Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ tư 01 tháng 6 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Quân đội Trung Quốc “tuần tra sẵn sàng chiến đấu” tại vùng biển và vùng trời chung quanh Đài Loan

    Ảnh tư liệu của Tân Hoa Xã phát hành ngày 31/12/2021 cho thấy chiến đấu cơ J-15 đang tập hạ cánh xuống tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. AP - Anonymous 

    Theo hãng tin Reuters, hôm nay, 01/06/2022, quân đội Trung Quốc thông báo trong những ngày qua đã mở một cuộc “tuần tra sẵn sàng chiến đấu” tại vùng biển và vùng trời chung quanh Đài Loan, khẳng định đây là hành động cần thiết để đáp trả “sự thông đồng” giữa Washington và Đài Bắc.  

    Trong một tuyên bố, Bộ tư lệnh chiến khu Nam Bộ của quân đội Trung Quốc khẳng định: “Gần đây, Hoa Kỳ thường xuyên có các hành động về vấn đề Đài Loan, nói một đằng, làm một nẻo, yểm trợ các lực lượng đòi độc lập cho Đài Loan, đẩy Đài Loan vào một tình thế nguy hiểm”.

    Tuyên bố của Bộ tư lệnh chiến khu Nam Bộ không nói rõ là cuộc “tuần tra sẵn sàng chiến đấu” đã diễn ra khi nào, nhưng hôm qua (31/05), Đài Bắc tố cáo là phi cơ của không quân Trung Quốc đã xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết các chiến đấu của Đài Loan đã ngăn chận 30 phi cơ của Trung Quốc. Theo Đài Bắc, đây là vụ xâm nhập lớn nhất vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan kể từ tháng Giêng năm nay. 

    Vốn vẫn xem Đài Loan là thuộc lãnh thổ Trung Quốc, Bắc Kinh trong hai năm gần đây đã gia tăng các hành động quân sự chung quanh hòn đảo này và gây áp lực với Đài Bắc. Trung Quốc cũng rất tức tối khi thấy Hoa Kỳ gia tăng yểm trợ Đài Loan. 

    Vào tuần trước, tổng thống Joe Biden tỏ dấu hiệu có thay đổi trong chính sách “mập mờ chiến lược” của Mỹ về Đài Loan, khi ông tuyên bố Hoa Kỳ sẽ can dự về quân sự nếu Trung Quốc tấn công hòn đảo. Tuyên bố của tổng thống Biden đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ, mặc dù các quan chức Mỹ nói là không hề có thay đổi trong chính sách của Washington đối với Đài Loan. 

    Mỹ đang cân nhắc gói võ khí mới cho Ukraine 

    01/6/2022 

    Reuters 

    Một hệ thống Tên lửa đa năng tầm xa

    Một hệ thống Tên lửa đa năng tầm xa 

    Tổng thống Mỹ Joe Biden và đội ngũ của ông đang cân nhắc việc gửi các hệ thống rocket tầm xa hơn cho Ukraine nhưng không muốn chúng được dùng để mở các cuộc tấn công vào bên trong lãnh thổ Nga, Toà Bạch Ốc cho hay ngày 31/5.

    Các giới chức cho biết ông Biden và các phụ tá an ninh quốc gia đang trong giai đoạn chót của việc chuẩn bị gói võ khí mới cho Ukraine và loan báo sắp được đưa ra sớm nhất là ngày mai 1/6.

    Các giới chức Ukraine yêu cầu các đồng minh cấp cho các hệ thống tầm xa hơn bao gồm Hệ thống tên lửa đa năng tầm xa (MLRS) có thể phóng ra loạt rocket cách xa hàng trăm dặm, với hy vọng tạo bước ngoặt trong cuộc chiến kéo dài 3 tháng nay.

    Phát ngôn viên Toà Bạch Ốc Karine Jean-Pierre cho biết hệ thống này đang nằm trong vòng xem xét.

