Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ hai 16 tháng 01 năm 2023

    Võ Thái Hà tổng hợp

    NATO hé lộ phương Tây sẽ cung cấp thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/nato-leader-jens.jpg

    Press conference by NATO Secretary General Jens Stoltenberg following the first day of meetings of NATO Ministers of Foreign Affairs 

    Ngày 15/1, NATO cho biết Kyiv có thể nhận được nhiều đợt chuyển giao vũ khí hạng nặng hơn nữa từ các nước phương Tây, trong bối cảnh Tổng thống Vladimir Putin cực lực ca ngợi lực lượng của mình sau khi họ tuyên bố chiếm được một thị trấn của Ukraine.

    Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Ukraine có thể sẽ nhận được nhiều vũ khí hạng nặng hơn, sau khi Kyiv yêu cầu các đồng minh cung cấp phương tiện, pháo và tên lửa mà Kiev cho là chìa khóa để tự vệ.

    “Chúng ta đang ở giai đoạn quan trọng của cuộc chiến, chỉ vài ngày sau khi Ukraine để mất thị trấn Soledar có tầm quan trọng chiến lược ở Donbass vào tay các lực lượng Nga. Cuộc giao tranh ngày càng ác liệt. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải trang bị cho Ukraine vũ khí cần thiết để giành lợi thế,” ông Stoltenberg trả lời phỏng vấn nhật báo Handelsblatt của Đức, trước thềm một cuộc họp dự kiến diễn ra tuần này để thảo luận về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

    “Những cam kết gần đây về thiết bị chiến đấu hạng nặng là rất quan trọng và tôi mong đợi nhiều hơn nữa trong tương lai gần,” ông nói thêm.

    Vài ngày sau khi Nga tuyên bố đã chiếm được Soledar ở miền Đông Ukraine, ông Putin đã ca ngợi đây là một thành công lớn.

    “Động lực đang rất tích cực, mọi thứ phát triển theo kế hoạch,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm 15/1. “Tôi hy vọng các binh sĩ sẽ khiến chúng tôi hài lòng thêm một lần nữa.”

    Bộ Quốc phòng Nga trong tuần này thông báo họ đã “hoàn thành việc giải phóng” Soledar. Đây có thể là một lợi ích quan trọng khi các lực lượng Nga tiến tới mục tiêu chính của họ kể từ tháng 10 – ngã tư giao thông gần Bakhmut.

    Trong ngày Chủ nhật (15/1), Ukraine vẫn đang quay cuồng sau làn sóng tấn công quy mô lớn lần thứ 12 của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng trong những tháng gần đây.

    Trước đó hôm 14/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã yêu cầu được hỗ trợ thêm vũ khí quân sự của phương Tây, nhấn mạnh rằng “khủng bố” của Nga chỉ có thể bị chặn đứng trên chiến trường.

    Đầu tháng này, Pháp, Đức và Mỹ lần lượt cam kết sẽ cung cấp xe tăng hạng nhẹ AMX-10 RC của Pháp, 40 xe bộ binh Marder của Đức và 50 xe chiến đấu Bradley cho Ukraine.

    Tuy nhiên, áp lực ngày càng tăng đối với các đồng minh châu Âu khi họ tính toán việc cung cấp thêm nữa xe tăng chiến đấu cho cuộc chiến.

    Thủ tướng Anh Rishi Sunak hôm 14/1 cam kết cung cấp 14 xe tăng Challenger 2 cho Ukraine, khiến nước này trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên cung cấp xe tăng hạng nặng mà Kyiv đang kêu gọi.

    Hôm 13/1, trong chuyến thăm Ukraine, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng hứa sẽ cung cấp cho Ukraine 14 xe tăng Leopard do Đức sản xuất, nhưng Ba Lan phải nhận được sự chấp thuận tái xuất khẩu từ Đức.

    Đại sứ quán Nga tại Anh cảnh báo, “việc đưa xe tăng tới khu vực xung đột… sẽ chỉ làm tăng cường các hoạt động chiến đấu, tạo ra nhiều thương vong hơn, bao gồm cả dân thường”.

