Header Ads

  • Breaking News

    Gs. Nguyễn Mạnh Hùng – Phỏng vấn Phạm Văn Liễu - 1

    Phần 1

    Cuộc phỏng vấn dài và được chia thành 3 phần.

     “Chúng tôi không có tham vọng viết lịch sử các đảng phái Quốc Gia trong những ngày tháng 8/1945, mà chỉ cung cấp những tài liệu thô (raw material), qua lời nói của các nhân vật liên hệ, để các nhà nghiên cứu tự mình đánh giá, bổ túc, và đào sâu thêm hầu trả lời mấy câu hỏi lớn liên quan đến cuộc cách mạng tháng 8/1945. 

    Trong tập tài liệu này, chúng tôi chỉ làm công việc ghi lại nguyên văn và tóm tắt những lời của chứng nhân. Chúng tôi tôn trọng người được phỏng vấn và không làm việc phối kiểm tính xác thực (fact check) của những tuyên bố của họ.”

    (Trích Lời Nói Đầu, Nguyễn Mạnh Hùng)

    Giới thiệu 

    Đại tá Phạm Văn Liễu, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, chỉ huy trưởng đầu tiên của Thủy quân Lục chiến Việt Nam Cộng Hòa, người mà cuộc đời cá nhân đã dính líu nhiều đến những diễn biến lịch sử của Việt Nam suốt từ giai đoạn thập niên 1940. 

    Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại nhà riêng của Đại tá Liễu ở Sacramento, CA, ngày 23/6/1986

    Người phỏng vấn: Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư Chính trị học, Trường Đại học George Mason. 

    Tóm lược:

    Đại tá Phạm Văn Liễu là một quân nhân có tài, có trí, và năng động. Năm 1945 người thanh niên 18 tuổi ây đã tham gia cách mạng chống Việt Minh. Có lẽ ông là một trong số rất ít người theo học cả hai quân trường lịch sử của Việt Nam, là trường Lục quân Trần Quốc Tuấn ở Yên Bái và trường Võ Bị Quốc Gia ở Đà Lạt. 

    Tôi bắt đầu quen ông năm 1965 khi ông làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia và tiếp tục liên lạc với ông khi ông gần như bị chính quyền quân nhân giam lỏng sau cuộc nổi dậy Phật Giáo năm 1966. Liễu là người sáng lập ra Thủy Quân Lục Chiến của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, tham gia cuộc đảo chánh bất thành năm 1960, và có mặt trong nhiều chính biến sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Sau 1975, ông cùng với Đề đốc Hoàng Cơ Minh thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và giữ chức Tổng vụ trưởng Hải ngoại. Mâu thuẫn Minh-Liễu khiến Mặt Trận mất nhiều khí thế lúc ban đầu, Liễu ra khỏi Mặt Trận và về sống ở Sacramento. Đó thời gian mà tôi phỏng vấn ông.

    Giáo sư Nguyễn Văn Canh lái xe cho tôi đi từ San Jose đến Sacramento gặp cựu Đại tá Phạm Văn Liễu. Canh có buổi họp ở Sacramento, còn tôi gặp Liễu để phỏng vấn. Liễu ở môt căn nhà nhỏ với vợ và 3 con. Cái TV duy nhất đặt ở phòng khách nhưng con gái của Liễu muốn xem TV, cho nên chúng tôi phải nói chuyện trong căn phòng ngổn ngang đồ đạc của người con gái. Tôi đặt máy thu âm ở dưới đất, chúng tôi ngồi chung quanh. Canh tham gia cuộc phỏng vấn một chút lúc đầu và lúc cuối, trừ thời gian anh đi họp. 

    Ông Liễu nói say sưa, thành thật, và thẳng thắn về hoạt động đảng phái của ông trong giai đoạn 1945-1954, từ tuổi thanh xuân đi làm cách mạng, những kỷ niệm khó quên về trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn, cuộc triệt thoái gian nan, nguy hiểm sang Trung Hoa, kế theo là những ngày sống phiêu lưu và cơ cực bên ấy. Theo lời ông kể:

    Ông tham gia Đại Việt Quốc Dân Đảng vì anh ông. Ông không chọn đảng, mà chỉ muốn gia nhập một tổ chức “đánh Tây giành độc lập cho đất nước” chứ không theo chủ thuyết nào. Vì thế, nhiều thanh niên thời đó vì nhiệt tình yêu nước đi với cộng sản mà họ không biết.

    Ông chưa thấy một quân trường nào đào tạo được các quân nhân trung thành và có tinh thần hy sinh cao độ như trường Lục quân Trần Quốc Tuấn do các giáo quan Nhật chỉ huy.

    Ông lên án Vũ Hồng Khanh đã giết các võ quan Nhật ở Hồ Kiều để lấy vàng. Người duy nhất sống sót vì giả điên là Cao Hùng, Hiệu trưởng trường Lục quân Trần Quốc Tuấn. Về sau, ông Cao Hùng được trả về Nhật; một số cựu sinh viên trường lục quân có sang Nhật thăm ông ấy.

    Lực lượng võ trang của các đảng phái Quốc Gia hồi đó hơn nhiều lực lượng võ trang của Việt Minh, trí tuệ của lãnh đạo các đảng phái Quốc Gia nếu không hơn thì cũng không kém các lãnh đạo Cộng Sản.

    Phe Quốc Gia đã bỏ lỡ nhiều cơ hội: thời chính phủ Trần Trọng Kim và thời Nhật, thời Hoa quân nhập Việt, thời giải pháp Bảo Đại, và thời Mỹ đổ quân vào Việt Nam.

    Ưu điểm của Việt Minh Cộng Sản là giỏi tuyên truyền, có khả năng vận động quần chúng, tạo được huyền thoại kháng chiến, làm việc có bài bản, được quốc tế chỉ huy và trợ giúp.

    Nhược điểm của phe Quốc Gia là chia rẽ, thiếu đoàn kết, thiếu quyết tâm, và do dự.

    Toàn văn:

    Phạm Văn Liễu—VP-NMH-A003

    Nguyễn Mạnh Hùng (NMH): Ông làm ơn cho chúng tôi biết cuộc đời chính trị của ông bắt đầu hồi nào, hồi đó ông khoảng bao nhiêu tuổi, và xin ông cho biết những diễn biến chính trị lớn trong cuộc đời của ông trong khung cảnh chính trị của đất nước.

    Đại tá Phạm Văn Liễu (PVL): Vào năm 1945, thì cũng như tất cả các thanh niên ở Việt Nam, đặc biệt là các thanh niên ở Hà Nội, lúc đó tôi là một thanh niên mới lớn lên, tôi nhớ lại là vào khoảng năm 1945 thì tôi đang học đệ tứ và sau khi Nhật Bản sang chiếm Việt Nam thì tôi có thi cái bằng trung học, hồi đó gọi là diplôme, tôi thi năm 1945. Sau khi đó vì gia đình tôi là một gia đình cũng có những người thân tham gia vào các đoàn thể cách mạng có lẽ tôi hưởng phần nào từ các hoạt động của người thân trong gia đình tôi. 

    Sau khi tôi thi ở Hà Nội xong rồi, thì tôi theo gia đình tôi về quê, quê tôi ở Nam Định và cái phủ của tôi đó, nó có cái tiếng là một địa phương có nhiều người hoạt động cách mạng, là cái phủ Xuân Trường, ở Nam Định. Tôi thì không thuộc cái làng của ông Trường Chinh Đặng Xuân Khu tại vì họ Đặng thì cả làng toàn họ Đặng cả; họ Đặng thì một nửa đi theo cộng sản, còn một nửa thì đi theo quốc gia. Nửa theo quốc gia là bên ông Đặng Vũ Lạc, còn nửa theo Việt Minh là ông Đặng Xuân Khu. Làng tôi là một cái làng kế cận làng Hành Thiện của các ông ấy. Nên cũng ảnh hưởng phần nào về cái phong trào cách mạng hồi đó, nhất là đối với một vài người thân trong gia đình tôi. Khi tôi về quê, tôi thấy hồi đó Việt Minh nó mới cướp chính quyền thì có một số người thân tôi cũng theo phong trào đó nhưng mà sao tôi thấy rằng là thật ra thì tôi tự nhiên trong người tôi không có cảm tình gì với cái phong trào đó cả. Tuy nhiên, tôi có hoạt động trong tuổi thiếu niên của tôi, tôi có hoạt động cho cái phong trào đó một thời gian mấy tháng, khi tôi sống ở nhà quê.

    NMH: Phong trào Việt Minh à?

    PVL:  Dạ, phong trào Việt Minh đó. Hồi đó tại vì tôi có cái quá khứ hoạt động trong các tổ chức thanh niên của Hà Nội như là… trước thì tôi là Hướng đạo sinh, sau rồi thì tôi bỏ làm hướng đạo, tôi đi theo cái phong trào thanh niên của Đại tá Ducuroix đó là cái phong trào Jeunes campeurs (Thanh niên cắm trại) thì tôi có vào, tôi là một đoàn viên của cái phong trào đó. Tôi còn nhớ lại hồi đó anh đoàn trưởng là anh Khôi Kinh Kông ở Hà Nội. Vì cái quá khứ thanh niên của tôi thì hồi đó ở phủ, họ cho tôi là bây giờ tôi chịu trách nhiệm tổ chức cho toàn thanh niên ở phủ của tôi. Thì tôi cũng hoạt động ở quê tôi khoảng 3 tháng trời thì phải. Sau đó tôi rời quê tôi, tôi lên Hà Nội vì tôi không chịu được cái không khí ở địa phương nữa. Tôi theo người anh tôi, ngoài Hà Nội thì, khi lên Hà Nội thì ông anh tôi tham gia phong trào Nam Tiến của các sinh viên Hà Nội.