    “Tuy nhiên như Tổng thống đã nói, chúng ta sẽ không gửi các rocket tầm xa để dùng vượt ra bên ngoài chiến địa ở Ukraine,” người phát ngôn Jean-Pierre nói.

    Các giới chức khác cho hay Tổng thống Biden không muốn các rocket này được phóng vào lãnh thổ Nga để tránh mở rộng cuộc chiến tranh ở Ukraine.

    Ông Biden ngày 31/5 khẳng định với báo giới rằng: “Chúng ta sẽ không gửi sang Ukraine các hệ thống rocket để tấn công vào lãnh thổ Nga.”

    Chính quyền Biden đang tập trung vào gói thiết bị quân sự mới, sử dụng nguồn quỹ từ gói ngân sách 40 triệu đô la mà Quốc hội đã chuẩn thuận.

    Ông Biden muốn giúp Ukraine tự vệ nhưng phản đối chuyện cung cấp võ khí mà Ukraine có thể dùng để tấn công vào lãnh thổ Nga.

    Chiến tranh Ukraina: Mỹ cấp cho Ukraina hệ thống tên lửa tối tân hơn

    Ảnh tư liệu : Hệ thống thống rocket di động của Mỹ HIMARS, trong một cuộc tập dượt ngày 23/05/2011 tại miền trung Hoa Kỳ. AP - Tony Overman 

    Tối ngày 31/05/2022, Hoa Kỳ thông báo cấp “các hệ thống tên lửa tối tân hơn” cho quân đội Ukraina, hiện đang gặp rất nhiều khó khăn ở vùng Donbass và sắp để lọt thành phố chiến lược Severodonetsk vào tay quân Nga. 

    Trên nhật báo New York Times, tổng thống Joe Biden viết rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Kiev “các hệ thống tên lửa tối tân hơn để có thể bắn chính xác hơn vào các mục tiêu chủ chốt trên chiến trường Ukraina”.

    Theo một quan chức cao cấp của Nhà Trắng, hệ thống vũ khí đó chính là HIMARS ( (High Mobility Artillery Rocket System), tức là các dàn phóng rocket di động, gắn trên các xe thiết giáp hạng nhẹ, có tầm bắn khoảng 80 km. 

    Hãng tin AFP cho biết, các vũ khí này nằm trong gói viện trợ quân sự mới của Mỹ tổng cộng 700 triệu đôla cho Ukraina, mà chi tiết được công bố ngày 01/06.

    Theo các chuyên gia, hệ thống HIMARS có thể sẽ làm thay đổi tương quan lực lượng trên trận địa, vào lúc mà quân đội Ukraina dường như đang gặp rất nhiều khó khăn ở vùng Donbass, trước đà tiến công của quân Nga.

    Tuy nhiên, vì vẫn không muốn Hoa Kỳ bị xem là một bên tham chiến, tổng thống Biden nhấn mạnh là ông “không khuyến khích” và “cũng không cho Ukraina các phương tiện” để bắn sang lãnh thổ Nga.

    Nhưng phản ứng về việc Washington cung cấp vũ khí mới cho Ukraina, điện Kremlin hôm nay cho rằng Mỹ "đang đổ thêm dầu vào lửa".

    Trong khi đó, theo thông báo của thủ tướng Olaf Scholz hôm nay, nước Đức cũng sẽ cấp cho Ukraina một hệ thống phòng không có thể giúp bảo vệ một thành phố lớn trước các cuộc oanh kích của Nga. Berlin còn cấp cho Kiev một hệ thống radar có thể phát hiện pháo binh của đối phương.

