Header Ads

  • Breaking News

    Báo cáo của HRW nói hơn 170 nhà hoạt động Việt Nam bị bắt giữ và sách nhiễu



    Chụp lại hình ảnh,

    Nhà báo VN hiện đang bị tù Phạm Đoan Trang được Canada và Anh trao giải Tự do Truyền thông (Media Freedom 2022) của hai nước vào ngày 10/02/2022

    Trong một báo cáo mới, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) cáo buộc chính quyền Việt Nam sách nhiễu và giam giữ hơn 170 nhà hoạt động trong hai thập kỷ qua.

    Nhiều người bị công an Việt Nam cấm rời khỏi nhà của họ, và thậm chí một số người thấy khóa cửa nhà mình bị dính chặt bằng keo không mở được.

    Tổ chức nhân quyền kêu gọi chấm dứt "hạn chế có hệ thống" quyền tự do đi lại của các nhà hoạt động.

    Hai khái niệm được HRW nêu ra là "home locked-in" (bị khóa trong nhà riêng), và "locked-up" (bị giam) nhằm mô tả tình cảnh các nhà hoạt động đòi quyền cơ bản bị công an Việt Nam "xử lý".

    Theo BBC News bản tiếng Anh cùng ngày trong bài "Vietnam: 170 activists detained and harassed, says report" thì "Nhà nước cộng sản độc đảng của Việt Nam không dung thứ cho những bất đồng chính kiến, và thường xuyên bỏ tù những người chỉ trích."

    Trong bản báo cáo dài 65 trang được công bố hôm thứ Năm (17/2), HRW cho biết họ đã điều tra nhiều trường hợp bị ngăn cấm di chuyển do chính quyền Việt Nam áp đặt từ năm 2004 đến năm 2021.

    Tổ chức này nói rằng chính phủ đã ngăn cản các nhà hoạt động đi lại trong nước và quốc tế, bao gồm cả việc chặn họ ở sân bay và cửa khẩu, đồng thời từ chối cấp cho họ hộ chiếu hoặc giấy tờ thông hành khác.

    Các hạn chế cũng bị mở rộng với việc di chuyển trong lãnh thổ Việt Nam, vì các nhà hoạt động báo cáo rằng họ bị đe dọa bởi các nhân viên an ninh mặc thường phục đóng bên ngoài nhà của họ hoặc những kẻ côn đồ hàng xóm do nhà nước điều động; và thấy họ bị mắc kẹt ngay trong nhà của mình vì cửa đã bị khóa trái từ bên ngoài.

    Trong một ví dụ từ năm 2016, nhà hoạt động vì quyền đất đai và vận động cho các tù nhân chính trị, ông Huỳnh Công Thuận thấy khóa cửa nhà ông đã bị dính chặt bằng keo để ngăn không cho ông ra khỏi nhà.

    Trong một vụ việc khác vào tháng 01/2021, nhà chức trách đã thực hành quản thúc tại nhà 10 ngày với bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà vận động nhân quyền, trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam.


    Nguồn hình ảnh, HUMAN RIGHTS WATCH

    Chụp lại hình ảnh,

    Nhà vận động nhân quyền Việt Nam Nguyễn Thúy Hạnh bị quản thúc tại nhà 10 ngày vào năm ngoái

    "Chính quyền đã đưa rất nhiều binh lính đến Hà Nội để bảo vệ Đại hội Đảng, nhưng điều đó không khiến tâm trí của họ được thoải mái", bà viết trên Facebook. "Họ đã cướp trắng trợn của chúng tôi, những công dân không vi phạm bất kỳ luật nào, quyền tự do đi lại của chúng tôi, và cảnh sát đã nhốt chúng tôi trong nhà trong suốt thời gian diễn ra đại hội."

    Các hạn chế đi lại đã dẫn đến việc các nhà hoạt động không thể tham dự các cuộc biểu tình, xét xử tội phạm, gặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài và một tổng thống Mỹ - trong số nhiều sự kiện khác - để nói lên động cơ của họ, HRW cho biết.

    Tổ chức nhân quyền kêu gọi chính phủ chấm dứt ngay lập tức mọi hạn chế đi lại và sửa đổi luật mà hạn chế những quyền cơ bản của công dân như là quyền tự do đi lại trong và ngoài Việt Nam.

    Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của HRW cho biết: "Chính phủ Việt Nam dường như coi việc một số người tham dự các sự kiện về nhân quyền hoặc tự do tôn giáo, hoặc gặp gỡ các chức sắc nước ngoài đến thăm là một tội hình sự."

    Khác biệt về nhân thức liên quan tới nhân quyền

    Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng bảo vệ cho hồ sơ nhân quyền của mình. Năm ngoái, nước này còn tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

    Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khi đó đã tuyên bố trong cuộc họp cấp cao của Hội đồng Nhân quyền rằng đất nước ông tiếp tục "ưu tiên thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản của người dân, kể cả trong thời điểm khó khăn nhất hiện nay".


    Nguồn hình ảnh, Other

    Chụp lại hình ảnh,

    Các nhà bất đồng chính kiến đã bị xử tù Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm

    Thế nhưng, nhiều nhà quan sát đã chỉ ra hai cách nhìn về nhân quyền khá xa nhau, ở VN và trên thế giới.

    LS Lê Quốc Quân trong một bài viết gần đây trên BBC News Tiếng Việt đã mô tả điều này:

    "Nhân quyền theo cách hiểu của Việt Nam là công bằng trong tiếp cận vaccine, xóa đói giảm nghèo, quyền phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người đồng tính... đã được nâng cao. Trong khi đó, thế giới cho rằng nhân quyền quan trọng nhất là quyền về chính trị, nơi mọi người sinh ra đều có những quyền đương nhiên như "Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình". "

    Việt Nam còn gắn nhân quyền với các khái niệm về quyền tập thể của quốc gia.

    Trong khi trên thế giới, nói đến nhân quyền là hướng đến quyền đương nhiên của từng cá nhân cụ thể trong xã hội loài người và không một quốc gia nào có thể "ngầm diễn dịch để phá hoại các quyền đó", theo Điều 30, Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948..."

    Ông Lê Quốc Quân, từ Hà Nội, nhận xét:

    "Nhưng dù nói thế nào đi chăng nữa cũng không thể chứng minh sự cải thiện nhân quyền bằng việc bắt giữ và kết án nặng nề các nhà hoạt động.

    Cách đây 10 năm, các tổ chức dân sự được thành lập rất nhiều và hoạt động khá sôi nổi, còn bây giờ chính quyền Việt Nam truy lùng đến các nhóm, trung tâm chưa thể hiện nhiều thái độ với nhà nước nhưng vẫn được coi là mầm mống của xã hội dân sự, nơi sẽ thách thức tính toàn trị của nhà nước.

    Trường hợp bắt giữ nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách tháng 7/2021 về tội trốn thuế, bị cho là do các ông này làm giám đốc các trung tâm có thể tạo nên nền tảng tự do cho các xã hội dân sự ở Việt Nam..."




    Không có nhận xét nào