    NMH: Anh ông tên là gì?                                                                     

    PVL: Anh tôi tên là Phạm Quang Vinh, với tôi là anh Vinh, anh ấy theo phong trào Nam Tiến thì anh ấy mất tích từ hồi 45.

    NMH: Tức là những người xung phong đi vào miền Nam đánh Tây ấy?

    PVL: Cứu Nam Bộ

    NMH: Cứu Nam Bộ.

    PVL: Khi tôi ở lại thì tôi được ông anh tôi, trước khi đi, giới thiệu với tất cả các tổ chức thanh niên Quốc Gia hồi đó ở Hà Nội. Tôi còn nhớ tôi có một người bạn thân lắm, là cái anh Chấn, con cụ Hưng Ký đó. Sở dĩ mà tôi nhớ như thế là tại vì hồi đó, trời cũng cho tôi là một người có tầm vóc, sức vóc đó; vì tôi có hoạt động thanh niên thành ra tự nhiên là đoàn thể giới thiệu tôi vào đoàn thể.

    NMH: Đoàn thể nào?

    PVL: Giới thiệu tôi vào Quốc Dân Đảng Việt Nam

    NMH: Quốc Dân Đảng Việt Nam?

    PVL: Tôi không nhớ rõ rằng là hồi đó, tôi vào Việt Nam Quốc Dân Đảng hay là Đại Việt Quốc Dân Đảng. Thì hồi đó, hai cái đảng phái ấy sáp nhập lại với nhau thì gọi là Quốc Dân Đảng Việt Nam thì giới thiệu tôi vào đoàn thanh niên của Quốc Dân Đảng Việt Nam. Ờ, thì tôi nhớ là tôi tuyên thệ ở Ngũ Xã, hồi đó cái phong trào Ngũ Xã đó. Về sau này tôi mới biết là của Đại Việt Quốc Dân Đảng.

    NMH: À

    PVL: Cái chỗ đó là một trong những chi nhánh của Đại Việt Quốc Dân Đảng. Thế thì khi tôi vào đó, sau rồi thì tôi có được huấn luyện chính trị một cách kín đáo ở trụ sở ở Hà Nội. Và cũng tập quân sự một cách kín đáo, tức là tập dùng súng, tập dùng vũ khí ở Hà Nội. Vì với cái con người của tôi hồi đó, thì tôi nhớ là tôi với cái anh Chấn được chọn để đi làm vệ sĩ cho một số các vị lãnh tụ của Quốc Gia.

    NMH: Thí dụ như?

    PVL: Thí dụ như tôi hồi đó đó là cử tôi đi cụ Lạc Long

    NMH: Cụ Lạc Long?

    PVL: Cụ Lạc Long là ông cụ như là lãnh tụ của Đại Việt Quốc Xã thì phải, tôi nhớ như thế nếu không lầm, Tại hồi đó tôi cũng còn nhỏ nên tôi không để ý lắm, cứ bảo tôi là anh có một cái nhiệm vụ là anh phải đi bảo vệ cụ này, thì tôi đi. Anh Chấn là một cái anh học ở [Albert] Sarraut, anh này to lớn lắm, anh là con ông Hưng Ký, nên cũng có một cái nhiệm vụ như tôi. Tôi nhớ là hồi đó các vị lãnh tụ của Việt Nam đó, hay họp với các vị lãnh tụ Cộng Sản, mà họp một cách kín đáo là họp ở nhà ông Hưng Ký ở Hàng Trống, Hà Nội. Khi tôi mới ở Hà Nội được mấy tháng đó, cái không khí giữa Quốc-Cộng nó bắt đầu giết nhau cũng nhiều lắm, cũng là ám sát nhau rồi. Nhưng hồi đó quân đội Trung Hoa nó còn ở Bắc Việt thành ra cái thế của các đoàn thể Quốc Gia lúc đó mạnh hơn thế của đoàn thể Việt Minh. 

    NMH: Cái mạnh đó là do quân đội quốc gia hay là do mình có súng ống nhiều hơn, có quần chúng nhiều hơn?

    PVL: Mạnh hơn là hồi đó, theo tôi biết, là mình có nhiều căn cứ và cái lực lượng võ trang ở các căn cứ đó mạnh hơn là của Việt Minh. Điều thứ hai là cũng nhờ vào cái thế của quân đội Trung Hoa, họ tràn xuống để họ tước khí giới của Nhật Bản. Thành ra từ cái vùng Bắc Việt đi xuống Hà Nội tới Thanh Hóa, tôi biết rằng vào tới Huế đó, thì chỗ nào có sự hiện diện của quân đội Trung Hoa thì cái đảng phái Quốc Gia nhờ vào cái thế đó để mà tạo cái thể và tạo lực lượng của mình. Thành ra hồi đó, lực lượng và cái thế của đảng phải Quốc Gia mạnh hơn là của Việt Minh.

    NMH: Tức là có nhiều tay súng hơn?

    PVL: Lực lượng võ trang nhiều hơn

    NMH: Còn hậu thuẫn quần chúng?

    PVL: Hậu thuẫn quần chúng thì hồi đó phải nhận là sau cái ngày mà Việt Minh cướp chính quyền xong đó, thì phải công nhận rằng là vấn đề quần chúng thì Việt Minh nó hơn mình. Cái thế chung của quần chúng thì Việt Minh nó hơn mình. Nhưng mà ở một số địa phương đó thì hồi đó phần nhiều Việt Nam Quốc Dân Đảng nhằm vào các ông làm việc trong các làng xã, chi bộ của làng xã và các giáo chức thì là giới mà được Quốc Dân Đảng nhắm vào, thành ra tôi thấy rằng so với cán bộ thì cán bộ của mình khá là nhiều và mạnh hơn, có khả năng hơn. Còn Đại Việt thì nhằm vào sinh viên và giới trí thức ở Hà Nội và các trường, thì tôi nhận thấy rằng hồi đó nếu mà về cán bộ đó thì mình giỏi hơn và mình khá hơn Việt Minh nhiều lắm, nhưng mà cái mythe [huyền thoại] thì Việt Minh nó vẫn có hơn.

    NMH: Cái huyền thoại.

    PVL: Cái huyền thoại, họ vẫn có hơn các đảng ngoài Quốc Gia; tại vì, dẫu sao họ cũng mang tiếng là họ từ chiến khu về, họ là kháng chiến chống Nhật, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống tùm lum rồi thế là nhờ cái cuộc cướp chính quyền của Việt Minh nên họ được cái thế quần chúng nhiều hơn. 

    Tôi ở Hà Nội vào khoảng độ đến đầu năm 1946 thì tôi được đoàn thể chọn lựa để cùng với một số anh em thanh niên, hồi đó phải gọi là học sinh sinh viên Hà Nội, đi học cái lớp quân chính ở trên Vĩnh Yên. Cái lớp tôi lên, cái khóa quân chính đó là khóa quân chính thứ 2 rồi cái khóa quân chính đầu thì tôi nhớ hồi đó có những cái, một vài người bạn tôi về sau này mà còn lại đó. Khóa quân chính đầu thì tôi nhớ là còn có cái anh… cái khóa quân chính đầu thì ở Vĩnh Yên, còn khi cái khóa quân chính 2 lên Vĩnh Yên thì chúng tôi phải rời cái trường lên trên Việt Trì; thì tôi học cái khóa quân chính 2 ở trên Việt Trì. Khóa quân chính 2 thì mới đầu lên học khóa quân chính sơ cấp là 3 tháng, tức là học vừa quân sự và chính trị. Tôi nhớ trong cái số bạn bè lên học còn lại về sau này có những anh như là anh Đinh Trịnh Chính, anh Ngô Tôn Đạt, anh Đặng Quốc Cơ, và một số người mà về sau còn học với tôi nữa. Mỗi khóa đó thì có độ từ 200 thanh niên từ khắp nơi, và kể cả trong Nam với cả Trung cũng ra đây học.

    NMH: Khóa đó có còn gọi là trường Lục quân Yên Bái không? 

    PVL: Không, khóa đó gọi là quân chính. Sau khi anh học xong lớp quân chính 3 tháng đó thì anh thi mãn khóa quân chính sơ cấp, rồi anh sẽ học nốt một khóa quân chính nữa là khóa quân chính trung cấp, cũng ở trường Việt Trì

    NMH: Bao lâu?

    PVL: Thì cũng 3 tháng nữa, tức là 6 tháng anh thành một người cán bộ quân chính, tức là ra đối phó với cán bộ cộng sản.

    NMH: Chương trình chính trị đại cương họ dạy thế nào?

    PVL: Họ có dạy về người cán bộ Quốc Gia là phải như thế nào, họ dạy về lý thuyết, họ cho biết là lý thuyết cộng sản là cái gì hay như thế nào và họ dạy về cái lý thuyết Quốc Gia. Hồi đó trên trường thì lý thuyết Quốc Gia nó hơi khó khăn vì hồi đó anh em Quốc Dân Đảng thì mang cái chủ thuyết Tam Dân chủ nghĩa của Quốc Dân Đảng Trung Hoa ra dạy chúng tôi, và hồi đó cũng mang cả chủ thuyết của Đại Việt là Dân tộc Sinh tồn ra dạy chúng tôi. Chúng tôi học hai cái chủ thuyết của đảng phái. Còn vấn đề quân sự thì chúng tôi được học thành một người, một cán bộ trung đội trưởng. Tôi nhớ là một người làm cán bộ trung đội trưởng.

