Header Ads

  • Breaking News

    Harrison Ford: Người hùng nước Mỹ nói không với Trung Quốc

    Nam diễn viên Keanu Reeves (ảnh: (AFP/Getty Images).

    Keanu Reeves là một kiểu người nổi tiếng hiếm có, bởi ông có một trái tim nhân hậu. Vô số câu chuyện đã được viết về lòng trắc ẩn và sự vô ngã của nam diễn viên này. Đó là lý do tại sao ông hiện được coi là “con cưng của nước Mỹ”. Ai không phải là fan hâm mộ của Reeves cơ chứ? Đảng Cộng sản Trung Quốc là một ví dụ điển hình.

    Năm ngoái, sau khi công khai ủng hộ Ngôi nhà Tây Tạng – một tổ chức bảo tồn văn hóa Tây Tạng được thành lập theo yêu cầu của Đạt Lai Lạt Ma, ông Reeves đã bị đưa vào danh sách đen của Trung Quốc.

    Theo tờ Los Angeles Times, ngay sau đó 19 bộ phim của ông đã ngay lập tức bị rút khỏi nền tảng mạng xã hội video Tencent của Trung Quốc. Ba trong số các nền tảng phát trực tuyến phổ biến nhất của Trung Quốc—gồm iQiyi, Bilibili và Xiqua Video—cũng gỡ bộ phim của ông.

    Người ta những tưởng rằng hầu hết các nước sẽ chào đón ngôi sao loạt phim đình đám “Ma Trận” với một vòng tay rộng mở, nhưng ở Trung Quốc, ông lại bị coi là một người gây ảnh hưởng nguy hiểm.

    Hơi nực cười, Lionsgate, hãng phim đứng sau phim “Sát thủ John Wick 4,” hy vọng bộ phim hành động này sẽ xâm nhập thị trường Trung Quốc vào cuối năm nay. Nhưng với việc tài tử Keanu Reeves thủ vai John Wick, không rõ những người ở Lionsgate có nín thở hồi hộp hay không.

    Thật thú vị, Reeves không phải là diễn viên được yêu mến duy nhất bị ĐCSTQ tẩy chay. Những người ở Bắc Kinh cũng coi Harrison Ford là kẻ thù của nhân dân Trung Quốc.

    Năm ngoái, một phóng viên của tờ Entertainment Weekly đã đặt một câu hỏi khá phù hợp rằng: Tình yêu dành cho Harrison Ford tại sao không lớn đến như vậy?

    Cô phóng viên ấy đã hỏi đúng. Khi đề cập những tượng đài khổng lồ của Hollywood, một số diễn viên sẽ dễ dàng xuất hiện trong tâm trí chúng ta. Ví dụ như những cái tên như Al Pacino trong phim Bố già, Robert De Niro trong phim Bò đực nổi điên, hay Meryl Streep trong Mamma Mia! Tuy nhiên, hiếm khi người ta nghĩ đến Harrison Ford. Đó là một sự bất công.

    Trong hơn 50 năm, người đàn ông 80 tuổi này đã đóng vai chính trong một số tác phẩm kinh điển, bao gồm “Blade Runner (năm 1982): Kẻ vĩ đại bị lãng quên” và “Kẻ Trốn Chạy” năm 1993.

    Năm nay chứng kiến ​​Ford bước vào lãnh hải mà ông chưa thử sức trước đây: phim truyền hình nhiều tập. Nam diễn viên gốc Chicago này, hiện đang tham gia hai bộ phim “1923” và “Shrinking”, cả hai đều được công chúng đón nhận nồng nhiệt.

    Tất nhiên, người ta không thể thảo luận về Ford mà không thảo luận về Tiến sĩ Henry Walton “Indiana” Jones Jr. trong loạt phim phiêu lưu Indiana Jones. Chắc chắn là nhân vật mang tính biểu tượng nhất của ông. Vào tháng 6 tới, công chúng sẽ chào đón ​​sự ra mắt của “Indiana Jones & Vòng quay Số phận”, trong đó ông Ford đảm nhận vai trò của một nhà khảo cổ học đi chinh phục khắp thế giới. Đây rất có thể là bộ phim cuối cùng của Ford.

