Quê Hương tổng hợp
Giới chức giáo dục Hoa Kỳ tố cáo 21 trường Đại học Hoa Kỳ mạo danh ở Việt Nam
10/5/2023 | By VQ0
Tiến sĩ Mark Ashwill
Tiến Sĩ Mark Ashwill, nhà giáo dục người Mỹ đang làm việc tại Việt Nam, đã nêu đích danh 21 trường Đại học hiện có mặt tại Việt Nam không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục Hoa Kỳ.
Mới đây, dựa trên kết quả của Hội đồng kiểm định các trường Đại học, và trường học độc lập từ Mỹ, Tiến sĩ Mark Ashwill, người Mỹ đang làm việc tại Việt Nam, đã nêu đích danh 21 trường Đại học hiện có mặt tại Việt Nam không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Hay nói một cách khác, Việt Nam đang bị tố cáo dựng nên 21 trường Đại học, mạo danh Đại học Hoa Kỳ để thu tiền bất hợp pháp.
Tiến sĩ Mark Ashwill, hiện là Giám đốc quản lý của Capstone Việt Nam, một Công ty có trụ sở Hà Nội, và chuyên về việc phát triển nguồn nhân lực. Việc ông cho công bố danh sách này, đã không khác gì bom nổ trong giới giáo dục Việt Nam.
Lâu nay, tình trạng lo ngại giá trị đào tạo của các trường Đại học trong nước Việt Nam, đã khiến rất nhiều phụ huynh dành dụm tiền bạc để tìm cách cho em mình đi du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí lớn cũng như điều kiện được các nước Tây Âu chấp nhận cho du học cũng không phải dễ dàng gì.
Chính vì vậy mà các trường Đại học mang tên đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu… được rất nhiều người ghi danh cho con em mình vào học, hy vọng sẽ có một nền kiến thức tốt đẹp hơn những gì mà nhà trường CS Việt Nam đang nhồi nhét vô đầu.
Học phí của những trường Đại học Quốc tế như vậy không rẻ, thậm chí nhiều trường còn hứa hẹn nếu tốt nghiệp, có thể được gửi đi học cao hơn ở các quốc gia gốc của trường. Chính vì vậy mà số lượng Sinh viên trong nước tham gia học rất đông. Hiện danh sách 21 trường Đại học giả mạo danh tiếng của Hoa Kỳ được Tiến sĩ Mark Ashwill công khai công bố, nhưng chưa thấy thái độ đáp lại nào từ Bộ Giáo Dục CSVN.
Đáng lưu ý, trong đó có Trường đại học mang tên Southern Pacific University nơi cấp bằng Tiến sĩ giả cho ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Yên Bái. Trước đây cũng đã có nhiều sự kiện bị phanh phui như vậy, chẳng hạn như trường Đào tạo Quốc tế Raffles, giả danh đến từ Singapore. Hàng trăm Sinh viên đã tốt nghiệp tại trường này đang có những chứng chỉ quốc tế vô giá trị, nhưng không biết kiện ai. Phải mất 6 năm, trường này mới bị lật mặt, sau khi hốt hàng đống tiền của từ phụ huynh.
Dĩ nhiên, ai cũng biết, việc mở một trường học ở Việt Nam không hề đơn giản. Chắc chắn là phải lo lót nhiều, hoặc được hậu thuẫn từ một chóp bu cao cấp nào đó. Có lẽ vì vậy mà cho tới nay Bộ Giáo Dục vẫn im lặng.
Danh sách 21 trường Đại học không được Mỹ công nhận
Trên trang web cá nhân, TS Mark Ashwill đã nêu đích danh 21 trường Đại Học hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.
1) ĐH quốc tế Adam (Adam International University) thuộc Tiểu bang Georgia.
2) ĐH Akamai (Akamai University) thuộc Tiểu bang Hawaii.
3) ĐH American City (American City University) thuộc Tiểu bang California.
4) ĐH Di sản Mỹ (American Heritage University) nằm ở phía Nam California.
5) ĐH American Pacific (American Pacific University). Đây là ĐH được đặt tại Thành Phố Sài Gòn.
6) ĐH quốc tế American Pacific (American Pacific University – International) thuộc Tiểu bang New Mexico/ California.
7) ĐH Apollo (Apollo University) Tiểu bang California.
8) ĐH quốc tế Đại Tây Dương (Atlantic International University) thuộc Tiểu bang Hawaii.
9) ĐH Capstone (Capstone University) Tiểu bang California.
10) ĐH Cosmopolitan (Cosmopolitan University).
11) ĐH Frederick Taylor (Frederick Taylor University) thuộc Tiểu bang California.
12) ĐH Honolulu (Honolulu University) thuộc Tiểu bang Hawaii.
13) ĐH Irvine (Irvine University) thuộc Tiểu bang California.
14) ĐH Quốc tế Mỹ (International American University) thuộc Tiểu bang California.
15) ĐH Kỹ thuật Paramount (Paramount University of Technology) thuộc Tiểu bang California.
16) ĐH Pebble Hills (Pebble Hills University) thuộc Tiểu bang Pennsylvania.
17) ĐH Preston (Preston University) thuộc Tiểu bang California.
18) ĐH Tây Nam Mỹ (Southwest American University) thuộc Tiểu bang California.
19) ĐH Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) thuộc Tiểu bang Delaware.