    NMH: Căn bản thì cái chủ thuyết quốc gia mà họ dạy đó, họ muốn cho mình thấy sự khác biệt của Quốc Gia và Cộng Sản ra sao? Họ muốn nhấn mạnh điều gì?

    PVL: Thì họ muốn nhấn mạnh là tư tưởng Quốc Gia là thuần túy dân tộc mà Cộng Sản, thì nó có vẻ quốc tế hơn, nó không có biên giới dân tộc, biên giới quốc gia nữa. Hồi đó chúng tôi nhận thấy ra là với cái danh dự của dân tộc của mình thì tôi thấy phần ấy là đúng. Tại sao dân tộc Việt Nam mình lại xóa bỏ ranh giới của mình đi để mình chấp nhận vào cái ranh giới quốc tế đó làm chi. Tôi phải công nhận hồi đó chúng tôi vào, chúng tôi cũng không ý thức lắm, và chúng tôi không đặt vấn đề lắm về vấn đề chủ thuyết hay là vấn đề quốc gia. Tôi nói thật ngoài ra có một số gia đình có cái thù sẵn với cộng sản rồi, hay là khó chịu với cộng sản sau khi cộng sản nắm chính quyền; thì hồi đó những thanh niên như tôi, nhiều người vào thì không có phân biệt cái người mà dẫn mình vào đó là đảng phái Quốc Gia hay đảng Cộng Sản. Hồi đó chỉ biết là mình là thanh niên Việt Nam là phải đứng dậy cứu nước, là phải đuổi Tây ra khỏi nước để giành độc lập cho tổ quốc. Đó là cái mục tiêu và cái lý tưởng của những người thanh niên Việt Nam hồi đó. Thành ra nhiều người đi theo Cộng Sản mà không biết là mình đi theo Cộng Sản, và cũng không cần biết đó là đảng Cộng Sản mình đang đi theo.

    NMH: Nhưng mà giai đoạn đó các ông đi theo phe Quốc Gia đó, cái trường quân chính đó, thì biết là không thích Cộng Sản rồi phải không? Tức là cái điều không thích ấy chắc chắn là tính cách quốc tế, đấy là cái khác biệt duy nhất thôi.  

    PVL: Và những cái khó chịu là những cái mà Việt Minh khi cướp chính quyền, nó ở các địa phương nó làm sai lầm, và điều nó làm cho người dân chúng tôi thấy là không đúng như là nó nói nữa, mà nó có nhiều sai lầm về vấn đề cán bộ, vấn đề nhân sự của nó, hành chánh của nó, về chính sách của nó, về vấn đề cái thái độ của chúng nó, về vấn đề giữa cách đối xử của nó với dân chúng với chúng tôi làm chúng tôi khó chịu.

    NMH: Ông có thể nói cái khó chịu chính, chẳng hạn…

    PVL: Thí dụ bây giờ chúng tôi là một gia đình, tôi nói thí dụ ở quê chẳng hạn, chúng tôi là những gia đình nông gia có ruộng có đất thì chúng tôi không thể sống với Cộng Sản được vì chúng tôi không thể chấp nhận một cái người hồi xưa họ làm như là tá điền cho chúng tôi, giờ lên làm chủ tịch xã, giờ lại đến nhà tôi họ chỉ trích, bảo rằng hồi đó gia đình tôi bóc lột họ hay làm những cái gì có hại cho dân chúng. Tôi thấy nhà tôi chỉ có làm phước thôi chứ không có làm cái gì bóc lột người ta cả. Phải nhận rằng nếu mà hồi đó, trong những năm đói của năm Ất Dậu, nếu mà gia đình của tôi không có giúp thì tôi nghĩ có rất nhiều người mà hồi xưa làm ruộng cho nhà tôi đã chết hết cả nhà rồi. Thành ra tôi nhìn vào đó tôi chịu không nổi, rồi tôi nhìn cái mà họ đưa những thành phần mà ngày xưa toàn trộm cắp, rồi thành phần du thủ, du thực, du đãng, rồi những thành phần ăn cướp với lại bê bối, nhậu nhẹt ở nhà quê mà đưa lên làm những thành phần trong cái ủy ban hành chính xã rồi làm chủ tịch này nọ, rồi chủ tịch quận rồi chủ tịch huyện, chủ tịch tổng, chủ tịch xã. 

    Cái đó làm cho chúng tôi không chấp nhận một chế độ, một thành phần cán bộ như vậy, cái thành phần chỉ huy như vậy, cái thành phần cai trị như vậy được, Thành ra đó là một cái duyên cớ chúng tôi không thích Cộng Sản. Cái duyên cớ thứ hai là chính ở chính sách của họ về vấn đề bóc lột, về vấn đề thu vàng và vấn đề này nọ kia, rồi vấn đề về chính sách ruộng đất của họ, đã làm chúng tôi không chịu được. Ở nhà quê vì vậy mà tôi mới nói là hồi đó các kỳ mục và các kỳ hào cũng như các viên chức ở nhà quê từ phủ tới tổng tới xã đều theo Quốc Dân Đảng là vì vậy. Là vì họ không chấp nhận được vấn đề, cái chế độ của Việt Minh

    NMH: Như vậy, sự xung đột giữa các đảng phái Quốc Gia và Cộng Sản có căn bản giai cấp?

    PVL: Có căn bản giai cấp, đúng, có căn bản giai cấp. Và chính họ, chính ở trong cái chủ thuyết của Việt Minh họ nêu ra là đấu tranh giai cấp.

    NMH: Thế thì mình làm sao mình giải quyết những giai cấp kia? Nó thì nó lấy giai cấp nông dân lên, giai cấp lao động lên để chỉ huy. Thế còn bây giờ phía các ông là các người kỳ hào, kỳ mục và những người nông gia, nếu không phú thương thì cũng phải là có tiền của một chút.

    PVL: Ở nhà quê mình gọi là phú nông hay là trung nông hay là địa chủ, tức là người có đất thuộc quyền sở hữu của mình.

    NMH: Thế bây giờ mình thấy nó đối xử kiểu như vậy là bất công với mình, vậy thì mình ở trong đảng Quốc Gia lúc đó, hồi đó, có nghĩ làm gì để giải quyết bất công với người không có ruộng đất không?

    PVL: Không, mà tôi nghĩ một cái cải cách ruộng đất đàng hoàng đó, tức là người giàu, đừng có giàu quá. Thí dụ tôi thấy ngày xưa đó, tôi không hiểu lắm nhé, nhưng tôi thấy chế độ công điền của làng xã là một cái rất là công bình. Tỷ dụ những người có tiền họ làm ra, họ mua những tư điền, tức là họ lấy tiền họ mua ruộng về phần của họ. Cái đó là cái quyền họ, tại vì họ làm ra mồ hôi nước mắt thì họ có tiền nhiều, họ có cái ruộng là quyền sở hữu của họ chứ. Nhưng mà khi cái ruộng của công đó thì phân chia cho dân chúng ở trong xã trong làng thì mỗi người đều phân chia đồng đều hết. Tôi thấy cái đó là một cái chính sách rất là công bằng. Tôi không được hiểu lắm, nhưng tôi nghĩ do hồi đó tôi còn nhỏ lắm, thì tôi nghĩ là nếu như thế là công bằng. Tôi thấy nếu bây giờ, hồi đó tôi nghĩ người dân nghèo nhà quê cũng có mấy sào đất công điền mà họ làm trên cái đất của họ thì là họ đủ ăn rồi, chứ không đến nỗi nào gọi là nghèo, những người đó sẽ không bao giờ không có gạo ăn.

    NMH: Thì mình lấy công điền ở đâu ra? Công điền phải tịch thu của người giàu à?

    PVL: Không, công điền hồi đó là mỗi một xã, mỗi một làng có một số công điền

    NMH: Nhưng mà đâu có đủ cho mọi người?

    PVL: Tôi nghĩ hồi đó đủ

    NMH: Tức là không cần cải cách ruộng đất gì cũng đủ, lấy công điền làm à?

    PVL: Không, tôi thấy tôi không hiểu lắm nhưng tôi nghĩ rằng là nếu mà thêm được cái chính sách cải cách ruộng đất đó thì càng tốt.

    NMH: Tức là ông muốn cải cách cái kiểu không có tính cách quá khích ấy?

    PVL: Đúng rồi, tôi bảo không thể nào, bây giờ tôi nói ví dụ nhé, con người ta sinh ra lớn lên thì cũng có người làm việc chăm và cũng có người làm việc lười, người làm việc giỏi người làm việc dở; nhưng mà theo quan niệm của những người hồi đó theo chế độ Cộng Sản, thì họ nghĩ là không có người chăm, người dở, người giỏi, người dốt, gì cả. Ai cũng bằng nhau cả, thì cái đó là không thể thế được. Cái người giỏi thì họ phải được hưởng thụ cái phần họ giỏi họ làm ra chứ, cái người chăm thì họ cũng phải được hưởng thụ cái phần chăm họ làm ra chứ. Thì gia đình họ cũng có quyền hưởng thụ cái đó, chứ không thể cái người mà không làm gì cả, lười biếng không hiểu gì cả mà cứ đòi hưởng như một người làm việc tối ngày thì làm sao công bình được. Cũng như một người mà, trong một xã hội phải có người dốt người giỏi, thế mà một cái người dốt cũng đòi hưởng thụ như một người giỏi thì làm gì còn cái công bằng xã hội nữa.