    Minh Ngọc (Theo AFP)

    Hoa Kỳ: Phát hiện thêm nhiều tài liệu mật tại tư gia TT Biden

    Minh Anh /RFI

    15/01/2023

    Các tài liệu mật từ thời Joe Biden còn là phó tổng thống đã được tìm thấy tại tư gia của tổng thống đảng Dân Chủ ở Wilmington, bang Delaware, ngày 13/01/2023. AP - Carolyn Kaster 

    Hôm qua, 14/01/2023, các luật sư của tổng thống Joe Biden cho biết nhiều trang tài liệu mật mới đã được tìm thấy tại tư dinh của ông ở Willmington, chỉ bốn ngày sau khi phát hiện một trang tài liệu được đóng dấu Tối Mật. Tình tiết mới này có nguy cơ ảnh hưởng đến tương lai chính trị của nguyên thủ Mỹ.  

    Từ New York, thông tín viên đài RFI Carrie Nooten giải thích : 

    « Đây là một tình tiết rõ ràng là sẽ làm nặng nề thêm hồ sơ của tổng thống Mỹ. Bởi vì, khi có thêm năm tài liệu nữa, bất kể tầm quan trọng của các tài liệu ra sao, điều đó rốt cuộc đã chứng minh tính cẩu thả của Joe Biden khi ông còn là phó tổng thống đối với những loại thông tin được xếp loại Tối Mật.  

    Trước tuần này, một số tài liệu đã được phát hiện vào tháng 11, rồi cuối tháng 12/2022, trong khi mà từ 45 năm nay, mọi tổng thống và phó tổng thống Mỹ, khi kết thúc nhiệm kỳ, đều có nghĩa vụ phải giao nộp toàn bộ các thư điện tử, thư từ và nhiều tài liệu khác cho Cục Lưu Trữ Quốc Gia.

    Vì lẽ đó, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bộ trưởng Tư Pháp Mỹ phải chỉ định một công tố viên độc lập để tiến hành điều tra. Nhưng sự việc có thể gián tiếp đánh mất tính chính đáng đối với những lời chỉ trích của đảng Dân Chủ nhằm vào cựu tổng thống Donald Trump, cũng đang bị nhắm đến vì hàng trăm tài liệu mật được đưa đến nhà ông ở Mar-a-Lago. 

    Trong trường hợp này, cho dù Nhà Trắng có biện minh là "sơ ý", chính sự im lặng của ông Biden trong suốt hai tháng qua trong vụ việc này, đã khiến mọi chuyện trở nên tế nhị hơn đối với đương kim tổng thống.

    Và sự việc cũng có nguy cơ gây phức tạp cho ý định ra tái tranh cử của ông. Phe đối lập, đảng Cộng Hòa, gần đây bị suy yếu, đã có kế hoạch mở một cuộc điều tra ở Hạ Viện. »


    Trung Quốc, Hồng Kông nối lại tuyến đường sắt cao tốc sau 3 năm hạn chế COVID

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/HK-TQ-rail.jpg

    Ngày 15/1, Trung Quốc đã nối lại các dịch vụ đường sắt cao tốc giữa Hồng Kông và Đại Lục lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, sau khi nước này dỡ bỏ các hạn chế đi lại.
    Hành khách chờ mua vé tại nhà ga Tây Cửu Long của Hồng Kông (Ảnh chụp màn hình video)

    Việc mở cửa tuyến đường sắt trở lại diễn ra trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm bùng phát trên toàn quốc, và một ngày sau khi nhà chức trách cho biết gần 60.000 người mắc COVID-19 đã chết trong bệnh viện, sau khi chính quyền đột ngột thay đổi chính sách “zero-COVID” nghiêm ngặt hồi tháng trước.

    Bất chấp tình trạng lây nhiễm, một số hành khách bày tỏ sự phấn khích và nhẹ nhõm khi có thể dễ dàng trở về quê hương hơn trong thời gian Tết Nguyên đán đang đến gần.

    Anh Mang Lee, 33 tuổi, một trong số hàng chục người đang làm thủ tục kiểm tra biên giới tại nhà ga Tây Cửu Long của Hồng Kông trước khi lên tàu chia sẻ: “Việc nối lại tuyến đường sắt cao tốc đã giúp chúng tôi rất thuận tiện và gần nhà hơn.”

    Vị hành khách người gốc thành phố Quảng Châu này nói thêm: “Trong ba năm qua, do đại dịch nên không dễ để vào Trung Quốc theo bất kỳ cách nào. Lâu lắm rồi tôi không được về nhà.”

