci de PEN International d’assurer la sécurité des auteurs contre des lois liberticides, relatives à la diffamation et aux insultes, ainsi que de la surveillance de masse et son effet paralysant sur la liberté d’expression et la liberté de la presse dans certains pays.

    Outre la Turquie, la République Populaire de Chine et la République Socialiste du Viet Nam sont réputées pour de longues peines d'emprisonnement et de détention préventive excessive. Ces deux derniers Etats ne peuvent plus cacher leurs prisons et camps de travail forcé bondés de prisonniers des droits humains. Les attaques et les meurtres d'écrivains et journalistes demeurent souvent impunis, notamment au Mexique, en Amérique latine. Les morts en prison, en Turquie, en Egypte, au Kirghizistan, au Viet Nam communiste parmi d’autres.

    Célébrant la Journée de l’’Ecrivain Emprisonné 2020, le Comité pour la Défense des Écrivains persécutés et emprisonnés du Centre PEN Suisse Romand rend hommage aux écrivains et journalistes et aux défenseurs des droits humains morts en prison, assassinés ou disparus sur leurs chemins de l’exil. Ensemble, nous condamnons ces crimes et dénonçons l’impunité de leurs assassins. Ensemble, nous citons certains noms connus parmi de nombreuses victimes pour exemple :

    Ebru Timtik, avocate des droits humains et dissidente turque (42 ans) s’est éteinte solitaire en prison le 27 août 2020 après 238 jours d’une grève de la faim qu’elle observait en prison pour réclamer un procès équitable. Elle pesait 30 kg au moment de son décès, selon ses proches. Elle a été condamnée l’an dernier à plus de 13 ans de prison pour « appartenance à une organisation terroriste ».

    Irina Slavina, journaliste russe, rédactrice en chef du site d’information indépendant Koza.Press, analysant de l'actualité non censurée. Elle s’est immolée par le feu devant le siège de la police, à Nijni-Novgorod (400 km au S.E de Moscou), le 2 octobre 2020. Avant de passer à l’acte, la journaliste écrivait sur Facebook : «Je vous demande d’imputer ma mort à la Fédération de Russie». La veille, la police avait perquisitionné son appartement à 6 heures du matin. Ses cahiers, ordinateurs et téléphones, ainsi que ceux de son mari et de sa fille, ont été saisis.

    Hanane Al-Barassi, avocate défenseuse des droits des femmes et dissidente libyenne (46 ans), a été assassinée le mardi 10 novembre 2020 en pleine rue à Benghazi, en Libye. La veille de son assassinat, elle avait déclaré sur les réseaux sociaux qu’elle allait poster une vidéo exposant «une affaire de corruption» ayant des liens avec des pouvoirs du pays.

    Farah-Martine Lhérisson Lamothe, une des étoiles de la poésie contemporaine haïtienne (49 ans) s’est éteinte dans son pays la nuit du 15 juin 2020. Femme poète, professeur de littérature et directrice de l’école, Farah-Martine Lhérisson Lamothe a été assassinée dans sa résidence en Haïti. Deux de ses proches ont été également tués.

    María Elena Ferral Martínez, journaliste vénézuélienne, a été assassinée le lundi 30 mars 2020 à Papantla, dans l’État de Veracruz, au Mexique. Avant sa mort, María Elena Ferral Martínez s’occupait de couvrir les mouvements sociaux de la région autochtone de Totonacapan.

    Jorge Miguel Armenta Ávalos, journaliste mexicain (44 ans) et fondateur et directeur du quotidien local Medios Obson El Tiempo, a été abattu par balles le samedi 16 mai 2020 à Ciudad Obregon, dans l’Etat de Sonora, au Mexique.

    Victor Fernando « Apontito » Alvarez Chávez, journaliste mexicain (53 ans), a disparu le 2 avril 2020. Le 8 avril, sa tête a été retrouvée dans le quartier d’Acapulco, à Renaissance City, au Mexique. Alvarez était le rédacteur en chef de Punto x Punto, un site d’information dans le Guerrero. Auteur de plusieurs articles sur la violence des cartels à Acapulco, il avait reçu des menaces de mort de la part de membres du crime organisé, avant sa disparition.

    Shady Habash, réalisateur et dissident égyptien (24 ans), est décédé dans la prison de Tora, au Caire, en Egypte, le 2 mai 2020. Incarcéré presque 800 jours sans jugement, il serait mort dans la solitude glaciale et le silence absolue. Son crime: avoir réalisé le clip d'une chanson critiquant le président de l’Etat. C’était la chanson ‘’Balaha’’ interprétée par l’artiste rock Rami Issam.

    Abdel Wahab Yousif, mieux connu sous le nom de Latinos, poète soudanais (30 ans), est décédé le 27 août 2020 lorsqu'un bateau pneumatique rempli d'immigrants a sombré dans la mer peu de temps après avoir quitté la Libye pour se rendre en Europe.

