Header Ads

  • Breaking News

    Thủy điện : Chi phí có thể vượt quá lợi ích?



    Đập Three Gorges (Tam Hiệp) ở Trung Hoa, chắn ngang sông Yangtze ở thị trấn Sandouping trong tỉnh Hubei (Hồ Bắc), là đập lớn nhất thế giới về công suất thiết trí. [Ảnh: Isabel Kendzior]

    Thủy điện được xem là cần thiết nếu thế giới đạt đến 0 ròng, nhưng chi phí lớn lao đối với hệ sinh thái và cộng đồng địa phương vượt quá lợi ích?

    Hầu hết ‘các giải pháp’ đối với thay đổi khí hậu có khuynh hướng phân cực ý kiến, nhưng có một vài giải pháp rất chia rẽ chẳng hạn như thủy điện. Đối với những người ủng hộ, nó là một nguồn điện sạch, rẻ, đáng tin cậy và uyển chuyển và là một mẫu mực của quản lý nguồn nước có trách nhiệm. Sau rốt, nhiên liệu nào có thể tái tạo nơn nước, luôn luôn được bổ sung bởi thiên nhiên? Nhưng những người phê bình cho thấy những ảnh hưởng môi trường và xã hội tai hại rộng lớn.

    Như một dòng sông uốn khúc ra biển, hướng di chuyển của thủy điện có vẻ chỉ có 1 chiều. Sản lượng của thủy điện đã gia tăng 70% trong 2 thập niên qua. Trong năm 2020, nó cung cấp 1/6 số điện sản xuất trên toàn cầu và là nguồn điện carbon thấp lớn nhất, nhiều hơn tất cả các nguồn tái tạo khác gộp lại. Ở Norway, 99% điện đến từ thủy điện; ở Brazil, con số đó là 85%. Công suất thiết trí tổng cộng toàn cầu của thủy điện là 1.307 GW trong năm 2019, với ít nhất 18 GW được thêm mỗi năm kể từ đó và tiên đoán tương tự cho năm 2022.

    Thủy điện cũng có thể dành được con dấu chấp thuận từ Liên Hiệp Quốc, xem nó cần thiết để thực hiện 4 Mục tiêu Phát triển Khả chấp (Sustainable Development Goals (SDGs) (tính sẵn có và quản lý khả chấp của nguồn nước; cung cấp việc tiếp xúc với điện hiện đại, khả chấp, đáng tin cậy và vừa túi tiền; nâng cấp hạ tầng cơ sở với kỹ thuật sạch và phù hợp với môi trường; giảm phóng thích carbon trong thành phần năng lượng). Cơ quan năng lượng Quốc tế (International Energy Agency (IEA)) cũng đồng ý, mô tả thủy điện như một “người khổng lồ bị bỏ quên’ của điện carbon thấp. Trong một phúc trình hồi tháng 6 năm 2021, IEA cảnh báo rằng sự tăng trưởng của các nhà máy thủy điện trên toàn thế giới được xem là thấp (nhưng không đảo ngược) đáng kể trong thập niên nầy. Đối với IEA, thủy điện là một phần để ngăn chận sự gia tăng nhiệt độ nguy hiểm và tin rằng bất cứ sự chậm lại sẽ hủy hoại tham vọng của các quốc gia trên thế giới để đạt được phóng thích ròng 0. IRENA, Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (International Renewable Energy Agency), đã tính toán rằng công suất thủy điện hiện nay của thế giới cần tăng khoảng 60% vào năm 2050 nếu chúng ta muốn giữ cho nhiệt độ toàn cầu gia tăng dưới 2 oC.


    Hồ Hongrin là một hồ chứa nước ở Vaud, Switzerland, được tạo nên bởi đập Hongrin, được dùng để sản xuất điện và ngừa lụt.

    Hiệp hội Thủy điện Quốc tế (International Hydropower Association (IHA)), một nhóm kỹ nghệ, nói rằng không có quốc gia nào đã đến gần việc thực hện 100% năng lượng tái tạo ngoài thủy điện trong hỗn hợp năng lượng của mình; IHA nói sử dụng thủy điện thay vì nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện đã tránh phóng thích trên 100 tỉ tấn carbon dioxide trong 50 năm qua, vượt quá việc phóng thích khí nhà kiếng (GHG) ngăn chận bởi điện nguyên tử.

