Header Ads

  • Breaking News

    Lê Vĩnh Triển* - Việt Nam có thể học được gì từ phương thức “cai trị hỗn hợp” của Hàn Quốc?

    What Can Vietnam Learn from South Korea’s Style of ‘Mixed Governance’? 

    10/10/2022

    Song ngữ Việt Anh

    https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2022/10/Vietnam-Korea.jpg

    Những thành tựu kinh tế xã hội của Hàn Quốc cho thấy sự cần thiết phải có một nhà nước mạnh bất kể hệ thống thể chế như thế nào.

    Trước khi chuyển đổi sang nền dân chủ ổn định như ngày nay, Hàn Quốc là một quốc gia độc tài. Tuy nhiên, nhà nước độc tài này khác biệt với các nhà nước cùng loại ở hiệu quả của chính sách “cai trị hỗn hợp” (mixed governance), tạo điều kiện cho cả tăng trưởng kinh tế bền vững và cải thiện xã hội, đặc biệt là giảm nghèo và bất bình đẳng. Điều này đã mở đường cho thành tựu kinh tế và xã hội liên tục trong suốt quá trình dân chủ hóa của Hàn Quốc, và sau đó đưa đất nước này vào hàng ngũ các nền kinh tế phát triển.

    <span data-mce-type="bookmark" style="display: inline-block; width: 0px; overflow: hidden; line-height: 0;" class="mce_SELRES_start"></span>

    Thành tựu nhất quán này cả trước và sau khi dân chủ hóa được coi là kỳ tích của Hàn Quốc và được cho là nhờ hình thức cai trị hỗn hợp của quốc gia này. Cách thức cai trị này cần một nhà nước mạnh mẽ, dù là độc tài hay dân chủ, phối hợp với việc phát triển một mạng lưới các nhóm xã hội dân sự (được kiểm soát, phi chính trị và tự nguyện trong giai đoạn độc tài) và chủ nghĩa doanh nghiệp (corporatism). Theo đánh giá của một nhóm học giả năm 2011, “các đặc tính của chủ nghĩa doanh nghiệp cơ bản trong nền cai trị hỗn hợp của Hàn Quốc đã giúp gắn kết nhà nước và xã hội dân sự, thúc đẩy cả hai bên làm việc cùng nhau”.

    Cho dù cách thức cai trị hỗn hợp là một trong những lý do cho câu chuyện thành công của Hàn Quốc, Nó có thể không được các chính phủ độc tài khác ưa chuộng, vì có thể được gắn với quá trình dân chủ hóa. Do đó, cai trị hỗ hợp có thể không được đánh giá đúng như một thông lệ tốt tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế lành mạnh và giải pháp cho nhiều vấn đề xã hội. Tuy nhiên, vì mục tiêu tồn tại của hệ thống chính trị, việc duy trì tăng trưởng kinh tế, kiềm chế tham nhũng, đồng thời giảm bất bình đẳng và nghèo đói luôn quan trọng đối với bất kỳ chính phủ có trách nhiệm nào. Do đó, hiệu quả của cai trị hỗn hợp được chính phủ Hàn Quốc sử dụng một cách nhất quán trong thúc đẩy tiến bộ kinh tế- xã hội nên được coi là một ví dụ tốt cho các chính phủ độc tài trên toàn thế giới.

    Cụ thể, các chính phủ độc tài sẽ có lợi nếu sử dụng cai trị hỗn hợp. Trong trường hợp của Hàn Quốc, bản thân nhà nước độc tài mạnh đã là một lợi thế tạo điều kiện cho mạng lưới an sinh xã hội và chủ nghĩa doanh nghiệp có trách nhiệm, cần thiết với cả tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng – chưa kể đến việc hạn chế nạn tham nhũng. Nếu không được giải quyết, những vấn đề này rõ ràng sẽ đe dọa tính chính danh và thậm chí là sự tồn vong của các chế độ. Trong trường hợp của Việt Nam, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã hơn một lần nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề trên vì sự sống còn của đảng.

    Có thể áp dụng phương thức cai trị hỗn hợp?

    Bỏ qua việc tranh luận liệu chế độ chuyên chế hay dân chủ sẽ tốt hơn trong việc mang lại tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đói và bất bình đẳng, thành tựu kinh tế – xã hội của Hàn Quốc cho thấy sự cần thiết của một nhà nước mạnh bất kể hệ thống thể chế như thế nào. Tuy nhiên, nếu chỉ nhấn mạnh một nhà nước mạnh, thì người ta có thể không để ý đến một vế khác trong phương trình thành công của Hàn Quốc. Cụ thể, nhà nước cần phải mạnh để có thể sử dụng quyền lực cứng của mình khi cần thiết nhằm duy trì ổn định và trật tự, nhưng cũng phải hợp tác và gắn bó với thị trường và xã hội dân sự để phục vụ người dân nhằm thực hiện các mục tiêu trên. Chính chủ nghĩa chuyên chế linh hoạt đặc trưng của Hàn Quốc – một nhà nước mạnh kết hợp với trách nhiệm doanh nghiệp và xã hội dân sự, mặc dù được kiểm soát – đã tạo điều kiện cho sự phát triển vượt bậc của đất nước.

