Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ ba 11 tháng 4 năm 2023

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Ngũ Giác Đài: Vụ rò rỉ tài liệu ‘tối mật’ gây ra rủi ro an ninh quốc gia ‘nghiêm trọng’ 

    Ông John Kirby nói rằng các quan chức ‘không biết’ liệu vụ rò rỉ đã được ngăn chặn hay chưa 

    Tác giả Jack Phillips 


    11/4/2023



    Điều phối viên Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby trình bày trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 29/03/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times) 

    Hôm 10/04, một quan chức Ngũ Giác Đài cho biết vụ rò rỉ rõ ràng các tài liệu tình báo rất nhạy cảm của Hoa Kỳ về cuộc chiến ở Ukraine và các vấn đề khác là một rủi ro “rất nghiêm trọng” đối với an ninh quốc gia. 

    Ông Chris Meagher, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đảm trách công vụ, nói với AFP và các hãng thông tấn khác rằng các tài liệu đang lưu hành trên nhiều trang web này đặt ra “một rủi ro rất nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia và có tiềm ẩn khả năng lan truyền tin giả.” 

    “Chúng tôi vẫn đang điều tra xem chuyện này đã xảy ra như thế nào, cũng như phạm vi của vấn đề này. Có những bước đã được thực hiện để xem xét kỹ lưỡng hơn cách thức mà loại thông tin này được phân phối và [phân phối] cho ai.” 

    Cũng hôm 10/04, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby cho biết thông tin bị rò rỉ này đáng lẽ không nên “nằm trong tài sản công” và không nên xuất hiện trên “các trang nhất của các tờ báo” mặc dù ông nhấn mạnh rằng các quan chức không biết ai đã làm rò rỉ thông tin này hoặc liệu thông tin này đã được ngăn chặn hay chưa. 

    Trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc, ông Kirby đã nhiều lần bị hối thúc giải đáp thông tin về các tài liệu đã được đăng trên nhiều trang web trong đó có Telegram, Twitter, Discord, 4chan, và những trang khác. Theo một đánh giá của The Epoch Times về các tài liệu này, một số trong đó có thông tin tình báo của Hoa Kỳ xung quanh cuộc chiến Nga-Ukraine và các nỗ lực gián điệp của Ngũ Giác Đài. The Epoch Times không thể kiểm chứng tính xác thực của các tài liệu nói trên. 

    Khi được hỏi về tính xác thực của các tài liệu tình báo này, ông Kirby nói rằng các quan chức Hoa Kỳ tin rằng một vài trong số tài liệu đó đã bị bóp méo. 

    “Chúng tôi biết một vài trong số tài liệu này dường như đã bị bóp méo. Tôi sẽ không nói về giá trị pháp lý của tất cả các tài liệu đó … chúng tôi vẫn đang xem xét giá trị pháp lý của tất cả các tài liệu hiện có,” ông cho biết, và nói thêm rằng chính phủ ông Biden không biết liệu có thêm tài liệu nào nữa sẽ được đăng tải trên mạng hay không. 

    Ông Kirby nói rằng “chúng tôi không biết” liệu vụ rò rỉ này đã được ngăn chặn hay chưa. “Chúng tôi thực sự không biết.” Ông nói Ngũ Giác Đài không biết “những gì đã được đăng tải” hay “ai là người chịu trách nhiệm.” 

    Các quan chức cũng không biết liệu những kẻ làm rò rỉ có sở hữu thêm tài liệu tình báo nào nữa hay không và có đang tìm cách phát hành những tài liệu đó lên mạng hay không. Tuy nhiên, sau đó ông Kirby đã nhấn mạnh rằng các tài liệu tình báo đó “không việc gì phải thuộc tài sản công cả … hay là phải ở trên các trang nhất của các tờ báo” hoặc phát hình “trên truyền hình,” mặc dù nhận định này có vẻ mâu thuẫn với tuyên bố trước đó của ông về tính xác thực của các tài liệu này. 