    Với tất cả những ưu thế nầy, tất cả được ôm chặt không chỉ bởi các nhà hoạt động hành lang mà còn bởi các cơ quan liên chánh phủ trung thành và có kiến thức, cái gì để không thích về thủy điện?

    Các vấn đề của đập

    Những người chỉ trích thủy điện đưa ra một số vấn đề với nguồn năng lượng tái tạo, nhiều vấn đề phát sinh từ sự kiện là kỹ thuật dựa vào vô số đập ngăn chận dòng chảy của sông. Một phúc trình mới đây của International Rivers (IR) (Sông ngòi Quốc tế) ở Hoa Kỳ cho thấy rằng ¼ sông của thế giới nay bị khô cạn trước khi đến biển và chỉ có 59 trong số 177 sông lớn nhất trên thế giới hoàn toàn chảy tự do. Có thể rất khó, phúc trình nhăn nhó, để đặt một khối bê tông khổng lồ vào giữa sông và tìm cách để làm cho nó ‘nhân từ với môi trường’.

    Phúc trình kêu gọi các công ty xây đập lớn nhất trên thế giới có những bước cấp bách để đối phó với qui mô và tính nghiêm trọng của các ảnh hưởng đa dạng sinh học đã xảy ra. Nghiên cứu nhấn mạnh đến dấu chân của 2 nhà xây đập lớn nhất trên thế giới, PowerChina và China Three Gorges, và các chi nhánh của họ, chiếm trên ½ thị trường xây cất thủy điện toàn cầu. Phúc trình cũng kết luận rằng các nhà xây cất đập thiếu định nghĩa rõ ràng của các chánh sách ‘không làm (no-go)’ để loại trừ các dự án có vấn đề, mang lại thiệt hại không thể đảo ngược đối với một số nơi nhạy cảm sinh thái nhất và các chủng loại hiếm nhất.

    Theo Đất ngập nước Quốc tế (Wetlands International), các đập được khuyến cáo kém, các hệ thống thủy nông và các dự án phát triển khác bơm hay lấy nước, thay đổi khối lượng, vận tốc và phẩm chất của nước chảy qua các hệ sinh thái và làm đứt đoạn và mất sông, hồ và đồng lụt. Những thay đổi như thế đã có những hậu quả thảm khốc ở thượng và hạ lưu. Thuốc trừ sâu, PCBs và cả thủy ngân có thể giữ lại trong các hồ chứa nước và tích lũy với nồng độ cao trước khi chuyển cho cá, rồi có thể được tiêu thụ bởi thú ăn thịt hay con người, cũng như ảnh hưởng nguồn nước của làng mạc ven sông.

    IR cũng đưa ra các ảnh hưởng xã hội: các đập đã dời cư 80 triệu người và ảnh hưởng tai hại đến 479 triệu người khác sống ở hạ lưu, đại đa số là người bản xứ.

    XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP




    Mặc dù thủy điện đã gia tăng đáng kể ở Á Châu, nó cũng góp phần trong hỗn hợp năng lượng trong hầu hết các vùng khác, mặc dù con số tuyệt đối của sản lượng thủy điện không cao. Như được trình bày trong bản đồ nầy, tuy nhiên, tăng trưởng không đồng đều trên khắp thế giới, với một số quốc gia cho thấy thủy điện sụt giảm trong 20 năm qua. Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo chánh ở Phi Châu. Nó ít thấy hơn khi cứu xét việc sử dụng tuyệt đối vì mức chia sẻ thấp của lục địa đối với sản lượng điện toàn cầu (chỉ có 4%, mặc dù là nơi cư trú của 17% dân số của thế giới), tuy nhiên, tăng trưởng mạnh mẽ trong nhu cầu năng lượng của lục địa đang góp phần cho tăng trưởng mạnh bằng nhau trong việc sử dụng thủy điện.