    Vậy, Việt Nam có thể học được gì từ các bài học của Hàn Quốc trong việc tìm kiếm tăng trưởng kinh tế đồng thời nỗ lực kiềm chế tham nhũng, giảm nghèo và bất bình đẳng xã hội? Nếu đạt được, những mục tiêu này chắc chắn sẽ củng cố vị thế của cả quốc gia và các nhà lãnh đạo.

    Rõ ràng, Việt Nam là một nhà nước chuyên chính mạnh, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Tuy nhiên, việc thực hành các khái niệm kinh tế thị trường, bao gồm cả việc thể chế hóa trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và đảm bảo lợi ích của người lao động, vẫn còn ở mức độ tự phát và thỏa hiệp. Ngoài ra, các nhóm xã hội dân sự còn hạn chế nên vai trò của họ trong việc giúp giải quyết những những vấn đề mà nhà nước và thị trường thất bại chưa được phát huy hết. Vì vậy, Việt Nam cần phát huy sự đóng góp của cả kinh tế thị trường và xã hội dân sự để hình thành một thể chế cai trị hỗn hợp, dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc.

    Câu hỏi đặt ra vẫn là, làm thế nào để Đảng Cộng sản Việt Nam đảm bảo vị thế quyền lực của mình trong việc duy trì một nhà nước mạnh, đồng thời phát triển thị trường và xã hội dân sự có trách nhiệm, đảm bảo phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội?

    Hình thức “cai trị mang tính hợp tác có điều chỉnh” của Việt Nam

    Với vị thế lãnh đạo về chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn có thể kiểm soát quá trình thực hiện mô hình cai trị hỗn hợp. Trước tiên, trách nhiệm xã hội của thị trường cần được thể chế hóa với việc các doanh nghiệp lớn có vai trò lớn hơn trong việc quan tâm đến nhân viên của họ. Đồng thời, cần xây dựng những mạng lưới an sinh cho người lao động, sinh viên, người cao tuổi, các nhóm yếu thế và các dân tộc ở vùng sâu vùng xa thông qua các chương trình bảo hiểm xã hội quy mô lớn. Các chương trình này phải minh bạch và có trách nhiệm giải trình để ngăn ngừa tham nhũng và thất thoát có thể làm mất uy tín của chính phủ.

    Đảng Cộng sản cũng cần tạo điều kiện cho các nhóm xã hội dân sự và các hiệp hội nghề nghiệp độc lập tham gia khi người dân chưa có đủ thông tin và kiến ​​thức để lên tiếng. Các tác nhân này cần tham gia vào các cuộc thảo luận và tranh luận về quá trình hoạch định chính sách như một cách tham gia dân sự đặc trưng. Xã hội dân sự của Việt Nam không rộng khắp như Hàn Quốc trong thời kỳ độc tài; tuy nhiên Việt Nam cần tận dụng năng lực và kiến ​​thức của các nhóm này để bổ sung cho nhà nước trong các lĩnh vực được chọn. Như nhà nước độc tài Hàn Quốc, chính phủ Việt Nam có thể yêu cầu những nhóm như vậy hoạt động mang tính phi chính trị.

    Những lĩnh vực có ảnh hưởng đáng kể đến toàn dân nếu được cải thiện sẽ nhanh chóng mang lại phúc lợi cho người dân cũng như uy tín cho nhà nước. Có thể thực hiện hình thức cai trị hỗn hợp với một số lĩnh vực ban đầu như môi trường, giáo dục, y tế và nông nghiệp. Một khi các lĩnh vực này đã huy động được năng lực, trí tuệ và sự quan tâm của các nhóm xã hội dân sự phi chính trị, chính phủ có thể thúc đẩy mức độ tham gia rộng rãi hơn của người dân để đảm bảo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Một mô hình điều chỉnh như vậy có thể được coi là một quá trình “dân chủ hóa có kiểm soát” hoặc một “nền cai trị phối hợp có điều chỉnh” với đặc điểm Việt Nam, trong đó Đảng Cộng sản giữ vai trò kiểm soát.

    Lê Vĩnh Triển là giảng viên Khoa Quản lý Nhà nước, Đại học Kinh tế TPHCM, hiện đang là học giả khách mời tại Portland State University. 

    Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên The Diplomat.

    https://nghiencuuquocte.org/2022/10/10

    What Can Vietnam Learn from South Korea’s Style of ‘Mixed Governance’? 

    South Korea’s socio-economic achievements demonstrate the need for a strong state regardless of the institutional system. 

    By Trien Vinh Le

    October 07, 2022 

    What Can Vietnam Learn from South Korea’s Style of ‘Mixed Governance’?