    Nhu cầu đi lại tăng đột biến trước kỳ nghỉ Tết, khi hàng trăm triệu người từ các thành phố và khu đô thị trở về các thị trấn nhỏ và vùng nông thôn, đã làm dấy lên lo ngại về việc gia tăng nhiều ca nhiễm bệnh hơn.

    Đáng lưu ý, số người chết do nhiễm COVID cập nhật ngày 14/1 đã tăng lên đáng kể so với các số liệu trước đó, sau những chỉ trích toàn cầu về việc công bố dữ liệu của chính quyền Trung Quốc.

    Nhưng con số này vẫn cách xa dự đoán của các chuyên gia y tế quốc tế, những người đã nói rằng Trung Quốc có thể có hơn một triệu ca tử vong liên quan đến COVID trong năm nay.

    Ông Cheung Chi-keung, người đứng đầu bộ phận điều hành các hoạt động xuyên biên giới của MTR Corp cho hay, hoạt động tại nhà ga West Kowloon ở trung tâm tài chính toàn cầu diễn ra suôn sẻ, với lưu lượng khoảng 1.400 hành khách vào lúc 10 giờ sáng.

    Chủ tịch MTR Rex Auyeung nói với các phóng viên tại nhà ga, việc nối lại tuyến đường ban đầu sẽ chỉ dành cho các hành trình ngắn, và chưa rõ khi nào các hành trình dài sẽ được nối lại.

    Nhật Minh (Theo Reuters)

    Cảnh sát Hồng Kông tuyển 6.312 vị trí, lo ngại bị thay bằng cảnh sát Đại Lục

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/canh-sat-HK.jpg

    Cảnh sát Hồng Kông đang làm nhiệm vụ. (Ảnh: FB Cảnh sát Hồng Kông) 

    Tính đến ngày 31/3/2022, bộ phận có nhiều vị trí tuyển dụng nhất trong chính quyền Hồng Kông là lực lượng cảnh sát, với tổng số 6.312 vị trí tuyển dụng. Tuy nhiên, có lo ngại cho rằng đây là một động thái của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhằm thay thế cảnh sát Hồng Kông bằng cảnh sát Đại Lục.

    Theo tài liệu của Cục Công vụ Hồng Kông, trong quý 1/2022, có tổng cộng 944 công chức xin nghỉ việc.

    Từ năm 2021 – 2022, tổng cộng 3.734 công chức ở Hồng Kông đã từ chức, tức trung bình khoảng 933 người mỗi quý. Trong quý đầu tiên của năm 2022, tức từ ngày 1/4 đến ngày 30/6/2022, có tổng cộng 944 công chức xin nghỉ việc, với tỷ lệ nghỉ việc là 0,54%.

    Ngành có nhiều vị trí tuyển dụng nhất là lực lượng cảnh sát, với tổng cộng 6.312 vị trí, tỷ lệ vị trí trống cao tới 16,7%. Bốn sở khác có số lượng tuyển dụng lớn là Sở Thực phẩm và Vệ sinh Môi trường, Sở Giáo dục, Cục Dịch vụ Cải huấn và Sở Nhà ở. Trong số đó, tỷ lệ trống của Phòng Giáo dục đạt 12,9%.

    Nhìn vào sự thất thoát công chức, số liệu thôi việc mới nhất cho thấy tình hình không được cải thiện, hơn nữa còn có phần xấu đi.

    Về vấn đề này, một số nhà phê bình đôi khi nói rằng lý do chính khiến công chức Hồng Kông thất thoát là làn sóng di cư sau Luật An ninh Quốc gia.

    Hơn 2 năm sau khi thực hiện Luật An ninh Quốc gia ở Hồng Kông, dòng chảy nhân tài Hồng Kông ra nước ngoài đã tăng mạnh. Cụ thể, Nhật báo Le Monde nêu rõ:

    Theo số liệu thống kê chính thức được công bố vào tháng 8/2022, Hồng Kông có mức giảm dân số hàng năm tồi tệ nhất, từ 7,41 triệu người xuống còn 7,29 triệu người, còn trước đó 12 tháng mức giảm là 1,3%.

    Đa số các cơ quan Hồng Kông đang cảm nhận được tình trạng nhân tài bỏ đi mang tính lịch sử này, và nhiều người nước ngoài thậm chí càng do dự đến Hồng Kông hơn.