    [Ảnh: Benjamin Hennig]



    “Chúng ta nên ngừng xây các đập thủy điện đại qui mô,” giảng sư Emilio Moran ở Trung tâm Quan sát Trái đất và Thay đổi Toàn cầu của Đại học Tiểu bang Michigan, nói. ‘Người dân đã cố gắng nhiều thập niên để cho các nhà xây đập tham vấn thích đáng với các cộng đồng địa phương, nhưng họ vẫn phải tái định cư và không được bồi thường thích đáng’. Ngân hàng Thế giới đặc biệt có tội, ông nói thêm, vì nó tiếp tục tài trợ các dự án đập quan trọng mặc dù Ủy hội Đập Thế giới (World Dams Commission (WDC)) đã quyết định trong năm 2000 rằng ảnh hưởng ở địa phương của các siêu đập phải được cứu xét. Ủy hội phổ biến các hướng dẫn tổng thể cho việc xây đập nhằm mục đích tránh thay đổi chỗ ở choáng người được chứng kiến trong việc xây đập Three Gorges ở Trung Hoa, với 1,3 triệu người phải tái định cư. Ủy hội kết luận rằng ‘trong nhiều trường hợp, một cái giá không thể chấp nhận và thường không cần thiết đã được chi để bảo đảm những lợi ích đó, nhất là về môi trường và xã hội, bởi người dân bị dời cư, bởi các cộng đồng ở hạ lưu, và bởi người thọ thuế và bởi môi trường thiên nhiên’.

    Ba quốc gia quan trọng – Brazil, Trung Hoa và Ấn Độ - không ký tên trong WDC. Một hậu quả của việc nầy là việc xây cất đập Belo Monte ở Brazil, đập lớn thứ 4th trên trái đất, được tiến hành mặc dù bị chống đối từ 140 tổ chức trên khắp thế giới. Các nhà vận động nói rằng tin tức căn bản và không đủ nghiên cứu đáng tin cậy khiến họ không thể định lượng ảnh hưởng của những đập như thế. Họ cũng nói sự yếu kém của WDC có nghĩa là các công ty xây cất thiếu các đòi hỏi rõ ràng liên quan đến đa dạng sinh học và các chánh sách ‘không làm’ được định nghĩa có thể loại trừ các dự án có vấn đề.

    ‘Anh xây 1 đập và anh mất 60% sản lượng của sông rất nhanh,’ Moran nói. ‘Những thức ăn hàng đầu biến mất trong vài thập niên; số cá bông lau hàng đầu ở Amazon sụp đổ. Chúng tôi có đủ bằng chứng để nói rằng nếu anh xây một đập khổng lồ, thì một số điều sẽ xảy ra.’ IR nói các đập là thủ phạm chánh trong 84% mất mát của các chủng loại nước ngọt được chứng kiến từ năm 1970.

    Một nghiên cứu gần đây khác của IR cho thấy rằng trên 500 đập đang được xây cất hay dự trù trên khắp thế giới nằm trong các công viên quốc gia, các vị trí đất ngập nước Ramsar và các vùng được bảo vệ có đa dạng sinh học cao. Có ít nhất 3.700 đập quan trọng, mỗi đập có công suất trên 1 MW, được dự trù hay đang xây cất, phần lớn trong các quốc gia với kinh tế đang nổi lên. Ở Brazil, Amazon không có đập, nhưng các phụ lưu chánh của nó có 412 đập; một sự tạm ngưng xây đập trên sông chánh và ở nơi khác ở Brazil đã được bãi bỏ bởi Tổng thống Jair Bolsonaro.

    Và, cũng như đã xảy ra với việc đốn cây rừng mưa được chánh thức chấp thuận, các đập cũng có thể làm dễ dàng các ảnh hưởng phụ không mong muốn và hoạt động phi pháp. Đập Julius Nyerere ở Tanzania, đang được xây cất trong Khu Bảo tồn Selous Game (một khu Di sản Thế giới UNESCO), đã thu hút sự chú ý vì nó sẽ làm ngập nơi cư trú của một số chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng và biểu tượng nhất của Phi Châu, chẳng hạn như tê giác đen. Việc xây cất 120 km đường vào trung tâm của khu bảo tồn cũng sẽ làm tồi tệ thêm vấn đề xâm phạm kéo dài, gần như xóa sạch số tê giác và voi trong khu bảo tồn. Ở Indonesia, việc xây đập Batang Toru ở Bắc Sumatra đã khiến cho các nhà bảo tồn cảnh báo rằng nó có thể làm diệt chủng loại đười ươi Tapanuli, vừa được mô tả là chủng loại riêng biệt.