    “Không có lý do gì để những loại tài liệu này thuộc tài sản công cả,” ông nói. “Những tài liệu này không đáng thuộc về tài sản công.” 

    Những binh sĩ tình nguyện chuẩn bị khai hỏa về phía các vị trí của Nga gần Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraine, hôm 08/03/2023. (Ảnh: Libkos/AP Photo)


    Những binh sĩ tình nguyện chuẩn bị khai hỏa về phía các vị trí của Nga gần Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraine, hôm 08/03/2023. (Ảnh: Libkos/AP Photo) 

    Các bản tin cho thấy rằng hồi tháng Ba hơn 100 tài liệu tình báo của Hoa Kỳ đã được đăng trên ứng dụng nhắn tin Discord, chứa thông tin về hoạt động quân sự của Nga, cuộc xung đột tại Ukraine, chính quyền và quân đội Trung Quốc cũng như Trung Đông. Một số tài liệu dường như có nguồn gốc từ CIA, Cơ quan Tình báo Quốc phòng, các Tham mưu trưởng Liên quân của quân đội, và các tổ chức chính phủ khác. 

    Một vài trong số tài liệu này được đánh dấu là “TOP SECRET” (TỐI MẬT), trong khi những tài liệu khác được đánh dấu “NOFORN” (Not Releasable to Foreign Nationals), nghĩa là “không được tiết lộ cho các chính phủ ngoại quốc dưới bất kỳ hình thức nào.” 

    Hôm 09/04, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Sabrina Singh cho biết rằng chính phủ Tổng thống Biden đã thành lập một nhóm hiện đang “tập trung vào việc đánh giá tác động mà những tài liệu được chụp lại này có thể gây ra đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ cũng như đối với các đồng minh và đối tác của chúng ta.” Bà nói thêm rằng các quan chức Hoa Kỳ đã liên lạc với “các đồng minh và đối tác” về vụ rò rỉ này. 

    Trong khi đó, một số quan chức Ukraine tuyên bố rằng vụ rò rỉ này là do Nga thực hiện và cáo buộc rằng các tài liệu này đã bị chỉnh sửa về phương diện kỹ thuật số. Quan chức hàng đầu của Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết những rò rỉ này là một phần trong âm mưu thông tin giả của Nga hoặc là những nỗ lực bịa đặt nhằm gieo rắc hoài nghi về chiến dịch phản công mùa xuân được tiên liệu của Ukraine. 

    “Điều rất quan trọng cần nhớ là trong những thập niên vừa qua, các hoạt động chiến dịch đặc biệt thành công nhất của Nga đã được thực hiện bằng Photoshop,” ông Andriy Yusov, đại diện của Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine, nói với tờ Politico. 

    Điện Kremlin và Đại sứ quán Nga chưa bình luận về việc liệu họ có liên quan đến vụ rò rỉ này hay không.

    Hôm 09/04, văn phòng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phản ứng trước vụ rò rỉ này, nói rằng các tài liệu khẳng định rằng Mossad, một trong những cơ quan tình báo của đất nước, đã tìm cách phản đối các kế hoạch của ông Netanyahu đối với cơ quan tư pháp của đất nước ở đó, là “dối trá và không có cơ sở.” Ngoài ra, một quan chức của Tổng thống Nam Hàn nói rằng Seoul đã nắm bắt được thông tin về các tài liệu này và sẽ thảo luận vấn đề này với Tòa Bạch Ốc.

    Bản tin có sự đóng góp của Reuters
    Khánh Ngọc biên dịch

    Mỹ Philippines rầm rộ mở tập trận chung Balikatan 2023

    11/4/2023


    Các chỉ huy quân đội Mỹ và Philippines và đại diện sứ quan Hoa Kỳ (giữa) chụp ảnh kỷ niệm khai mạc cuộc tập trận Balikatan, tại Quezon, ngoại ô Manila, Philippines, ngày 11/04/2023. REUTERS - ELOISA LOPEZ 

    Thanh Phương /RFI

    Hôm nay, 11/04/2023, Hoa Kỳ và Philippines đã bắt đầu đợt tập trận chung lớn nhất từ trước đến nay tại quốc gia Đông Nam Á này, vào lúc hai đồng minh đang nỗ lực chống lại ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Quốc trong khu vực. 

