Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ tư 26 tháng 4 năm 2023

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Úc đặt mục tiêu tự chủ sản xuất tên lửa trong hai năm

    26/4/2023

    Reuters

     


    Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles  

    Úc hôm 26/4 nói họ sẽ bắt đầu sản xuất tên lửa điều hướng trong nước vào năm 2025, sớm hai năm so với dự kiến, trong hành động cải tổ sâu rộng sự bài bố về quốc phòng để tập trung vào năng lực tấn công tầm xa.

    Trước đó hai ngày, chính phủ của Công Đảng cho biết họ chấp nhận các khuyến nghị trong một đánh giá quốc phòng trong đó cho biết Trung Quốc đã phát động xây dựng lực lượng hùng hậu nhất so với bất kỳ nước nào kể từ khi kết thúc Đệ nhị Thế chiến mà không hề minh bạch và cạnh tranh nước lớn có ‘khả năng dẫn đến xung đột’ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

    Thời gian biểu để sản xuất vũ khí điều hướng trong nước, ban đầu dự kiến là vào năm 2027, sẽ được đẩy nhanh lên thành trong vòng hai năm với việc phân bổ 2,5 tỷ đô la Úc cho dự án, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Richard Marles cho biết trong các cuộc phỏng vấn trên truyền thông.

    Ngân quỹ đó tăng hơn gấp đôi, và được chuyển từ các dự án quốc phòng bị hủy bỏ.

    “Nhờ đó mà khung thời gian về năng lực sản xuất hoàn toàn thay đổi”, Bộ trưởng Marles nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh Nine hôm 26/4.

    Úc sẽ chi thêm 1,6 tỷ đô la Úc để mua các hệ thống tấn công tầm xa từ nước ngoài trong vòng hai năm, ông cho biết.

    Chính phủ Úc đã đàm phán với các hãng sản xuất tên lửa Raytheon và Lockheed về việc thiết lập sản xuất tại Úc, ông Marles nói thêm.

    Úc cũng đã đàm phán với công ty Kongsberg, hãng sản xuất tên lửa tấn công hải quân của Na Uy, ông nói. Úc đã đồng ý mua tên lửa của công ty này.

    Ông Pat Conroy, Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Úc, cho biết tài liệu đánh giá quốc phòng đề xuất mua tên lửa tấn công chung của Kongsberg để Úc ‘có thể cân nhắc sản xuất dòng tên lửa tấn công ở Úc’.

    Úc sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với đồng minh an ninh là Mỹ, đồng thời thúc đẩy ngoại giao trong khu vực để ngăn chặn xung đột và tăng cường quan hệ quốc phòng với Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các đảo quốc Thái Bình Dương.

    Mỹ sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ an ninh của Hàn Quốc trước đe dọa Bắc Triều Tiên

    25/4/2023

     

    Thủy quân lục chiến Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận chung với binh sĩ Mỹ tại Pohang, Hàn Quốc, ngày 29/03/2023. REUTERS - KIM HONG-JI

     

    Trọng Thành /RFJ

    Nhân chuyến công du Mỹ của tổng thống Hàn Quốc nhằm siết chặt quan hệ an ninh song phương, hôm qua, 24/04/2023, phát ngôn viên John Kirby Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ khẳng định Hoa Kỳ sẽ nỗ lực để bảo vệ đồng minh châu Á chủ chốt đối phó với các đe dọa từ Bắc Triều Tiên.

    Trả lời họp báo, phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ khẳng định: ‘‘Cam kết của chúng tôi, nghĩa vụ bảo vệ của chúng tôi đối với Hàn Quốc là kiên định, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm những gì cần để thực thi cam kết này’’. Phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ một lần nữa kêu gọi chế độ Bắc Triều Tiên lời ‘‘đàm phán về phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên’’. Ông John Kirby thừa nhận Bình Nhưỡng ‘‘đã không chấp nhận đề nghị này, và trong khi chờ đợi chúng tôi phải bảo đảm là liên minh (Mỹ - Hàn) có đủ năng lực sẵn sàng bảo vệ các lợi ích chung’’. 