    Một vấn đề khác là nhiều đập lớn vẫn là chướng ngại tuyệt đối của việc di chuyển của cá. Thay đổi khí hậu gây thêm áp lực vì, khi nhiệt độ ấm lên, các chủng loại di ngư chẳng hạn như cá hồi và steelhead cần đến các nơi sinh sản nước lạnh chỉ có thể thấy ở phía trên các đập.

    Nhiều vấn đề như thế đã được kết tinh ở Nepal, nơi các thủy lộ và lưu vực sông của quốc gia chằng chịt bởi các đập không được phối hợp. Theo một phúc trình năm 2018 của Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB), việc xây cất các nhà máy thủy điện để sản xuất năng lượng đáp ứng với nhu cầu ở trong nước và xuất cảng ở Nepal là ưu tiên của chánh phủ và kết quả là có 223 đập ở các giai đoạn phát triển khác nhau ở nhiều nơi trên các sông của quốc gia.

    Ba lưu vực sông quan trọng của Nepal – Koshi, Gandaki và Karnali – là nơi cư trú của khoảng 230 chủng loại cá nước ngọt và hàng chục loại rong rêu, hình thành một hệ sinh thái ở dưới nước đặc thù và phong phú. Một số loại cá sống trong 1 khúc sông ngắn của các sông ở Nepal, trong khi những loại khác di chuyển dọc theo Ganges đến Vịnh Bengal để đẻ trứng và lội ngược vào các lưu vực sông ở Nepal với các con để hoàn tất chu kỳ sinh sản. Nghiên cứu của ADB cho thấy rằng số cá đang giảm một cách báo động vì ảnh hưởng cộng dồn của đường di chuyển bị hạn chế và việc xây đập, tạo nên những khúc sông khô ở phía dưới đập, đánh cá hủy hoại và trái phép, hủy hoại nơi cư trú và ô nhiễm nước từ nông nghiệp và kỹ nghệ. Nếu không có cơ quan được chỉ định để quản lý chúng, không có điều khoản pháp lý để bảo vệ và cai quản đa dạng sinh học ở dưới nước.

    Ảnh hưởng đến người dân địa phương

    Hồ Turkana, là một phần của biên giới giữa Ethiopa và Kenya, được xem là một thí dụ của đập nơi người dân bản xứ ở hạ lưu và ở dưới danh sách ưu tiên. Sông Omo chảy vào hồ, là hồ sa mạc lớn nhất trên thế giới và là nơi sinh sản then chốt của tê giác và cá sấu Nile. Nhưng 1 đập cao 240 m ở thượng lưu trong Ethiopa, cùng với 1 chuỗi đập liên tục, đã thay đổi sinh kế của khoảng 500.000 người và khiến cho Công viên Quốc gia hồ Turkana được liệt kê là ‘nguy hiểm’ bởi IUCN.


    Đập Stwlan và rặng núi Moelwyn ở gần Blaenau Ffestiniog ở Snowdonia.

    [Ảnh: Rob Thorley]

    ‘Qua nhiều thế hệ, người dân bản xứ trong lưu vực Turkana đã bảo vệ đa dạng sinh học của lưu vực Omo-Turkana, đã hỗ trợ đời sống và sinh kế của họ,’ Ikal Ang’elei, người cầm đầu Kenya từ các cộng đồng Omo-Turkana và đoạt Goldman Environmental Prize, nói.

    Điều đáng suy ngẫm

    Ảnh hưởng trực tiếp cho con người cũng sâu đậm. Cũng như ở nơi khác, thủy sản ở Nepal là nguồn dinh dưỡng, lợi tức và giải trí đáng kể; nó cũng, như có thể bị bỏ qua, một cách truyền thống để duy trì đời sống và sinh kế. ADB cảnh báo rằng mặc dù mức độ ngăn sông được dự trù gia tăng nhanh chóng, con đường và lối di chuyển của động vật ở dưới nước, và khoảng di chuyển để lớn lên và sinh sản không được nghiên cứu hay hiểu biết thích đáng. ‘Với sự vắng mặt của tin tức nầy, rất khó để xác định vị trí của đập trên sông mà không cản trở đáng kể đường di chuyển của động vật,’ các tác giả viết.