    Về tình hình chiến sự, trên mạng Telegram hôm nay, thống đốc vùng Lougansk, ông Serguiï Gaïdaï cho biết quân Nga hiện đang củng cố các vị trí của họ ở trung tâm Severodonetsk, thành phố chiến lược ở miền đông Ukraina. Tối qua, cũng ông Gaïdaï thông báo,  quân Nga đã kiểm soát được phần lớn thành phố và đang tiếp tục phá hủy các cơ sở hạ tầng và cơ sở công nghiệp, sau khi oanh kích vào nhà máy hóa chất Azot, đánh trúng một bồn chứa acide nitrique.

    Trả lời RFI Pháp ngữ, tướng Dominique Trinquand, chuyên gia quân sự Pháp, dự báo Severodonetsk chắc chắn sẽ thất thủ:

    “ Đánh giá tình hình của tôi là Severodonetsk sắp thất thủ, thành phố đang bị bao vây hoàn toàn, chỉ còn một con đường đi vào. Tốt hơn là Ukraina rút hết những quân còn ở Severodonetsk để bố trí ở một tuyến phòng thủ khác, tranh thủ những vũ khí mới mà phương Tây cấp cho họ. Tôi nghĩ rằng Ukraina nay khó mà giữ được Luhansk, cho nên họ phải lập một tuyến phòng thủ để bảo vệ vùng Donetsk và nếu cần thì mở các cuộc phản công. Nhưng tôi cho rằng cố bám giữ những phần chưa bị chiếm đóng của thành phố chỉ là ảo tưởng. 

    Việc quân Nga chiếm được Severodonetsk  sẽ là một bước ngoặt trước hết là về mặt tâm lý. Vùng Lugansk nay hoàn toàn là của Nga. Bây giờ diễn tiến đối với quân Ukraina sẽ như thế nào là tùy thuộc vào khả năng của họ khôi phục lực lượng, vào các tuyến phòng thủ hiệu quả.”

    Mỹ, New Zealand cùng quan ngại về tham vọng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương 

    01/6/2022 

    Reuters 

    Tổng thống Joe Biden gặp Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, ở Washington, D.C., ngày 31 tháng 5 năm 2022.

    Tổng thống Joe Biden gặp Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, ở Washington, D.C., ngày 31 tháng 5 năm 2022. 

    Tổng thống Mỹ và Thủ tướng New Zealand ngày 31/5 chia sẻ cùng quan ngại về nỗ lực của Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng ở Thái Bình Dương.

    Ông Joe Biden và bà Jacinda Ardern gặp nhau tại Toà Bạch Ốc giữa lúc Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc đang công du khu vực đảo Thái Bình Dương, chuyến đi vốn làm cho New Zealand và Mỹ cũng như đồng minh và đối tác của Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phải quan ngại.

    Đón tiếp Thủ tướng New Zealand tại Phòng Bầu dục, ông Biden nói Washington không muốn chỉ thị cho khu vực mà muốn làm đối tác với họ.

    Thông cáo chung sau cuộc họp của đôi bên có nêu mối quan ngại về thoả thuận an ninh mới đây giữa Trung Quốc với Quần đảo Solomon.

    Một quan chức cao cấp của Mỹ không muốn nêu tên cho hay đôi bên đã bàn tới mối quan tâm chung về những khó khăn mà các đảo quốc Thái Bình Dương đối mặt và nhu cầu phải giúp họ đối phó với các vấn đề như COVID và biến đổi khí hậu.

    New Zealand có gia nhập khối kinh tế không có Trung Quốc mang tên Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) mà Tổng thống Biden đề xướng nhân chuyến công du châu Á tuần trước.

    Vận mệnh tương lai của Tập Cận Bình, Putin, Biden 

    Tử Vi — Nhà tiên tri ngoại cảm người Anh Craig Hamilton-Parker tiên đoán.