    NMH: Cái điều đó có được đem ra giảng dạy ở trong cái khóa sáu tháng không?

    PVL: Khóa quân chính có giảng dạy.

    NMH: Có nói vấn đề đó. Thế thì sau sáu tháng thì …

    PVL: Thế thì sau sáu tháng chúng tôi đi ra làm việc. Người được cử đi Hà Nội, người được gửi về khắp các địa phương của họ. Người thì được gửi lên một số căn cứ của Quốc Dân Đảng ở khắp Bắc Việt, đặc biệt là trên Việt Bắc đó, để mà làm cán bộ. Thì tôi được gửi lên trên Việt Bắc một thời gian, tức là trên Phú Thọ, trên Yên Bái một thời gian. Sau đó thì, tôi được gọi về Hà Nội. Tôi vào Hà Nội thì một vài tháng sau thì tôi được biết rằng là tôi được đoàn thể chọn để gửi lên học cái trường Lục quân Trần Quốc Tuấn.

    NMH: Tức là giai đoạn nào?

    PVL: Vào khoảng độ, đó là cuối năm 46.

    NMH: Chiến tranh với Pháp sắp sửa xảy ra rồi…

    PVL: Dạ vâng, thế là vào khoảng tôi nhớ là tháng Tám năm 46 thì phải, thì tôi được gửi đi, được chọn, được thông báo cho biết rằng tôi với một số anh em ở Hà Nội được gửi đi học cái trường lục quân Trần Quốc Tuấn. Hồi đó thì trên Yên Bái. Thì chúng tôi sửa soạn để đi, nhưng mà muốn đi Yên Bái đó thì là chúng tôi phải đi bằng tàu hỏa từ Hà Nội. Mà đi đến Hương Canh. tức là một cái ga xe lửa mà trước khi đến Vĩnh Yên thì từ Hà Nội đến Hương Canh là dưới quyền kiểm soát của Cộng Sản, của Việt Minh; chỉ có từ Hương Canh mà đổ lên đến tới Lào Cai là cả cái dọc đó ở dưới quyền kiểm soát của quân ta. Chúng tôi được gửi lên trên đó, thì tôi nhớ là một cái ngày đó chúng tôi được tập hợp ở cái khu Ngũ Xã ấy. Rồi có một vài anh dẫn chúng tôi đi, đi thì ăn mặc thường mà cung cấp giấy tờ, tài liệu, sách vở các thứ thì được mang lên từ Hà Nội. 

    Chúng tôi phải đi từ Hà Nội lên Hương Canh thì phải đi hơi giấu giếm một chút. Tại vì dù sao Việt Minh nó cũng có thể bắt trong quãng đó. Thế còn từ Hương Canh thì có người cán bộ, họ tới đến họ đón rồi họ dẫn về Vĩnh Yên. Thì chúng tôi ở lại Vĩnh Yên mấy ngày thì sau đó thì lại dùng tàu hỏa đi lên tới Yên Bái. Tới Yên Bái thì tôi được biết Yên Bái đó là cái địa phương do Đại Việt Quốc Dân Đảng kiểm soát. Chúng tôi được biết rõ hơn cái trường Lục quân Trần Quốc Tuấn là do mấy anh em lãnh đạo cái đảng Đại Việt tổ chức. Còn những trường quân chính ở dưới thì do Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt tổ chức chung. Đặc biệt cái trường Lục quân Trần Quốc Tuấn là của Đại Việt Quốc Dân Đảng. Thế nhưng mà hồi đó, có một số anh em cán bộ trong Việt Nam Quốc Dân Đảng được gửi lên học.

    NMH: Ai là chỉ huy trưởng cái trường đó?

    PVL: Cái trường Trần Quốc Tuấn hồi đó… Khi lên Yên Bái thì cái trường Trần Quốc Tuấn ở trên cái đồn cao, chắc các anh có nghe là ở trên Yên Bái hồi xưa có cái đồn cao đó, mà hồi Nguyễn Thái Học chiếm không được, và cái đồn đó rất là kiên cố mà rất là đẹp. Mà rộng rãi và kiên cố lắm. Hồi đó thì đoàn thể và tỉnh đảng bộ trên Yên Bái dành cái địa điểm đó để làm trường Lục quân Trần Quốc Tuấn. Khi chúng tôi lên thì đã có 2 khóa đang học, 2 khóa đang học là bộ… khóa thì không gọi là khóa mà gọi là bộ đội, thì có cái bộ đội A và bộ đội B đang học ở đó. Và chúng tôi là những người nhỏ hơn thì được đưa vào một cái khóa là bộ đội C. 

    Tôi nhớ là khóa bộ đội A đó còn có những ông bây giờ như Trung tướng Phạm Xuân Chiểu. Hồi đó tôi nhớ là, hình như hồi đó tôi nhớ lại nếu mà đúng đó, không nhầm đó thì có những ông như ông Bùi Tường Huân, ông Bùi Diễm, ông Phạm Trọng Nhân, ông Trần Kim Phượng cũng lên trường ấy học. Nhưng mà trong số các ông ấy, hình như là các anh là sinh viên, chúng tôi mới chỉ là học sinh thôi mà các anh ấy đã là sinh viên cả rồi. Thì các anh ấy, một, là các anh ấy bận việc của đoàn thể, hai, là các anh ấy không chịu được, cái sức khỏe không chịu được; về vấn đề mà sức khỏe, một số anh bị trường trả về Hà Nội và hoạt động từ Hà Nội. 

    Còn, cái khóa của tôi đến bây giờ còn lại có những anh như là anh, ở khóa A tôi còn nhớ là có những anh như anh Lê Đức Hợi mà ngày xưa làm cho Phan Huy Quát, làm Đổng lý văn phòng cho Phan Huy Quát đó. Thế còn cái khóa chúng tôi đó thì có anh Đinh Trịnh Chính, anh Ngô Tôn Đạt, anh Đặng Quốc Cơ, và tôi là từ trường quân chính được gửi đến đó học và khi chúng tôi mãn khóa trường quân chính thì được gửi đến đó học.

    NMH: Đào Nhật Tiến ở khóa nào?

    PVL: Ông Đào Nhật Tiến là khóa B, thằng Vũ Đức Hải là khóa B. Vũ Đức Hải, tức là anh Hải Nhật. Thế thì cái trường đó được tổ chức là phần nhiều các sĩ quan mà phụ trách về huấn luyện đó. Cũng như về tổ chức nhà trường hay coi nhà trường phần nhiều là những sĩ quan người Nhật. Còn ông hiệu trưởng là một ông Đại tá Nhật, ông Đại tá Nhật Bổn.

    NMH: Có nhớ tên ổng không?

    PVL: Cái ông đó thì tên Nhật của ông ấy trước tôi có nhớ, nhưng mà tôi cũng không nhớ lắm, không còn nhớ kĩ nữa, mà nhớ tên Việt Nam, tại vì lên trên đó người Nhật nào họ cũng lấy tên Việt Nam hết. Tôi còn nhớ là ông ấy lấy tên là ông Hùng. Trên đó có cái tiếng là người Nhật thì gọi họ là ông Cao, tại vì hồi đó là sinh viên, các anh bên đó là có lẽ các anh bộ đội A, họ lấy cái ấy để như mà cũng là có tinh cách đùa một chút, vui một chút đó, là người Nhật họ thấp đó, thì gọi họ là cao, thì ông hiệu trưởng gọi là ông Cao Hùng, thì là tên ông Hùng; còn ông phó hiệu trưởng chuyên về huấn luyện đó thì cũng Đại tá Nhật Bổn, gọi là ông Cao Dân. Thế còn cái ông mà bộ đội trưởng, cái bộ đội của tôi đó, thì tên cũng tên là ông Hùng, thì cũng gọi là ông Cao Hùng. Nhưng mà cái lớp của tôi đó có một ông giáo quan ông ấy coi cái lớp đó. Thì, như là về sau mình vào cái trường võ bị mình gọi là “con nai ngơ ngác,” thì gọi là ông Cao Nhân. Tức là các ông sĩ quan đó, những người sĩ quan Nhật Bổn đó, đều lấy tên Việt Nam, và họ đều cố học nói tiếng Việt Nam để họ liên lạc với mình. Tôi nghĩ rằng là có lẽ, hồi đó đó, trước khi mà Nhật nó đầu hàng đó, mà họ bị giải giáp đó, thì có lẽ đó là chính sách của chính phủ Nhật, hay của quân đội Nhật hồi đó, họ đưa ra một số sĩ quan mà không muốn đầu hàng, họ chưa muốn trở về nước Nhật, thì đi giúp các đảng phái ở Việt Nam, kể cả Cộng Sản.

    NMH: À, tại sao anh lại nói thế?