    Một cảnh báo tương tự cũng đến từ Đông Nam Á, nơi ảnh hưởng môi trường của các đập liên tục đối với hệ sinh thái được mở ra một cách chói lọi trên Mekong, có nền thủy sản nước ngọt nội địa lớn nhất trên thế giới, nuôi sống trên 60 triệu người trong lưu vực. Tính đa dạng sinh học khác thường của nó chỉ đứng sau Amazon, nhưng hầu hết đang đối mặt với loại trừ trong 20 năm sắp tới, theo Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)).

    Nghiên cứu được thực hiện giữa 2012 và 2017 kết luận rằng 11 đập lớn trên dòng chánh ở hạ lưu Mekong và 120 đập trên phụ lưu được dự trù vào năm 2040 đe dọa nghiêm trọng đến sinh thái, kinh tế và an ninh lương thực của khu vực. Ảnh hưởng cộng dồn của các kế hoạch thủy điện nầy sẽ làm giảm lượng phù sa đến Đồng bằng sông Cửu Long đến 97%, khiến cho số cá giảm đến 80% vào năm 2040, đánh vào nguồn lương thực của Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam. Phúc trình cảnh báo rằng ‘không có chủng loại di ngư ở Mekong nào có thể sống còn trong các hồ chứa nước của đập được dự trù vào năm 2040’ và rằng thay đổi khí hậu, cùng với mất mát cá, có thể gây ra ‘mức bất an lương thực cấp thời trong các cộng đồng ở Lào và Cambodia’.

    Để đáp ứng, ADB và Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đưa ra những biện pháp giảm nhẹ có thể được áp dụng để làm dễ dàng việc di chuyển của cá qua các đập, chẳng hạn như thang cá và âu hay lòng lạch đi vòng. Trong một số thí dụ, các đề nghị gồm có gây giống cá trong các nơi ươm giống và thả hàng năm xuống thượng và hạ lưu đập để duy trì số cá.


    Duyệt xét Thống kê thứ 70th của Năng lượng Thế giới, được công bố bởi BP, ghi nhận rằng thủy điện, cùng với gió và mặt trời, tiếp tục tăng sản lượng trong năm 2020, mặc dù nhu cầu tổng quát giảm trong đại dịch. Như các quan sát dài hạn cho thấy, tăng trưởng toàn cầu trong 2 thập niên qua phần lớn do việc tăng sản xuất thủy điện ở Á Châu. Tăng trưởng ở các vùng khác vừa phải hơn hay đứng lại. Trong biểu đồ theo thời gian của 20 năm qua, sản xuất thủy điện thay đổi hàng năm của mỗi vùng từ năm 2000 đến 2020.

    Không sạch như thế?

    Mặc dù ảnh hưởng môi trường của đập có vẻ rõ ràng, những nhà bảo tồn cũng thách thức lập luận rằng đập là một nguồn điện sạch. Một nghiên cứu trong năm 2017 của Đại học Tiểu bang Washington cho thấy rằng methane chiếm đến 80% của phóng thích từ các hồ chứa nước do các đập tạo nên. Các hoạt động sinh học trong một hồ chứa nước – chẳng hạn như cây cối thối rữa và nước chảy tràn chất dinh dưỡng từ thượng lưu vực – là những chỉ số phóng thích GHG quan trọng hơn. Nước chảy tràn chất dinh dưỡng có thể từ các tiến trình tự nhiên hay từ canh tác, đốn cây và phát triển đất. Các tác giả ước tính rằng tổng số phóng thích từ tất cả hồ chứa nước trên thế giới chiếm đến 1,3% lượng phóng thích GHG của con người.

    IR đặt con số đó cao đến 4%. Josh Klemm, một giám đốc chánh sách của IR, đoán là UN đã có sai số căn bản khi không bao gồm việc phóng thích từ các hồ chứa nước và đập trong khuôn khổ GHG của họ. ‘Thủy điện và giảm nhẹ thay đổi khí hậu không trộn lẫn - ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đối với thủy điện rất đáng kể. Nhiều quốc gia xem thủy điện có thể đứng vững lâu dài – rằng nó sẽ giúp họ đạt được các kết quả GHG trong Thỏa ước Paris. Chúng tôi tin rằng điều đó hoàn toàn không đúng.’