    Kể từ đầu năm ngoái, Bắc Triều Tiên đã bắn thử gần 100 tên lửa, và sẵn sàng cho một vụ thử hạt nhân thứ bảy ‘‘vào bất cứ lúc nào’’, theo một số giới chức Mỹ, Hàn. Theo Nhà Trắng, ‘‘các biện pháp răn đe mở rộng’’ sẽ là nội dung chính của thượng đỉnh ngày mai giữa tổng thống Mỹ Joe Biden và tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. 

    Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, phát ngôn viên John Kirby cũng nhắc đến đe dọa với Hàn Quốc từ Bắc Triều Tiên gia tăng, khi nhấn mạnh là việc chuyển giao các vũ khí mới đến Bắc Triều Tiên sẽ không có lợi cho bất cứ bên nào. Hôm 18/04, cựu tổng thống Nga Dimtri Medvedev đã bắn tiếng đe dọa Hàn Quốc, Matxcơva có thể chuyển giao cho Bắc Triều Tiên nhiều vũ khí tân tiến, nếu Hàn Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina. Tuy nhiên, theo phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ, hiện tại không có dấu hiệu gì cho thấy Bình Nhưỡng và Matxcơva siết chặt quan hệ về quân sự.

    Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Hãy tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Hàn Quốc

    25/04/2023

     

    Reuters

     

    Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton (ảnh tư liệu).

     

    Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton (ảnh tư liệu).

    Chia sẻ

    Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton nói hôm thứ Ba 25/4 rằng Hoa Kỳ nên tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Hàn Quốc để gửi một thông điệp rõ ràng tới Triều Tiên và xoa dịu những người ngày càng lớn tiếng kêu gọi Hàn Quốc tự chế tạo bom hạt nhân.

    Ông Bolton đưa ra phát biểu kể trên vào lúc Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang ở Washington để họp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, trong đó, họ dự kiến sẽ thảo luận về các cách thức để cải thiện niềm tin vào khả năng răn đe mở rộng của Hoa Kỳ - là chiếc ô hạt nhân của Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình.

    Vào lúc Triều Tiên gấp rút hoàn thiện khả năng tấn công Hoa Kỳ bằng tên lửa hạt nhân, ông Yoon phải đối mặt với các câu hỏi về việc Hàn Quốc phải lệ thuộc vào Hoa Kỳ về an ninh, với một số thành viên cấp cao trong đảng của ông Yoon kêu gọi Seoul thúc đẩy các chương trình hạt nhân của riêng mình.

    Ông Bolton cho rằng việc tái bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ sẽ giúp trấn an người dân Hàn Quốc, đồng thời gửi lời cảnh báo tới Bình Nhưỡng.

    "Đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật trở lại bán đảo sẽ là bằng chứng rõ ràng về sự kiên quyết và quyết tâm của chúng ta trong việc ngăn chặn Triều Tiên", ông nói với Reuters bên lề một diễn đàn do Viện Nghiên cứu Chính sách Asan tổ chức tại Seoul.

    "Tái triển khai vũ khí chiến thuật không ngăn cản Hàn Quốc xây dựng năng lực hạt nhân của chính mình, nhưng việc tái triển khai có thể cho chúng ta thời gian để suy nghĩ xem liệu chúng ta có thực sự muốn làm điều đó hay không", ông nói thêm.

    Hoa Kỳ đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Hàn Quốc hồi năm 1958 và rút các vũ khí đó đi vào năm 1991. Kể từ đó, họ tuyên bố sẽ sử dụng mọi khả năng của mình để bảo vệ nước đồng minh châu Á chủ chốt của mình.

    Ông Bolton cho biết những hoài nghi của Hàn Quốc về khả năng răn đe mở rộng của Mỹ là "hoàn toàn chính đáng" nhưng nếu Hàn Quốc quyết định chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình, điều đó sẽ làm suy yếu cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu và gây ra một cuộc chạy đua hạt nhân trong khu vực.

    Thay vào đó, Seoul, Washington và Tokyo có thể xem xét xây dựng một cơ chế tham vấn hạt nhân ba bên tương tự như Nhóm hoạch định hạt nhân của NATO, hoặc khởi xướng một nhóm "phòng vệ tập thể" rộng lớn hơn có thể bao gồm cả Đài Loan, ông nói.

