Header Ads

  • Breaking News

    Chi phí và nguy cơ leo thang chiến tranh Nga-Ukraine đối với Hoa Kỳ là không thể đoán trước




    Vào ngày 28/7, Giáo sư Victor Davis Hanson, nhà nghiên cứu cấp cao về lịch sử quân sự tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford đã có bài phân tích trên trang The Epoch Times cho rằng 5 tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine, cuộc chiến đã đi vào bế tắc. Nếu Hoa Kỳ tham gia nhiều hơn để leo thang chiến tranh, thì chi phí và mối nguy hiểm mà nước này phải đối mặt là điều khó lường trước.

    Năm tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine, cuộc chiến giờ đây đã trở thành một cuộc chiến tranh tiêu hao. Cuộc chiến khó khăn hiện nay đang được chiến đấu chủ yếu bằng pháo và tên lửa. Tất cả mọi thứ, từ các trung tâm mua sắm của Ukraine đến các tòa nhà chung cư – và cả dân thường bên trong đó – đều là mục tiêu của Nga.

    Hầu hết những người ngoài cuộc đã quên chiến tích anh hùng của Ukraine trong việc đẩy lùi Nga vào mùa đông năm nay. Nga đã lên kế hoạch càn quét Kyiv theo kiểu gây sốc trong vòng vài ngày, loại bỏ người đứng đầu chính phủ Ukraine và tuyên bố miền Đông Ukraine là một vùng bảo hộ của Nga.


    Vài tháng sau, cuộc chiến kéo dài tiếp tục trở thành cuộc cạnh tranh về chất lượng và số lượng — hàng tấn chất nổ làm nổ tung các con đường, chỉ để các đội quân tập hợp chiếm thêm vài dặm trong đống đổ nát.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đánh cược rằng ông có thể đưa nhiều quân và đạn pháo hơn Ukraine và viện trợ của phương Tây. Ông không ngần ngại “giành chiến thắng” bằng cách phá hủy miền đông Ukraine, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc mỗi lính Ukraine thiệt mạng sẽ mất 3 lính Nga.

    Khi cuộc chiến trở nên quá bế tắc, mỗi bên đều tìm kiếm những biện pháp ngoại giao, chiến lược, đồng minh hoặc vũ khí mới có thể giúp thay đổi cuộc chơi để phá vỡ thế bế tắc.

    Đối với ông Putin, leo thang chiến tranh đồng nghĩa với việc cần nhiều binh lính, thép và chất nổ hơn. Đất nước của ông có quy mô gấp 28 lần Ukraine, với dân số gấp ba lần và quy mô kinh tế gấp 15 lần.

    Đối với dự trữ tài chính của ông Putin , việc phương Tây tẩy chay dầu ngày càng ít có ý nghĩa đối với ông khi 40% dân số trên trái đất gồm Ấn Độ và Trung Quốc khao khát các nguồn năng lượng gần như vô hạn của Nga .


    750 triệu người châu Âu khác đã lên tiếng cứng rắn. Nhưng khi mùa đông thứ hai đến gần, nhập khẩu khí đốt và dầu của họ từ Nga sẽ giảm hơn nữa.

    Kết quả là, cuộc chiến Ukraine sẽ ngày càng phụ thuộc vào viện trợ vô tận của Mỹ.

    Để ngăn chặn cuộc tấn công của Nga, Ukraine cần các tên lửa tiên tiến của Mỹ để đánh chìm Hạm đội Biển Đen của Nga. Kyiv đã yêu cầu cung cấp máy bay chiến đấu của Mỹ để bắn hạ tên lửa và máy bay của Nga.

    Ukraine đã yêu cầu thêm tên lửa và pháo từ Mỹ để bảo đảm trả đũa từng quả đạn và bom của Nga. Kyiv đã đàm phán để có thêm thông tin tình báo phương Tây nhằm loại bỏ thêm nhiều tướng lĩnh Nga và tăng khả năng cung cấp cho các cuộc không kích vào đất liền.

    Người phương Tây đa phần ghét sự tàn sát vô nghĩa của ông Putin trong chiến tranh như là hành động điên rồ cuối cùng của một nhà độc tài tự cao và ảo tưởng.


    Tuy nhiên, ông Putin tin rằng các thế hệ tương lai của nước Nga sẽ ngưỡng mộ công việc khó khăn của ông như “Vladimir Đại đế”, một nhà phục hưng khó khăn. Khi đống đổ nát bị lãng quên, ông Putin tin rằng ông sẽ được coi là nhà thống nhất thành công nhất thế giới – ông đã trả lại Gruzia, Ossetia, Chechnya, Crimea và miền đông Ukraine cho một Đế chế Nga tái sinh.

    Nếu ông Putin có thể đưa Ukraine, viên ngọc quý của nước Nga trước đây phải khuất phục, thì ông tin rằng cuối cùng ông có thể có được tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vốn yếu hơn Ukraine.

    Hoa Kỳ đang tiến gần đến việc đưa ra một quyết định. Có rất nhiều mối nguy hiểm chưa từng có đối với việc nâng cao vai trò của Hoa Kỳ ở Ukraine. Không ai hiểu đầy đủ các quy tắc giao kết hậu Chiến tranh Lạnh khi một cường quốc hạt nhân đối đầu công khai với một cường quốc khác.

    Ngày xưa của Liên Xô và Trung Quốc thời Mao, chính sách “quan hệ tam giác” truyền thống của Hoa Kỳ bảo đảm rằng các cường quốc hạt nhân khác không ở gần Hoa Kỳ hơn.

    Sau khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, hai cường quốc hạt nhân trở thành đồng minh trên thực tế, đoàn kết chống lại kẻ thù chung là Hoa Kỳ. Với lạm phát toàn cầu tăng vọt, suy thoái kinh hoàng và giá dầu tăng cao, một số đồng minh của Hoa Kỳ, cả bằng lời nói và thực tế, bao gồm cả Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, thích dầu của Nga hơn các ‘bài thuyết giáo’ của phương Tây.


    Cuộc kháng chiến anh dũng của Ukraine có thể đã đưa các nước NATO châu Âu và Hoa Kỳ xích lại gần nhau hơn. Nhưng kỳ lạ thay, những người ủng hộ Ukraine dường như khiến phần còn lại của thế giới khó chịu, bao gồm cả việc phương Tây tẩy chay và trừng phạt kinh tế, cũng như sự lãnh đạo chậm chạp của Tổng thống Biden và những người đồng cấp châu Âu.

    Việc gia tăng viện trợ ồ ạt cho Ukraine đã trở thành một chủ đề nóng ở phương Tây. Nhưng ít người giải thích được đầy đủ về chi phí và mối nguy hiểm của sự leo thang chiến tranh đối với người dân Hoa Kỳ. Với việc mất khả năng răn đe của Hoa Kỳ do thảm họa ở Afghanistan và việc có thêm những nước như Iran và Triều Tiên vào trục hạt nhân Bắc Kinh-Matxcơva, Hoa Kỳ dường như đang hướng tới một sự suy giảm lạm phát đình trệ.

    Hiện tại, không ai biết liệu sự can thiệp nhiều hơn của Hoa Kỳ có mang lại chiến thắng cho các đồng minh dân chủ và lặp lại vai trò của họ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới hay không. Hay cuộc chiến tranh này sẽ kéo Hoa Kỳ vào vũng lầy như ở Iraq hay Afghanistan?

    Tệ hơn nữa: Liệu sự can thiệp của Hoa Kỳ có vượt qua được bờ vực của Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba – một bế tắc hạt nhân sẽ không thể đoán trước?

    Không có nhận xét nào