    ‘Một khi anh làm đầy hồ chứa,’ ông tiếp tục, ‘cây cối bị ngập và trong vài thập niên, nó phân hủy và sản xuất methane. Nó là một cú đấm kép – không những anh lấy đi rất nhiều cây cối có thể hấp thu CO2, anh còn tạo ra methane. Năng lượng tái tạo không tự động có nghĩa là khả chấp, xanh hay thân thiện với khí hậu, nó chỉ không phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.’

    Một nhức đầu khác là những người sống gần đập hiếm được lợi từ điện mà nó sản xuất. ‘Thủy điện có lịch sử khủng khiếp trong việc cho mọi người tiếp xúc với năng lượng,’ Klemm nói. ‘Nó sản xuất ở một nơi và xuất cảng đến các trung tâm đô thị hay kỹ nghệ khai mỏ, chứ không phải các cộng đồng địa phương. Anh thật sự mang mức nghèo điện cao đến những vùng chẳng hạn như Sahara ở Phi Châu.’

    Trữ nước bơm – Chìa khóa của thủy điện khả chấp

    Thủy điện trữ nước bơm (pumped storage hydropower (PSH)) là một loại trữ năng lượng thủy điện. Nó có 2 hồ chứa nước ở cao độ khác nhau có thể sản xuất điện khi nước đi từ hồ nầy qua hồ khác (xả) qua một turbine. Hệ thống cũng đòi hỏi điện khi nó bơm nước trở lại hồ chứa nước ở trên (làm đầy). PSH có tác dụng như một bình điện khổng lồ, vì nó có thể trữ điện và rồi xả ra khi cần.

    Nguyên tắc không mới – việc sử dụng đầu tiên được biết ở Italy và Switzerland trong thập niên 1890s – và kỹ thuật đươc tìm thấy trên khắp thế giới và được ủng hộ bởi những nhóm chẳng hạn như IR. PSH hiện chiếm khoảng 95% của tất cả trữ năng lượng qui mô cơ sở ở Hoa Kỳ, hiện có 43 nhà máy PSH. Những ưu thế được mô tả gồm có trữ nước dài hạn, khả năng khởi động nhanh chóng lưới điện sau khi bị cắt điện và phân phối nước dư để tưới hoa màu. Khuyết điểm gồm có ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống hoang dã và hệ sinh thái, cũng như thách thức để tìm các đập kế cận và thích hợp.

    Ở Anh, hệ thống PSH quan trọng đầu tiên bắt đầu hoạt động trong năm 1963 ở gần Ffestiniog, ở phía bắc Wales. Nhà máy điện ở hồ chứa nước dưới thấp có 4 turbines, có thể sản xuất 360 MW điện trong vòng 60 giây khi nhu cầu gia tăng. Hồ chứa bên trên là Llyn Stwlan, có thể xả 27 m3/sec nước cho các turbines.

    Trong một bài viết năm 2018, các nhà nghiên cứu của Đại học Tiểu bang Michigan nhấn mạnh đến dự án đập Grand Inga trên sông Congo, được dự trù gia tăng tổng số điện hiện được sản xuất trên lục địa Phi Châu lên 33%. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng mục tiêu chánh của việc thiết trí 80 tỉ USD là để cung cấp điện cho kỹ nghệ. ‘Trên 90% của năng lượng từ dự án nầy sẽ đến Nam Phi để khai mỏ - người dân ở Congo sẽ không được điện đó,’ các tác giả nói. Trên sông Mekong, hầu hết điện từ các đập trên dòng chánh ở Lào được dự trù để xuất cảng sang Thái Lan.

    IR có ít thời giờ cho nhiều vấn đề giảm nhẹ, đặt nghi vấn làm thế nào chúng có thể, trong thực tế, được thực hiện. ‘Các nỗ lực giảm nhẹ được phóng đại,’ Klemm nói, rằng những nỗ lực nầy thường là ý định để giảm ảnh hưởng đối với các đập ‘quá sai lầm’ được xây trong thập niên 1970s và 1980s, nơi hàng triệu người được dời cư cùng 1 lúc.

    ‘Trên nguyên tắc, điều tốt là các dự án nhiều bên liên hệ đang xảy ra, nhưng thường thường, chúng không cho không gian bằng nhau cho tất cả, nhất là nhũng người ở hạ lưu,’ Klemm nói. Một cách công bằng, khi đập được khuyến khích như đa dụng, sản xuất năng lượng cùng với nước uống và dẫn tưới hoa màu, Klemm thấy quyền lợi tài chánh chi phối. ‘Trường hợp năng lượng luôn luôn là lợi ích bắt buộc và chánh trị hơn vì một chánh phủ có thể làm dịu một phần của quốc gia của họ.’


    Khu Bảo tồn Selous Game ở Tanzania là nơi cư trú của đời sống hoang dã đa dạng rộng rãi, nhưng nhiều nơi bị đe dọa bởi đập Julius Nyerere đang được xây ở gần đó.

    [Ảnh: Attil A Jandi]

    Quan điểm chung

    Nhưng mặc dù những khuyết điểm được nhấn mạnh bởi các nhà môi trường, không ai kêu gọi thủy điện phải rút lui qua đêm và được thay thế bởi thủy triều, gió hay điện tái tạo khác, không ít vì, như Moron cho thấy: ‘Một số đập nầy quá lớn, chúng ta gắn liền với chúng. Thủy điện xanh hơn nhiên liệu hóa thạch. Quan điểm của tôi là nó có thể được sản xuất khả chấp hơn.’

    Thay vì nó có lý, Klemm đề nghị, để thu hoạch thủy điện hiện tại trong một cách có lợi hơn. ‘Nó không phải một hoặc – vấn đề hiện nay – mà mọi người cố gắng để nắm lấy câu hỏi đó.’

    Đối với điều nầy, ít nhất, có một số quan điểm chung hiếm hoi giữa tất cả các bên. Những người ủng hộ thủy điện, chẳng hạn như IHA, cho thấy tính uyển chuyển của mình và rằng phẩm chất nầy có nghĩa là nó có thể kết hợp với và nâng cao việc giới thiệu điện gió và mặt trời. Lý luận là nhiều nhà máy thủy điện có thể thay đổi việc sản xuất điện lên và xuống một cách nhanh chóng. Đáng chú ý, điều nầy sẽ loại trừ sự cần thiết cho các nguồn điện căn bàn từ các nhà máy điện dầu hay khí đốt truyền thống khi điện gió và mặt trời giảm vì điều kiện thời tiết.

    Phúc trình tháng 10 năm 2021 của IR kết luận, một cách tích cực, rằng ‘vẫn còn thời giờ để biến chuyển các kết quả tồi tệ nhất nếu chúng ta hành động nhanh chóng. Các kế hoạch hành động và kỹ thuật đã có sẵn để giúp bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái nước ngọt.’

    Một chọn lựa được Moran ưa thích là dùng các turbines nhỏ để sản xuất năng lượng thủy điện mà không cần các đập khổng lồ. Chúng sẽ dùng quang điện – trong thực tế, các trang trại điện mặt trời nổi được thiết lập trong các hồ chứa nước hiện hữu. ‘Nếu anh áp dụng nó trên 10% của hồ chứa nước trong lưu vực Amazon, anh sản xuất gấp đôi số điện anh có; nếu anh áp dụng chúng nơi đập được đề nghị, anh được 67% của năng lượng được dự trù. Nhưng anh lấy đi những cái hại lớn - ảnh hưởng xã hội và môi trường. Chúng có thể dùng các turbines thân thiện với cá – chúng có thể cách mạng hóa các đập.’

    Những nhà máy như thế đã có, với các dự án trên 100 MW đang hoạt động ở Trung Hoa và Nhật Bản, với các tấm quang điện nối với nhau trên một cái phao để thành một bè. Những dự án như thế gồm có cái biến điện trung ương, nối với các bảng quang điện PV, đặt trên các trụ trên đất để tránh can thiệp với đất canh tác ở kế bên. Nguyên tắc cũng được thu nhận ở Anh, với một trang trại mặt trời nổi có 23.000 tấm quang điện cung cấp năng lượng cho nhà náy lọc nước ở gần phi trường Heathrow. Nhiệt độ mát hơn của nước cũng làm cho nhà máy hiệu quả hơn các nhà máy trên mặt đất tương đương.

    Moran biết rất rõ sức mạnh tài chánh của các nhà xây đập, có thể không tự động hoan nghênh các dự án nhỏ hơn. ‘Họ không thích các kế hoạch cho các tấm quang điện nổi vì không có nhiều tiền trong đó. Đập Belo Monte ở Brazil tốn 31 tỉ USD. Nếu anh làm những thứ xanh hơn, anh không được 31 tỉ USD.’ Ông cũng cho thấy điểm thực tế là các những người lấy quyết định cũng thích các dự án đơn giản. ‘Một bộ phận năng lượng sẽ đối phó với 1 đập lớn thay vì 1.000 dự án nhỏ hơn.’

    Thay đổi quan điểm

    Việc bành trướng của đập thì không thể không tránh khỏi. Việc xây đập ở Âu Châu và Hoa Kỳ đã đạt đỉnh trong thập niên 1960s và đã giảm từ đó, với nhiều đập nay đang được phá bỏ thay vì thiết lập. Ngày nay, thủy điện chỉ cung cấp 6% điện ở Hoa Kỳ. Các đập nay đang được phá bỏ ở mức trên 1 đập mỗi tuần ở 2 bên của Đại Tây Dương.

    ‘Nếu anh đi xuống đường suy nghĩ, đập sẽ giúp làm giảm lượng phóng thích, anh đang bỏ lỡ quá nhiều cơ hội,’ Klemm nói. ‘Đó là một sai lầm để việc biến chuyển năng lương của anh nằm trên thủy điện. Điểm bắt đầu tự nhiên – rằng chúng ta phải ngăn đập trên tất cả các sông của chúng ta để tạo nên điện chúng ta cần – đã qua. Những vị trí tốt nhất cho đập tất cả đã được lấy đi từ lâu; chúng không còn cạnh tranh nữa. Việc xây cất đập lớn nhất chú trọng nhiều hơn đến gió thổi ra biển – họ công nhận nơi doanh nghiệp của họ đang đi đến.’

    Moran vẫn còn cẩn thận về cách mà chiều hướng có thể xoay sắp tới. “Tôi lo ngại vì khuynh hướng tiến đến chủ nghĩa độc đoán, ngay ở Tây phương,’ ông nói. ‘Các đập lớn có khuynh hướng được quyết định bởi mệnh lệnh – chúng không phải là những quyết định dân chủ, chúng chỉ xảy ra trong các quốc gia độc đoán hay chuyên quyền, hay nơi ảnh hưởng bởi các quốc gia chuyên quyền. Các lãnh đạo nầy thích nói, “Chúng tôi đang sản xuất năng lượng cho anh, vì thế nó đây.”’

    Nhưng Klemm tin rằng những thay đổi có ý nghĩa trong cách chúng ta nhận được năng lượng tái tạo nay không tránh khỏi. ‘Chúng ta đang sử dụng và triển khai tốt hơn gió và mặt trời, nối kết các lưới điện ở khoảng cách xa hơn đến các nơi gập ghềnh,’ ông nói. ‘Nhưng chúng ta cần ồn ào hơn cho các sông chảy tự do – rằng chúng quan trọng cho người dân, khí hậu, đời sống hoang dã và kinh tế.’

    Moran, cũng thế, quyết tâm để lạc quan, mặc dù anh có thể nghe ông nghiến răng. ‘Tôi vướng vào các vấn đề chung quanh đập sau khi làm việc để ngừng đốn cây rừng mưa, vì thế tôi thừa nhận những thách thức. Tôi vẫn lạc quan, mặc dù bằng chứng ngược lại. Chúng ta phải tiếp tục làm việc để tạo nên bằng chứng [của thiệt hại]. Việc biến chuyển sang một thủy điện xanh hơn có thể được làm, nhưng nó phải được làm một cách cẩn thận.’

    Không có nhận xét nào