    Theo hãng tin AFP, khoảng 18.000 binh lính (12.200 lính Mỹ, 5.400 lính Philippines và 100 lính Úc), tức là gấp đôi con số năm ngoái, sẽ tham gia đợt tập trận thường niên mang tên Balikatan (Kề vai sát cánh), trong đó lần đầu tiên có cả các cuộc thao dượt bắn đạn thật trên vùng Biển Đông. 

    Quân đội hai nước cũng sẽ thực hiện bài tập đáp trực thăng quân sự lên một đảo của Philippines ngoài khơi đảo Luzon, cách Đài Loan khoảng 300 km. Trong khuôn khổ đợt tập trận kéo dài hai tuần, quân đội Mỹ sẽ sử dụng hệ thống tên lửa Patriot, được xem là một trong những hệ thống phòng không hiệu quả nhất thế giới hiện nay.

    Đây là các cuộc tập trận thường niên Mỹ-Philippines đầu tiên dưới nhiệm kỳ của tổng thống Ferdinand Marcos Jr., nhà lãnh đạo đang cố cải thiện quan hệ với đồng minh Hoa Kỳ, quan hệ vốn đã xấu đi dưới thời người tiền nhiệm Rodrigo Duterte.

    Vào đầu tháng tư vừa qua, Manila đã cho quân đội Mỹ sử dụng thêm bốn căn cứ quân sự của Philippines, trong đó có một căn cứ hải quân nằm không xa Đài Loan, một quyết định đã khiến Bắc Kinh giận dữ.

    Đợt tập trận Balikatan diễn ra đúng một ngày sau khi Trung Quốc vừa kết thúc ba ngày tập trận “bao vây hoàn toàn” Đài Loan, mà Bắc Kinh vẫn xem là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, sớm muộn gì cũng phải được thống nhất với Hoa lục, bằng vũ lực nếu cần.

    Sau đợt tập trận chung thường niên này, các bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Philippines sẽ gặp các đồng nhiệm Mỹ ở Washington. 

    Ngoài Philippines, Hoa Kỳ cũng đang tăng cường quan hệ với một quốc gia Đông Nam Á khác là Việt Nam. Hôm qua, bộ Ngoại Giao Mỹ chính thức thông báo ngoại trưởng Antony Blinken sẽ đến thăm Việt Nam cuối tuần này, trước khi đến Nhật Bản dự cuộc họp các ngoại trưởng nhóm G7 ở Karuzawa từ 16 đến 18/04. Đây sẽ là lần đầu tiên ông Blinken thăm Việt Nam kể từ khi nhậm chức cách đây 2 năm. 

    Tổng thống Biden thăm quê hương Ireland

    Thứ Ba này tổng thống Joe Biden sẽ đến Belfast để kỷ niệm 25 năm Thỏa thuận Thứ Sáu Tuần Thánh, thỏa thuận đã giúp chấm dứt phần lớn bạo lực phe phái ở Bắc Ireland. Nhưng trước mắt ông có một số thử thách ngoại giao nhất định. Ông Biden sẽ hội kiến lãnh đạo của cả năm đảng chính trị của Bắc Ireland, trong đó có Đảng Liên minh Dân chủ (DUP), bên kể từ tháng 2 năm 2022 đã tẩy chay chính phủ chia sẻ quyền lực để phản đối biên giới hải quan hậu Brexit. Ông Biden ủng hộ thỏa thuận thương mại mới được đàm phán gần đây (mà DUP thấy chưa đủ) và đã kêu gọi khôi phục nghị viện. Ông coi cả hai đều quan trọng để duy trì nền hòa bình phải rất vất vả mới có được.

