Quê Hương tổng hợp
Việt Nam yêu cầu các sàn điện tử không bán đồng hai đô la Úc có hình cờ vàng của VNCH
Đồng tiền mệnh giá 2 đô la Úc mới phát hành có in cờ VNCH
aussiecoinsandnotes
Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) Việt Nam hôm 13/5 vừa có yêu cầu các sàn điện tử hoạt động tại Việt Nam phải gỡ bỏ việc bán các đồng hai đô la Úc có in hình cờ vàng của Việt Nam Cộng Hoà do Úc phát hành nhân kỷ niệm 50 năm ngày quân Úc rút khỏi miền Nam Việt Nam trong thời chiến tranh. Truyền thông Nhà nước loan tin này hôm 13/5.
Vào ngày 6/4 vừa qua Australia Mint, công ty độc quyền phát hành tiền Úc, phát hành các đồng hai đô la Úc vàng và bạc nhân kỷ niệm 50 năm Úc rút quân khỏi Việt Nam. Trên đồng hai đô la bạc có in hình máy bay trực thăng UH-1 bao quanh bởi đường tròn màu sắc giống như ba miếng ribbon trao cho các cựu binh Việt Nam. Trong hình ảnh của đồng tiền này có hình cờ của Việt Nam Cộng Hòa.
Australia Mint cho biết chỉ phát hành giới hạn 5.000 đồng bạc với giá 80 đô la trong khi bản vàng có 80.000 đồng và được bán với giá là 15 đô la.
Những đồng này ngay lập tức được bán trên các sàn điện tử và được nhiều người mua. Giá của một đồng bạc được bán trên eBay có lúc là từ 1.200 đến 2.300 đô la và giá đồng vàng là khoảng 80 đô la.
Ngày 04/5, trong cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đề nghị Úc dừng lưu hành các ấn phẩm có in hình "cờ vàng" và không để tái diễn các sự việc tương tự.
Phát ngôn nhân của Australia Mint trả lời thư của RFA cho biết: Thiết kế của đồng xu phản ánh màu sắc của các dải huy chương nghĩa vụ được trao cho những người Úc từng phục vụ tại Việt Nam, bao gồm huy chương Phục vụ Việt Nam, được giới thiệu vào năm 1968. Chính phủ Úc không công nhận quốc kỳ của Việt Nam Cộng hòa cũ.”
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số yêu cầu các thương nhân, tổ chức cá nhân sở hữu các website, ứng dụng thương mại điện tử rà soát, gỡ bỏ các vật phẩm đồng hai đô la Úc và các vật phẩm, đồ sưu tầm tương tự khác có hình “cờ vàng” được bày bán trên các website, ứng dụng.
Đối với các sàn thương mại điện tử cần có các biện pháp xử lý, ngăn chặn bằng từ khóa, biện pháp kỹ thuật, nhân sự để loại bỏ các gian hàng, vật phẩm đồng hai đô la Úc và các vật phẩm, đồ sưu tầm tương tự khác có hình “cờ vàng” được bày bán trên sàn.
Dốt toán và chứng bệnh tự hào
15/5/2023
Xin xem hình bên dưới trước khi đọc, con số lấy làm tròn cho dễ nhìn.
Ảnh chụp màn hình
– Thu nhập bình quân đầu người của VN là 4 nghìn USD = 100 triệu/năm = 8.3 triệu/tháng = 277 nghìn/ngày = 34 nghìn/giờ;
– Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ là 60 nghìn USD = 1 tỉ rưỡi/năm = 125 triệu/tháng = 4,1 triệu/ngày = 521 nghìn/giờ.
Nói cách khác, để làm ra được 2 USD (50k), mỗi người Việt phải bỏ ra 1 giờ rưỡi lao động quần quật; trong khi đó, với cùng một khoảng thời gian như thế, một người Mỹ sẽ kiếm được 30USD (766 nghìn đồng).
Vậy, với 30 USD, một người sống ở Mỹ sẽ mua được những gì? Có phải chỉ là mua được “1 ly sinh tố + 1 cái bánh mì đủ thịt” hay “1kg trái cây” không? Không, sẽ là gà nướng + sữa + bánh mỳ + khoai tây, tóm lại là một bữa ăn khá thịnh soạn, và có shipper mang tới tận cửa phòng chứ chả dở hơi mà đi cuốc bộ mấy cây số đâu. Còn ở VN, để có 1 bữa ăn như thế, có lẽ phải làm việc đổ mồ hôi sôi nước mắt nguyên ngày, thì may ra.
Tóm lại, phải so sánh 2 USD ở VN với 30 USD ở Mỹ, vì họ thu nhập gấp 15 lần VN, chứ không phải so 2 đô với 2 đô! So sánh như thế là mất nết nếu không phải là dốt đặc cán mai môn toán học.
Nói thêm, thu nhập ở VN thấp hơn Mỹ 15 lần, nhưng mua xe ô tô thì lại đắt hơn Mỹ vài lần. Nghĩa là đã thu nhập thấp còn phải mua đồ với giá cao hơn. Thế mà cũng sướng rên lên được, thì đến chịu các ngài!