    “Hàn Quốc có thể góp phần tạo ra một cấu trúc phòng thủ tập thể ở Đông Á, hoặc rộng hơn nữa là ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, ông Bolton nói. "Càng nhiều người có thể nhìn vào lợi ích chung của họ, không chỉ về mặt hạt nhân mà còn chống lại mối đe dọa từ các quốc gia như Trung Quốc và Triều Tiên, thì tất cả chúng ta càng an toàn hơn", vẫn lời ông.

    (Reuters)

     

    Cựu Tổng thư ký LHQ: Quân đội Myanmar phải chủ động chấm dứt bạo lực trước

    25/4/2023

     

    Reuters

     

    Cựu Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Moon gặp thủ lĩnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing, 24/4/2023.

     

    Cựu Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Moon gặp thủ lĩnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing, 24/4/2023.

    Chia sẻ

    Cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon hôm thứ Ba 25/4 kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Myanmar sau khi gặp nhà lãnh đạo của giới quân đội cầm quyền ở nước này. Ông nói rằng quân đội "phải có những bước đi trước".

    Ông Ban đã gặp thủ lĩnh chính quyền quân sự Min Aung Hlaing và một cựu tổng thống theo đường lối cải cách, Thein Sein, trong tuần này trong hoạt động được coi là sứ mệnh kiến tạo hòa bình cho đất nước đang bị xung đột tàn phá.

    Myanmar rơi vào khủng hoảng kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ dân cử có người đứng đầu là khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi hồi tháng 2/2021. Trong cuộc khủng hoảng này, các tướng lĩnh loay hoay củng cố quyền lực và chiến đấu trên nhiều mặt trận chống lại quân nổi dậy thuộc các sắc tộc thiểu số và phong trào vũ trang ủng hộ dân chủ.

    "Tôi đến Myanmar để thúc giục quân đội chấm dứt bạo lực ngay lập tức và bắt đầu đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên liên quan", ông Ban nói trong một tuyên bố của nhóm "Trưởng Lão" gồm các cựu lãnh đạo trên thế giới mà ông là phó chủ tịch.

    Tờ báo Global New Light of Myanmar do nhà nước điều hành đưa tin rằng hai ông Ban và Min Aung Hlaing "đã trao đổi quan điểm về những tiến bộ mới nhất của Myanmar và thảo luận thân mật về vấn đề này với thái độ xây dựng".

    Chuyến thăm bất ngờ diễn ra hôm 23/4 theo lời mời của quân đội. Ông Ban, người Hàn Quốc, đã kêu gọi các tướng lĩnh hành động theo thỏa thuận hòa bình đã được thống nhất vào năm 2021 với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

    Ông Ban "cảnh báo rằng nếu tổ chức bầu cử trong điều kiện hiện nay sẽ có nguy cơ gây ra bạo lực và chia rẽ hơn nữa, và kết quả không được người dân Myanmar, ASEAN và cộng đồng quốc tế rộng lớn công nhận".

    Ông Min Aung Hlaing thông báo hồi tháng 2 rằng các cuộc bầu cử đa đảng phải được tổ chức "như người dân mong muốn", nhưng không đưa ra mốc thời gian.

    Ông Ban đã thực hiện nhiều chuyến đi tới Myanmar trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hiệp Quốc trước khi quá trình chuyển đổi thử nghiệm đã bắt đầu vào năm 2011 sau 5 thập kỷ đất nước chịu sự cai trị của quân đội. Cuộc chuyển đổi này ủng hộ các cải cách chính trị và kinh tế dưới thời tướng hồi hưu Thein Sein, nhưng các cải cách đó đã bị đảo ngược bởi cuộc đảo chính năm 2021.

    Chưa có dấu hiệu nào cho thấy bạo lực sẽ lắng xuống ở Myanmar.

    Hơn 100 người đã thiệt mạng hôm 11/4 trong một cuộc không kích của quân đội vào một ngôi làng, theo các nhà hoạt động đối lập và các phương tiện truyền thông.

    Bà Suu Kyi đang thụ án 33 năm tù vì nhiều tội danh mà bà phủ nhận và đảng của bà đã bị giải tán.