    Credit: Depositphotos

    Before transforming into the stable democracy it is today, South Korea was an authoritarian state. However, the authoritarian state distinguished itself from others of the same type in its effective mixed governance, which facilitated both sustainable economic growth and social improvement, in particular regard to remarkable poverty and inequality reduction. This paved the way for continuous economic and social achievement throughout the democratization of South Korea, and then brought the country into ranks of developed economies. 

    This consistent achievement both before and after democratization has been considered the South Korean miracle and attributed to Korea’s mixed governance. The style of governance was of a strong state, whether authoritarian or democratic, which coordinated with a developing network of civil society groups (albeit a controlled, apolitical, and voluntary sector during the authoritarian stage) and corporatism. “The corporatist ethos underlying South Korea’s mixed governance blurred the boundaries between the state and civil society, impelling both sides to work together,” a group of scholars wrote in 2011. 

    Despite being one of the reasons behind the overall South Korean success story, the mixed governance exercised by the authoritarian South Korean government may not be favorably perceived by other authoritarian governments, given its assumed association with the democratization. Hence, it may not be welcomed as good practice facilitating good economic growth and solution for many social issues. However, for the sake of political survival, maintaining economic growth, curbing corruption, and simultaneously reducing inequality and poverty have always been critical to any responsible government. Thus, the effectiveness of mixed governance consistently employed by the South Korean government in economic and social progress should be considered as a good example for authoritarian governments around the world. 

    Specifically, authoritarian governments would be better off employing mixed governance. In the case of South Korea, the strong authoritarian state itself was an advantage facilitating a social safety net and responsible corporatism critical to both economic growth and inequality alleviation — not to mention the restriction of epidemic corruption. Unresolved, these issues would undeniably threaten the legitimacy and even the survival of relevant regimes. In the case of Vietnam, Vietnamese Communist Party leaders have more than once emphasized the need to solve the issues for the sake of the party’s endurance.

    Leaving aside the debate on whether an autocracy or democracy will fare better in bringing about economic growth and a reduction of poverty and inequality, South Korea’s socioeconomic achievement demonstrates the need for a strong state regardless of the institutional system. However, if only a strong state is emphasized, another part of the equation of Korean success may have been overlooked. Specifically, the state should be strong to use its hard power when needed to maintain order and rule, but it must also cooperate and engage with the market and civil society to serve the people to accomplish the above objectives. It is the flexible authoritarianism that characterized South Korea – a strong state combined with corporate responsibility and civil society, albeit controlled – which has facilitated the country’s outstanding development.

    So, what can Vietnam learn from South Korea’s lessons in seeking strong economic growth while attempting to curb corruption and reduce poverty and social inequality? If achieved, these objectives will certainly reinforce both the nation and its leaders’ position.

    Obviously, Vietnam is a strong authoritarian state, controlled by the Vietnamese Communist Party. However, the practice of market economy concepts, including the legitimization of corporate responsibility in solving social and environmental issues and ensuring employees’ benefits, is still at an impulsive and compromising level. In addition, civil society groups are still limited, so their role in filling the gaps left by the state and markets has not been fully realized. Thus, Vietnam needs to promote the contributions of both market economics and civil societies to form a mixed governing regime comparable to the Korean experience.

    The question remains, how can the Vietnamese Communist Party ensure its almighty position in maintaining a strong state while simultaneously developing responsible markets and civil societies, thus ensuring economic development and social progress?

    Vietnam’s “Controlled Democratization” or “Adjusted Public Collaborative Governance” 

    With its politically dominant position, the Communist Party of Vietnam can fully control the process of exercising a mixed governance model. Initially, the social responsibility of the market would be institutionalized with large enterprises taking a bigger role in caring for their employees. At the same time, there would be a need to build safety nets for employees, students, the elderly, disadvantaged groups, and ethnic groups in remote areas through large-scale social insurance programs. These programs should be transparent and accountable to prevent corruption and loss that may discredit the government. 

    The Communist Party also needs to facilitate the participation of civil society groups and independent professional associations when people have not had sufficient information and knowledge to raise their voice. These actors can participate in discussions and debates on the policymaking process as a unique way of civil participation. Vietnam’s civil society is not as pervasive as South Korea in the authoritarian period; Vietnam needs to take advantage of the capacity and knowledge of these groups to supplement the state in selected areas. As the Korean authoritarian state did, the Vietnamese government may require such groups to be apolitical.      

    The areas that significantly affect the entire population, if improved, will quickly advance the welfare of the people as well as the prestige of the state. Some areas suggested to initially put mixed governance into practice might be the environment, education, healthcare, and agriculture. Once these fields have mobilized the aptitude and interest of non-political civil society groups, the government can further facilitate a broader level of civil participation to secure the foundations for sustainable development. Such an adjusted model can be seen as either a “controlled democratization” process or an “adjusted collaborative governance” with Vietnamese characteristics in which the Communist Party plays the controlling role.

    Authors

    Guest Author

    *Trien Vinh Le - Dr. Trien Vinh Le, a lecturer of the School of Government, University of Economics Ho Chi Minh City, is currently a research fellow at Portland State University.


    Không có nhận xét nào