    Trước khi thực hiện “Luật An ninh Quốc gia”, công chức là một nghề đáng ghen tị. Nhưng sau khi thực thi Luật An ninh Quốc gia, nhiều công chức bị buộc phải làm những việc trái với lương tâm, nói những lời trái với ý nguyện của họ.

    Nhiều người không muốn thông đồng với chính quyền Hồng Kông và ĐCSTQ, nên đã chọn rời đi.

    Đối với việc lực lượng cảnh sát có nhiều chỗ trống nhất, các nhà bình luận thẳng thừng cho rằng “người tốt không nên làm cảnh sát”. Đặc biệt là sau năm 2019, những người còn chút lương tâm và những người Hồng Kông chân chính sẽ lựa chọn rời khỏi lực lượng cảnh sát.

    Mặt khác, sau khi trải qua phong trào chống dẫn độ năm 2019, quyền lực của lực lượng cảnh sát đã tăng lên rất nhiều, phúc lợi cũng tốt hơn.

    Hiện lực lượng cảnh sát Hồng Kông đang thiếu nhân lực, không thể tuyển dụng tại đặc khu này, nên phải lên phía Bắc Đại Lục tuyển người. Các nhà bình luận hiện lo ngại rằng đây là một động thái của ĐCSTQ, nhằm thay thế cảnh sát Hồng Kông bằng cảnh sát Đại Lục.

    Ngoài ra, có nhà bình luận còn chỉ ra rằng: “3 năm trước, lực lượng cảnh sát Hồng Kông chỉ có 30.000 nhân viên, nhưng họ đã bí mật bổ sung 7.854 biên chế. Chỉ sau đó, cái gọi là ‘6.312 vị trí tuyển dụng’ mới xuất hiện …”

    Ông cho biết trên thực tế, về cơ bản lực lượng cảnh sát Hồng Kông đang tăng lên thêm 20%, và thuế của người dân Hồng Kông cũng ngày càng đắt đỏ!

    Cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc đã trao cho nhà lãnh đạo Hồng Kông Lý Gia Siêu (John Lee) quyền cấm luật sư nước ngoài tham gia vào các vụ án an ninh quốc gia, làm tăng thêm lo ngại về độc lập tư pháp.

    Hơn 25 năm sau khi Hồng Kông được bàn giao chủ quyền về cho Trung Quốc (1997), sự đảm bảo cho “một quốc gia, hai hệ chế độ” và quyền tự trị của Hồng Kông đã tan thành mây khói.

    Bình Minh (t/h)

    Phó Tổng thống Đài Loan William Lai được bầu làm lãnh đạo đảng cầm quyền

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/william-lai-700x480.jpg

    Phó Tổng thống Đài Loan William Lai (trái) và đương kim Tổng thống Thái Anh Văn (Reuteurs) 

    Phó Tổng thống Đài Loan William Lai (Lại Thanh Đức) đã được bầu làm tân Chủ tịch Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) cầm quyền vào Chủ nhật (15/1), tạo tiền đề để ông tranh cử tổng thống vào đầu năm tới.

    Ông Lại là ứng cử viên duy nhất cho vị trí lãnh đạo DPP. Tổng thống Thái Anh Văn đã từ chức chủ tịch đảng vào tháng 11 sau khi đảng DPP bị thất bại trong các cuộc bầu cử địa phương.

    Ông Lại không trực tiếp nói liệu ông có ý định tranh cử Tổng thống hay không, nhưng nhiều người cho rằng ông sẽ làm như vậy khi ông là chủ tịch DPP. Bà Thái không thể tái tranh cử với tư cách là Tổng thống do giới hạn nhiệm kỳ của hiến pháp.

    Quyền tổng thư ký của DPP Sidney Lin nói với các phóng viên ở Đài Bắc rằng ông Lại đã thắng cử và sẽ chính thức đảm nhận vai trò này vào thứ Tư.

    Trong một tuyên bố, ông Lại đã cam kết giành lại niềm tin của công chúng đối với đảng và “bảo vệ vững chắc Đài Loan và thúc đẩy nền dân chủ, hòa bình và thịnh vượng của Đài Loan trong tình hình quốc tế phức tạp và hay thay đổi”.

    Giống bà Thái, ông Lại cam kết ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ quyền và bản sắc riêng của hòn đảo.

    Từng là thủ tướng và thị trưởng của thành phố Đài Nam, ông Lại là phó Tổng thống kể từ năm 2020 sau chiến thắng áp đảo của đảng DPP trong cuộc bầu cử.