    Nhà tiên tri ngoại cảm người Anh Craig Hamilton-Parker đã dự đoán nhiều sự kiện lớn trên thế giới, và thu hút sự chú ý của mọi người vì độ chính xác cao. 

    https://i0.wp.com/baotgm.net/wp-content/uploads/2022/05/00000000000_Craig-Hamilton-Parker.jpg?resize=480%2C360&ssl=1

    Trong 2 buổi phát sóng trực tiếp vào ngày 5 và 11/5, Parker đã dự đoán về số phận của các nhà lãnh đạo của một số cường quốc trên thế giới, bao gồm: Tập Cận Bình, Biden, Putin như sau:

    Biden bị thao túng, Đảng Dân Chủ thất thế

    https://i0.wp.com/baotgm.net/wp-content/uploads/2022/05/0000000000_biden.jpg?resize=318%2C159&ssl=1

    Parker nói: “Về Biden, ngày càng rõ ràng rằng ông ta sẽ không giành được nhiệm kỳ thứ hai. Biden không làm được những gì ông ta phải làm, một người nào đó đã ở phía sau và thao túng ông. Nhiều người trên thế giới đã nhìn thấy điều này. Khi các phóng viên báo đài đặt câu hỏi, thì việc lãnh đạo một quốc gia lớn như vậy mà cần phải dựa vào thiết bị nhắc lời từ xa mới có thể trả lời câu hỏi, thật sự rất đáng sợ!

    Vào cuối năm 2021, tôi đã đề cập đến vấn đề này,  rằng cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Hoa Kỳ tháng 11 năm 2022 sẽ là một thảm họa tuyệt đối,  đối với đảng Dân chủ. Đảng Dân chủ sẽ mất quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội. Ai cũng thấy Biden đã nhiều lần mất đi lý trí, và mọi người trên khắp thế giới đều lo lắng về điều đó. Vì Mỹ đóng vai trò dẫn đường thế giới. Đặc biệt là bây giờ, khi cả thế giới đang ở trong thời kỳ tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ hai.”

    Parker tiếp tục nói: “Chúng ta vừa trải qua một đại dịch, loại bệnh cúm tồi tệ nhất kể từ trận dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Một câu hỏi rất quan trọng là chúng ta cần loại người nào để điều hành nước Mỹ, trên thực tế chính là quản trị thế giới này”. Ông nói thêm rằng Phó Tổng thống Harris cũng tệ hại không khác gì Biden. Harris sẽ không thành công để thay thế Biden, và mọi thứ dường như không phát triển theo xu hướng như vậy.

    Putin bị bãi nhiệm, Nga cải cách chính phủ

    https://i0.wp.com/baotgm.net/wp-content/uploads/2022/04/000000000_economist-Putin-cover.jpg?resize=316%2C178&ssl=1

    Về Putin, Parker nói: “Giờ đây, giới truyền thông đang nói rằng Putin bị bệnh, và chúng ta có thể thấy điều đó ngày càng rõ ràng. Tại lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ hồi đầu tháng 5, cũng có thể nhìn ra Putin đúng là bị bệnh. Lúc đó ông ấy trùm khăn kín chân, Putin luôn biểu hiện cho mọi người thấy ông là một người mạnh mẽ, nhưng bây giờ ông ấy lại trùm khăn như thế. Đó không phải là một hình ảnh đẹp, thường thì ông không làm như vậy.”

    Parker cho biết “báo chí đưa tin rằng một số tướng lãnh đã mất tích, và ông tự hỏi liệu có một cuộc đảo chính đằng sau các tướng lãnh khiến Putin mất quyền lực vì thất bại trong cuộc chiến Ukraine hay không?  Putin từ chức, hoặc vì sức khỏe của ông ấy, hoặc vì ông ấy bị lật đổ bởi các tướng bên trong. Ngoài ra, một số quyết định của Putin có vẻ phi lý và phi logic nên Parker cho rằng có lẽ do một số hormone ảnh hưởng nên tinh thần của Putin cũng xuất hiện vấn đề.”