    Tiếp theo là ba ngày trở về quê hương. Hành trình của ông Biden bao gồm các điểm dừng chân ở Quận Louth và Quận Mayo, nơi phát tích của gia đình ông. Thị trấn Ballina, nơi ông sơ của ông sinh sống trước khi di cư sang Mỹ, hiện đang trưng bày một tấm bích họa vẽ hình tổng thống. Ông sẽ không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên thích thú với lời chào mừng nồng nhiệt của người Ireland. Tổng thống John F. Kennedy từng gọi chuyến đi về quê hương Ireland hồi năm 1963 là “bốn ngày tuyệt vời nhất” trong cuộc đời mình.

    Có phải thế giới đã tránh được suy thoái?

    Cho đến gần đây thế giới vẫn sống trong sợ hãi về suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng các kết quả khảo sát kinh doanh hiện tại cho thấy mức tăng trưởng toàn cầu mạnh hơn dự kiến trong quý đầu năm 2023. Một mốc quan trọng tới đây sẽ là lần cập nhật dự báo kinh tế của IMF vào thứ Ba. Câu hỏi quan trọng nhất dành cho quỹ là tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng ra sao từ chính sách tiền tệ thắt chặt vì các ngân hàng trung ương chống lạm phát.

    Trong lần dự báo gần đây nhất vào tháng 1, IMF cho rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2,9% trong năm 2023, thấp hơn mức trung bình dài hạn là 3,8%. Kể từ đó, lãi suất cao đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể bóp nghẹt nền kinh tế Mỹ nếu làm tắc nghẽn tín dụng. Do đó, giới đầu tư mong muốn các ngân hàng trung ương thận trọng hơn về việc tăng lãi suất. Nhưng mặc dù những dữ liệu mới nhất mang lại tin tốt về tăng trưởng, chúng cũng cho thấy vấn đề lạm phát của thế giới vẫn chưa biến mất.

    Triển vọng không chắc chắn của kinh tế Trung Quốc

    Không phải ai cũng bị thuyết phục bởi đà phục hồi kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc. Dù từng là một thế mạnh, xuất khẩu đang gây thất vọng khi các container vận chuyển rỗng chất đống tại nhiều cảng của Trung Quốc. Các hãng xe đua nhau giảm giá. Các hộ gia đình lo lắng đang trả trước các khoản thế chấp để giảm nợ. Doanh số bán máy xúc phục vụ xây dựng cũng giảm mạnh.

    Trong tám ngày tới, Trung Quốc sẽ công bố các số liệu kinh tế có thể xác nhận hoặc xoa dịu những nghi ngờ này. Những người lạc quan dự đoán doanh số bán lẻ trước lạm phát tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 3. Họ cũng tin doanh số bán bất động sản đã được cải thiện. GDP trong quý đầu có thể cao hơn 4% theo giá trị thực so với một năm trước đó, cho thấy phục hồi nhanh chóng từ quý cuối năm 2022. Và các số liệu lạm phát, được công bố vào thứ Ba, sẽ cho thấy rất ít áp lực lạm phát. Điều đó tạo điều kiện cho các chính sách kích thích hơn nữa. Nhưng nếu dữ liệu không thể xua tan những nghi ngờ, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải tự mình làm việc ấy.

    Tổng thống Brazil thăm Trung Quốc

    Tổng thống cánh tả của Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva, sẽ đến thăm người đồng cấp Trung Quốc của ông, Tập Cận Bình, vào thứ Ba. Đây là phái đoàn lớn nhất từ trước đến nay của Brazil đến thăm Trung Quốc, bao gồm hàng chục nhà lập pháp và 240 đại diện doanh nghiệp. Họ đáng lẽ đã đi từ tháng 3, nhưng phải hoãn vì Lula mắc bệnh viêm phổi. Hai nhà lãnh đạo đã nhanh chóng ấn định ngày mới. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil và là điểm đến của hơn 1/4 giá trị xuất khẩu của nước này. Hai nước dự kiến sẽ ký ít nhất 20 thỏa thuận, trên các lĩnh vực như đầu tư vào năng lượng tái tạo hay hợp tác khoa học công nghệ.