    Vào năm 2018, khi còn là thủ tướng, ông Lại nói với Quốc hội rằng ông là một “người lao động đòi độc lập cho Đài Loan” và quan điểm của ông là Đài Loan là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

    Tờ Thời báo Hoàn Cầu đã phản ứng vào thời điểm đó bằng cách nói rằng Trung Quốc nên ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với ông Lại để truy tố theo Luật Chống ly khai năm 2005 của đất nước.

    DPP đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội năm 2020 bằng cách cam kết bảo vệ Đài Loan trước Trung Quốc và không khuất phục trước các mối đe dọa của Bắc Kinh.

    Nhật Minh (theo Reuters)

    WHO kêu gọi Trung Quốc công bố thêm thông tin về COVID 

    16/01/2023 

    AP 

    Cư dân Bắc Kinh chờ tàu về quê ăn Tết ngày 6/1/2023.

    Cư dân Bắc Kinh chờ tàu về quê ăn Tết ngày 6/1/2023. 

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi Trung Quốc tiếp tục công bố thông tin về làn sóng lây nhiễm COVID-19 sau khi nước này công bố gần 60.000 ca tử vong kể từ đầu tháng 12 sau nhiều tuần có nhiều phàn nàn rằng chính quyền Bắc Kinh đã không thông báo cho thế giới biết chuyện gì đang xảy ra.

    Thông báo hôm thứ Bảy là con số người chết chính thức đầu tiên kể từ khi Đảng Cộng sản cầm quyền đột ngột dỡ bỏ các hạn chế chống virus vào tháng 12 năm ngoái bất chấp sự gia tăng các ca nhiễm gây chật kín các bệnh viện. Điều đó khiến WHO và các chính phủ khác kêu gọi cung cấp thông tin, trong khi Hoa Kỳ, Hàn Quốc và các nước khác áp đặt các biện pháp kiểm soát đối với du khách đến từ Trung Quốc.

    Chính phủ Trung Quốc cho biết rằng 5.503 người chết vì suy hô hấp do COVID-19 và có 54.435 trường hợp tử vong vì ung thư, bệnh tim và các bệnh khác kết hợp với COVID-19 trong khoảng thời gian từ ngày 8 tháng 12 đến ngày 12 tháng 1.

    Tuyên bố của WHO nói rằng thông báo trên “cho phép hiểu rõ hơn về tình hình dịch tễ học”. Tuyên bố này cũng nói rằng Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã điện đàm với Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Ma Xiaowei.

    “WHO đề nghị loại thông tin chi tiết này tiếp tục được chia sẻ với chúng tôi và công chúng”, WHO nói.

    Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết rằng chỉ những trường hợp tử vong trong bệnh viện mới được tính, và điều đó có nghĩa là bất kỳ ai chết tại nhà sẽ không được tính. Ủy ban này không cho biết khi nào hoặc liệu nó có công bố các số liệu cập nhật hay không. Một quan chức y tế cho biết “mức đỉnh khẩn cấp quốc gia đã qua” dựa trên sự sụt giảm 83% số người hàng ngày đến các phòng khám điều trị bệnh nhân bị sốt từ mức cao điểm vào ngày 23 tháng 12.

    Doanh nghiệp từ các nước phát triển hỗ trợ Miến Điện sản xuất vũ khí

    Chi Phương /RFI

    16/01/2023

    Ảnh minh họa: Diễu binh nhân kỷ niệm 75 năm ngày Miến Điện độc lập, Naypyidaw, Miến Điện, ngày 04/01/2023 © AP/Aung Shine Oo 

    Theo một báo cáo công bố hôm nay 16/01/2023, nhiều doanh nghiệp từ ít nhất 13 quốc gia đã hỗ trợ Miến Điến sản xuất vũ khí, trong đó có Mỹ, Pháp, Nhật Bản và Ấn Độ.  

    Báo cáo của Hội đồng Tư vấn Đặc biệt về Miến Điện, được BBC trích dẫn, chỉ ra cách mà Miến Điện đã đẩy mạnh sản xuất vũ khí như thế nào kể từ khi quân đội lên nắm quyền vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, kéo theo đó là một phong trào phản kháng bị đàn áp đẫm máu.  