    (Reuters)

    Tổng thống Joe Biden tuyên bố tái tranh cử

    Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tiếp theo nhiều khả năng sẽ là cuộc tái đấu giữa Joe Biden, người vừa công bố tranh cử hôm thứ Ba, và Donald Trump. Thăm dò cho thấy 70% người Mỹ, trong đó có 50% đảng viên Dân chủ, không muốn ông Biden tái tranh cử khi đã 80 tuổi. Nhiều người cho rằng ông đã quá già. Song dù thích hay không, phe Dân chủ vẫn phải ủng hộ ông; trong lịch sử chưa từng có một ứng viên nghiêm túc nào dám gây bất ổn cho chiến dịch tranh cử của một tổng thống đương nhiệm.

    Về lý thuyết, các tổng thống đương nhiệm ra tranh cử với bảng thành tích cầm quyền của mình. Và thành tích của ông Biden rất tốt. Ông làm nhiều hơn tất cả các nước khác để ngăn Nga thôn tính Ukraine. Ông thông qua thành công chính sách công nghiệp của mình, nhằm tăng cường sản xuất chip bán dẫn trong nước và khử carbon cho nền kinh tế Mỹ, mặc cho một Quốc hội đầy bế tắc. Nhưng trên thực tế, tình hình của nền kinh tế và sức mạnh của chiến dịch tranh cử là quan trọng hơn thành tích nắm quyền. Không ai có thể đoán trước kết quả của cuộc tái đấu Biden-Trump.

    Tổng thống Hàn Quốc thăm Mỹ

    Trong khi lên kế hoạch cho chiến dịch tranh cử tổng thống, Joe Biden vẫn phải điều hành đất nước. Vào thứ Tư, ông sẽ tiếp đón Yoon Suk-yeol, tổng thống Hàn Quốc đầu tiên đến thăm Mỹ sau hơn một thập niên. Hai ông sẽ mỉm cười trước ống kính, nhưng đằng sau các cánh cửa đóng kín là khi các bất đồng được nêu ra.

    Ông Biden đã tìm đến các đồng minh của Mỹ, chẳng hạn như Hàn Quốc, để giúp kiềm chế Trung Quốc và Nga. Mỹ đã thông qua luật vào năm ngoái để yêu cầu các nhà sản xuất chất bán dẫn, xe điện và pin phải chuyển chuỗi cung ứng của họ đi qua Mỹ. Nhưng Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Và nước này phàn nàn rằng các biện pháp bảo hộ của Mỹ đã không tham vấn đầy đủ các đồng minh châu Á. Hàn Quốc cũng lo ngại một cam kết bảo vệ Đài Loan mạnh hơn sẽ làm gia tăng mối đe dọa từ Triều Tiên, quốc gia được Trung Quốc giúp ổn định, bao gồm bằng viện trợ lương thực. Cuộc hội đàm giữa ông Yoon và ông Biden sẽ không dễ dàng.

    Meta vượt qua khủng hoảng

    Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, vừa trải qua một vài tháng chao lượn. Quảng cáo kỹ thuật số chậm lại và cạnh tranh gia tăng từ TikTok đã góp phần khiến giá cổ phiếu của họ giảm gần 2/3 trong năm 2022. Nhà đầu tư cũng hoài nghi mảng metaverse của họ.

    Tuy nhiên, kể từ mức đáy của tháng 11, giá cổ phiếu Meta đã tăng gấp đôi. Các nhà đầu tư tán thành chiến lược cắt giảm chi phí của Mark Zuckerberg (ông chủ của Meta đã đặt tên cho năm 2023 là “Năm hiệu quả”). Điều này bao gồm việc sa thải 21.000 nhân viên — gần một phần tư lực lượng lao động của hãng trong năm 2022 — và cắt giảm chi tiêu cho các trung tâm dữ liệu. Kết quả của Meta, được công bố vào thứ Tư, sẽ cho thấy chiến lược của ông Zuckerberg đạt hiệu quả tới đâu. Sau bốn quý sụt giảm, biên lợi nhuận hoạt động của Meta dự kiến tăng trở lại. Nếu nhà đầu tư hài lòng, cổ phiếu Meta sẽ tiếp tục đà hồi sinh.

