Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ sáu 05 tháng 5 năm 2023

    Quê Hương tổng hợp

    Mỹ đang làm gì ở Việt Nam

    Chương trình Việt Nam của Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP)

    Gần 50 năm kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc và hơn một phần tư thế kỷ kể từ khi bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, Việt Nam đang dần trỗi dậy như một cường quốc mới nổi ở trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và là đối tác ngày càng quan trọng của Hoa Kỳ. Từng là một trong những quốc gia nghèo nhất và cô lập nhất thế giới, Việt Nam hiện là một nước có thu nhập trung bình với dân số trẻ, năng động và một tương lai đầy hứa hẹn

    https://drive.google.com/file/d/1qykaWt_qJCuQNywoAgtBFyhATsuW01FU/view?usp=share_link

    Chuyện không nhỏ 

    Chính quyền, Ban tổ chức Si gêm (SEA Games), thậm chí chính thủ tướng Hunsen của Campuchia hôm qua ra thông báo cấm cổ động viên Việt Nam đem ảnh "bác Hồ" vào trong sân vận động. Họ chỉ cấm mà không nói rõ lý do. Không nói ra nhưng ai cũng biết căn nguyên.

    Này, có nhẽ từ chuyện Campuchia cấm đem ảnh idol vào sân chơi thể thao để nhảy nhót hò hét ủng hộ, xứ An Nam cũng cần coi lại cái cách dung túng những trò tuyên truyền dở hơi lâu nay.

    Trước hết, nó không hợp, sân bóng không phải là chỗ biểu dương lãnh tụ. Sau nữa, trong thế giới văn minh văn hóa, nó có vẻ thô lậu, nhố nhăng, chả giống ai, cứ kiểu một mình một chợ, anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta. Sau nữa, đừng để thiên hạ người ta chê cười, mà lệnh cấm vỗ mặt như Campuchia vừa ban hành là biểu hiện dứt khoát của sự chê cười ấy.

    Ngay trên đất mình còn chả nên thế, huống hồ cứ cái thói "đem ảnh đi đấm nước người". Rồi lại còn hát "như có bác trong ngày vui đại thắng" nữa.

    Còn cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió thì được, OK, chẳng ai cấm, bởi cờ là biểu tượng của quốc gia, chứ không phải ảnh. Ảnh chỉ là thói sùng bái cá nhân, mà thói này thì nhân loại nói chung, nhất là thế giới văn minh, rất ghét.

    Lạ kỳ cho thể chế một quốc gia, cứ để cho thiên hạ "dạy" từng bài học ứng xử, đối nhân xử thế nho nhỏ, mà "thầy" lại là "thằng em dại" Campuchia mới đau.

    Tôi khuyên các vị lãnh đạo xứ này từ giờ nên bớt ngạo nghễ, tự sướng, ảo tưởng, lừa dối... đi. Hãy sống cho tử tế và thực chất. Vẫn biết rằng đối với các vị, làm được điều đơn giản như thế là cực khó bởi mấy thứ "phẩm chất" kia ngấm vào trong máu rồi, nhưng không làm thì xê ra cho người khác làm. Tôi nói thật.

    Nguyễn Thông 

    Việt Nam “hụt hơi” trước Bangladesh trong cuộc đua gia công

    04/5/2023

    Việt Nam “hụt hơi” trước Bangladesh  trong cuộc đua gia công

    Một xưởng may tại tỉnh Bắc Giang 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

    Trong khi ngành công nghiệp gia công của Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu việc làm, công nhân mất việc hàng loạt, thì Bangladesh vẫn “làm không ngơi tay”.

    Đơn hàng chạy sang Bangladesh

    Theo Tổng cục thống kê, trong ba tháng đầu năm nay, Việt Nam có 149 ngàn lao động, tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Giang đã mất việc do doanh nghiệp bị cắt đơn hàng.

    Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát biểu hôm 1/5 : “Chưa bao giờ trong suốt mấy chục năm qua, ngành may mặc xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn và chịu áp lực lớn như bây giờ. Hai tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tiếp tục giảm 20%. Hiện giờ đơn hàng đặt cho tháng 6 và tháng 7 vẫn chưa có”.