    Trong hai nhiệm kỳ tổng thống trước đó, từ 2003 đến 2010, Lula đã duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Trung Quốc và Mỹ. Hồi tháng 2 năm nay, ông đã chọn Washington làm nơi công du đầu tiên bên ngoài châu Mỹ Latinh của nhiệm kỳ tổng thống hiện tại. Nhưng khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, cam kết không liên kết của Brazil sẽ bị thử thách hơn bao giờ hết.

    Mỹ và Philippines tập trận lớn nhất từ trước đến nay

    Mỹ và Philippines sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung thường niên tại quốc gia quần đảo này vào thứ Ba. Với sự tham dự của khoảng 17.600 quân nhân, đây là cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay. Quy mô của nó phản ánh nhận thức ở Washington và Manila rằng mối đe dọa của Trung Quốc đối với nền độc lập của Đài Loan đang gia tăng.

    Mỹ cam kết bảo vệ Đài Loan. Philippines, do vị trí gần Đài Loan và quan hệ lâu dài với Mỹ, có thể đóng vai trò bệ phóng để bảo vệ phía nam hòn đảo. Khi vai trò an ninh của Philippines trở nên nổi bật hơn, Trung Quốc đã ngầm triển khai sức mạnh của mình về phía nam. Dân quân biển Trung Quốc đã thả neo các tàu đánh cá lớn ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông để cản đường các tàu Philippines. Được biết một trong những nội dung diễn tập của quân đội Mỹ và Philippines sẽ là đánh đuổi một chiếc tàu tương tự, chẳng khác nào một lời cảnh báo cho Trung Quốc.

    Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ bác yêu sách ‘quá đáng’ của Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa

    Tạ Linh 

    https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/04/anh-chup-man-hinh-2023-04-11-luc-72050-sa-700x366.jpg


    Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: AP). 

    Quân đội Hoa Kỳ đã điều một tàu chiến đến gần một đảo nhân tạo ở Biển Đông vào thứ Hai để thách thức yêu sách phi pháp của chính phủ Trung Quốc đối với tất cả các vùng biển xung quanh, theo Hải quân Hoa Kỳ.

    USS Milius, một tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, “đã tham gia ‘các hoạt động bình thường’ trong phạm vi 12 hải lý của Đá Vành Khăn”, Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố, sau đó con tàu đã rời khỏi khu vực và tiếp tục các hoạt động ở Biển Đông.

    Đá Vành Khăn cùng với Đá Subi và Đá Chữ Thập là ba thực thể mà Hoa Kỳ tin rằng đã bị Trung Quốc quân sự hóa hoàn toàn trong thập niên qua, tất cả đều thuộc quần đảo Trường Sa. Những hình ảnh chụp từ trên không gần đây đã tiết lộ cơ sở hạ tầng rộng lớn ở những thực thể này bao gồm đường băng, nhà chứa máy bay và radar cũng như khả năng phòng không và chống hạm.

    Bắc Kinh đã sử dụng yêu sách của mình đối với mọi thực thể trong vùng biển giàu năng lượng để vẽ các đường cơ sở xung quanh các quần đảo như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhằm hạn chế hoạt động đi lại của các tàu nước ngoài. Nó đã cản trở hoạt động thương mại hợp pháp của các bên yêu sách yếu hơn khác trong khu vực, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. 

    Các nước trong khu vực cho rằng hành động này không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc đã ký kết và phê chuẩn. Bắc Kinh đã liên tục bác bỏ phán quyết của trọng tài quốc tế vào năm 2016 cho rằng các yêu sách hàng hải của họ là bất hợp pháp.

    Hạm đội 7 cho biết cuộc tập trận tự do hàng hải vào ngày 10 tháng 4, ở quần đảo Trường Sa “đã chứng minh rằng Đá Vành Khăn, một bãi cạn lúc nổi lúc chìm ở trạng thái tự nhiên của nó, không được hưởng lãnh hải theo luật pháp quốc tế”. “Các nỗ lực cải tạo đất, lắp đặt và cấu trúc được xây dựng trên Đá Vành Khăn không làm thay đổi đặc điểm này theo luật pháp quốc tế”.

