If You Want Human Rights, Start with Economic Rights
by Tirzah Duren
Thursday, November 30, 2017
Phạm Nguyên Trường dịch
Song ngữ Việt Anh
Bằng chứng cho thấy một cách chắc chắn rằng những nước có các quyền kinh tế mạnh mẽ cũng có thành tích tốt về nhân quyền.
10 tháng 12 năm nay sẽ là ngày kỉ niệm 69 năm ngày ban hành Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát (The Universal Declaration of Human Rights - UDHR) của Liên Hiệp Quốc. Sau Thế chiến II, tác giả của nó, bà Eleanor Roosevelt, muốn coi Tuyên ngôn này là “Đại hiến chương tự do cho toàn thể nhân loại”, nhằm ngăn chặn việc lặp lại những vi phạm nhân quyền tàn bạo - như nạn diệt chủng người Do Thái vừa xảy ra trước đó không lâu.
Văn
kiện này, mặc dù không ràng buộc về mặt pháp lý, đã là nguồn cảm hứng cho hơn
80 thỏa ước quốc tế. Mặc dù vậy, hiện nay chúng ta không sống trong thế giới
hòa bình và thịnh vượng Eleanor Roosevelt mường tượng. Sự thất bại này chủ yếu
là do chúng ta đã tập trung vào các chính phủ và các nhóm quốc tế, coi đó là giải
pháp chính trị cho các vấn đề xã hội.
Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát cùng với Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước về
Quyền trẻ em và Quy chế của Toà án Công lý quốc tế nằm trong danh sách những
tài liệu quan trọng nhất của Liên Hiệp Quốc. Với vị trí như thế, văn kiện này
thường được đưa vào các thoả thuận của các chương trình viện trợ và phát triển
quốc tế, nhưng chẳng làm được gì nhiều cho mục tiêu cao cả của nó.
Với những khát vọng khác nhau như giáo dục miễn phí, thời gian rảnh rỗi, và mức
sống thỏa đáng, dường như tự nhiên rằng một quyền lực bao trùm, ví dụ, chính phủ,
sẽ cần phải thực hiện những mục tiêu này. Tuy nhiên, không phải như thế. Tự do
kinh tế, được xác định bởi quyền sở hữu, được buôn bán, và các quy định nhẹ
nhàng, sẽ có giá trị các hơn chương trình của chính phủ trong việc đảm bảo sự
thịnh vượng về vật chất.
Đói nghèo
Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát thậm chí còn thừa nhận sự kiện này, mặc dù có thể
là vô tình. Điều 17 nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền sở hữu, khía cạnh quan
trọng nhất của tự do kinh tế. Bảo đảm quyền sở hữu phù hợp với nhiều tài liệu
nói rằng tự do kinh tế sẽ tối đa hóa cả phát triển kinh tế lẫn xã hội. Theo bảng
xếp hạng từ Chỉ số tự do của con người (HFI) và kết hợp với dữ liệu của Ngân
hàng Thế giới, các quốc gia nằm trong 10% những nước có tự do kinh tế cao nhất
có thành tích tốt hơn đáng kể trong các chỉ số đo lường các mục tiêu của Tuyên
ngôn nhân quyền phổ quát hơn là 10% những nước dưới cùng.
Hai trọng tâm chính của Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát là nâng cao mức sống và
quyền tiếp cận với giáo dục. Mức sống - được tính bằng bình quân GDP trên đầu
người và tỷ lệ đói nghèo - các nước nằm trong 10% những nước đứng đầu về tự do
kinh tế có mức sống cao hơn đáng kể. Các nước đứng đầu có bình quân GDP trên đầu
người là hơn 39.000 USD một năm. Những nước đứng cuối chỉ có chưa tới 4.000 USD
một năm.
Thu nhập cao hơn này mang lại lợi ích cho tất cả mọi người ở những nước này, kể
cả người nghèo. Nguy cơ rơi vào nghèo đói giảm. Trên 66% số người ở các quốc
gia nằm trong 10% dưới cùng của tự do kinh tế sống với mức dưới 5,50 USD một
ngày. Trong khi đó, chỉ có 11% số người ở các nước hàng đầu đang sống với số tiền
đó mà thôi.
Giáo dục
Nhấn mạnh thứ hai của Tuyên ngôn nhân
quyền phổ quát là giáo dục. Một lần nữa, 10% số quốc gia hàng đầu có thành tích
tốt hơn đáng kể. Trong khi ở những nước dưới cùng, chỉ có 64% người trên 25 người
đã hoàn thành giáo dục tiểu học, thì ở những nước đứng đầu trung bình là 90%
người lớn đã hoàn thành giáo dục tiểu học. Những nước đứng đầu cũng có tỷ lệ
người biết chữ và có việc làm cao hơn, chứng tỏ rằng giáo dục có thể tạo ra kết
quả đo lường được, như cơ hội việc làm.
