Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ tư 03 tháng 8 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Bà Nancy Pelosi rời Đài Bắc sau khi khẳng định cam kết với Đài Loan 

    03/8/2022 

    Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã rời Đài Loan để đến Hàn Quốc

    Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã rời Đài Loan để đến Hàn Quốc 

    Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi, rời Đài Loan vào tối ngày 3/8, sau chuyến thăm làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc mà trong đó bà nói rằng bà và các dân biểu khác của Quốc hội trong phái đoàn thể hiện rằng họ sẽ không từ bỏ cam kết đối với hòn đảo tự trị này.

    “Ngày nay, thế giới phải đối mặt với lựa chọn giữa dân chủ và chuyên chế”, bà nói trong bài phát biểu ngắn trong cuộc gặp với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. “Quyết tâm của Mỹ bảo vệ nền dân chủ, ở Đài Loan này và trên toàn thế giới, là chắc như đinh đóng cột”.

    Chuyến công du của bà Pelosi đã làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung hơn các chuyến thăm của các nghị sĩ khác trong Quốc hội Mỹ vì bà có chức vụ cao, là lãnh đạo Hạ viện. Bà là Chủ tịch Hạ viện Mỹ đầu tiên đến thăm Đài Loan sau 25 năm, kể từ chuyến thăm của ông Newt Gingrich hồi năm 1997. Tuy nhiên, cũng đã có các thành viên Quốc hội Mỹ khác đã đến thăm Đài Loan trong năm qua.

    Bà Pelosi đề cập đến các lời đe dọa của Bắc Kinh vào sáng ngày 3/8, và nói bà hy vọng mặc dù Trung Quốc ngăn cản Đài Loan tham dự một số hội nghị quốc tế, điều rõ ràng là họ hiểu họ sẽ không thể cản trở người khác đến Đài Loan để thể hiện tình hữu nghị và ủng hộ.

    Bà lưu ý rằng cả hai đảng ở Mỹ đều ủng hộ Đài Loan và ca ngợi nền dân chủ của hòn đảo. Bà không nói tới mức là Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự, nhưng nhấn mạnh rằng Quốc hội Mỹ ‘cam kết về an ninh cho Đài Loan, để Đài Loan có thể tự vệ một cách hiệu quả nhất’.

    Trong thời gian ở thăm, Bà Pelosi đã đến một bảo tàng nhân quyền ở Đài Bắc, nơi trình bày chi tiết lịch sử thời kỳ thiết quân luật của hòn đảo và gặp gỡ một số nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng nhất của Đài Loan, bao gồm một chủ tiệm sách Hong Kong lưu vong vốn từng bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ, ông Lam Wing-kee.

    Bà Pelosi, dẫn đầu phái đoàn cùng 5 thành viên khác của Quốc hội Mỹ, cũng đã gặp gỡ các đại diện của cơ quan lập pháp Đài Loan.
    “Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện tới Đài Loan cùng phái đoàn, không hề sợ hãi, là sự bảo vệ mạnh mẽ nhất nhân quyền và củng cố các giá trị dân chủ và tự do”, bà Sái Kỳ Xương, phó chủ tịch cơ quan lập pháp Đài Loan, nói trong lời phát biểu chào mừng.

    Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tìm cách giảm bớt mức độ rầm rộ của chuyến thăm và khẳng định không có thay đổi nào trong chính sách ‘Một Trung Quốc’ lâu nay của Mỹ, vốn công nhận Bắc Kinh nhưng vẫn mở cửa cho quan hệ không chính thức và quan hệ quốc phòng với Đài Bắc.

    Dân Đài Loan chào đón bà Pelosi như thần tượng

    VOA News: Tối ngày 02/08 (giờ địa phương), Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tới khách sạn Hyatt tại Đài Bắc, Đài Loan, trong một chuyến đi nhằm thể hiện tình đoàn kết của người dân Mỹ với hòn đảo mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền.

    Tiếng Việt

    Đoạn video tại khách sạn Hyatt cho thấy đông đảo người dân Đài Loan đứng chờ, ùa theo đoàn xe chở bà Pelosi, hô vang bằng tiếng Anh: “Chào mừng bà Pelosi”.