    Parker nói rằng: “Dù cho Putin mắc phải bất cứ căn bệnh nào thì cuối cùng ông ấy cũng bị bãi nhiệm bởi các tướng lĩnh của ông ấy. Parker nghĩ rằng sẽ có một cuộc đảo chính chống lại Putin. và một cuộc cải tổ chính phủ ở Nga, sẽ xảy ra rất nhanh.”

    Trung Cộng phát sinh đại sự

    Nhiều thông điệp trong bài phát biểu của ông Tập Cận Bình

    Về Trung Cộng, trong quá trình Parker giao lưu với cư dân mạng, một cư dân mạng ở Trung Cộng hỏi liệu có một cuộc cách mạng ở Trung Cộng? Cư dân mạng này nói rằng ông đã bị cách ly tại nhà 40 ngày, không khác gì ngồi tù.

    Parker trả lời: “Trung Cộng ngày nay là một chính phủ theo chủ nghĩa duy vật sâu sắc, chủ nghĩa Mao là một loại chủ nghĩa duy vật, họ là những người vô thần, rao giảng việc không tin Thần, xóa sổ Phật giáo và Đạo giáo.

    “Do dịch bệnh, Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH) ĐÃ áp dụng chính sách phong tỏa thành phố cấm túc người dân, mặc dù tin tức không được loan tải, nhưng đối với người dân mà nói thì chính là đại sự. Quá khó khăn đối với người dân, nó sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề bất ổn xã hội, và làm cho người dân không còn tin tưởng vào chính phủ CS này.”

    Nhưng Parker bây giờ cảm thấy sắp có một sự thay đổi, rằng chính quyền này sẽ bị thử thách, mặc dù Parker không nhìn thấy rõ ràng lắm, nhưng ông cảm thấy nó rất mạnh mẽ. Ông thấy rằng sẽ có một sự thay đổi lãnh đạo ở Trung Hoa, lãnh đạo hiện tại sẽ bị loại bỏ, và điều đó sẽ xảy ra rất sớm. Nhưng nhà lãnh đạo mới của ĐCSTQ còn khiến Parker lo lắng hơn, bởi vì ông ta (TCBình) là một nhân vật rất nguy hiểm, người có thể châm ngòi cho tương lai, hoặc thậm chí tấn công Đài Loan trong vòng 2 năm.

    Parker nhấn mạnh rằng cuộc cách mạng có thể nổ ra ở một nơi bất thường ở lục địa Trung Hoa. Một ngày nào đó trong tương lai quốc gia này sẽ chuyển biến theo một hướng khác, và những tư tưởng của Tôn Trung Sơn cuối cùng sẽ thống trị nền chính trị Trung Hoa. Hiện nay, hành động của giới lãnh đạo Trung Cộng khiến cả thế giới ghét bỏ, — nhưng Trung Hoa vẫn là niềm hy vọng của thế giới.

    Tử Vi

    Quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề NATO mở rộng thành viên

    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang ngăn cản Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Dưới đây là trích dẫn từ bài viết của ông giải thích quan điểm cho tạp chí The Economist:

    Vì tất cả các đồng minh NATO đều công nhận tầm quan trọng thiết yếu của Thổ Nhĩ Kỳ đối với liên minh, nên thật không may khi một vài trong số họ không nhìn thấy các mối đe dọa đối với đất nước chúng tôi. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan sẽ dẫn đến rủi ro an ninh cho chính chúng tôi cũng như tương lai của tổ chức. Chúng tôi có quyền yêu cầu các quốc gia đó, những quốc gia [mà nếu được kết nạp] sẽ có quyền yêu cầu quân đội lớn thứ hai NATO [tức Thổ Nhĩ Kỳ] đưa quân đến bảo vệ họ theo Điều 5, ngăn chặn các hoạt động tuyển mộ, gây quỹ và tuyên truyền của PKK, một tổ chức đã bị Liên minh châu Âu và Mỹ coi là thực thể khủng bố.