    Một số chuyên gia kinh tế từng nhận định với RFA rằng, tình trạng thiếu đơn hàng ở Việt Nam là do tình trạng khó khăn kinh tế chung trên toàn cấu khiến nhu cầu và sức mua ở các thị trường như Mỹ hay Châu Âu sụt giảm.

    Tuy nhiên, nhìn sang đối thủ cạnh tranh của Việt Nam là Bangladesh thì họ vẫn nhận được nhiều đơn hàng trong thời điểm này. Thậm chí, mạng báo The Business Standard có một bài viết hồi tháng 7/2022, nhận định rằng trong ngành công nghiệp thời trang, dự báo trong hai năm tới, Bangladesh sẽ nhận nhiều đơn hàng hơn cả Trung Quốc và Việt Nam.

    Mạng báo này dẫn Báo cáo do Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Hoa Kỳ (USFIA) công bố, có khoảng 55% giám đốc điều hành ngành may mặc Hoa Kỳ có kế hoạch tìm nguồn cung ứng từ Bangladesh nhiều hơn từ Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Campuchia và các đối thủ cạnh tranh khác trong hai năm tới.

    Giảm năng lực cạnh tranh

    Lý giải cho thực trạng này, tiến sỹ kinh tế Nguyễn Huy Vũ cho biết thứ nhất là do chi phí trả cho nhân công ở Bangladesh hiện nay thấp hơn nhiều so với Việt Nam:

    “Chi phí sản xuất ở Bangladesh thấp hơn Việt Nam, tiền nhân công ở Bangladesh thấp hơn Việt Nam khoảng 50%. Các ngành sản xuất hàng may mặc gia dụng đòi hỏi chủ yếu là chi phí cho nhân công, cho nên giá nhân công thấp thì giá thành sản xuất ở Bangladesh thấp hơn Việt Nam.”

    Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trong năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4,09 ngàn USD, trong khi Bangladesh chỉ đạt khoảng 2,73 ngàn USD.

    Thứ hai, theo ông Huy Vũ, Bangladesh có lợi thế về nguồn nguyên liệu thô tại chỗ, do đó giảm được chi phí vận chuyển và minh bạch về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu sản xuất:

    “Ở một số nước thì vấn đề nhân quyền bắt đầu tăng lên, họ muốn là xem nguồn gốc sợi vải ở đâu, nhân công sản xuất ra hàng hóa có bị bóc lột lao động nô lệ nhưng ở Tân Cương Trung Quốc hay không. Những nhóm nhân quyền lên tiếng rất nhiều cho nên những nhà sản xuất hàng hóa, chủ yếu là hàng may mặc, rất là nhạy cảm với nhu cầu của khách hàng.

    Cho nên họ tìm kiếm tới những nơi mà xem xét thấy được nguồn gốc của hàng hóa và họ nhìn thấy Bangladesh có nguồn hàng nguyên liệu rồi chuyển gia công thành phẩm và họ kiểm soát hết được dây chuyền đó.”

    Thứ ba là Việt Nam đang dần mất đi năng lực cạnh tranh khi mức lương  trung bình của Việt Nam bắt đầu tăng lên. Trong khi đó, theo tiến sỹ Huy Vũ, Mỹ lại ở cách rất xa Việt Nam cho nên các doanh nghiệp của Mỹ hiện nay có xu hướng chuyển các cơ sở sản xuất của mình đến những vùng gần hơn ở Nam Mỹ. Chi phí nhân công ở đó cao hơn Việt Nam không bao nhiêu nhưng họ tiết kiệm được tiền vận chuyển từ Mỹ qua Việt Nam.

    Thiếu đầu tư công nghệ xanh

    Các công nhân trong một xưởng may tại Dhaka, Bangladesh năm 2020. Ảnh: Reuters 

    Ông Đình Đệ, chủ một doanh nghiệp ở TPHCM cho biết, nguyên nhân khác khiến nhiều nhà đầu tư quay lưng với thị trường Việt Nam là bởi Chính phủ Việt Nam thiếu sót trong việc đầu tư vào công nghệ xanh, sạch:

    “Phải đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng có thể tái tạo chứ cứ sử dụng năng lượng hóa thạch thì các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới họ sẽ quay lưng thì Việt Nam mình khi đó sẽ mất đi đơn hàng.” 

    Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định trên Tạp chí Thương gia rằng hiện nay, xu thế thế giới là cắt giảm tối đa lượng phát thải, chuyển đổi sản xuất xanh để tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường hay mô hình kinh tế tuần hoàn.

    Ông thừa nhận rằng các doanh nghiệp Bangladesh, từ rất sớm, đã chuyển đổi ngành dệt may theo “tiêu chuẩn xanh” nên hiện là nơi được các thương hiệu ưu tiên lựa chọn để đặt hàng.

    Bangladesh đã nhìn thấy và hướng tới sự phát triển bền vững bằng cách thực hiện xanh hoá quy trình sản xuất. Từ năm 2008, Hội đồng Công trình Xanh Bangladesh được thành lập, với mục tiêu là làm cho đất nước trở nên “xanh hơn”, theo một bài báo được phát hành trên The Business Standard hồi tháng 9/2022.

    Trong thập kỷ qua, có 122 tòa nhà được chứng nhận LEED ở quốc gia này. Tiêu chuẩn LEED là bộ tiêu chuẩn được ban hành bởi Hội đồng công trình xanh tại Mỹ, là bộ tiêu chuẩn quốc tế tiên phong và phổ biến nhất về vấn đề xây dựng các công trình để tiết kiệm năng lượng.

    Ông Đình Đệ bày tỏ sự tiếc nuối khi Chính phủ Việt Nam đã không hành động nhanh chóng để bắt kịp xu hướng toàn cầu:

    “Tôi nghĩ là Chính phủ mình đã phải thấy vấn đề này từ lâu rồi, cũng không hiểu sao tới giờ này mà vẫn đầu tư cho các nhà máy nhiệt điện, than dầu…”

    Vấn đề khác cũng quan trọng để kéo đơn hàng quay trở lại, theo ông Đệ là Việt Nam phải đáp ứng được các chế độ phúc lợi và phải có công đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ông nói:

    “Hoặc các vấn đề đạo đức, ví dụ như người công nhân phải được hưởng lương bao nhiêu, rồi chế độ nghỉ ngơi sinh nở của phụ nữ như thế nào, và vấn đề về công đoàn tự do nữa… Đó là những điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư vào Việt Nam.”

    Theo tiến sỹ Huy Vũ, hiện nay, Việt Nam đã không còn cạnh tranh được với Bangladesh về chi phí nhân công. Vì vậy, Việt Nam buộc phải tiến lên bằng cách nâng cao kỹ năng sản xuất, tiếp cận với những thị trường ngách, thị trường đòi hỏi giá trị gia tăng cao, kỹ năng tay nghề người lao động cũng cao hơn:

    “Điều đó buộc chính quyền phải đầu tư nhiều hơn nữa về giáo dục, kinh tế và cơ sở hạ tầng để kích thích mở ra các ngành khác để doanh nghiệp chuyển hướng sang lĩnh vực khác sản xuất. Nếu không thì Việt Nam sẽ bị kẹt trong cái bẫy thu nhập trung bình.”

    Bốn ngân hàng thương mại yếu kém của Việt Nam sẽ bị chuyển giao bắt buộc

    04/5/2023

    Bốn ngân hàng thương mại yếu kém của Việt Nam sẽ bị chuyển giao bắt buộc

    Trụ sở Ngân hàng Nhà nước ở Hà Nội 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Bốn ngân hàng thương mại bị cho là có hoạt động yếu kém sẽ bị chuyển giao bắt buộc cho các ngân hàng khác để tái cơ cấu.

    Theo một báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Uỷ ban Kinh tế Quốc hội trước kỳ họp thứ năm khai mạc vào ngày 22/5 tới được truyền thông Nhà nước trích dẫn, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương xử lý bốn ngân hàng yếu kém gồm: DongA Bank, Vietnam Construction Bank, Ocean Bank và Global Petro Bank.