    Đây là lần đầu tiên sau 25 năm, một Chủ tịch Hạ viện Mỹ tới thăm Đài Loan. Chuyến thăm này có nguy cơ đẩy mối quan hệ Mỹ- Trung xuống thấp hơn nữa.

    Chiếc máy bay của Không quân Hoa Kỳ chở bà Pelosi hạ cánh xuống sân bay Tùng Sơn ở trung tâm Đài Bắc. Đón bà có Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu và trưởng đại diện của Mỹ tại Đài Loan Sandra Qudkirk.

    Trung Cộmg lập tức lên án, nói rằng chuyến thăm của bà Pelosi “hủy hoại nghiêm trọng hòa bình và ổn định trên Eo biển Đài Loan, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền tảng chính trị của mối quan hệ Mỹ- Trung và xâm hại nặng nề chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Cộng.”

    Trước khi máy bay của bà Pelosi hạ cánh, Trung Cộng đã cho chiến đấu cơ vần vũ đường trung tuyến chia đôi Eo biển Đài Loan. Bắc Kinh cũng tuyên bố tập trận gần Đài Loan tới ngày 7/8.

    Bà Pelosi, người đứng hàng thứ 2 trong danh sách kế vị Tổng thống Mỹ, là một tiếng nói cứng rắn chỉ trích Trung Cộng vì hồ sơ nhân quyền yếu kém.

    Bà là đồng minh thân cận của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

    Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Pelosi đến Đài Loan : Phản ứng khác nhau của các nước châu Á

    03/8/2022

    Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu bên cạnh tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, phó tổng thống Lại Thanh Đức ( William Lai ) và giám đốc Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) Sandra Oudkirk, trong cuộc họp tại văn phòng tổng thống Đài Loan, Đài Bắc, ngày 03/08/2022. VIA REUTERS - TAIWAN PRESIDENTIAL OFFICE 

    Chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ gây phản ứng khác nhau từ các nước trong khu vực : một bên thì ủng hộ Trung Quốc, bên kia thì lo ngại, nhưng mong muốn duy trì hòa bình.  

    Vài giờ sau khi máy bay của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi hạ cánh tại Đài Bắc vào tối thứ Ba 02/08/2022, Matxcơva, một đồng minh thân cận của Bắc Kinh, nhận định  đây hiển nhiên là một « hành động khiêu khích », nhằm kềm chế Trung Quốc. Nếu như Hoa Kỳ khẳng định bà Pelosi có quyền thăm Đài Loan, thì bộ Ngoại Giao Nga nhấn mạnh  Trung Quốc cũng có quyền thi hành « các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ » liên quan đến Đài Loan.

    Bắc Triều Tiên cũng không bỏ lỡ cơ hội này để khẳng định lập trường thân Trung Quốc. Sáng nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao nước này tuyên bố Bình Nhưỡng hoàn toàn ủng hộ lập trường của Bắc Kinh : Đài Loan là phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Việc Hoa Kỳ can thiệp vào nội bộ của nước khác là « cội rễ của mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh trong khu vực. »

    Cùng ngày, trên cổng thông tin của của bộ Ngoại Giao Việt Nam, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng  khẳng định «Việt Nam kiên trì thực hiện chính sách một Trung Quốc và mong các bên liên quan kiềm chế, không làm căng thẳng tình hình eo biển Đài Loan ».

    Về phía Nhật Bản, theo AFP, chánh văn phòng nội các, ông Hirokawu Matsuno hôm nay cho biết Tokyo không bình luận về các chuyến công du quốc tế của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Tokyo bày tỏ quan ngại đặc biệt về các hoạt động quân sự trên biển xung quanh Đài Loan. Hơn nữa, các khu vực tập trận mà Trung Quốc thông báo bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.  

    Về phần mình, Hàn Quốc kêu gọi đối thoại để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Văn phòng chính phủ đồng thời cho biết Seoul hoan nghênh chuyến thăm của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ tại Hàn Quốc từ chiều nay. Hãng tin AFP cho biết, không có nhiều thông tin về chuyến đi của bà Pelosi đến Seoul được tiết lộ. Cho đến nay, cuộc gặp duy nhất được xác nhận là với chủ tịch Quốc Hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo. Tổng thống Hàn Quốc không tiếp bà Pelosi vì ông đang đi nghỉ hè.