    Thổ Nhĩ Kỳ muốn các nước ứng viên kiềm chế hoạt động của tất cả các tổ chức khủng bố và dẫn độ thành viên của các tổ chức này. Chúng tôi đã cung cấp bằng chứng rõ ràng cho giới chức ở các nước này và chờ đợi họ hành động. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu họ hỗ trợ các hoạt động chống khủng bố của NATO. Chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa cho tất cả các thành viên và do đó các nước ứng viên nên nhận thức rõ trước khi gia nhập. Trừ khi họ thực hiện các bước cần thiết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thay đổi quan điểm của mình.

    Nhóm Hồng Kông 47 ra tòa

    Phiên tòa xét xử 47 chính trị gia và nhà hoạt động đối lập Hồng Kông sẽ bắt đầu vào thứ Tư. Tội danh bị cáo buộc của họ – với mức án cao nhất là chung thân theo luật an ninh quốc gia – là tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ không chính thức vào năm 2020. Mục tiêu của họ là chọn ra một nhóm ứng viên để đấu với các chính trị gia thân Bắc Kinh trong cuộc bầu cử cuối năm đó (nhưng đã bị hoãn lại).

    Trong một cuộc bố ráp vào rang sạng một ngày tháng 1 năm 2021, cảnh sát đã vây bắt những người tổ chức, bao gồm các nhân vật nổi tiếng của phong trào ủng hộ dân chủ như Benny Tai hay Joshua Wong. John Lee, trưởng đặc khu sắp tới của Hồng Kông – khi đó là bộ trưởng an ninh – đã buộc tội họ “âm mưu thâm độc.” Ông dường như cho rằng tội của nhóm là âm mưu giành được một nửa số ghế trong hội đồng lập pháp. Sau 25 năm, Trung Quốc giờ đây đã ngửa bài là người Hồng Kông không được phép bày tỏ quan điểm của mình, nhất là tại thùng phiếu.

    Đan Mạch trưng cầu dân ý về hợp tác quốc phòng với EU

    Từ trước đến nay Đan Mạch luôn dè dặt về EU. Hồi năm 1992 chính họ đã bỏ phiếu cho một cuộc trưng cầu dân ý phản đối hiệp ước Maastricht, sự kiện vốn thành lập liên minh. Một năm sau đó, họ đổi ý khi chính phủ đàm phán được quyền rút khỏi bốn lĩnh vực hợp tác, bao gồm cả quốc phòng. Song giờ đây khi Nga xâm lược Ukraine, quốc hội Đan Mạch đang xem xét lại vấn đề. Vào thứ Tư, nước này sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc có nên tham gia các chính sách quốc phòng của châu Âu hay không.

    Các nỗ lực quốc phòng có giới hạn của EU bao gồm chương trình phối hợp mua sắm vũ khí và một sứ mệnh chung ở Địa Trung Hải để thực thi các hạn chế đối với Libya. Đan Mạch là thành viên sáng lập của NATO, do đó một số người Đan Mạch tự hỏi [hợp tác quốc phòng của] EU sẽ mang lại thêm gì cho họ. Các đảng cực tả và cực hữu không muốn tham gia, trong khi những người ngờ vực (dù không đúng) cho rằng lính Đan Mạch có thể phải tham chiến mà không có sự chấp thuận của quốc hội. Dù vậy hầu hết các đảng đều muốn tham gia, vừa để răn đe Nga vừa để bớt phụ thuộc vào Mỹ. Thăm dò bước đầu cũng cho thấy cử tri đồng ý.

    Hạn hán nghiêm trọng ở California 

    Bắt đầu từ thứ Tư, 6 triệu người ở trong và xung quanh Los Angeles được yêu cầu tưới nước bãi cỏ gia đình chỉ một lần một tuần. Quy định mới này sẽ giúp tiết kiệm nước trong bối cảnh hạn hán nghiêm trọng tại miền Tây nước Mỹ, đến mức các nhà khí hậu học định mức “cực đoan” trên 60% diện tích California. Năm ngoái là năm khô hạn thứ hai trong lịch sử của bang; với năm nay có khả năng còn tệ hơn.