    Ba ngân hàng bị mua bắt buộc gồm: CBBank, OceanBank, GPBank.

    Các ngân hàng được cho là sẽ tiếp nhận chuyển giao một trong bốn ngân hàng nói trên gồm Vietcombank, MB, VPBank, và HDBank.

    Báo Nhà nước dẫn lời ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Vietcombank - cho biếtVietcombank đánh giá thời gian xử lý ngân hàng được tiếp nhận sẽ không quá 8 – 10 năm, để biến những tổ chức này thành các tổ chức tín dụng lành mạnh và hoạt động bình thường.

    Phó Tổng giám đốc thường trực MB - ông Phạm Như Ánh được báo trong nước dẫn lời nói rằng Ban điều hành đang thực hiện thủ tục định giá ngân hàng chuyển giao bắt buộc.

    “Thời gian định giá 11 tháng từ tháng 3/2023 và dự kiến cuối năm nay hoặc đầu năm 2024 thì việc định giá mới xong và MB mới có thể nhận chuyển giao bắt buộc được”- ông Ánh cho biết.

    Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng nói với báo Nhà nước VPBank đang trong quá trình nghiên cứu, đề xuất cơ quan chức năng. Tại dự thảo đề án, trong bốn ngân hàng tham gia thì có hai ngân hàng được nới room ngoại lên 49% nhưng việc này còn phụ thuộc vào quá trình phê duyệt.

    Ngân hàng HDBank đã trình Đại hội đồng cổ đông phương án góp không quá 9.000 tỷ đồng cho ngân hàng chuyển giao bắt buộc. Ngân hàng yếu kém sẽ hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do HDBank là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ, là pháp nhân độc lập với HDBank.

    Bà Nguyễn Phương Hằng và bốn đồng phạm chuẩn bị hầu toà

    RFA
    04/5/2023

    Bà Nguyễn Phương Hằng và bốn đồng phạm chuẩn bị hầu toà

    Vụ Youtuber Nguyễn Phương Hằng sắp bị đưa ra xét xử 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngVOV-RFA edited 

    Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đang lên kế hoạch đưa vụ án Nguyễn Phương Hằng và bốn đồng phạm ra xét xử.  

    Ngày 4/5, truyền thông cho hay Toà án nhân dân TP.HCM đã thụ lý hồ sơ vụ án Nguyễn Phương Hằng và bốn đồng phạm "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" từ Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Theo đó, vụ án sẽ sớm được đưa ra xét xử.  

    Theo hồ sơ của VKS, trong vụ án này, các bị can bị truy tố gồm: Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam); Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam), Đặng Anh Quân (giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM).  

    Cơ quan điều tra xác định bà Hằng đóng vai trò chủ mưu, cầm đầu trong vụ án này; những người còn lại với vai trò giúp sức. Riêng ông Đặng Anh Quân được nhận định, giúp sức tích cực cho bà Nguyễn Phương Hằng thực hiện hành vi phạm tội liên tục, nhiều lần trong thời gian dài, gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm phức tạp tình hình trên không gian mạng, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự an toàn xã hội.  

    Theo cáo trạng, từ khoảng tháng 3/2021, thông qua các tài khoản mạng xã hội, bị can Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp về chuyện bí mật đời tư của nhiều cá nhân không đúng sự thật hoặc chưa được kiểm chứng. Trong số đó có ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Ðặng Thị Hàn Ni (cựu nhà báo - luật sư, thạc sĩ luật Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM), bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà… Trong quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng khai nhận các thông tin đã phát ngôn về các cá nhân trên là do đọc trên mạng Internet, báo chí và nằm mơ, chưa được kiểm chứng và không có căn cứ.  

    Đại diện cơ quan điều tra Công an TPHCM cho biết đối với các cá nhân sử dụng kênh YouTube để chia sẻ thông tin liên quan đến bà Hằng nhằm mục đích "câu like", tăng thu nhập, hiện Công an TP.HCM và các đơn vị chức năng liên quan đang xác minh, làm rõ để xử lý.


    Không có nhận xét nào