    Boeing phục hồi chậm

    Kết quả của Boeing, được công bố vào thứ Tư, có thể sẽ mang đến một quý thất vọng nữa cho các nhà đầu tư sau khoản lỗ 4,7 tỷ đô la của năm 2022. Dù nhu cầu máy bay đang phục hồi cùng với sự gia tăng trở lại của du lịch hàng không hậu covid, gã khổng lồ hàng không vũ trụ của Mỹ vẫn chưa có lãi. Doanh thu dự kiến vượt và lỗ thấp hơn cùng kỳ năm trước sau khi Boeing giao 130 máy bay trong quý đầu, tăng gần 1/3 so với 2022 và nhiều hơn 3 máy bay so với đối thủ châu Âu, Airbus.

    Tuy vậy, đà phục hồi của Boeing trong năm nay đang bị kìm hãm bởi những nút thắt trong chuỗi cung ứng phát sinh từ việc thiếu lao động tay nghề cao, bên cạnh các yếu tố khác. Ngoài ra còn có các vấn đề của nhà cung cấp phụ tùng cho 737 Max, máy bay phản lực chặng ngắn chuyên dụng của Boeing, điều có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng cho các hãng hàng không.

    • Home
    • Động đất 7,3 độ ở Indonesia, cảnh báo sóng thần được kích hoạt

    Động đất 7,3 độ ở Indonesia, cảnh báo sóng thần được kích hoạt

    Liên Thành

    https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/04/anh-chup-man-hinh-2023-04-25-luc-54927-ch-700x366.jpg

     

    Cơ quan địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết một trận động đất 7,3 độ đã xảy ra ở phía Tây đảo Sumatra của nước này. (Bản đồ: Discovery).

    Ngày 25 tháng 4, Cơ quan địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết một trận động đất 7,3 độ đã xảy ra ở phía Tây đảo Sumatra của nước này. Nhà chức trách đã kích hoạt cảnh báo sóng thần trong 2 giờ nhưng cảnh báo sau đó được gỡ bỏ. 

    Trận động đất xảy ra ở độ sâu 84km. Ngoài ra, cơ quan giảm nhẹ thiên tai của Indonesia cho biết nhà chức trách đang thu thập dữ liệu từ các hòn đảo gần tâm chấn nhất, ngoài khơi bờ biển phía tây của Sumatra. 

    Nhiều người dân địa phương đã di dời và hướng đến vùng đất cao hơn, nhưng chưa có báo cáo về thương vong.

    Indonesia thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất vì nước này nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương. Đây là khu vực có hoạt động địa chấn và núi lửa rất cao, được xếp vào loại nguy hiểm.

    Năm 2004, trận động đất có cường độ 9,1 ngoài khơi đảo Sumatra ở miền bắc Indonesia đã kéo theo sóng thần làm rung chuyển 14 quốc gia, cướp đi tính mạng của 226.000 người dọc bờ biển Ấn Độ Dương, trong đó một nửa số nạn nhân được ghi nhận tại Indonesia.

    Nhật Bản cân nhắc mở rộng cấp thị thực dài hạn cho người lao động nước ngoài

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/04/nhat-ban-can-nhac.jpg

     

    (Ảnh minh họa: glen photo/Shutterstock)

    Hôm 24/4 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản cho biết hiện đang xem xét nới lỏng điều kiện cấp thị thực lao động dài hạn cho người nước ngoài có tay nghề cao, qua đó mở rộng cấp thị thực cho người lao động thuộc 12 lĩnh vực, thay vì 3 lĩnh vực như hiện nay, theo tờ Nikkei Asia.

    Theo một quan chức Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, chính phủ nước này đang cân nhắc mở rộng cấp thị thực lao động dài hạn trong các lĩnh vực như nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất thực phẩm và cung ứng thực phẩm. Hiện các cuộc thảo luận đang được tiến hành để đưa ra được một văn bản sửa đổi có thể được nội các phê duyệt vào đầu tháng 6 tới.