    Bấy nhiêu là không đủ, vì khu vực thành thị chỉ chiếm 1/5 lượng nước được sử dụng bởi các hộ gia đình và doanh nghiệp. Phần còn lại là nông nghiệp. Tình trạng thiếu nước sẽ buộc nông dân phải để đất trồng trọt bị hoang hóa. Nông dân có thể sẽ phải chuyển sang các loại cây trồng mang lại doanh thu cao hơn trên lượng nước dùng, chẳng hạn như rau và các loại hạt, thay vì gạo và bông. Trong khi đó, người thành thị sẽ bỏ những cây lâu năm tươi tốt và chuyển sang trồng các loại xương rồng có gai.

    Lạm phát khu vực đồng Euro đạt mức cao kỷ lục, có thể tiếp tục tăng

    https://www.epochtimesviet.com/wp-content/uploads/2022/06/Germany-inflation-700x420-1.jpg

    Sản phẩm được chụp trong một siêu thị ở Berlin, Đức, hôm 17/03/2020. (Ảnh: Fabrizio Bensch/File Photo/Reuters) 

    Lạm phát tại 19 quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng Năm, chủ yếu là do giá thực phẩm và năng lượng tăng cao. Và lạm phát có thể tăng cao hơn theo sau cam kết mới của EU về việc cấm hầu hết các hoạt động nhập cảng dầu của Nga.

    Eurostat, cơ quan thống kê của EU, cho biết trong một ước tính hôm 31/05 (pdf) rằng tốc độ lạm phát hàng năm ở khu vực đồng euro đã tăng từ 7.4% của tháng Tư lên 8.1% vào tháng Năm, mức cao kỷ lục.

    Một năm trước, con số đó ở mức 2.0%, phù hợp với mục tiêu lạm phát của Ngân hàng Trung ương Âu Châu (ECB).

    Sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch, sự phình to của tiền dễ mượn tràn ngập các thị trường để hỗ trợ các nền kinh tế Âu Châu đang gặp khó khăn, và bây giờ là sự gián đoạn liên quan đến việc Nga phong tỏa các cảng của Ukraine và các lệnh cấm vận năng lượng của Nga, tất cả đều dẫn đến lạm phát tăng vọt trong năm qua.

    Lạm phát lõi — ‘mối lo ngại chính’

    Bên cạnh đó, tốc độ lạm phát của khu vực đồng euro chạm mức cao mới, lạm phát lõi — vốn loại bỏ các nhóm thực phẩm và năng lượng dễ biến động và được coi là thước đo tốt hơn cho áp lực lạm phát tiềm ẩn — cũng tăng lên.

    Các nhà phân tích tại ING cho biết trong một lưu ý: “Mối lo ngại chính là xung quanh vấn đề lạm phát lõi. Việc tăng từ 3.5% lên 3.8% ngày hôm nay cho thấy giá đầu vào cao đang được định giá cho người tiêu dùng với tốc độ nhanh. Trong khi kỳ vọng về giá bán từ các doanh nghiệp đã giảm nhẹ trong tháng Năm, thì kỳ vọng về [lạm phát] lõi sẽ vẫn cao hơn mục tiêu trong những quý tới khi giá đầu vào cao hơn chuyển đến người tiêu dùng.”

    Không chỉ giá cả tăng mạnh, mà kỳ vọng về việc tăng giá hơn nữa trong tương lai cũng tăng lên, dẫn đến lo ngại về khả năng giảm kỳ vọng lạm phát và vòng xoáy giá lương đáng sợ sẽ đẩy giá cao hơn nữa.