    PVL: Tôi muốn nói như thế là tại vì thế này. Thì tôi sẽ nói cho anh biết hồi đó cái trường tôi là trường Trần Quốc Tuấn. Nhưng mà hồi đó, Trần Quốc Tuấn Yên Bái; nhưng mà cũng trong thời gian đó, sau 3 tháng trời đó, thì bên Cộng Sản họ cũng lập nên được trường Trần Quốc Tuấn. Nhưng mà trường Trần Quốc Tuấn Đông, tức là ở Sơn Tây đó thì cũng do các sĩ quan Nhật Bổn họ huấn luyện. Thành ra, tôi nghĩ rằng hồi đó cái chính sách của người Nhật là họ không muốn tất cả các sĩ quan đều đầu hàng cả, mà về còn bị giải giáp. Và họ có một cái chính sách nữa là giúp các nước nhược tiểu đó, các nước mà ở trong các vùng gọi là Đại Đông Á, để mà về sau có cái dịp mà vùng lên nữa. Vì họ theo cái chủ thuyết của họ là Á Đông là của người Á Châu. Đó là cái chủ thuyết của người Nhật là Á Đông là của người Á Châu. Tất cả các quốc gia Á Đông mà người Nhật sẽ giúp mạnh lên là cái khối Đại Đông Á. 

    Thế thì chúng tôi lên trường quân chính chúng tôi học. Hồi đó trên đó khoảng mỗi một lớp, một bộ đội như thế thì có một trăm người. Cả trường đó khoảng 3 trăm sinh viên tất cả. Tất cả các giáo quan từ giảng dạy tới hành chánh tới vấn đề trông nom cái trường đều là người Nhật cả. Tôi sẽ nói sau nếu mà anh muốn biết về cái chuyện cái trường ấy ra sao; tại vì cho đến bây giờ, tôi vẫn hãnh diện và tôi vẫn thương cái trường đó ghê lắm. Tại vì, tôi nghĩ là… 

    NMH: Chắc tôi muốn biết rõ bởi vì từ xưa đến nay chưa có tài liệu gì nói về trường Lục quân Yên Bái cả; thành ra, có lẽ anh nên nói rõ tất cả các chuyện về nó…

    PVL: Ờ, nói về cái trường đó thì hơi dài. Và cũng nhiều cái chuyện vui buồn trong cái trường đó, nhất là về sau khi mà cái trường đó, khi Cộng Sản nó ký kết với Pháp đó, thì họ dồn tất cả các lực lượng họ đánh về Quốc Dân Đảng, thì cái trường đó cũng theo cái sự trầm luân của Quốc Dân Đảng, là cũng chạy từ Yên Bái, rồi phải chạy lên Sapa rồi ở lại Sapa, rồi dọn về Lào Cai. Rồi trước khi toàn thể Quốc Dân Đảng bị đánh bật ra khỏi nội địa mà sang Trung Hoa đó; thì chúng tôi được biết rằng là một số giáo quan Nhật kể cả ông Cao Hùng, là ông giám đốc, ông hiệu trưởng đó, ông ấy cũng muốn là thôi bây giờ bỏ vùng Lào Cai này, chạy sang bên Hà Giang. Thì ông ấy có cho sinh viên biết rằng là nếu mà chạy sang bên Hà Giang, thì có một cái khu là Pa Ha đó thì lên lấy rừng núi của khu Pa Ha đó lên làm cái trường để mà tiếp tục đào tạo một số cán bộ quân sự cũng như cán bộ chỉ huy cho các đảng phái Quốc Gia và cho đất nước sau này nữa. Nhưng mà cái ý định đó chưa thực hiện thì có một ngày là chúng tôi còn nhớ mãi là ngày chúng tôi buồn nhất, tất cả các giáo quan Nhật bị ông Vũ Hồng Khanh, ổng lừa sang bên kia Hồ Kiều đó. Ông ấy…

    NMH: Trường Lục quân Yên Bái là Đại Việt tổ chức mà làm sao ông Vũ Hồng Khanh, tức là từ vùng đó trở lên đó thì dưới sự kiểm soát của Đại Việt. Làm sao ông Vũ Hồng Khanh của Quốc Dân Đảng lại có thể lừa được sĩ quan Nhật sang bên kia…

    PVL: Cái đó là cái mà không có cái dịp nào nói ra…  

    NMH: Không nói, không ai biết. Thế làm sao ông ta làm được?

    PVL: Thì tôi thấy thế này, hồi đó thì từ Vĩnh Yên mà chạy dọc theo cái con đường xe lửa từ Hà Nội lên tới Côn Minh thì hồi đó, bây giờ phải nói lại một chút, có rất nhiều người Việt Nam làm cho cái sở hỏa xa làm cái đường xe lửa từ Hà Nội lên tới Vân Nam, lên tới Côn Minh. Thành ra dọc đường đó thì nó cũng chia ra nhiều, gọi là Quốc Dân Đảng kiểm soát, nhưng mà chia ra thành nhiều cái sự kiểm soát khác biệt, thí dụ như Vĩnh Yên thì dưới sự kiểm soát của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Lên tới Việt Trì, Phú Thọ, Yên Bái, hồi đó Việt Trì thì hơi ảnh hưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhưng lên tới Phú Thọ, Yên Bái thì lại ảnh hưởng của Đại Việt Quốc Dân Đảng, nhưng từ Yên Bái lên tới Lào Cai đó thì ảnh hưởng của Việt Nam Quốc Gia nhưng lại là Việt Nam Quốc Dân Đảng hải ngoại tức là của ông Vũ Hồng Khanh từ bên Vân Nam đi ra. Tại vì ông Vũ Hồng Khanh, tức là lãnh cái cánh Việt Nam Quốc Dân đảng từ hải ngoại, tức là dọc theo con đường xe lửa mà phần lớn các anh em hồi xưa, những anh em cán bộ đó là những người ngày xưa là những nhân viên sở hỏa xa làm việc bên Vân Nam, thì theo ông Vũ Hồng Khanh trở về, nhưng mà cái căn cứ đầu tiên của họ là cảng. Thành ra cái vùng Lào Cai là dưới sự ảnh hưởng của ông Vũ Hồng Khanh. Và cái người mà hồi đó tôi còn nhớ mãi, hồi đó tôi còn nhỏ nhưng tôi còn nhớ mãi, cái cánh tay mặt của Vũ Hồng Khanh mà hồi đó mà nổi tiếng về vấn đề mà gọi là sắt máu là một ông tên là Triệu Việt Hưng. Ông Triệu Việt Hưng là ông có thể giết rất nhiều người. 

    Tôi nhớ là cái hồi đó chúng tôi từ trường Trần Quốc Tuấn lên tới Lào Cai thì đã mất cái ảnh hưởng của Đại Việt. Mà hồi đó, vì bị đánh tơi bời thế này, thành ra hồi đó, có lẽ trung ương ở Hà Nội đặt cái trường Trần Quốc Tuấn ở đó vào cái quyền sử dụng chiến thuật của những cái người có trách nhiệm ở cái vùng biên giới tức là vùng Lào Cai, thì hồi đó là Vũ Hồng Khanh. Nói như vậy là tại vì thế này, hồi đó ở Hà Nội, là Việt Minh nó đã bắt đầu đánh Quốc Gia một cách công khai rồi. Thì ông Vũ Hồng Khanh, cùng một số người chạy theo, chạy lên Vĩnh Yên, rồi từ Vĩnh Yên cứ từ từ mà rút rồi chạy lên tới Việt Trì. Rồi Việt Trì rút lên Phú Thọ. Rồi Phú Thọ rút lên Yên Bái, rồi cuối cùng là rút lên Lào Cai. Thì cái đoàn người rút cuối cùng có gia đình ông Vũ Hồng Khanh và ông Vũ Hồng Khanh và cái nhóm của ông Vũ Hồng Khanh. 

    Tôi còn nhớ là hồi đó còn có một cái trường nữa cũng có một số người Nhật họ dạy là một cái trường của cái đoàn thể ảnh hưởng anh em ông Nguyễn Tường Tam, đó là cái trường gọi là Thanh Niên Quốc Gia Đoàn. Thì cái trường đó trước thì đâu được tổ chức ở Hà Nội, tổ chức ở Ngọc Hà thì phải, ở một cái trại Ngọc Hà thì phải. Sau rồi vì vấn đề ở Hà Nội đậu không được thì cái trường đó cũng được mang lên Việt Trì. 

    Tại Vĩnh Yên, lúc bấy giờ bắt đầu là, hồi chúng tôi ở cái trường quân chính Vĩnh Yên đã bắt đầu đánh nhau với Cộng Sản rồi; thành ra hồi đó, khi mà họ rút từ Hà Nội lên thì họ rút thẳng từ Việt Trì. Cái trường Quốc Gia Thanh Niên Đoàn đó, cái trường đó có vào khoảng 100 anh em thanh niên sinh viên học sinh ở Hà Nội thì được, dưới sự tổ chức tín nhiệm của anh em ông Nguyễn Tường Tam, mang lên Việt Trì nhưng mà khi cuối cùng cả cái trường quân chính và cả cái trường Quốc Gia Thanh Niên Đoàn hợp lại với nhau và chạy suốt từ Phú Thọ lên tới Yên Bái. Khi lên tới Yên Bái, thì cái trường Quốc Gia Thanh Niên Đoàn đó, họ lên tới Lào cai, khi lên tới Lào Cai thì cái trường Quốc Gia Thanh Niên Đoàn ấy vì không có người nào phụ trách nữa và do một số người Nhật làm giáo quan đó, thì nhập vào trường Lục quân Trần Quốc Tuấn ở trên Lào Cai. 