    Trung Quốc tập trận ở vùng biển Đài Loan có nguy cơ dẫn đến chiến tranh không? 

    03/8/2022 

    Reuters 

    Tàu khu trục tên lửa dẫn đường của hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trong cuộc tập trận hàng hải ở Biển Hoa Đông. hồi năm 2016

    Tàu khu trục tên lửa dẫn đường của hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trong cuộc tập trận hàng hải ở Biển Hoa Đông. hồi năm 2016 

    Khi Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận chưa từng có kéo dài 6 ngày xung quanh đảo Đài Loan, các nhà phân tích an ninh cảnh báo nguy cơ leo thang gia tăng ngay cả khi Bắc Kinh tìm cách tránh làm cho việc phản đối chuyến thăm của bà Nancy Pelosi trở thành xung đột toàn diện.

    Trung Quốc đã công bố các cuộc tập trận tại 6 địa điểm xung quanh Đài Loan ngay sau khi Chủ tịch Hạ viện Pelosi hạ cánh xuống Đài Bắc vào tối ngày 2/8.

    Các quan chức Đài Loan cho biết các cuộc tập trận bắn đạn thật vi phạm các quy tắc của Liên Hợp Quốc, xâm chiếm không gian lãnh thổ của Đài Loan và là thách thức trực tiếp đến tự do hàng hải và hàng không.

    Bộ Tư lệnh Mặt trận miền Đông của Trung Quốc cho biết một cuộc tập trận đa lực lượng với sự tham gia của Hải quân, Không quân, Lực lượng Tên lửa, Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược và Lực lượng Hỗ trợ Hậu cần Chung, đã diễn ra trên không và trên biển ở phía bắc, tây nam và đông nam Đài Loan hôm 3/8.

    Quân đội Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động bao gồm phong tỏa và kiểm soát, tấn công trên biển và bắn vào đất liền.

    Các nhà phân tích được Reuters vấn ý cho biết vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có bắn tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo trực tiếp vào hòn đảo này hay không hay lần đầu tiên tìm cách phong tỏa Đài Loan.

    Tống Trung Bình, nhà bình luận quân sự ở Hong Kong, nói có vẻ Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc muốn phong tỏa hòn đảo nếu họ cần phải làm vậy trong trường hợp xảy ra chiến tranh sau này.

    “Mục tiêu của các cuộc tập trận này, nói thẳng ra, là để chuẩn bị cho cuộc chiến quân sự với Đài Loan,” ông Tống nói.

    Điều bất thường là các cuộc tập trận này đã được hãng tin nhà nước Tân Hoa Xã công bố với bản đồ định vị - điều mà một số nhà phân tích và học giả cho là cho thấy Trung Quốc muốn nhắm tới cả công chúng trong và ngoài nước.

    “Chúng ta có thể thấy tham vọng của Trung Quốc: biến eo biển Đài Loan thành vùng biển phi quốc tế, cũng như biến toàn bộ khu vực phía tây của chuỗi đảo thứ nhất ở phía tây Thái Bình Dương trở thành phạm vi ảnh hưởng của mình”, một quan chức cấp cao Đài Loan nắm rõ về việc hoạch định an ninh của hòn đảo nói với Reuters.

    Nếu Trung Quốc có được những gì họ muốn, quan chức này nói, tác động sẽ ‘là thảm họa cho sự an toàn và ổn định của các nước trong khu vực, cũng như cho nền kinh tế khu vực’.

    Học giả an ninh Collin Koh ở Singapore cho biết chuyến thăm của bà Pelosi đã khiến Bắc Kinh mắc kẹt giữa việc phải cho thấy phản ứng sâu rộng, kiên quyết trong khi tránh xung đột toàn diện.

    “Ngay cả khi họ muốn tránh kết cục đó, vẫn có khả năng đáng kể là sẽ có leo thang bất ngờ”, ông Koh, nhà nghiên cứu thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, cho biết.

    Bản đồ các cuộc tập trận do Trung Quốc tung ra cho thấy chúng vượt xa các vụ bắn tên lửa ở eo biển vào năm 1996 khi Bắc Kinh phản đối cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên của Đài Loan trong sự kiện được gọi là Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ ba.