    Azimjon Askarov, journaliste et défenseur kirghize des droits humains (69 ans), est décédé en prison en Kirghizistan le 25 juillet 2020. Arrêté en juin 2010 et condamné à une peine de prison à vie au terme d’une parodie de procès. Des allégations de torture en détention selon le Comité des Droits de l’Homme en 2016. Les autorités kirghizes ont refusé de libérer Azimjon Askarov pour des raisons médicales et humanitaires, malgré ses problèmes cardiaques et respiratoires et les risques posés par la pandémie Covid-19.

    Dao Quang Thuc, enseignant vietnamien et défenseur des droits humains (60 ans), arrêté en 2017, condamné en 2018 à 13 ans de prison, est décédé «des suites d'hémorragie cérébrale et d'infection pulmonaire» le 10 décembre 2019 dans un des camps de travail forcé de la République Socialiste du Viet Nam (communiste).

    Doan Dinh Nam, religieux bouddhiste vietnamien et défenseur des droits humains (68 ans), arrêté en 2012 et condamné en 2013 à 16 ans de prison, est mort le 5 octobre 2019 «d’une insuffisance rénale» dans un des camps de travail forcé de la République Socialiste du Viet Nam (communiste).

    Samuel Paty, professeur d’histoire-géographie français (47 ans), a été assassiné le 16 octobre 2020 à Conflans-Sainte-Honorine, près de Paris, en France. L’enseignant a été tué pour avoir défendu la liberté d’expression et d’opinion.

    Ensemble, nous demandons aux authorités d’Etats concernés de relâcher immédiatement et sans conditions tous les gens de plume, éditeurs, traducteurs, professionnels des médias indépendants et défenseurs des droits humains actuellement en prison, en détention préventive ou probatoire pour avoir pacifiquement exercé leur droit à la liberté d'expression et d’opinion. Parmi les personnes mentionnées ci-dessus, nous exprimons notre solidarité et notre soutien à six cas majeurs suivants :

    - Pham Doan Trang (République Socialiste du Viet Nam), écrivaine et éditrice indépendant (42 ans), pourchassée comme une criminelle, refusant l’exil, a été contrainte de vivre dans la clandestinité. Arrêtée pendant la nuit du 6 octobre 2020, mise en prison sans avoir le droit d’accès à la défense légale, Pham Doan Trang sera inculpée pour «propagande contre l'État socialiste». Si elle est reconnue coupable, elle encourt une peine maximale de 20 ans de prison. Pham Doan Trang était co-fondatrice et rédactrice de la Revue dissidente Luat Khoa Tap Chi (Journal du Droit) et le site d’information indépendante The Vietnamese. Elle était également connue comme l’auteure et co-éditrice de la Maison d’Edition Libérale bannie par les autorités communistes.

    - Chimengul Awut (Xinjiang/République populaire de Chine), femme poète, traductrice et éditrice ouïghoure primée (47 ans). Œuvre poétique importante. En juillet 2018, elle a été envoyée dans un camp de «rééducation» au Xinjiang. Sans inculpation, ni jugement, aucune date de libération connue, aucun contact avec le monde extérieur autorisé. On ignore son état de santé et son bien-être, surtout en ce temps de pandémie.

    - Sedigheh Vasmaghi (Iran), femme poète, théologienne, écrivaine et défenseuse des droits des femmes (58 ans). Ses livres sont interdits. En août 2020, elle a été condamnée à un an de prison pour avoir signé une pétition critiquant la brutalité policière. Cette peine a été ajoutée à une autre de 5 ans avec sursis en 2017. Elle est restée libre sous caution jusqu'en octobre 2020, date à laquelle sa peine a été confirmée. Elle devra entrer en prison.

    - Paola Ugaz (Pérou), journaliste d’investigation, rédactrice et écrivaine péruvienne. Elle est victime d’une campagne de harcèlement judiciaire, de menaces et de poursuites pour diffamation en raison de ses enquêtes sur des actes de corruption et des abus physiques, psychologiques et sexuels commis au sein d’une organisation religieuse péruvienne, sur laquelle elle enquête depuis 2010. Le 12 novembre 2020, un juge décidera si un procès doit être entamé. Si elle est reconnue coupable, Paola Ugaz pourrait être condamnée à une peine de trois ans de prison et à de lourdes amendes financières.

    - Osman Kavala (Turquie), éditeur, philanthrope et défenseur des droits culturels et civils (63 ans). Il travaille pour la paix et le respect des droits humains et des valeurs démocratiques en Turquie. Incarcéré le 18 octobre 2017, il encourt une très lourde peine de prison, voire la réclusion à perpétuité.

    - Kakwenza Rukirabashaija (Ouganda), romancier et journaliste. À cause de ses romans et publications traitant le thème de la corruption et des violences policières, il a été victime d’arrestation, de torture et de détention arbitraire multiple. Arrêté le 18 septembre 2020 et remis en liberté conditionnelle trois jours plus tard, sous caution de la police qui exige qu’il se présente hebdomadairement, pendant une période indéfinie, à l’Unité d’investigation spéciale pour «répondre aux accusations».

    Nguyên Hoàng Bao Viêt

    Président du Centre PEN Suisse Romand.

    Pour le Comité pour la Défense des Écrivains persécutés et emprisonnés

    du Centre PEN Suisse Romand

    Genève le 15 novembre 2020

    Pen-international.org/fr

    Không có nhận xét nào