    Hạm đội 7 cũng cho biết: “Các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và sâu rộng ở Biển Đông đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do hàng hải, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không, thương mại tự do và thương mại không bị cản trở, cũng như tự do cơ hội kinh tế cho các quốc gia ven Biển Đông”.

    Điền Quân Lý, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam của Quân đội Trung Quốc, cho biết các lực lượng Trung Quốc đã theo dõi Milius sau khi nó “xâm nhập trái phép” vào vùng biển gần Đá Vành Khăn “mà không có sự chấp thuận của chính phủ Trung Quốc”.

    Ông Điền nói: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh chúng”.

    Ba tuần trước đó, Milius đã thách thức các yêu sách hàng hải của Trung Quốc xung quanh quần đảo Hoàng Sa trong hoạt động đầu tự do hàng hải đầu tiên trong năm của Hải quân Hoa Kỳ.

    Động thái mới nhất ở Biển Đông diễn ra khi quân đội Trung Quốc kết thúc ba ngày tập trận quanh Đài Loan, một phản ứng sau cuộc gặp trên đất Mỹ vào tuần trước giữa Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. 

    Người phát ngôn Cdr. Hayley Sims của Hạm đội 7 nói với Newsweek rằng: “Việc thực hiện thường xuyên và hòa bình các quyền và tự do được bảo đảm cho tất cả các quốc gia theo luật biển quốc tế thông thường không phải là hành động khiêu khích. Trên khắp thế giới, Bộ Quốc phòng tiến hành các hoạt động này một cách thường xuyên tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế”.

    Cuộc tập trận của Trung Quốc xung quanh Đài Loan

    Duan Dang/VN

    11/4/2023

    Hình ảnh vệ tinh ngày 10.4 cho thấy các nhiều tàu chiến Trung Quốc và Đài Loan bám sát và đối đầu nhau ở khu vực ranh giới của vùng tiếp giáp lãnh hải, ít nhất tại 5 địa điểm ở phía bắc, phía tây, tây nam và phía đông Đài Loan.

    1. Cuộc tập trận của Trung Quốc xung quanh Đài Loan

    Bộ tư lệnh Chiến khu Đông bộ của Trung Quốc đã thông báo kết thúc đợt tập trận kéo dài ba ngày ở các vùng biển xung quanh Đài Loan vào chiều tối 10.4.

    Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết vẫn còn 9 tàu chiến và 26 máy bay quân sự của Trung Quốc hoạt động ở các khu vực xung quanh Đài Loan tính đến sáng 11.4.

    Ngày cuối cùng của cuộc tập trận chứng kiến số lượng kỷ lục máy bay Trung Quốc hoạt động gần Đài Loan, với tổng cộng 91 lượt máy bay được ghi nhận.

    Về hải quân, hình ảnh vệ tinh ngày 10.4 cho thấy các nhiều tàu chiến Trung Quốc và Đài Loan bám sát và đối đầu nhau ở khu vực ranh giới của vùng tiếp giáp lãnh hải, ít nhất tại 5 địa điểm ở phía bắc, phía tây, tây nam và phía đông Đài Loan.




    Đáng chú ý, trong 2 ngày 9 và 10.4, máy bay tiêm kích J-15 trên tàu sân bay Sơn Đông đã tham gia tập trận, với 15 lượt cất cánh vào hôm qua.

    Trước đây, tiêm kích J-15 từng hoạt động ở khu vực đông và đông nam Đài Loan, trong các đợt huấn luyện của tàu Liêu Ninh. Nhưng đây là lần đầu tiên J-15 được ghi nhận xâm nhập Vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, cũng như là lần đầu tiên chúng tham gia vào đợt tập trận sẵn sàng chiến đấu nhằm uy hiếp Đài Loan.




    Thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 10.4 cho biết tàu Sơn Đông hoạt động ở vị trí cách Đài Loan khoảng 400 km về phía đông vào ngày 9.4.