    Đáng chú ý, ở phía bắc, phía đông và phía nam, theo đề án tập trận, các khu vực tập trận đó chia đôi lãnh hải 12 hải lý của Đài Loan – điều mà các quan chức Đài Loan cho rằng thách thức trật tự quốc tế và dẫn đến phong tỏa vùng trời và vùng biển của họ.

    Vào năm 1996, hải quân Mỹ đã điều hai tàu sân bay đến gần eo biển để chấm dứt khủng hoảng – động thái mà nhiều nhà phân tích cho là hiện giờ sẽ gặp khó khăn hơn do sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc, bao gồm kho tên lửa lợi hại hơn rất nhiều.

    Một quan chức Hải quân Mỹ xác nhận với Reuters hôm 2/8 rằng Đệ thất Hạm đội đã triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan và 4 chiến hạm khác, bao gồm tàu tuần dương mang tên lửa điều hướng, ở Biển Philippines phía đông Đài Loan nằm trong ‘kế hoạch bố trí thường xuyên’.

    Ông Koh cho biết các máy bay trinh sát tân tiến của Mỹ và Đài Loan sẽ coi cuộc tập trận là cơ hội để thăm dò các hệ thống quân sự và thông tin liên lạc của Trung Quốc, và nó có khả năng làm tăng rủi ro nếu máy bay Trung Quốc đáp trả.

    Bóng lăn về phía Tập Cận Bình - ông ta sẽ làm gì?

    Bà sẽ đến Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp theo.

    Phần phân tích của Stephen McDonell Phóng viên BBC News, chuyên về Trung Quốc:

    Sự nguy hiểm khi tình hình leo thang là rất khó để rút lại.

    Bây giờ Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đã thăm Đài Loan - trở thành quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ làm như vậy kể từ năm 1997 - những nhân vật cấp cao khác liệu có làm điều tương tự trong tương lai?

    Bây giờ Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật với quy mô lớn, gần với Đài Loan, sao không làm vậy một lần nữa?

    Thách thức lớn nhất đối với sự ổn định của khu vực có lẽ là quan điểm công khai của mọi người đối với Đài Loan là điều nực cười. Nó y như một trò chơi vờ vịt phi thường rằng điều gì sẽ ngày càng khó để duy trì.

    Trung Quốc vờ rằng Đài Loan hiện là một phần lãnh thổ của họ, dù hòn đảo này tự thu thuế, bỏ phiếu bầu chính phủ riêng, cấp hộ chiếu riêng và có quân đội riêng.

    Mỹ giả vờ rằng họ không coi Đài Loan là một quốc gia độc lập, trong khi đó vẫn bán cho hòn đảo vũ khí công nghệ cao và thi thoảng, một chính trị gia cấp cao sẽ đến Đài Loan trong một chuyến thăm trông có vẻ chính thức.

    Rõ ràng sẽ chẳng có gì để màn trình diễn mỏng manh này, được thiết kế nhằm đảm bảo nguyên trạng, sẽ sụp đổ.

    Chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken

    Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Antony Blinken, đến Campuchia hôm thứ Tư để tham dự hội nghị thượng đỉnh do Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á tổ chức. Các sự kiện của ASEAN thường chỉ mang tính hình thức hơn là thực chất, nhưng sự hiện diện của Blinken là minh chứng cho cuộc tranh giành ảnh hưởng ngày càng tăng ở những khu vực này giữa Mỹ, Trung Quốc, và thậm chí cả Nga. Những người đồng cấp Trung Quốc và Nga của ông cũng sẽ tham dự hội nghị.

    Trong khi ở Phnom Penh, Blinken cũng sẽ gặp Hun Sen, nhà độc tài lâu năm của Campuchia, trước khi bay đến Manila để gặp Ferdinand “Bongbong” Marcos, Tổng thống mới của Philippines. Tuy nhiên, chuyến đi của ông có nguy cơ bị lu mờ bởi chuyến đi đến Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Nancy Pelosi. Pelosi được cho là sẽ gặp Tổng thống Thái Anh Văn vào thứ Tư. Tức giận trước chuyến thăm của Pelosi, Trung Quốc đã gửi máy bay tác chiến đến gần ranh giới quân sự không chính thức ở Eo biển Đài Loan vào hôm thứ Ba. Nhà Trắng đã cảnh báo Trung Quốc về các hành động đe dọa này.