    Tuy nhiên, ở Trung Quốc, Indiana Jones 5 sẽ không được trình chiếu. Đó là bởi vì Bắc Kinh nhìn Ford giống như cách họ nhìn Reeves: một sự pha trộn giữa sự ngờ vực và khinh bỉ.

    Ba thập niên trước, Ford bắt đầu đấu tranh cho quyền lợi của người dân Tây Tạng. Năm 1995, Ford đã làm chứng trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, để thỉnh nguyện cho một Tây Tạng độc lập. Hai năm sau, vào 1997, bà Melissa Mathison, lúc đó đã kết hôn với Ford, đã viết một bộ phim sử thi có tên là “Kundun”.

    Bộ phim được đạo diễn bởi Martin Scorsese, một nhân vật cũng bị coi là kẻ thù của Bắc Kinh. Bộ phim này xoay quanh cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người theo ông. Trước khi phát hành “Kundun”, Ford đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Một thập niên sau khi phát hành bộ phim, Ford đã tường thuật cho một bộ phim tài liệu được ca ngợi rộng rãi có tên là “Sự Phục hưng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ”.

    Bộ phim tài liệu liên tiếp giành được 12 giải thưởng sau đó. Ford đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Tuy nhiên, ở Bắc Kinh, công việc của ông vốn bị coi là chống Trung Quốc, do đó bị dán nhãn là khiếm nhã và vô đạo đức.

    Trong thời đại sử dụng ngôn ngữ tùy tiện như thế này, cụm từ “huyền thoại” đã bị lạm dụng một cách khá rẻ mạt, giống như rất nhiều từ khác. Tuy nhiên, nếu Ford không phải là một huyền thoại sống thực sự thì sao?

    Người đàn ông này đã xuất hiện trên màn hình của công chúng trong nhiều thập niên. Ấn tượng hơn nữa, ông ấy là diễn viên đầu tiên thành công trong việc biến sự gắt gỏng thành một loại hình nghệ thuật. Như tác giả Ghlionn đã lưu ý gần đây trong một bài báo, thời đại của người hùng Hollywood sắp kết thúc—và kết thúc khá nhanh chóng. Chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại những diễn viên như Denzel Washington, hiện 68 tuổi, Robert De Niro, 79 tuổi và Al Pacino, 82 tuổi.

    Điều này cũng đúng với Ford. Ông ấy là người cuối cùng của thế hệ sắp không còn tồn tại: một nam diễn viên có phong cách mạnh mẽ. Đáng buồn thay, trong thời đại của những loạt phim được cho là chỉ chứa yếu tố nam tính hủ bại và thiếu suy nghĩ chín chắn, đơn giản là không có chỗ cho các nhân vật nam cổ điển — mặc dù, như tác giả Ghlionn đã lưu ý trong phần này, nhu cầu đón xem những diễn viên như vậy từ những khán giả thực tế ngoài kia chưa bao giờ cao như thế.

    Khán giả muốn có nhiều Tom Cruise hơn, nhiều Keanu Reeves hơn, và nhiều bữa tiệc thịnh soạn hơn nữa của Harrison Ford. Nhưng liệu Hollywood có thực sự lắng nghe? Chắc là không. Với việc từ chối cung cấp cho người xem những gì họ thực sự muốn thay vì những gì mà các nhà quản lý nghĩ, Hollywood dường như đang chết một cái chết rất đau đớn, một cách rất công khai. Vì vậy, trước khi nó trút hơi thở cuối cùng, chúng ta hãy đội mũ phớt cho Harrison Ford, một anh hùng thực sự của nước Mỹ.

    Không có nhận xét nào