    Nhật Bản hiện đang cấp thị thực chuyên gia có tay nghề cao với thời hạn cư trú 5 năm cho người nước ngoài có một số điểm nhất định được tính dựa trên trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, thu nhập hằng năm và các yếu tố khác. Thị thực này được cấp cho 3 loại hoạt động, gồm nghiên cứu học thuật tiên tiến, các hoạt động chuyên ngành/kỹ thuật tiên tiến, và các hoạt động quản lý và kinh doanh tiên tiến.

    Với dân số già hóa nhanh chóng, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng nghiêm trọng ở một số lĩnh vực. Trước sự việc này, chính phủ đã quyết định giảm bớt các điều kiện đối với việc cấp thị thực lao động cho người nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh thu hút lao động có tay nghề cao đang hết sức khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới.

    Phan Anh

    Ngoại trưởng Anh kêu gọi « không cô lập » Trung Quốc

    Đăng ngày: 25/04/2023 - 15:23Sửa đổi ngày: 25/04/2023 - 15:51

     

    Ngoại trưởng Anh British James Cleverly tham dự cuộc họp của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO, Bruxelles, Bỉ, ngày 05/04/2023. REUTERS - JOHANNA GERON

    Trọng Thành

    2 phút

    Anh cần hợp tác với Trung Quốc hơn là cô lập Bắc Kinh trong một cuộc « Chiến tranh Lạnh mới ». Trên đây là phát biểu của ngoại trưởng Anh James Cleverly tối qua, 24/04/2023, tại trụ sở tòa thị chính Luân Đôn. Theo một số nhà quan sát, chính sách mới này của Luân Đôn có thể gây nhiều phản đối mạnh mẽ trong hàng ngũ đảng bảo thủ cầm quyền tại Anh, vốn có thái độ đối địch với Trung Quốc. 

    Quảng cáo

    Theo báo Mỹ Politico, đây là thông điệp gửi tới những thành phần có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc trong nội bộ đảng bảo thủ. Ngoại trưởng James Clevery cảnh báo việc mở ra một kỷ nguyên đối đầu với Bắc Kinh có thể gây tổn hại cho lợi ích kinh tế của chính Vương quốc Anh và hạn chế khả năng của phương Tây trong việc giải quyết các thách thức chung, bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu và chống phổ biến hạt nhân.

    Ông Clevery cảnh báo : « Bất cứ vấn đề lớn nào – từ biến đổi khí hậu đến ngăn ngừa dịch bệnh, cũng như ổn định kinh tế và chống phổ biến vũ khí hạt nhân – không thể nào giải quyết được nếu không có Trung Quốc ».

    Theo báo Pháp Les Echos, chính sách đối ngoại của bộ Ngoại Giao Anh hiện nay « tập trung chủ yếu » vào Trung Quốc.

    « Học thuyết ngoại giao » mới của chính phủ Anh ngay lập tức đã bị một cựu lãnh đạo đảng bảo thủ, ông Iain Duncan Smith, lên án. Trên Daily Express, chính trị gia này chỉ trích « sự phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc đã quá phổ biến trong giới đại học Anh, trong chính quyền ».

    Trung Quốc giải thích chủ trương hợp tác « không giới hạn » với Nga tương tự như với Liên Âu

    Trong một bài trả lời báo Paper (báo của chính quyền Trung Quốc), đăng tải hôm qua, 24/04, ông Phó Thông (Fu Tong), đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Liên Âu, cho rằng châu Âu cần « hiểu đúng » lập trường của Bắc Kinh về hợp tác « không giới hạn » giữa Nga và Trung Quốc và Bắc Kinh sẵn sàng có các hợp tác tương tự với Liên Âu.

    Theo Reuters, báo Paper không cho biết bài phỏng vấn được thực hiện lúc nào. Châu Âu có thái độ ngờ vực Trung Quốc. Hôm qua, lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Joseph Borell, cho biết Liên Âu « khó lòng » có được quan hệ tin cậy với Trung Quốc chừng nào Bắc Kinh không tham gia vào việc tìm kiếm giải pháp chính trị cho xung đột Ukraina, dựa trên nguyên tắc Nga phải rút quân khỏi các vùng chiếm đóng.

     

    Không có nhận xét nào