Đó lại là cũng chưa nói ở Mỹ con cái đi học không mất tiền, nếu có thất nghiệp thì sẽ được trợ cấp đủ đi du lịch sang VN sống khá phong lưu nữa là đằng khác. Tức là phúc lợi và an sinh xã hội rất tốt, trong khi ở VN thì gần như zero mà còn bị vặt thêm bằng đủ thứ đóng góp, quỹ này quỹ nọ trên trời dưới đất. Rồi lại phải ăn đủ thứ thực phẩm bẩn, di chuyển trên những con đường đầy ổ gà và về đến nhà là nghe kakê từ những chiếc loa kẹo kéo đinh tai nhức óc suốt ngày đêm. Còn nhiều thứ cần so sánh nữa, nhưng chừng đó chắc đủ rồi nhỉ?
Nhìn vào gần 20 nghìn lai và tim với mức độ sung sướng rụng rời của thần dân xứ thiên đường dưới cái bài này mà cám cảnh. Có lẽ bộ giáo dục nên thiết kế lại chương trình Toán học, chứ thế này thì ái ngại quá. Vì dốt toán có một hệ quả tai hại nhãn tiền, là sẽ dẫn đến lên đồng tập thể, bởi nó sinh ra lòng tự hào bất chấp.
P/S: Suýt quên một món nữa, là Quyền làm người (tất nhiên là chỉ có ý nghĩa với những ai cần nó).
VinFast và niềm hy vọng bạc tỉ
Nhã Duy
15/5/2023
Cùng một bản tin về vụ Vinfast sáp nhập với hãng Black Spade Acquisition Co, truyền thông nước ngoài và trong nước đưa tin xem ra có khác nhau. Tất nhiên có nhiều lý do cũng không quá khó giải thích.
Lấy Tuổi Trẻ là tờ báo lớn trong nước làm ví dụ. Tuổi Trẻ đưa tin: “Công ty hợp nhất sẽ có giá trị doanh nghiệp khoảng 27 tỉ USD. Giá trị vốn chủ sở hữu là 23 tỉ USD sau khi sáp nhập, chưa bao gồm số tiền sẽ quy đổi từ 169 triệu USD tiền mặt tín thác” trong bài báo có tựa “VinFast sẽ niêm yết tại Mỹ với định giá 23 tỉ USD” vào ngày 12 tháng 5 năm 2023.
Tựa bài cùng cách viết khẳng định như vậy sẽ làm người đọc hiểu như là đây là một dữ liệu thực tế và vụ sáp nhập sẽ tạo ra một công ty Vinfast có giá trị 27 tỉ đôla tại thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.
Trên thực tế, có phải vậy?
Tuổi Trẻ đưa tin tương tự các bản tin nước ngoài như Reuters, WSJ, Bloomberg…, chỉ thiếu mỗi một câu rất quan trọng theo sau là, “Vinfast và Black Spade đã thông báo trong báo cáo chung” (VinFast and Black Spade said in a joint statement) như báo chí nước ngoài. Tức là họ chỉ dẫn lại lời tuyên bố của Vinfast như vậy.
Trang mạng chuyên về đầu tư Investopedia rõ ràng và chính xác hơn khi viết rằng, “Công ty (Vinfast) HY VỌNG sẽ gọi được vốn sở hữu 23 tỉ đôla và mở rộng sự hiện diện của nó tại thị trường Hoa Kỳ” (Company hopes to raise $23 billion in equity and expand its presence in U.S. market).
Ở đây có thể nói thêm về một áp dụng khá thông thường trong lãnh vực đầu tư. Để tránh bị cổ đông kiện hay bị cáo buộc là man khai khi hoạt động tại thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, bên dưới các bá cáo của mình hay trong các hồ sơ nộp cho Ủy ban Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ SEC, một số hãng còn để thêm bên dưới rằng, đây là những báo cáo mang tính dự báo tương lai (forward-looking statement). Các thông báo kiểu này thường xử dụng các từ ngữ như “hy vọng, tin là, mong đợi, dự đoán, nhắm đến, có ý định, có thể…” cho tương lai không chắc chắn và có nhiều rủi ro, thay vì là tình trạng và dữ liệu thực tế. Vinfast cũng luôn thận trọng sử dụng “forward-looking statement” như vậy dưới các thông báo của mình.
Black Spade là một công ty bình phong (shell company) của Hồng Kông, loại SPAC mở ra để sát nhập hay mua lại hãng khác. Black Spade cầu chứng tại Grand Cayman và theo mẫu đơn 425 do VinFast nộp cho SEC, trên giấy tờ thì việc sát nhập này là giao kèo giữa Black Spade với một công ty khác vừa được mở ra một đôi tuần trước cũng tại Grand Cayman là Nuevo Tech Limited, dù VinFast cũng có tên trong đơn xin sát nhập này.
Bắc Hàn sử dụng tấn công mạng để đánh cắp tiền ảo từ Việt Nam
15/5/2023