20) ĐH quốc tế Washington (Washington International University) thuộc Tiểu bang Pennsylvania.
21) ĐH quốc tế Berkeley (Berkeley International University), thuộc Tiểu bang Delaware.
https://vietquoc.org/gioi-chuc-giao-duc-hoa-ky-to-cao-21-truong-dai-hoc-hoa-ky-mao-danh-o-viet-nam-2/#more-36501
Phát hiện cụm tàu Trung Quốc gần giàn khoan Nga ngoài khơi bờ biển Việt Nam
Tác giả: Francesco Guarascio
Cù Tuấn, biên dịch
Một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tuần tra tại Bãi cạn Scarborough đang tranh chấp ngày 5 tháng 4 năm 2017. Ảnh: Reuters
Ngày 10 tháng 5 (Reuters) – Theo hai nhóm giám sát cho biết, trong ngày 10/5 một tàu nghiên cứu của Trung Quốc được lực lượng bảo vệ bờ biển và gần chục tàu thuyền hộ tống đã đi vào một lô khí đốt do các công ty nhà nước của Nga và Việt Nam điều hành, vốn là một điểm nóng tiềm ẩn khác ở Biển Đông.
Đây là một trong các động thái quyết đoán gần đây của Bắc Kinh trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước láng giềng, khi nước này thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của mình đối với gần như toàn bộ Biển Đông, thử thách Hoa Kỳ và các đồng minh của họ vào thời điểm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Hồi tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết mối quan hệ bền chặt giữa Nga và Trung Quốc là yếu tố chính hỗ trợ sự ổn định toàn cầu, nhưng hai nước có những lợi ích xung đột với nhau ở Biển Đông.
Tàu nghiên cứu Trung Quốc, hai cảnh sát biển và 11 tàu đánh cá đã tiến vào lô 04-03 của Vietsovpetro, một liên doanh giữa Zarubezhneft của Nga và PetroVietnam, và vẫn ở trong khu vực này khi màn đêm buông xuống, dữ liệu từ hai nhà giám sát tàu độc lập được Reuters xem xét cho thấy.
Tàu Hướng Dương Hồng 10 được bảo vệ chặt chẽ bởi các lớp dân quân biển và hải cảnh TQ. Tàu Việt Nam đang nỗ lực áp sát đội hình tàu Trung Quốc. Ảnh: Marine Traffic
Dữ liệu cho thấy nhóm tàu Trung Quốc cũng ở gần các lô 05-1 B và 05-1 C, được điều hành bởi Idemitsu Oil & Gas, một đơn vị của Idemitsu Kosan (5019.T) của Nhật Bản.
Trung Quốc đã bị cáo buộc sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển và một đội tàu đánh cá được nhiều người coi là lực lượng dân quân để đe dọa và làm gián đoạn các hoạt động khai thác năng lượng, bao gồm cả ngoài khơi Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Bắc Kinh nói rằng họ đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển của mình.
Nhưng động thái trong ngày 10/5 là “bất thường”, theo Ray Powell, người đứng đầu Dự án Myoushu của Đại học Stanford trên Biển Đông, vì “số lượng lớn các tàu dân quân và tàu bảo vệ bờ biển tham gia”.
“Dường như họ đang gửi thông điệp về quyền tài phán của Trung Quốc đối với các hoạt động dầu khí của Việt Nam”, ông Powell nói và cho biết thêm ít nhất ba tàu kiểm ngư của Việt Nam đã tiến sát các tàu Trung Quốc.
‘QUYỀN TÀI PHÁN CỦA TRUNG QUỐC’
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết những hoạt động đó là “bình thường”.
“Các tàu nghiên cứu khoa học và đánh cá của Trung Quốc thực hiện các hoạt động sản xuất và làm việc bình thường trong các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc,” Bộ này nói.
Bộ này đã đưa ra nhận xét tương tự vào ngày 9/5 sau khi các tàu Trung Quốc tiếp cận một khu vực nơi hải quân của Ấn Độ và các nước Đông Nam Á tổ chức các cuộc tập trận.
Công ty Idemitsu của Nhật Bản từ chối bình luận. Bộ Ngoại giao Việt Nam và các công ty khác có liên quan đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.
Ngày 10/5, các tàu Trung Quốc còn cách giàn khoan đang hoạt động của Nhật Bản khoảng 10 hải lý (18 km) và cách giàn khoan Nga-Việt Nam khoảng 20 dặm, theo South China Sea Chronicle Initiative (SCSCI), một tổ chức phi lợi nhuận độc lập.
Tàu nghiên cứu Trung Quốc đã di chuyển hết tốc lực trước khi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng sau đó giảm tốc độ còn 4-5 hải lý/giờ, cho thấy tàu đang tiến hành khảo sát ở đó, ông Phạm Văn của SCSCI cho biết.
Các cuộc khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia mà không có thông báo trước trong các trường hợp trước đây được coi là mang tính thù địch hoặc khiêu khích.
Các hoạt động trên diễn ra sau các sự cố tương tự vào tháng 3 tại hai lô liên quan đến các công ty Nga ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Việt Nam đã cấp phép hoạt động cho hơn 150 lô khai thác khí đốt tại đây.
Hà Phan - Vì đâu doanh nghiệp Việt phải bán rẻ tài sản cho nước ngoài ?