    Những ngày cuối cùng của Quốc Dân Đảng ở nội địa, hay là ở Lào Cai đó, thì hồi đó phải nhận là mình cũng thua tất cả các mặt trận và tất cả các căn cứ của mình ở toàn quốc, và mình cứ rút dần, nhiều căn cứ khác bị tan vỡ và nhiều rất nhiều cán bộ Quốc Gia hồi đó bị Cộng Sản thủ tiêu và giết. Tôi nhớ lại trước khi chúng tôi chạy sang Trung Hoa, vào năm 46, cuối năm 46 là thời gian tàn nhẫn nhất. Đảng Việt Minh nó giết quốc gia kinh khủng. Từ mà toàn thể…

    NMH: Tức là khi ông nói Quốc Dân Đảng là ông nói cả Đại Việt đấy 

    PVL: Tức là tất cả.

    NMH: Ông nói tất cả ấy. 

    PVL: Tức là Đại Việt Duy Dân, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Xã rồi các đảng gọi là Quốc Dân Đảng Việt Nam thì hồi đó Việt Minh nó bắt đầu nó đánh tan nát hết. Vào các căn cứ, kể cả các căn cứ ở các nơi theo tôi biết là Thanh Hóa, Bắc Giang, Đông Triều, Lạng Sơn rồi miền… Tức là tất cả miền nào, nó đều tập trung nó đánh mình cả. 

    NMH: Ông có nhớ về cái cuộc xung đột nó bắt đầu từ giai đoạn nào không? 

    PVL: Cái vấn đề đó vào giữa năm 46, là cái năm mà, giữa năm 46 là cái giai đoạn mà gay nhất, nó đánh công khai mà. 

    NMH: Tức là sau cái hiệp ước…mùng 6 tháng Ba phải không? 

    PVL: Sau hiệp ước với Sainteny ký đó thì là bắt đầu đánh, là Tây hồi đó, một mặt là Tây tiêu diệt Quốc Dân Đảng, một mặt là Việt Minh công khai đánh Quốc Dân Đảng ở tất cả….

    NMH: Tại sao? Mình có biết nó đánh trước không, tại sao mình không đánh trước nó?

    PVL: Có lẽ hồi đó, nên nói này thì hơi dài, tôi đang nói đến chuyện ông Vũ Hồng Khanh đó. Tôi sẽ quay lại cái chuyện đó với các anh sau. Thế thì khi mà ông Vũ Hồng Khanh mới nghe thấy người Nhật họ định rời trường Trần Quốc Tuấn từ Lào Cai về Hà Giang, thì tôi có nghe một chuyện như thế này. Hồi đó, các giáo quan Nhật họ nhiều vàng lắm.

    NMH: ừm.

    PVL: Và đó là các anh em ở bộ đội A nói chuyện lại với tôi, một người như gia đình của tôi đó, thì các anh em mới nói rằng là khi giáo quan Nhật họ đi đó, họ sắp sửa mà dọn thì có cái tin ra là họ có rất nhiều vàng. Thì tôi nghĩ là có 2 duyên cớ tại sao Vũ Hồng Khanh làm như vậy. Một là ông ấy không muốn trông thấy các người Nhật, họ mang cái thành phần thanh niên ưu tú như vậy rời khỏi cái sự kiểm soát của ông ta; và đi như thế thì ông ta thấy là ông ta sẽ không thể nắm được cái đó và ông ta sẽ không biết về sau nó là của ai, ông không muốn như vậy, đó là cái thứ nhất. Có duyên cớ thứ 2 tôi nghĩ rằng là vì vấn đề vàng, vì tôi biết hồi đó nhiều vàng lắm. Mà sở dĩ bây giờ trong lúc đó cái đầu óc non nớt của tôi đó, thì tôi nghĩ là tại vì tôi ở trường quân chính Việt Trì, tôi đã nghe thấy về vấn đề mà các đảng phải Quốc Gia giết nhau vì vàng là như vậy. 

    Ở Việt Trì đó, nói ra thì hơi dài dòng là vì ở Việt Trì hồi đó có một cái làng, gọi là cái làng Bạch Hạc. Ở cái làng Bạch Hạc đó có một cái dinh cơ của một ông quan to ghê lắm của triều Nguyễn, ngày xưa là một ông thượng thư. Thì ở cái dinh đó được chôn giấu rất nhiều vàng và đồ quý, thì hình như là các anh em cán bộ phụ trách về kinh tài đó, của các đảng phái Quốc Gia đã đến cái vùng này để tìm cái chỗ chôn giấu vàng, và tôi được biết hồi đó chúng tôi học ở cái Việt Trì đó là 6 tháng mà. Thì chúng tôi được nghe rằng là đó là một cái buồn là các đảng phải Quốc Gia đã giết lẫn nhau ở Bạch Hạc cũng nhiều về cái vấn đề cái số vàng đó mà không biết có ai chiếm được hay có tìm ra không. Chúng tôi không biết.

    NMH: Đánh nhau về kinh tài cho đoàn thể… 

    PVL: Tôi biết rằng hồi đó cái vấn đề tinh thần đoàn thể nó mạnh lắm. Mạnh lắm mà có thể giết nhau như không. Thế thì khi mà trở lại chuyện tới trường chúng tôi đó, thì có lẽ có 2 duyên cớ là hồi đó họ đồn ra ngoài là các ông giáo quan, các ông Nhật có nhiều vàng lắm.

    NMH: Bởi vì ông nói là ông Vũ bực một điều là sợ mấy ông giáo quan Nhật đem học viên rời lên vùng hiểm trở biên giới thì ở ngoài sự kiểm soát của ông Khanh, nên tôi muốn hỏi là trong cái giai đoạn mà trường quân chính đó, à trường Trần Quốc Tuấn đó, ngoài các giáo quan Nhật ấy thì có người nào cao cấp nhất của Việt Nam liên hệ đến đó không và thuộc đảng nào?

    PVL: Dạ không, hồi đó thì, trong suốt thời gian tôi học đó gần 1 năm thì tôi không thấy một người Việt Nam nào đến đó cả

    NMH: Là chỉ huy cả?

    PVL: Là chỉ huy

    NMH: Chỉ có Nhật thôi?

    PVL: Chỉ có toàn Nhật thôi, thì, nhưng mà hồi đó tôi biết cái trường đó đặt dưới quyền kiểm soát của Trung ương Quốc Dân Đảng ở Hà Nội. Nhưng về sau tôi biết là cái trường đó của Đại Việt lập ra, cái trường đó là của Đại Việt Quốc Dân Đảng. Thế thì nhưng mà hồi đó cũng có một số anh em của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Duy Dân và Đại Việt… cũng lên đó học.  

    Cái chuyện mà mấy ông giáo quan đó thì, hồi đó có cái tin là thế nào cũng phải rút qua Tàu. Từ Lào Cai qua đến Tàu thì cũng không phải đi qua biên giới là đến Tàu đâu; cũng phải đi nhiêu khê lắm thì mới sang Tàu. Chứ không phải đi qua cái sông Hồ Kiều. Hồi đó ở thì ở Lào Cai thiếu lương, thiếu lương không những lương cho cán bộ và các lực lượng vũ trang của Quốc Dân Đảng nhưng mà thiếu lương cho cả dân chúng sống ở cái vùng Lào Cai đó. Thành cứ mỗi lần đi lấy lương là phải đưa trường lục quân đi đánh một cái địa phương nào của Việt Minh để mà lấy thóc, lấy lúa về để cho cả dân chúng ở Lào Cai. Chúng tôi ở đó làm công việc như thế, thành ra, trên trường có nhiều sinh viên cũng thiệt mạng, nên cũng bị chết trận bên đó. Mà hồi đó đánh những cái trận mà thí dụ như tôi còn nhớ mãi là đi đánh những trận như là Bản Lầu, Bản Xiệt, trận mà ở cái vùng biên giới Lào Cai thì cũng nhiều anh em bị thiệt mạng. Có một cái đêm đó, hình như là ông Vũ Hồng Khanh, ổng lừa hết cả những cái giáo quan Nhật đi sang Hồ Kiều; sang đó thì ông bắt tất cả và ông ấy bắn hết. 

    NMH: Hồ Kiều là bên kia biên giới? 

    PVL: Bên kia biên giới, tức là Lào Cai là bên phía mình còn qua cái cầu bên kia gọi là Hồ Kiều, thì là bên phía Trung Hoa rồi. Tôi còn nhớ lại là khi ấy các anh em ở đội A cho biết rằng trước khi ông Vũ Hồng Khanh xử bắn các sĩ quan Nhật, thì họ bảo họ có cái tội gì đâu mà bắn họ? Thì ông Vũ Hồng Khanh bảo rằng là bây giờ có muốn bị bắt để mà bị bắn không? Họ bảo không, họ không làm gì để bị bắt cả, mà trước khi họ bắn, họ vẫn hô Quốc Dân Đảng muôn năm, Việt Nam muôn năm cơ mà. Chỉ có một ông duy nhất trốn được là ông Cao Hùng là ông hiệu trưởng hồi đó, ông ấy giả điên, ông ấy giả điên, và về sau ông ấy được giao cho bộ đội Tàu, quân đội Trung Hoa, và cho đến về sau này ông ấy được trả về Nhật và ông ấy như một tội phạm chiến tranh, nhưng không ở cái cỡ ghê gớm lắm như các tướng lãnh của Nhật đó thì về sau, sau một thời gian bị giam, có lẽ ông ấy, hình như ông ấy được ra, và một vài anh em của tôi khi sang Nhật có tới thăm ông ấy, khi mà tuổi già ông ấy ở một thành phố nhỏ ở Nhật.