    Các nền kinh tế châu Âu chịu áp lực nặng nề

    Bằng chứng về tác động của lạm phát tăng và suy giảm niềm tin vào các nền kinh tế châu Âu – cả hai vấn đề vốn trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine – tiếp tục xuất hiện. Sẽ có nhiều bằng chứng hơn vào thứ Tư, khi các nhà thống kê của Liên minh châu Âu công bố dữ liệu bán lẻ trong tháng 6. Hôm thứ Hai, Đức báo cáo rằng doanh số bán hàng tại nền kinh tế lớn nhất EU đã giảm 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm hàng năm mạnh nhất trong ít nhất 28 năm. Về giá trị danh nghĩa, doanh số bán hàng giảm chỉ 0,5% tính theo tháng tháng và 0,8% tính theo năm, minh chứng cho tác động của lạm phát.

    Các nhà sản xuất đang vật lộn vì cầu đang chậm lại. S&P Global, một công ty nghiên cứu, ghi nhận hoạt động sản xuất ở Đức, Pháp, Ý, và Tây Ban Nha đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 vào tháng 7 – cho thấy sự sa sút kinh tế – mức thấp nhất ở cả bốn quốc gia trong hơn hai năm. Đây là điểm nghẽn tăng trưởng. Nền kinh tế châu Âu vẫn tăng trưởng nhẹ trong quý II: GDP của khu vực đồng euro tăng 0,7%. Nhưng GDP của Đức không hề tăng, và những dấu hiệu ban đầu của quý thứ ba rất đáng ngại.

    Một đám tang gây chia rẽ cho Abe

    Vào thứ Tư, Quốc hội Nhật Bản sẽ tổ chức một phiên họp bất thường. Các nhà lập pháp sẽ nhóm họp để thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có kế hoạch tổ chức lễ tang cấp nhà nước cho Abe Shinzo, cựu Thủ tướng, người bị ám sát vào tháng trước. Ông sẽ là Thủ tướng thứ hai được tổ chức tang lễ cấp nhà nước ở Nhật Bản thời hậu chiến (người đầu tiên là Yoshida Shigeru, năm 1967).

    Lúc còn đương nhiệm, Abe là một nhân vật gây chia rẽ. Cách tiếp cận theo chủ nghĩa xét lại của ông đối với lịch sử, bao gồm cả việc hạ thấp các hành động tàn bạo của Nhật Bản trong Thế chiến II, đặc biệt gây tranh cãi. Và ngay cả khi đã qua đời, ông vẫn là một nhân vật gây phân cực: một cuộc thăm dò của đài truyền hình nhà nước NHK cho thấy chỉ có khoảng một nửa số người Nhật ủng hộ việc dùng tiền thuế để tưởng niệm ông.

    Kishida Fumio, người kế nhiệm Abe, cũng là một người theo chủ nghĩa dân tộc, nhưng ít gây tranh cãi hơn. Ông có thể đang ở vị trí tốt hơn Abe trong việc theo đuổi các chính sách của đảng, chẳng hạn như tăng chi tiêu quốc phòng và sửa đổi hiến pháp vốn theo chủ nghĩa hòa bình. Tuy nhiên, việc ép buộc dân chúng Nhật miễn cưỡng chịu tang có thể khiến tình thế trở nên khó khăn hơn.

    Biểu tình khiến căng thẳng chính trị gia tăng tại Iraq

    Mọi người dường như đều đang muốn can dự. Kể từ ngày 30/07, trụ sở Quốc hội Iraq đã bị chiếm đóng bởi những người ủng hộ Muqtada al-Sadr, một giáo sĩ và chính trị gia người Shia. Họ thề sẽ ở lại cho đến khi có những thay đổi trong hệ thống chính trị, chẳng hạn như chuyển Iraq từ chế độ nghị viện sang chế độ tổng thống. Trong khi đó, các đối thủ của Sadr đã bắt đầu tổ chức biểu tình phản đối. Tuần này có thể sẽ xảy ra các cuộc biểu tình lớn trên đường phố Baghdad. Lực lượng an ninh cho đến nay vẫn tách riêng các nhóm với nhau. Nhưng hai trong số các phe phái mạnh nhất của Iraq đang hướng đến xung đột.