    Trong khi đó, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ đang hiện diện ở phía nam quần đảo Okinawa. Tín hiệu từ máy bay C-2A cho thấy tàu này đã xích về phía tây vào sáng 11.4.

    Một vài quan sát về cuộc tập trận

    Ngoại trừ thông báo bắn đạn thật ở các khu vực nhỏ dọc bờ biển, Trung Quốc không tổ chức bắn tên lửa trong đợt này. (Để bù đắp, Bộ tư lệnh Chiến khu Đông bộ đã có sáng kiến tổ chức sản xuất một đoạn hoạt họa mô tả cảnh tên lửa ồ ạt dội xuống các khu vực ở Đài Loan).

    Các lực lượng pháo binh của lục quân và lực lượng tên lửa có tham gia nhưng chỉ là tập trận triển khai sẵn sàng chiến đấu, khác với cuộc tập trận vào tháng 8 năm ngoái, khi Trung Quốc bắn hàng loạt tên lửa đạn đạo vào các vùng biển xung quanh Đài Loan.

    Nếu như lực lượng tên lửa là át chủ bài của đợt tập trận trước thì nay vai trò này dành cho không quân và hải quân, với sự tham gia của số lượng lớn và đa dạng chủng loại máy bay quân sự, cũng như sự xuất hiện của nhóm tàu sân bay. Các máy bay chiến đấu và oanh tạc cơ đã tiến hành các cuộc tấn công giả lập vào các mục tiêu then chốt của Đài Loan.

    Có thể thấy nếu như mục đích chủ yếu của đợt tập trận trước đây là răn đe và uy hiếp với các đợt phóng tên lửa, rốc két rầm rộ, thì qua đợt tập trận này Trung Quốc thao dượt khả năng phong tỏa, bao vây và tấn công Đài Loan.

    Tuy số lượng còn ít nhưng sự xuất hiện của phi đội tiêm kích tàu sân bay cho thấy Trung Quốc đang dần hướng tới mục tiêu sở hữu năng lực phát động tấn công từ bên mạn phía đông của Đài Loan. Từ đó, cho phép họ uy hiếp các căn cứ không quân ở phía đông Đài Loan, vốn vẫn được cho là khá an toàn trước đây. Năng lực này sẽ ngày càng gia tăng khi Trung Quốc tiếp tục đóng thêm các tàu sân bay trong tương lai.

    Trong đợt tập trận này, Đài Loan vẫn quyết tâm ngăn chặn tàu chiến Trung Quốc xâm nhập vào vùng tiếp giáp lãnh hải (kéo dài 12 hải lý tính từ lãnh hải) và khá thành công.

    Tuy nhiên, với chiến lược bình thường hóa hành vi gây hấn và tằm ăn dâu, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ xâm nhập vào vùng tiếp giáp trong các đợt tập trận quy mô kế tiếp, sau khi đã bình thường hóa việc triển khai máy bay vào ADIZ cũng như triển khai tàu chiến và máy bay vượt qua đường trung tuyến ở eo biển. Trung Quốc có khả năng làm được việc này nếu họ triển khai số lượng tàu áp đảo từ các hạm đội.

    2. Các tin tức khác

    Ngày 10.4, tàu khu trục USS Milius của Mỹ đã tiến cuộc tuần tra tự do hàng hải, áp sát Đá Vành Khăn mà Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa. Hình ảnh vệ tinh sáng cùng ngày cho thấy một tàu hộ vệ Trung Quốc bám theo tàu USS Milius khi cả hai ở vị trí cách Vành Khăn khoảng 66 km và cách Đá Ba Đầu khoảng hơn 30 km.




    Ngày 11.4, Mỹ và Philippines bắt đầu cuộc tập trận Balikatan (Vai kề vai) lớn nhất từ trước đến nay. Cuộc tập trận kéo dài đến ngày 28.4, với sự tham gia của hơn 17.000 quân nhân hai nước.

    Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10.4 xác nhận Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ có chuyến thăm Việt Nam trong chuyến công du kéo dài từ ngày 11 đến 18.4, với các chặng dừng chân ở Anh, Ireland và Nhật Bản. Thông tin này trước đó đã được thượng nghị sĩ Jeff Merkley tiết lộ trong chuyến thăm Việt Nam đang diễn ra. Dự kiến ông Blinken sẽ thăm Việt Nam từ 14 đến 16.

    Trong thời gian ở Việt Nam, ông Merkley cũng tiết lộ Mỹ sẽ chuyển giao cho phía Việt Nam chiếc tàu tuần dương lớp Hamilton thứ ba. Nhiều khả năng đây sẽ là chiếc USCGC Mellon (WHEC-717).

    11/4/2023

    Duan Đang

    Nhật Bản theo dõi cuộc tập trận của Trung Quốc tại Đài Loan với ‘sự quan tâm lớn’

    Liên Thành 

    https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/04/anh-chup-man-hinh-2023-04-10-luc-80020-ch-700x366.jpg


    Hải quân Trung Quốc tập trận (Ảnh: Tân Hoa Xã). 

    Nhật Bản đã theo dõi các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan một cách nhất quán và “rất quan tâm”, một phát ngôn viên hàng đầu của chính phủ cho biết hôm thứ Hai, vào ngày ​​cuối cùng của cuộc tập trận mà Bắc Kinh mô phỏng tấn công hòn đảo này.

    Trung Quốc công bố ba ngày tập trận vào thứ Bảy, sau khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trở về Đài Bắc sau cuộc gặp với Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy ở Los Angeles.

    Nhật Bản từ lâu đã lo lắng về các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực do các hòn đảo phía nam của Nhật Bản rất gần với Đài Loan.

    Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno nói với các phóng viên: “Tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan không chỉ quan trọng đối với an ninh của Nhật Bản mà còn đối với sự ổn định của cộng đồng quốc tế nói chung”. 

    Đảo Okinawa phía nam Nhật Bản là nơi đặt căn cứ không quân lớn của Hoa Kỳ và vào tháng 8 năm ngoái khi Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận để phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ lúc bấy giờ là bà Nancy Pelosi tới Đài Bắc, các tên lửa của Trung Quốc đã rơi xuống trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

    Ngoài Nhật Bản, Hoa Kỳ cho biết họ cũng đang theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận của Trung Quốc.

    Quân đội Trung Quốc đã mô phỏng các cuộc tấn công chính xác nhằm vào Đài Loan trong ngày thứ hai của cuộc tập trận quanh hòn đảo hôm Chủ Nhật.

    Bộ Tư lệnh Mặt trận phía Đông của Quân đội Giải phóng Nhân dân hôm thứ Hai đã phát hành một đoạn video ngắn trên tài khoản WeChat của họ cho thấy một máy bay ném bom H-6 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đang bay trên bầu trời phía bắc Đài Loan.

    Quân đội Đài Loan đã điều máy bay chiến đấu và gửi tàu chiến theo sát lực lượng của Trung Quốc, nhưng cho biết họ sẽ phản ứng một cách bình tĩnh và không kích động xung đột.

    Vào sáng thứ Hai, Đài Loan đã công bố bản đồ về các hoạt động của lực lượng không quân Trung Quốc trong 24 giờ trước đó, nó cho thấy các máy bay chiến đấu một lần nữa băng qua đường trung tuyến nhạy cảm của eo biển Đài Loan cũng như bốn máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc hoạt động trên Thái Bình Dương đến phía đông của Đài Loan. 

    Đài Loan tuần trước cho biết họ đang theo dõi tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc ở phía đông.

    Bộ Quốc phòng Đài Loan vào thứ Hai cũng đã công bố riêng các bức ảnh về các bệ phóng di động cho tên lửa chống hạm Hùng Phong do Đài Loan sản xuất tại một địa điểm không được tiết lộ, cũng như các tàu tấn công nhanh được trang bị tên lửa trên biển.


    Không có nhận xét nào