    Bà Yanghee Lee, một trong những tác giả của báo cáo, nhấn mạnh rằng vũ khí do quân đội Miến Điện sản xuất không được sử dụng để bảo vệ biên giới vì nước này chưa từng bị xâm lược. Chúng lại được sử dụng để đối phó với chính người dân Miến Điện. Kể từ khi đảo chính xảy ra cách nay gần 2 năm, tổng số người thiệt mạng lên đến hơn 2600 người. Con số thực tế có thể cao gấp 10 lần. 

    Theo báo cáo, điều đáng lưu ý đó là một số quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc vẫn tiếp tục hỗ trợ Miến Điện sản xuất vũ khí. Ông Chris Sidoti, đồng tác giả của báo cáo giải thích : « Gần đây nhất, đó là các vụ thảm sát xảy ra ở vùng Sagaing, đặc biệt là vụ đánh bom và pháo kích vào một trường học, khiến một số trẻ em và những người khác bị giết. (…) Vũ khí được tìm thấy như vỏ đạn pháo quân sự có thể giúp xác định nguồn gốc của chúng ». 

    Theo Hội đồng Tư vấn Đặc biệt về Miến Điện, một số thiết bị dùng để chế tạo vũ khí được cho là đến từ công ty GFM Steyr của Áo cung cấp, được tìm thấy ở nhiều địa điểm. Các loại máy móc trong cơ sở sản xuất vũ khí của Miến Điện, đến từ Đức, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Phần mềm lập trình cho máy móc là từ Pháp và Israel.  

    Bất chấp hàng loạt trừng phạt từ quốc tế, quân đội Miến Điện không ngừng lại việc sản xuất vũ khí. Vào năm 1988, chỉ có 6 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này thì đến nay đã lên đến 25 nhà máy. 

    Hội đồng Tư vấn Đặc biệt về Miến Điện là một tổ chức độc lập, được thành lập hồi tháng 03/2021.

    Hạn hán vẫn là vấn đề lớn nhất của California

    Lê Tây Sơn/SGN
    14/01/2023

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/GettyImages-1456250623.jpg

    Bất chấp bão to và ngập lụt những ngày gần đây, California vẫn đối diện với hạn hán trong tương lai (ảnh: cảnh ngập lụt tại Salinas, California ngày 13 Tháng Một 2023 – Justin Sullivan/Getty Images) 

    Jeffrey Mount, thành viên cấp cao tại Trung tâm Chính sách Nước (Water Policy Center) thuộc Viện Chính sách Công của California (Public Policy Institute of California), cho biết: “Không có sự trung tính về nước ở California. Khi thì cực kỳ ẩm ướt, lúc cực kỳ khô ráo”. Theo nhà khí hậu học Michael Anderson, sáu cơn bão mạnh được tăng cường bởi các dòng sông khí quyển (atmospheric rivers) tấn công California kể từ ngày Giáng sinh. Ít nhất 17 người thiệt mạng khi đất lở tràn xuống đường và hàng trăm ngàn người mất điện vài ngày.

    Nhưng bất chấp lượng mưa như trút, chính quyền tiểu bang vẫn chuẩn bị cho khả năng hạn hán sẽ nặng hơn vào mùa hè này ở nhiều khu vực. Karla Nemeth, giám đốc Sở Tài nguyên Nước (Department of Water Resources), cho biết: “California đang chịu đựng hai vấn nạn song song, vừa khẩn cấp hạn hán vừa khẩn cấp lũ lụt do tác động của biến đổi khí hậu”. 

    Hiện California tìm cách cân bằng giữa các ưu tiên, nơi thì cố gắng tích trữ càng nhiều nước càng tốt trong các hồ chứa cho mùa hè nóng hơn, khô hơn; nơi buộc phải xả một ít nước mưa mới gom được vì lo lũ lụt có thể đến nữa. Mưa lớn kéo dài nhiều tuần vẫn chưa làm đầy các hồ chứa lớn nhất của tiểu bang, điều này cho thấy hạn hán đã làm cạn kiệt nguồn cung cấp nước nghiêm trọng như thế nào.

    Nhìn chung, phần lớn lượng mưa trong các cơn bão sông khí quyển không được lưu trữ để sử dụng vào mùa hè. California không chỉ chứng kiến chu kỳ hạn hán mỗi lần kéo dài hàng vài năm mà còn bởi mùa khô hàng năm, từ Tháng Năm đến Tháng Chín. Thời điểm có nhu cầu cao nhất về nước (cuối mùa xuân và mùa hè) xảy ra đúng lúc thiên nhiên cung cấp rất ít lượng mưa cho tiểu bang.