    Vấn đề là ai sẽ điều hành đất nước – và cướp bóc nó. Đảng của Sadr đã giành được số ghế lớn nhất trong cuộc bầu cử lập pháp vào tháng 10. Nhưng ông không thể tập hợp đủ sự ủng hộ để thành lập một chính phủ liên minh, loại trừ các đối thủ Shia của mình. Ông yêu cầu các nghị sĩ của mình từ chức, và các đối thủ của ông hiện đã đề cử một ứng viên cho chức thủ tướng. Cả hai phe đều muốn kiểm soát ngân sách 89 tỷ đô la của Iraq để chuyển tiền cho các mạng lưới bảo trợ và lực lượng dân quân của họ. Những gì Sadr không thể đạt được thông qua chính trị, ông hy vọng sẽ đạt được bằng vũ lực.

    Hứng đòn nặng nề từ HIMARS, Nga cáo buộc Mỹ can dự trực tiếp vào cuộc chiến ở Ukraine

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/08/chu-tich-ha-vien-Nga.jpg

    Chủ tịch Hạ viện Nga (Duma quốc gia) Vyacheslav Volodin. Ảnh: Tass 

    Nhà lập pháp cấp cao nhất Nga cáo buộc Mỹ đang có các hoạt động quân sự can dự trực tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

    “Washington thực chất đang điều phối và phát triển các hoạt động quân sự, qua đó trực tiếp tham gia vào các hành động quân sự chống lại đất nước chúng tôi”, Chủ tịch Hạ viện Nga (Duma quốc gia) Vyacheslav Volodin viết trên trang Telegram hôm 7/5.

    Theo Reuters, Mỹ và các nước châu Âu là thành viên tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Kiev nhằm giúp chống lại chiến dịch tấn công quân sự của Nga, điều này hoàn toàn không vi phạm luật phát quốc tế khi họ không điều quân trực tiếp tham chiến.

    Chủ tịch Duma quốc gia Volodin là một trong những chính khách Nga nhiệt liệt ủng hộ “chiến dịch đặc biệt” của Moscow nhằm làm suy giảm khả năng quân sự của Ukraine cũng như “tiêu diệt tận gốc” những gì Moscow gọi là “các phần tử phát xít đang lũng đoạn chính phủ và quân đội” của nước láng giềng phía nam. Theo ông Volodin, các cố vấn nước ngoài đã làm việc ở Ukraine kể từ khi ông Volodymyr Zelensky đắc cử ghế tổng thống Ukraine vào năm 2019.

    Ngược lại, Ukraine và phương Tây lên án đây là cái cớ do Nga ngụy tạo để động binh với nước láng giềng. Kể từ khi cuộc chiến nổ ra ngày 24/2, hàng nghìn người ở Ukraine đã thiệt mạng và hơn 5 triệu người khác phải rời bỏ đất nước đi lánh nạn.

    TQ cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” nếu các nhà lập pháp Anh thăm Đài Loan

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/08/dai-su-TR-o-Anh-700x480.jpg

    Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh Zheng Zeguang (Ảnh: BNG Trung Quốc) 

    Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh Zheng Zeguang tuyên bố sẽ có “hậu quả nghiêm trọng” nếu các nhà lập pháp Anh đến thăm Đài Loan, Guardian đưa tin hôm thứ Ba.

    Ông Zheng cho biết các chuyến thăm sẽ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong quan hệ Trung Quốc-Anh.

    Guardian dẫn lời ông Zheng cho biết: “Chúng tôi kêu gọi phía Vương quốc Anh tuân thủ thông cáo chung Trung – Anh và không đánh giá thấp tính nhạy cảm cao độ của vấn đề Đài Loan và không theo bước chân của Hoa Kỳ”.

    Bình luận của ông Zheng được đưa ra sau khi tờ Guardian đưa tin hôm thứ Hai rằng Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Anh đang lên kế hoạch cho chuyến thăm Đài Loan có thể vào tháng 11 hoặc đầu tháng 12 năm nay.

