Header Ads

  • Breaking News

    Hợp tác là chìa khóa cho các vấn đề Mekong



    Không ảnh của sông Mekong trong năm 2019 ở huyện Sungkom, Nong Khai

    cho thấy đáy sông khô cạn vì ‘dòng chảy thấp’. [Ảnh: AFP]

    Trong những tháng sắp tới, Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) sẽ tổ chức một cuộc tranh tài đặc thù cho các sinh viên đại học từ 4 quốc gia thành viên của chúng ta: Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

    Mục đích là để xem toán nào có thể phát triển kỹ thuật khả chấp, ít tốn kém và có hiệu quả nhất để theo dõi mực nước trên khắp thủy lộ lớn nhất của Đông Nam Á (ĐNA), đã trải qua dòng chảy thấp đáng lo ngại trong 4 năm liên tiếp. Những sinh viên thắng cuộc sẽ được một giải thưởng để biến tầm nhìn của họ thành hiện thực và chế tạo các dụng cụ tối tân của họ.

    Mặc dù cuộc tranh tài có thể là một cách to lớn để khích lệ và tưởng thưởng sáng tạo giữa những người trẻ sáng chói và giỏi nhất của chúng ta, tôi muốn làm nổi bật biểu tượng rộng lớn hơn của nó: Trong khi chúng ta hoan nghênh và cảm ơn sự hợp tác quốc tế, chúng ta là cư dân của lưu vực sông Mekong đã bước vào một kỷ nguyên mới, nơi chúng ta phải cố gắng để giải quyết những thách thức của chính sông Mekong của chúng ta.

    Tôi nói như thế như một CEO người Lào đầu tiên của MRC, và là CEO duyên hà thứ 3rd kể từ khi tổ chức của chúng ta bắt rễ, vào năm 1957. Các giải pháp kỹ thuật cao được sản xuất nội địa cũng gồm 3 ưu tiên chánh của tôi, từ khi tôi được đề cử hồi tháng 1: kiến thức, sáng tạo, hợp tác.

    Trước hết, tôi nhằm xây dựng thêm MRC thành trung tâm kiến thức ưu việt của khu vực, như một nguồn đáng tin cậy cho tin tức nhanh nhất, hữu ích nhất và đáng tin cậy nhất. Điều nầy sẽ trang bị các quốc gia thành viên của chúng ta, xã hội của họ và các bên liên hệ khác với tin tức họ cần để đưa ra các quyết định và hành động tốt nhất có thể, ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều triệu người.

    Thứ hai, giữa cuộc cách mạng số nầy, tôi cam kết sử dụng hoàn toàn kỹ thuật hiện đại để mang dữ kiện và khoa học trực tiếp đến người dân. Thí dụ, hiện nay chúng tôi đang phát triển một app mới sẽ được dùng như một cổng để cung cấp một phương tiện tiện lợi đến tất cả dữ kiện của MRC, trở lại nhiều thập niên. Chúng tôi dự trù app nầy sẽ hoạt động vào đầu năm tới. Tôi sẽ trình bày Hệ thống Theo dõi Sông Chủ chốt của chúng ta, một hệ thống báo cáo dữ kiện mực nước, lưu lượng, phù sa, cá, và sức khỏe sinh thái.

    Được trang bị với kiến thức hiện đại tốt hơn, ưu tiên thứ ba của tôi là bảo đảm MRC tiếp tục tăng cường vai trò của mình như một diễn đàn hợp tác và người môi giới của ngoại giao nước. Không chỉ cho trụ cột của 4 quốc gia thành viên, mà còn với 2 láng giềng thượng lưu then chốt: Trung Hoa và Myanmar.

    Ngày mai là Ngày Mekong, đánh dấu ngày sinh của MRC. Để đánh dấu sự kiện nầy, tôi sẽ phát biểu một “Diễn văn về Tình trạng Mekong” để làm nổi bật những thách thức mà chúng ta đang đối mặt, cũng như những cơ hội để cộng tác với nhau cho Lưu vực sông Mekong có trách nhiệm, thịnh vượng và công bằng.

    Liên lạc, đối thoại và hợp tác rất cần thiết, để tránh một vấn đề nhỏ biến thành căng thẳng hay xung đột lớn hơn. Điều nầy đúng với mọi thứ từ chia sẻ tin tức theo dõi nước đến bất cứ dự án hạ tầng cơ sở nước mới được đề nghị.

    Chính tôi đã học một số những nguyên tắc có giá trị nầy khi làm việc ở New York, từ năm 2002 đến 2012: trước hết cho chánh phủ của tôi, kế tiếp cho một viện học thuật, rồi cho Trụ sở Liên Hiệp Quốc. Từ New York, tôi trở lại ĐNA để dành thập niên vừa qua làm việc cho MRC. Bài học lớn nhất của tôi trong 2 thập niên nầy là mối liên hệ song phương và đa phương sẽ luôn luôn có tư thế, quyền lợi và quan tâm khác nhau của nhiều bên liên hệ khác nhau.

    Một tổ chức liên chánh phủ trung lập như MRC không thể điều chỉnh các lập trường tương phản, vì chúng tôi không phải là quan tòa hay bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, hòa giải những quan tâm đó là cái chúng tôi nên nhắm để làm – thành thật và quyết tâm.

    Đối mặt với bất cứ thách thức có vẻ không thể có, chúng ta có 2 chọn lựa. Một là ngồi yên và hy vọng nó được giải quyết bằng cách nào đó, bởi người khác. Chọn lựa khác là xắn tay áo, nói chuyện với người dân, xây dựng mối liên hệ, và xác định cách làm – lớn và nhỏ - để đẩy hợp tác đến trước.

    Đó là nguyên tắc ngoại giao nước mà chúng tôi cỗ vũ. Nó thuộc về kết hợp khoa học hay nhất và các dụng cụ ngoại giao để quản lý xung đột và thực hiện các thành quả khả chấp. Một số chuyên viên hàng đầu đã ghi nhận đường lối nầy trong Các Tổ chức Lưu vực Sông trong Ngoại giao Nước, mà tôi là đồng chủ bút.

    Mekong hùng vĩ đang ở một điểm quan trọng. Bốn năm liên tục có dòng chảy thấp rất hiếm, nó chưa từng xảy ra trong 60 năm. Nó ảnh hưởng lớn lao đến hàng triệu công dân Mekong của chúng ta. Đặc biệt, những người dựa vào đánh cá và thủy sản, hay thu hoạch mùa màng: dòng chảy thấp giảm số phù sa nuôi dưỡng mùa màng của họ. Đó là chưa kể đến cách nó đục khoét nơi cư trú sông và ảnh hưởng đời sống hoang dã.

    Tôi muốn chúng ta cộng tác với nhau trong hành động khuyến khích phát triển có trách nhiệm; cải thiện sinh kế và tiêu chuẩn sống; bảo đảm việc tiếp xúc thích đáng với nước và thực phẩm; và bảo vệ sông và hệ sinh thái của nó. Tôi mong các bạn cùng tôi trên hành trình nầy, bất kể nơi bạn đứng.

    Anoulak Kittihoun là Giám đốc Điều hành của MRC. Ông là đồng tác giả của 2 quyển sách: ‘Các Tổ chức Lưu vực Sông trong Ngoại giao Nước’ và ‘Các Quốc gia Nhỏ, Ngoại giao Lớn’.

    Không có nhận xét nào