    Điều đó khiến các hồ chứa (trong nước ngầm, băng tuyết và hệ thống đập) phải làm sao lấp đầy theo mùa mới để phòng khi hạn hán kéo dài. California sẽ chỉ là một cái vỏ khô nếu không có nước trên trời rơi xuống. Cuộc sống sẽ không thể tồn tại ở đây.

    Sự quan trọng của các hồ chứa

    Trong một năm bình thường, băng tuyết cung cấp đến 1/3 nguồn nước cần thiết cho California. Nước ngầm thường chiếm khoảng 40% đến 60% nguồn cung, tùy thuộc vào mức khô hạn. California trông cậy vào một hệ thống dự phòng gồm khoảng 1,400 hồ chứa trên bề mặt nhân tạo và hàng ngàn dặm đê để quản lý nước bề mặt. Khoảng hai chục hồ chứa lớn chứa hơn 50% tổng lượng nước lưu trữ của toàn tiểu bang. Các hồ chứa được thiết kế không chỉ trữ nước mà còn để quản lý dòng chảy trong thời gian mưa lớn hoặc tuyết tan để các cộng đồng ở hạ lưu không bị ngập lụt.

    Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng kiểu thời tiết ẩm ướt và khô hạn đan xen. “Từ một thập niên qua, thời tiết ấm áp hơn, có ít lớp băng tuyết hơn và tuyết tan nhanh hơn. Nước cũng bốc hơi nhiều hơn ở các lưu vực sông” – Jay Lund, phó giám đốc khoa học đầu nguồn tại Đại học California, Davis nhận xét.

    Theo nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (National Academy of Sciences-NAS), sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra đã làm tăng nguy cơ và sự nghiêm trọng của hạn hán, dẫn đến thiếu nước, nguy cơ cháy rừng cao hơn và dòng chảy thấp gây nguy hiểm cho động vật hoang dã.

    Bầu không khí ấm hơn cũng làm cho các cơn bão sông khí quyển, chịu trách nhiệm 50% lượng mưa ở một số vùng của California, mang theo nhiều nước hơn. Marty Ralph thuộc Viện Hải dương học Scripps (Scripps Institution of Oceanography) cho biết: “Bão ngày càng lớn hơn và kéo dài hơn khi tấn công một địa điểm. Lũ lụt ở các bang miền Tây là do kiểu bão thay đổi đã làm tăng mức độ thiệt hại của lũ lụt”.

    Không thể xây các hồ chứa mới 

    Phần lớn cơ sở hạ tầng hồ chứa của California được thiết kế từ nhiều thập niên trước, lúc biến đổi khí hậu chưa được quan tâm và dự báo thời tiết kém hiệu quả. Một số xuống cấp nghiêm trọng. Tính đến mùa xuân năm ngoái, các thanh tra đập của tiểu bang đã đánh giá 112 đập ở California là “không đạt đủ các yêu cầu”. 

    Điều đó có nghĩa là 41 hồ chứa bị giảm công suất thiết kế. Theo chiến lược cấp nước của tiểu bang, thực trạng này đã khiến California bị thất thoát khoảng 350,000 acre-feet nước mỗi năm. Mùa đông ấm lên khiến băng tuyết trở nên đáng sợ. Nếu lượng khí thải nhà kính toàn cầu không giảm, khu vực núi non Sierra Nevada có thể trải qua những mùa đông không có tuyết vào cuối thập niên 2040. Điều đó có nghĩa, hơn một nửa lượng tuyết của lưu vực núi biến mất trong 5 năm liên tiếp. Trong khi đó, tiểu bang vẫn phải tiếp tục khắc phục tình trạng thâm hụt nước ngầm.

    Điều đó đang bắt đầu thay đổi. Một cách tiếp cận mới, được gọi là Vận hành hồ chứa dựa trên thông tin dự báo (Forecast-Informed Reservoir Operations), cho phép người vận hành đập sử dụng mọi công cụ thời tiết cần thiết để giúp xác định lượng nước tiết kiệm hoặc xả ra. NBC News cho biết.

    https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/han-han-van-la-van-de-lon-nhat-cua-california/


    Không có nhận xét nào