    Chúng tôi chỉ tiếc rằng là tiếc rằng ở cái trường đó, tôi học qua nhiều trường võ bị rồi mà tôi chưa thấy có một cái trường võ bị mà tinh thần sinh viên trung thành cao đến như vậy, mà hy sinh dấn thân đến như vậy. Tại hồi đó chúng tôi học chúng tôi không có nghĩ là một ngày kia chúng tôi trở thành cái gì cả, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ thành một người cán bộ của một cái đoàn thể đi chiến đấu để giành lại độc lập cho đất nước. Không bao giờ chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ trở thành một cái giới chức gì trong một cái chính phủ nào hay là một cái chế độ nào cả. Thì thật là nuối tiếc, cái trường đó có vào khoảng 300 người mà bây giờ nhìn lại, cả cái trường tôi nhìn lại thì không còn hơn 20 anh còn sống. 

    NMH: Những người bị chết là chết vì tử trận? 

    PVL: Chết thì cũng chết vì tử trận, rồi về bị Việt Minh bắt giết, rồi sang, cũng có nhiều người đó thì chạy khi mà cái trường nó tan đó, thì các anh bộ đội A đã mãn khóa rồi, các các anh ấy lớn hơn, một phần các anh ấy chạy sang bên Trung Hoa với chúng tôi, còn một phần lớn thì các anh trở lại Việt Nam. Chúng tôi nghe một phần lớn trở lại Việt Nam thì không có mấy người thoát khỏi bị Việt Minh nó bắt giết, tại vì khi nó bắt được thì giết ngay. 

    Còn một phần lớn 2 cái bộ đội nhỏ, bộ đội B và bộ đội C, thì phần lớn là chạy sang Trung Hoa hết. Khi chạy sang Trung Hoa, trước khi chạy sang Trung Hoa đó, không phải là chạy đi qua cái đường Hồ Kiều mà cả các bộ đội và cái trường Trần Quốc Tuấn, cùng với tất cả các lực lượng võ trang của Quốc Dân Đảng, kể cả Việt Nam Quốc Dân Đảng, của Đại Việt Quốc Dân Đảng ở Yên Bái lên, ở Việt Trì, Vĩnh Yên, Phú Thọ lên. Rồi các anh em người Mường, người Mán… là chạy theo một cái đoàn người, chạy nhưng mà không chạy qua cái đường Hồ Kiều, mà lại chạy theo là chúng tôi đi từ Lào Cai rồi chúng tôi còn nhớ là chúng tôi đi cái đường lên Trịnh Tường, Ý Tý rồi nghĩa là qua cái vùng biên giới trên đó. 

    Hồi đó đi là để tránh cái sự rải rác của quân đội Trung Hoa. Thế nhưng mà cuối cùng, sau vào khoảng độ gần 2-3 tháng đi ở trong rừng đó, cứ đi suốt từ địa phương này đến địa phương khác đó thì chúng tôi có đi qua vùng địa phương như vừa rồi mà quân đội Trung Hoa, Trung Cộng đánh sang, Việt Minh đánh sang đó, gọi là vùng Hoàng Liên Sơn. Thì là những cái vùng như là Mường Hum, Mường Là, rồi Trịnh Tường, Ý Tý, Bắc Thác…là chúng tôi đi hết. Để tôi nhớ là khi mà cuối cùng, cái trạm cuối cùng đó là cái, một cái địa phương biên giới gọi là cái huyện Kim Bình. Đến cái huyện Kim Bình đó thì là ở đây hơi lâu tại vì lúc bấy giờ rã rời người rồi, đi dọc đường chết cũng nhiều rồi, bị Việt Minh giết cũng nhiều, rồi bị các dân thổ mán địa phương nó thù, tại vì ngày xưa họ đã bị Tây cướp rồi, Việt Minh cướp rồi đến khi các cái đoàn cướp thổ phỉ ở địa phương nó nổi lên nó cướp. Thành ra cứ anh em chúng tôi đi qua đó thì người nào cũng mệt mỏi cả, thì cũng bị bắt, bị giết cũng nhiều, ở lại rồi đau ốm, đi không được nữa, rồi bị giết cũng nhiều. 

    Đến cái huyện Kim Bình thì tôi nhớ là đến Kim Bình là đến cái huyện kiểm soát của quân đội Trung Hoa thì họ giữ lại, và hình như hồi đó có cái lệnh của Vũ Hồng Khanh là giao súng cho quân đội Trung Hoa từ đó. Từ đó là tất cả giao súng hết, Có những anh em họ tinh thì họ đi thu súng của mình xong bán lại cho tụi dân Tàu ở địa phương. Thì các anh em đó thì lại có tí tiền bỏ túi để tiếp tục đi sang Trung Hoa và mình có tiền. Còn có những người nào thật thà như tụi chúng tôi mà ở trong bộ đội đó, trong trường đó thì, cứ bảo giao súng là tôi giao súng. Hồi đó là giao súng hết, từ cái huyện Kim Bình là giao súng hết, thì cũng có nhiều chuyện là nó hơi khôi hài, là có những anh em đi không kịp thì bị bọn thổ phỉ, bọn thổ phỉ như bọn cướp của Tàu ở biên giới đó nó bắt, nó bắt thì có một số anh em đi theo thổ phỉ, tình nguyện đi theo nó, còn riêng chúng tôi thì cũng có anh em bị một toán thổ phỉ nó cướp, nó bắt; nếu không làm theo nó thì nó bắt khiêng đạn với khiêng lương thực cho chúng nó một thời gian. Xong rồi trốn đi, trốn ra rồi cũng lần mò theo các đường dây, tức là hồi đó bắt đầu đi như vậy. Thì sẽ lần mò đi ra theo dọc sông Hồng đó, và đi lên trên tới Côn Minh. 

    NMH: Thế là địa điểm tập trung có định sẵn ở Côn Minh?

    PVL: Nghĩa là không có định sẵn gì cả nhưng mà sang đó là biết là mình sang Vân Nam rồi. Và sang Vân Nam thì phải lên trên đó.

    NMH: Chứ không có chương trình gì? 

    PVL: Chưa phải đâu, tại vì hồi đó một số những anh không phải là phe cánh của ông Vũ Hồng Khanh đó thì không được ai săn sóc cả, đặc biệt là cái trường Trần Quốc Tuấn hồi đó cũng như là gần như là không ai săn sóc nữa. Tại vì anh em không muốn ai săn sóc mình nữa, bởi vì, mình thấy cái tình trạng mà các giáo quan của mình bị giết đó, thì anh em Trần Quốc Tuấn cũng có cái mối thù như vậy. Tại sao giết người mà…

    NMH: Thế như vậy cái mục đích lúc bấy giờ là sau cái vụ giết bực mình, rồi sang Tàu chỉ là đi ẩn thân thôi, chứ không có làm cái gì nữa.

    PVL: Đúng rồi! Tức là chỉ có đi chạy sang.

    NMH: Chạy đã.

    PVL: Chạy sang vì hồi đó một mặt là Tây nó đuổi đánh, một mặt là Việt Minh đuổi đánh.

    NMH: Nhưng mà ai đứng ra chỉ huy cuộc chạy đó, vì giáo quan chết hết rồi. 

    PVL: Cuộc chạy đó, đường chạy đó là ông Vũ Hồng Khanh đứng ra chỉ huy

    NMH: À ổng đứng ra chỉ huy.

    PVL: Nhưng mà hồi đó thì nhập vào cái đoàn người đó, thì mấy người tôi nói đó. Không riêng gì trường Trần Quốc Tuấn mà đủ cả các trường, quân chính, Quốc Gia Thanh Niên Đoàn, những anh nào mà muốn chạy sang Tàu phải chạy theo cái đoàn người đó. Và anh nào không muốn chạy sang Tàu thì ở lại Lào Cai rồi lẩn trốn, đi về Hà Nội. 

    NMH: Nhưng mà chạy theo đó thì không nhất thiết phải theo ông Vũ Hồng Khanh? 

    PVL: Dạ không nhất thiết theo Vũ Hồng Khanh, nhưng mà phải chạy theo cái đoàn người như vậy. Chạy theo đó thì dọc đường có nhiều anh em ở lại, thì tôi, trong lớp tôi có nhiều anh em ở lại, họ ở lại dọc đường đó. Họ ở lại những bản Mèo rồi những cái bản mà người sơn cước ở đó như bản Vũ Lý rồi là người Mán, người Mèo họ ở lại. Tôi còn nhớ trong lớp tôi có một anh, anh ấy ở lại rồi anh lấy một cái người … hồi ấy không phải lấy, anh ấy đau, có một anh ấy, anh ấy đau, anh ấy nằm lại ở dọc đường thì được một bộ lạc Mèo đó nó cứu, nó mang lên núi. Nó cho ăn, cho uống, cho uống thuốc rồi anh ấy hồi lại thì nó hỏi anh là gì? Thì ảnh bao anh là thanh niên cách mạng quân của Quốc Gia, của Việt Nam, thì nó hỏi anh ấy có biết dùng súng không? Hình như là hồi đó cái bản Mèo nó đào được một khẩu súng đại liên của Nhật, nó không biết dùng. Anh này vì học cái trường Trần Quốc Tuấn ra, mới ráp tất cả cái khẩu đại liên đó vào, mang ra để bắn. Thì cái anh trưởng bộ lạc đó thích quá, ôm lấy anh này và giữ anh này ở lại rồi gả con gái, thế anh ấy ở lại đó. Nó có những cái chuyện mà thật là, khi mình nghĩ lại thì mình thấy là không bao giờ mình đi qua những cái.

