Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ tư 24 tháng 5 năm 2023

    Quê Hương tổng hợp

    AI kêu gọi Việt Nam bãi bỏ cáo buộc vu khống cho nhà hoạt động nhái nhạo theo “Thánh Rắc Muối”

    23/5/2023


    Những người bạn cầm biển yêu cầu trả tự do cho Bùi Tuấn Lâm tại Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng hôm 15/5/2023 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFacebook/Peter Lam Bui 

    Tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty International-AI) vào ngày 23/5 ra kêu gọi yêu cầu Việt Nam bãi bỏ cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước” đối với nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm, người theo dự kiến sẽ phải ra tòa ngày 25/5 tới đây.

    Hồi tháng 11/2021, ông Lâm bị Công an Thành phố Đà Nẵng triệu tập để làm việc về video mà ông này nhại theo hành động rắc muối của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng Nurset GoKce, có biệt danh, “Salt Bae”. Video của ông Bùi Tuấn Lâm được thực hiện sau khi có video về bữa ăn bò giát vàng của Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại nhà hàng của Salt Bae tại London.

    Ông Lâm được gọi là “Thánh Rắc hành”. Tài khoản Facebook và kênh YouTube của ông có hơn 12.000 người theo dõi; trên đó ông chia sẻ quan điểm về các vấn đề nhân quyền và xã hội tại Việt Nam, thường với cách châm biếm.

    Bà Montse Ferrer, Phó Giám đốc Lâm thời về Nghiên cứu Khu vực của AI, nêu rõ trong thông cáo báo chí rằng “Cơ quan chức năng Việt Nam truy bức ông Bùi Tuấn Lâm chỉ vì những bài viết và video đăng trên mạng; điều này cho thấy mức độ bác bỏ quyền tự do bày tỏ của người dân cho dù sự lên tiếng đó vô hại, vui đùa hay mỉa mai. Sự châm biếm không phải là tội. Tình trạng qua mặt công lý như thế phải chấm dứt. ”

    Theo bà Montse Ferrer, cáo buộc đối với ông Bùi Tuấn Lâm đặt ra vấn đề về cam kết của Việt Nam trong thực thi các chuẩn mực nhân quyền quốc tế.

    AI kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam cần phải chấm dứt việc sử dụng tràn lan Điều 117 Bộ luật Hình sự. Ông Bùi Tuấn Lâm nếu bị kết tội sẽ phải đối diện với mức án lên đến 12 năm tù giam.

    Tàu hải quân Trung Quốc thăm cảng Đà Nẵng 

    23/5/2023 


    VOA Tiếng Việt 


    Tàu Hải quân Trung Quốc Thích Kế Quang (Qi Jiguang) hôm 23/5/2023 cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, kênh VNews loan tin.


    Tàu Hải quân Trung Quốc Thích Kế Quang (Qi Jiguang) hôm 23/5/2023 cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, kênh VNews loan tin. 

    Tàu Hải quân Trung Quốc Thích Kế Quang (Qi Jiguang) hôm 23/5 cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm “hữu nghị” kéo dài hai ngày, và sẽ tiến hành luyện tập chung vận động đội hình với Hải quân Vùng 3 của Việt Nam.

    Trang Global Times của Trung Quốc hôm 23/5 dẫn thông báo của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết tàu Thích Kế Quang cập cảng Đà Nẵng trong chuyến hải hành biển xa, bao gồm thăm viếng và huấn luyện, với Việt Nam là điểm dừng chân đầu tiên.

    Truyền thông Việt Nam cho biết đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, phía Trung Quốc đề nghị cử tàu hải quân thăm “xã giao” Việt Nam.

    Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hoạt động tại các vùng biển có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam ở Biển Đông.

    Bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng - cơ quan chủ quản trên danh nghĩa của huyện đảo Hoàng Sa, nhưng thực chất bị Trung Quốc chiếm đóng từ nhiều thập kỷ qua - bày tỏ sự “vui mừng” khi đón tiếp chