Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự Việt Nam

    Việt Nam bỏ đánh số F0 với người nhiễm COVID-19

    RFA

    Việt Nam bỏ đánh số F0 với người nhiễm COVID-19

    Tấm biển cổ động phòng chống COVID-19 trên đường phố ở TPHCM hôm 4/12/2022 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Bộ Y tế Việt Nam mới đây cho biết do tình hình các ca nhiễm tăng cao và chính sách thích ứng an toàn với dịch, Việt Nam đã không còn đánh số F0 với các ca nhiễm COVID-19 mới. Báo Tuổi Trẻ loan tin này hôm 4/3.

    Việt Nam hiện đang phải đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 mới kể từ sau Tết Nguyên đán khi mở cửa cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Các ca nhiễm mới liên tục cao trong các ngày sau Tết, đỉnh điểm là ngày 3/3 với 119.000 ca nhiễm mới.

    Tuổi Trẻ trích dẫn nguồn tin từ Bộ Y tế cho biết khi thực hiện chiến lược "zero COVID" trước đây, việc đánh số thứ tự là rất cần thiết cho hoạt động truy vết, tìm kiếm người tiếp xúc gần với người mắc để thực hiện các biện pháp ngăn chặn nguồn lây. Tuy nhiên, hiện nay việc tính số lượng ca nhiễm là cần thiết để đánh giá và công bố cấp độ dịch nhưng chỉ là thống kê về số lượng và vì vậy không còn đánh số thứ tự F0.

    Trước đó, tại phiên họp Chính phủ hôm 3/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra mục tiêu trong tháng ba tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh tại các tỉnh, thành, tiến tới bình thường hoá với dịch bệnh và xem COVID-19 là bệnh đặc hữu.

    Nhiều tỉnh thành của Việt Nam hiện cũng đã thay đổi chính sách, không bắt người F0 có triệu chứng nhẹ phải vào bệnh viện mà có thể chữa bệnh tại nhà. Bộ Y tế hôm 21/2 đã đưa ra hướng dẫn điều trị bệnh nhân F0 tại nhà.

    Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Việt Nam từ hồi đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 3,8 triệu ca nhiễm và hơn 40.000 người chết vì bệnh dịch.


    Nỗi khổ của người nghèo bị Covid 

    04/3/2022 

    Nguyễn Lại 

    Một áp phích tuyên truyền cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ Online)

    Một áp phích tuyên truyền cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ Online) 

    Khi cậu con trai dính Covid gọi điện ra y tế phường thông báo để nhờ giúp đỡ, thì được bảo ‘nhà nước cấp phát thuốc tháng trước thôi, chứ bây giờ thì hết thuốc rồi.’ Đó là câu chuyện của con chị Nguyễn Thị Lan, một người buôn bán lặt vặt tại quận Ba Đình, Hà Nội. ‘Bây giờ là họ mặc kệ rồi. Nói tóm lại là nhà chị báo từ hôm qua đến giờ thì họ cũng có làm hay giúp gì đâu,’ chị nói.

    Cả gia đình chị Lan với 5 nhân khẩu cùng sinh sống trên căn gác tầng hai khoảng 25 mét vuông, không có phòng riêng, khiến cho việc cách ly để phòng tránh lây lan dịch bệnh cho cả nhà là điều không thể. Gia đình chị có con nhỏ chưa được tiêm vaccine, chồng chị lại có nhiều bệnh nền. Sau khi dò hỏi tất cả những người thân quen xem liệu gia đình nào có phòng riêng có thể cho ở tạm mà không ai nhận lời, chị đành đóng cửa hàng 10 ngày để lấy chỗ cho con cách ly.

    “Các thứ chăn chiếu mang hết cả xuống, cả bình nước các cái nữa, mang xuống cửa hàng để một mình anh ý ở. Ở dưới đấy đóng kín cửa, còn ăn uống thì hàng ngày mình nấu nướng mình mang xuống cho cháu,” chị cho biết thêm. 

    Mặc dù cửa hàng buôn bán lặt vặt của chị Lan dọn hết hàng hoá đi cũng chỉ vừa đủ kê một chiếc giường gấp cho cậu con, nhưng chị nói như thế đã là may mắn lắm. Nhiều gia đình trong khu phố chị sinh sống còn chẳng có một không gian riêng biệt như thế để cách ly nếu chẳng may có thành viên nào trong nhà dương tính với Covid. 

    Theo chị, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng lây lan nhanh chóng của đại dịch Covid ở Hà Nội trong những tuần gần đây. 

    “Ví dụ nhà họ chỉ có 2 người đều F0 hết thì tự phải đi ra ngoài mà mua đồ ăn thôi chứ, không thì chết đói à? Ôi giời ơi, cứ như thế thì bị hết chứ còn gì nữa. Phố Nguyễn Thái Học nhà chị giờ như phố ma ý. Cả phố hầu hết là đóng cửa. Bây giờ cứ nhà nào mở cửa thì nhà đấy là không bị Covid, còn nhà nào mặt đường mà đóng cửa kín mít thì có nghĩa là nhà đó là bị,” chị Lan cho hay.

    Hôm 01/3 Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục trong một ngày là trên 114 nghìn ca, nâng tổng số ca nhiễm Covid trong cả nước lên hơn 3,6 triệu và trên 40 nghìn người chết. Riêng Hà Nội trong 24 giờ qua ghi nhận thêm hơn 15 nghìn ca Covid, đứng thứ 3 của cả nước, sau thành phố Nam Định và tỉnh Bắc Giang. 

    Chị Nguyễn Hoàng Hương, một nhân viên y tế phòng dịch tại quận Hoàn Kiếm, cho biết tình hình lây lan nhanh tại Hà Nội và các địa phương hiện nay bắt nguồn từ việc mở cửa trở lại và gần như không còn bất kỳ biện pháp hạn chế nào hiện nay. 

    Trong khi đó, điều kiện cách ly, đảm bảo an toàn phòng dịch tại phần lớn các hộ gia đình, đặc biệt là những gia đình nghèo là gần như không có. Hầu như không có bất kỳ sự trợ giúp nào về việc cung cấp thực phẩm, thuốc men cho các ca F0 khiến họ phải ‘tự thân vận động’ và đem virus lây lan ra ngoài cộng đồng. Bên cạnh đó là ý thức phòng dịch của đa phần người dân, có thể nói, vẫn còn rất kém. 

    “Chồng mình bị là do đi làm với một anh bạn...mất mấy tiếng ngồi ô tô cùng nhau vì đi Bắc Ninh. Và đến thứ 7 thì ông ý gọi điện báo là test đi còn anh thì dương tính rồi,” nhân viên y tế này chia sẻ trong lúc bản thân chị cũng có những biểu hiện rát họng, ngạt mũi, mệt mỏi và kết quả xét nghiệm dương tính với Covid. 

    Hoãn phiên xét xử nhà báo độc lập Lê Văn Dũng vì thẩm phán nhiễm COVID-19

    RFA

    Hoãn phiên xét xử nhà báo độc lập Lê Văn Dũng vì thẩm phán nhiễm COVID-19

    Nhà hoạt động Lê Văn Dũng 

    FBNV 

    Nhà báo độc lập Lê Văn Dũng, hay còn được biết đến dưới tên Lê Dũng VOVA dự kiến sẽ được đưa ra xét xử vài ngày 11 tháng 3, tuy nhiên phiên toà này đã bị hoãn.

    Trả lời phóng vẩn của Đài Á châu Tự do, Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho nhà báo người Hà Nội, cung cấp thông tin mới nhất về sự việc:

    “Cái thông tin hoãn phiên toà ngày 11 tháng 3 thì tôi nhận được ngày hôm qua, mùng 3 tháng 3, từ thư ký toà Hà Nội gọi điện cho tôi. Theo thứ ký nói là thẩm phán xử vụ này bị nhiễm COVID, thành F0. Vì thế nên hoãn, cái lịch mới thì toà người ta sẽ thông báo sau.”

    Ông Lê Văn Dũng, 52 tuổi, bị bắt hồi cuối tháng 6 năm 2021 dưới cáo buộc “phát tán tài liệu chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự.

    Trước đó, ông thường xuyên phát sóng trực tiếp các chương trình nói chuyện trên các nền tảng mạng xã hội với tên CHTV, chuyên bình luận về các vấn đề chính trị-xã hội, và đặc biệt là giúp những người nông dân bị mất đất khiếu nại vụ việc của họ. 

    Gia đình cho biết, kể từ khi bị ông Dũng bắt đến nay, người thân không hề được thăm gặp, cũng như không nhận được bất cứ cuộc gọi nào của ông từ trong trại tạm giam.

    Lý giải về vấn đề này, luật sư Hà Huy Sơn cho hay:

    “Tức là luật thì không cấm, nhưng cũng không quy định đây là cái quyền rằng gia đình được phép gặp. Cái chuyện gặp hay không là do cơ quan thụ lý, tức là toà án, người ta quyết định thôi.”

    Không chỉ đối với trường hợp của nhà báo độc lập này, hầu hết những người bị bắt theo Điều 117, hoặc các tội danh có yếu tố chính trị khác thì đều không được hưởng quyền thăm gặp trước khi đi thi hành án, tức phải chờ đến khi bị xét xử xong và chuyển đến giam giữ ở các nhà tù.

    Theo luật sư thì ông Lê Văn Dũng cho đến nay vẫn khẳng định mình không vi phạm pháp luật, mà chỉ đơn thuần thực hành các quyền căn bản của công dân được quy định trong hiến pháp.


    Không có nhận xét nào