    Căng thẳng đã leo thang ở eo biển Đài Loan sau khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến thăm hòn đảo vào cuối ngày thứ Ba, một động thái mà Trung Quốc lên án là mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định.

    Các báo cáo về chuyến thăm dự kiến của các nhà lập pháp Anh được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Anh và trung Quốc tiếp tục xấu đi. Động thái này là một dấu hiệu cho thấy sự can dự mạnh mẽ hơn của Anh với Đài Loan khi nước này ngày càng coi Trung Quốc là một mối đe dọa.

    Hiện tại, hai ứng viên hàng đầu cho ghế Thủ tướng là bà Liz Truss và ông Rishi Sunak đang thể hiện lập trường cứng rắn của họ đối với Trung Quốc.

    Đáp lại những nhận xét về Trung Quốc của ông Sunak và bà Truss, đại sứ Zheng kêu gọi các chính trị gia Anh nhận thức “thực tế” về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ song phương, Guardian đưa tin.

    Ngân Hà

    Miến Điện hành quyết các nhà đối lập : ASEAN “suy tính lại” đồng thuận 5 điểm

    03/8/2022

    Lãnh đạo ngành ngoại giao 10 nước thành viên ASEAN gặp nhau ngày 03/08/2022 tại Phnom Penh, Cam Bốt. AP - Heng Sinith 

    Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 55 khai mạc ngày 03/08/2022 tại Phnom Penh, Cam Bốt. Khủng hoảng chính trị tại Miến Điện là một trong những chủ đề thảo luận chính, dù chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Mỹ có thể làm xáo trộn chương trình nghị sự. 

    Phát biểu khai mạc cuộc họp các ngoại trưởng ASEAN, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen, nước hiện giữ chức chủ tịch luân phiên, cho biết Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á có thể buộc phải “suy tính lại” bản đồng thuận 5 điểm đã ký với tập đoàn quân sự Miến Điện.

    Đồng thuận được ký vào tháng 04/2021, chỉ 2 tháng sau cuộc đảo chính, với kỳ vọng giúp Miến Điện thoát khỏi khủng hoảng thông qua đối thoại giữa các bên. Tuy nhiên, theo thủ tướng Hun Sen, “việc áp dụng thỏa thuận đã không tiến triển như mong muốn”. Thậm chí, “tình hình còn trầm trọng hơn sau vụ hành quyết bốn nhà đối lập. Cam Bốt, cũng như nhiều nước thành viên ASEAN khác, vô cùng thất vọng và bối rối vì những vụ hành quyết này”.

    Một số chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cho rằng sẽ còn có nhiều vụ hành quyết khác tại Miến Điện, nơi có hơn 100 nhà đối lập bị kết án tử hình chỉ hơn một năm sau đảo chính. Do đó, thủ tướng nước chủ tịch luân phiên ASEAN cho rằng “nếu còn có thêm tù nhân bị hành quyết, chúng ta (ASEAN) sẽ buộc phải suy tính lại vai trò của chúng ta đối với thỏa thuận 5 điểm”.

    Nga ủng hộ tập đoàn quân sự Miến Điện ổn định tình hình đất nước

    Kể từ khi tập đoàn quân sự đảo chính ngày 01/02/2021, Miến Điện không được mời tham dự các cuộc họp cấp cao ASEAN. Bị quốc tế cô lập hơn bao giờ hết, dường như tập đoàn quân sự chỉ có thể trông cậy vào sự ủng hộ của Nga. Trước khi đến Phnom Penh tham dự hội nghị ngoại trưởng ASEAN, ngoại trưởng Serguei Lavrov đã công du Naypyidaw ngày 03/08 để nhấn mạnh quan hệ đối tác hữu nghị truyền thống” giữa Nga và Miến Điện.

    Theo truyền thông Nga, được AFP trích dẫn, ông Lavrov tuyên bố ủng hộ “những nỗ lực (của chính quyền Miến Điện) nhằm ổn định tình hình trong nước”. Ông khẳng định: Hai nước “có một nền tảng rất vững chắc để tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Nga đề nghị Miến Điện cử “một phái đoàn quan trọng” đến dự Diễn dàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok vào đầu tháng 9 tới đây.


    Không có nhận xét nào