    Kỳ vọng lạm phát

    Một cuộc khảo sát gần đây của ECB với các nhà dự báo chuyên nghiệp cho thấy kỳ vọng lạm phát trong tương lai đã được điều chỉnh tăng 3.0% cho năm 2022, lên 6.0%, chủ yếu phản ánh lạm phát giá năng lượng và thực phẩm cao hơn.

    Dữ liệu của Eurostat cho thấy giá thực phẩm trong khu vực đồng euro đã tăng 7.5% trong năm tính đến tháng Năm trong khi giá năng lượng tăng 39.2%. Cả hai đều đóng góp chính vào tốc độ lạm phát.

    Các nhà dự báo được khảo sát cũng điều chỉnh kỳ vọng lạm phát của họ cho năm 2023 thêm 0.6% lên 2.4%, trong khi giữ nguyên dự báo năm 2024 ở mức 1.9%.

    Họ cũng giảm bớt kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong khu vực đồng euro cho năm nay và năm sau.

    ECB cho biết trong một tuyên bố: “Nhìn chung, những người được hỏi cho thấy cuộc chiến ở Ukraine và những tác động của nó là những yếu tố chính đằng sau việc điều chỉnh dự báo lạm phát và tăng trưởng của họ vào năm 2022 và 2023.”

    Và trong khi Chỉ số Tâm lý Kinh tế EU gần đây nhất cho thấy kỳ vọng giá bán vào tháng Năm của người tiêu dùng giảm nhẹ, các nhà phân tích tại ING lưu ý rằng, “với môi trường đầy biến động, còn quá sớm để gọi là đỉnh về tỷ lệ lạm phát,” nói thêm rằng khảo sát tổng thể “tiếp tục cho thấy giá cả tăng mạnh trong những tháng tới.”

    Lệnh cấm vận dầu Nga của EU

    Dữ liệu lạm phát của Eurostat được đưa ra một ngày sau khi các nhà lãnh đạo EU đồng thuận tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels về việc cấm vận phần lớn dầu nhập cảng của Nga vào khối này vào cuối năm 2022 như một phần của gói trừng phạt thứ sáu chống lại Moscow vì cuộc xâm lược Ukraine.

    Trong những tuần trước khi đạt được thỏa thuận, một số chuyên gia và nhóm ngành đã cảnh báo rằng lệnh cấm của EU đối với năng lượng của Nga có nguy cơ đẩy lạm phát lên cao hơn.

    Tập đoàn thương mại công nghiệp Đức BDI cho biết hồi đầu tháng Năm: “Dầu của Nga có thể được thay thế trên thị trường thế giới trong ngắn hạn, nhưng cùng với đó là thêm nhiều chi phí và những khó khăn về hậu cần. Với lệnh cấm vận dầu mỏ, giá năng lượng có thể sẽ tiếp tục tăng.”

    Số liệu lạm phát của khu vực đồng euro cũng diễn ra trước cuộc họp quan trọng của Ngân hàng Trung ương Âu Châu (ECB) vào tuần tới, nơi các quan chức dự kiến ​​sẽ thông báo về việc thay đổi các chính sách tiền dễ mượn trong những năm gần đây.

    Chủ tịch ECB Christine Lagarde gần đây đã gợi ý rằng nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất 0.25% vào tháng Bảy và sau đó là tháng Chín.

    Bà Lagarde đã viết trong một bài đăng trên blog gần đây rằng bà ấy hy vọng việc mua ròng theo chương trình mua tài sản của ECB sẽ kết thúc “rất sớm trong quý thứ ba”, mở đường cho ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất vào tháng Bảy.

    Bà Lagarde viết, “Dựa trên triển vọng hiện tại, chúng ta có khả năng thoát khỏi mức lãi suất âm vào cuối quý thứ ba.”

    Lãi suất chính sách quan trọng của ECB hiện được đặt ở mức âm 0.5%.

    Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo cho người trưởng thành. 

    Vân Du biên dịch


    Không có nhận xét nào