Những người chỉ trích thường nói rằng kết quả này chủ yếu là do sự cải của quốc
gia chứ không phải là do tự do kinh tế. Do đó, giải pháp thay thế là để chính
phủ tham gia hoạt động kinh doanh nhằm đưa GDP lên. Tuy nhiên, không thể có nhiều
của cải mà không có tự do kinh tế. Điều này được thể hiện bằng bình quân GDP
trên đầu người, các nước nằm trong 25% trên cùng về tự do kinh tế có GDP trên đầu
người cao hơn bốn lần bình quânGDP trên đầu người của 25% những nước nằm cuối bảng.
Tuyên ngôn nhân quyền phổ lại thêm một tuổi nữa, quan trọng là phải nghĩ xem những
chính sách nào có thể làm cho những giấc mơ đó trở thành hiện thực. Những nước
có mức độ tự do kinh tế cao làm cho người dân dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực,
cơ hội làm việc và thu nhập cao. Do đó, những người ủng hộ Tuyên ngôn nhân quyền
phổ quát phải nắm lấy tiềm năng của tự do kinh tế và quảng bá nó, coi nó là
chìa khóa để đảm bảo sự thịnh vượng cho tất cả mọi người.
Tirzah Duren là Nhà vận động vì tiếng của thanh niên, hiện đang sinh sống ở
Pennsylvania, nơi bà thích khám phá vẻ đẹp và sự phát triển mà chủ nghĩa tư bản
mang tới cho nhân loại.
Việt Nam Thời Báo
If You Want Human Rights, Start with Economic Rights
Evidence consistently shows that countries with robust economic freedoms have a much stronger track record of human rights.
by Tirzah Duren
December 10th marks 69 years since The Universal Declaration of Human Rights (UDHR) was adopted by the United Nations. Following World War II, its author, Eleanor Roosevelt, intended it to be a “Magna Carta for all mankind” in order to prevent the repeat of atrocious human rights violations — like the Holocaust that had recently occurred.
This document, while not legally binding, has been the inspiration for over 80 international agreements. Despite this, we do not currently live in the peaceful and prosperous world that Roosevelt envisioned. This failure is primarily due to the focus on governments and international groups as political solutions to social problems.
The UDHR is listed as a key document for the UN along with the UN Charter, Convention of the Rights of the Child, and the Statute of the International Court of Justice. Given this placement, the document is often translated into agreements that are composed of foreign aid and development programs that do little to achieve its lofty goal.
With diverse aspirations such as free education, leisure time, and adequate standards of living, it would seem natural that a wide-reaching power, such as the government, would need to fulfill these goals. However, this is not the case. Economic freedom, as defined by property rights, ability to trade, and light regulations, does a significantly better job of securing material well-being than government programs.
Poverty
These higher incomes benefit everyone in these countries, including the poor.
The UDHR even acknowledges this fact, albeit probably accidentally. Article 17 emphasizes the importance of property rights which are a key aspect of economic freedoms. Ensuring property rights falls in line with a large body of literature that believes economic liberty maximizes both economic and social development. According to rankings from the Human Freedom Index and combined with data from the World Bank, countries that ranked in the top ten percent of economic freedom did significantly better on indicators that measure the goals of the UDHR than those in the bottom ten percent.
Two main focuses of the UDHR are improved standards of living and access to education. Living standards — as measured by GDP per capita and poverty rates — are dramatically higher for countries in the top 10 percent rankings of economic freedom. The average GDP per capita is over $39,000 per year for countries in the top. However, the average GDP per capita fell to under $4,000 for the bottom 10 percent of countries.
These higher incomes benefit everyone in these countries, including the poor. This is shown by the reduced risk of falling into poverty. Over 66 percent of people in the countries that ranked in the bottom 10 percent of economic freedom survive on less than $5.50 a day. Comparatively only 11 percent of people in the top countries are living on that amount.
Education
Proponents of the UDHR should embrace the potential of economic freedom.
The second emphasis of the UDHR is education. Once again, the top 10 percent of countries do dramatically better. While roughly only 64 percent of the population over 25 have completed their primary education in the bottom countries, an average of 90 percent of people have completed primary education in the top-ranking countries. Literacy and employment rates are also higher in the top-ranked countries, which demonstrates that education has measurable outcomes such as employment opportunities.
A common criticism would be to say that these results are primarily due to the wealth of a country, not its economic freedom. Therefore, an alternative solution would be to get the government involved in business in order to grow the GDP. However, you cannot have high levels of wealth without economic freedom. This is shown by an average GDP per capita that is more than four times higher in the top quartile than in the bottom quartile of economically free countries.
As the UDHR gains another year, it is important to think about what policies can make these dreams a reality. Countries with high levels of economic freedom tend to have high levels of access to resources, opportunities, and incomes. Therefore, proponents of the UDHR should embrace the potential of economic freedom and promote it as the key to ensuring human flourishing for all.
Tirzah Duren
Tirzah Duren is a Young Voices Advocate and currently resides in Pennsylvania where she enjoys exploring the beauty and development that capitalism brings to mankind.
https://fee.org/articles/if-you-want-human-rights-start-with-economic-rights/
Không có nhận xét nào