Header Ads

  • Breaking News

    Việt Nam - Hội nghị Trung ương 5, ông Trọng tấn công trực diện ông Phúc?



    Hình: Lời nói của ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị TW5

    “Hữu danh vô thực” là câu nói chỉ con người có chức nhưng không làm nên tích sự gì, tồn tại cho có để hưởng bổng lộc của đảng chứ không làm được việc. Ý của ông Nguyễn Phú Trọng được báo chí diễn giải là cần loại bỏ những quan chức ăn hại mà thôi. Việc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng bao lâu nay cũng được phần nào hiểu là đã loại những quan chức “ăn hại”. Tuy nhiên, hiện nay ông Trọng lại không nhắc gì ở từ “đốt lò” mà chỉ nhắm vào từ “hữu danh vô thực”.

    Từ nhiều năm nay, ngườ ta hay dùng từ quan chức “sáng cắp ô đi chiều cắp ô về” để mô tả những quan chức không làm gì được việc. Đã nhiều năm nay, từ “hữu danh vô thực” được nhiều người ám chỉ chiếc ghế trông có vẻ rất cao nhưng quyền lực không có gì, đó là ghế chủ tịch nước. Trong cuộc đấu đá giành ghế trong Tứ Trụ trước một đại hội đảng, thì ai thất bại sẽ bị đẩy vào chiếc ghế chủ tịch nước. Ghế này có danh rất cao nhưng không có thực quyền. Năm 2011, ông Trương Tấn Sang quyết đấu với Nguyễn Phú Trọng để giành ghế Tổng Bí Thư, tuy nhiên, ông Trương Tấn Sang đã thất bại nên bị đẩy sang ghế Chủ tịch nước, báo chí Tiếng Việt không chính thống gọi chiếc ghế mà ông Trương Tấn Sang nhận được là “giải an ủi”.

    Thực ra trong dân từ lâu đã ngầm hiểu chức Chủ tịch nước là một chức danh hữu danh vô thực. Có nhiều ghế khác cũng hữu danh vô thực nhưng người ta ít dùng từ này để mô tả. Bỗng nhiên hôm nay ông Trọng dùng từ này trong hoàn cảnh mà Nguyễn Xuân Phúc đang liên minh với Tô Lâm tranh ghế Chủ tịch nước cũng là một trường hợp đáng chú ý. Những con người làm cao, đặc biệt là môi trường chính trị nhiều cạm bẫy thì chỉ cần lời nói ẩn ý là đối phương đã hiểu.

    Ngày mở màn Hội Nghị, ông Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố thẳng thừng “Những đảng viên hữu danh vô thực thì cho không chúng ta cũng không cần”. Có lẽ ông Trọng không cần chiếc ghế Chủ tịch nước “hữu danh vô thực” thật nên tại đại hội 13 ông đã nhả nó ra cho ông Nguyễn Xuân Phúc. Chiếc ghế mà ông đã bỏ rất nhiều công sức để thâu tóm nó từ tay ông Trần Đại Quang cũng tới lúc ông thấy nó chỉ hữu danh vô thực. Ông Nguyễn Phú Trọng là con người tham quyền cố vị nên ông chỉ nhả ra chiếc ghế mà ông cho là nó không có thực quyền.

    Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết để chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã sớm thành lập các ban chỉ đạo nghiên cứu, tổng kết, xây dựng các báo cáo, đề án về những nội dung nêu trên để báo cáo Bộ Chính trị thảo luận, cho ý kiến và trình Trung ương xem xét, quyết định. Nói đến Bộ Chính Trị thì sức mạnh ông Nguyễn Phú Trọng là lớn nhất nhưng ông không thể chi phối nhóm này, nếu là Ban Bí Thư thì đây chính là “sân nhà” của ông Trọng. Các vấn đề trọng đại mà ông Trọng buộc phải thông qua Ban Bí Thư của ông thì chứng tỏ ông vẫn còn đang kiểm soát tốt chính trường.

    Thực tế là, những ngày đầu Hội nghị ông Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện ông là người cầm trịch cuộc hội nghị này. Chưa có dấu hiệu gì cho thấy ông Trọng có thể thối lui. Tuy nhiên, hội nghị chỉ mới diễn ra ngày đầu, chưa nói lên điều gì, có thể những ngày sau đó sẽ có biến chuyển bất ngờ.

    Câu cửa miệng mà ông Trọng hay nhắc đi nhắc lại trong Hội nghị kỳ này là “chỉnh đốn đảng”. Chỉnh đốn có nghĩa là chỉnh sửa và “đốn” ngã nhiều nhân vật “hữu danh vô thực” như ông đã nói. Cũng cần để ý xem ông Trọng sẽ đốn những người “hữu danh vô thực nào”.

    Còn đến 5 ngày hội nghị, Đảng Cộng Sản sẽ còn thực hiện nhiều sự thay đổi nữa. Người dân đang chờ đợi ông Nguyễn Phú Trọng đại phẫu nhiều cái ung nhọt đang nổi lên những ngày gần đây. Thông thường, trước hội nghị mà ông Trọng xua quân rầm rộ nào kỷ luật, nào bắt bớ từ quan chức đến doanh nhân thì đó là một trường hợp bất thường. Ông muốn xới tung những sai phạm để có cớ mà triệt hạ trong kỳ hội nghị. Thông thường, có cuộc hội nghị chỉ kéo dài 2 ngày, nhưng kỳ hội nghị này kéo dài đến 7 ngày là không bình thường tí nào. Chỉ có đấu nhau mới lâu như thế.

    Với việc liên minh với Tô Lâm, thế lực của ông Nguyễn Xuân Phúc giờ không hề yếu trong Tứ Trụ, và ông Phúc cũng muốn chứng tỏ rằng, ông không phải là kẻ “hữu danh vô thực” như xã hội hay gán cho những người ở cương vị như ông, và trên hết, ông Nguyễn Xuân Phúc cần chứng tỏ cho ông Trọng thấy rằng, ông không hề là kẻ “hữu danh vô thực”.


    Hình: Nguyễn Xuân Phúc – kẻ hữu danh vô thực

    Không có nhận xét nào