    NMH: Kỷ niệm đặc biệt hả? 

    PVL: Lịch sử như vậy…Còn chúng tôi cứ chạy theo những con đường đó thì chúng tôi bị tụt lại, tụt lại vì chúng tôi phải lo lắng cho nhau. Trong cái toán của tôi đó thì, trung đội của tôi đó thì cũng có nhiều anh kiểu như là họ đau ốm quá nên cũng tụt lại đằng sau, thì tôi thấy tội là khi tôi chạy lên tới tôi còn nhớ mãi một cái kỷ niệm của tôi là khi tôi chạy lên một cái làng, một cái làng nằm bên phần đất Trung Hoa được gọi là làng Man Ti, ở cái làng Man Ti đó thì nó có một cái làng của người thổ dân Trung Hoa, thì tôi, cái trung đội tôi, đóng lại ở đó. 

    Khi chúng tôi lên đến Man Ti đó thì có 10 người, trong cái đội tôi có 10 người anh em đó, họ đau ốm, họ không đi được nữa. Phần nhiều là bị sốt rét rồi bị lỵ rồi này nọ kia, suốt dọc đường bị đói, sốt rét, bị lỵ rồi đó, họ không đi được thì họ nằm lại một cái làng ở dọc đường, Tôi sẽ nhớ mãi cả cuộc đời tôi là cái làng Hoán Thiền, Hoán Thiền tức là đồng hoang, cái làng là làng Hoán Thiền. Chúng tôi chạy lên đến cái làng Man Ti là cái chỗ chợ, cái chợ của một khu sơn cước đấy thôi. Tôi nhớ là cứ mỗi một tuần lễ hay là 10 ngày mới có một phiên chợ Man Ti. Anh em chúng tôi, tôi biết là có 10 người nằm bẹp lại ở cái làng Hoán Thiền rồi, thì muốn chạy từ Man Ti về Hoán Thiền để thăm anh em đó thì phải chạy từ tờ mờ sáng để tối mịt thì mới đến đó. Rồi ở lại đó rồi sáng mai lại chạy một mạch, chạy xuyên rừng xuyên núi, từ sáng sớm cho đến tối thì tới Man Ti. 

    Tôi còn nhớ là có một phiên chợ Man Ti, tôi biết là anh em cần thuốc. Thì tôi có mang tất cả những cái gì còn lại ở trong sắc của tôi là quần áo, số sách, bàn chải đánh răng; tôi đem ra tôi đổi lấy xôi, và lấy thuốc, lấy gọi là cái thuốc lào, tức là cái hoàng yến đó. Hoàng yến, tức là anh biết rằng người sơn cước trên đó, khi bán thuốc lào trong chợ đó, thì nó bày thuốc thế nào, cứ tưởng tượng như bây giờ mình trông những cái khối cỏ với lại rơm rạ cho ngựa ăn, nó bày ra như vậy là hoàng yến đó, tức là họ để ra một chục cái ống điếu ở trước mặt thế này, anh nào muốn đến thì vớ một cái ống, ống thuốc lào đó, rồi nắm một đống hoàng yến, bốc một nắm tay bỏ vào hút một tiếng đồng hồ ở đó cũng được, anh ngồi đó anh hút thử, anh cứ hút cả tiếng đồng hồ cũng được không sao cả. Hồi đó thì thực ra tôi thấy thương anh em nào nghiện thuốc lá mà nghiện thuốc lại không có thuốc, mà tôi thì cả đời tôi không hút thuốc, thì mình ra mình cũng hút thử, thì cứ đi tất cả chỗ bán thuốc đó. Cứ mỗi chỗ mình bốc một bốc rồi mình hút 1-2 điếu thì đã sặc rồi, thì bỏ chỗ còn thừa lại ở trong cái sắc, thế rồi mang tất cả các thứ đi. Tôi thấy là cái gì cũng mang ra đổi, đổi lấy xôi lang, rồi lấy xôi, lấy đường các thứ, lấy muối, rồi tôi chạy một mình tôi đó từ cái chợ Man Ti đó về Hoán Thiền, đưa cho anh em. 

    Mà khi gặp anh em là rơi nước mắt cả, anh có thể tưởng tượng không, hồi đó gần 10 anh em mà nằm ở trong cái chỗ thổ dân nó cũng không cho lên nhà chính mà nằm. Nó cho nằm ở cái chỗ nuôi bò, nuôi ngựa, nuôi heo ở đó thì nằm trên cái gác, anh em cũng mang cái lò, cũng có đống tro rồi là trên này nó cũng gác rồi nó có lưu mọt lưu miết cũng thảy vào cái đấy ăn hết. Mình bò đến đó thăm anh em, thì mình đưa thức ăn, mình lấy được cái gì ở chợ hay mua được cái gì ở chợ, đổi được cái gì ở chợ, tôi mang đưa ra. Anh có thể tưởng tượng nổi không? Sáng hôm sau khi tôi nằm lại đó, 10 người tôi nằm lại, sáng hôm sau đã 4-5 người chết. Thế thì khi họ chết rồi, sáng hôm sau mình thấy mình nằm chung với xác chết không à, thay nhau chết vì chịu không nổi nữa. Tại vì sơn lam chướng khí, rồi sốt rét rồi đi thì đủ các bệnh, anh em chịu không nổi nữa. Thế thì còn lại với anh em khỏe đó, nhưng mà có cái tội nghiệp thế này, lúc đó thì nghèo quá mà ở cái xứ đó lạnh quá, mà chăn mền thì ai cũng thiếu. Thành ra cái thằng sống đó thì lấy những chăn mền của thằng chết, và chỉ lấy những cái chiếu để bó những anh em của mình đi chôn, chôn xong một cái thì là cũng ra cái chỗ mà gốc cây to rồi vệ đường rồi chôn 4-5 cái mộ này, rồi ông cắm các thức vào, xong cũng lễ xì xà xì xụp rồi là giắt nhau đi. 

    Thì tôi giắt cái số còn lại lên tới Man Ti. Tôi thấy tội là có những cái lúc mà tôi thấy khổ quá nhưng may sao trời phú cho tôi được, tự nhiên mình khỏe mà tôi khỏe một cách lạ lùng. Mà lại với cái tính liều lĩnh của tôi hồi đó đó thì thành thật là không thể không thương anh em được, khi mà tôi thương ai thì tôi hi sinh cả tính mạng của tôi cho họ cũng không sao cả. Tôi bị, tôi có một cái tính như vậy thì tôi thấy rằng tôi còn nhớ lại khi mà anh em lấy những cái mền của người kia, anh có thể tưởng tượng là rũ rận vút một cái, rận nó từng đống trong bàn tay này, vẫn phải lấy mặc chứ sao. Còn những cái áo mà hồi xưa mình không gọi là jacket mà mình gọi là blouson đó. Blouson tức là ngày xưa ở trường quân chính của Pháp, anh những cái áo dạ nó nhiều rận không thể tưởng tượng được. Thế thì cứ đun nước sôi rồi nhúng vào, nó chết nó cứ trắng ra thế này trên áo mình, thế rồi lấy mặc. Có những anh em lên tới Man Ti, rồi dọc đường mà đi từ đó, đi tới Bàn Hậu chết rất nhiều, chết là vì chết không đi được, chết do là bị thổ dân nó ám hại rồi chết bị giết, chết rất nhiều ở dọc đường. Tôi nhớ là lên …

    NMH: Thổ dân theo Việt Minh à?

    PVL: Không phải, nó không theo Việt Minh, nó không theo ai cả. Tại vì anh nào đi qua cũng cướp tụi nó cả. Thành ra khi mà nó thù, nó vớ ai là nó giết, là nó giết. Tại anh nào đi qua cũng cướp của nó, Việt Minh đến cũng cướp của nó, Quốc Dân Đảng đi qua đói cũng cướp của nó, ai cũng cướp của nó cả, rồi chúng nó cướp của nhau nữa. Thành ra tôi thấy là lên tới Bàn Hậu cũng có nhiều chuyện buồn cười là, lên đến Bàn Hậu thì nó ở gần cái địa điểm biên giới như là Mường Khương, Mường La, Mường gì đó; thế thì anh em nhiều người mừng, mừng húm, anh em chịu không nổi, anh em không thấy sang Tàu là cái đường mà anh em nghĩ rằng là có thể yên được, nhiều anh em trở về. Trở về lại, thì các anh em ấy trở về là phần nhiều không nghe tin tức, đó là chết. Thế thì tôi có một toán anh em trong cái đội của tôi, trở về tới Mường La, Mường Khương rồi. Rồi lại không chịu được, rồi lại vòng lại con đường, nó lại lên Bàn Hậu. Và lên Bàn Hậu, tôi thấy hồi đó ở Bàn Hậu thì chúng tôi phải ở lại Bàn Hậu. Chúng tôi ở lại Bàn Hậu thì tất cả những người khỏe thì đi làm, đi làm để mà lấy một số lương, lấy một số tiền để chờ mà tiếp tục mà đi. Tại hồi đó là không có ai phụ trách ai cả, hồi đó cái cánh Vũ Hồng Khanh là ổng đi thẳng sang Tàu. 

    Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ/phong-van-pham-van-lieu

    Không có nhận xét nào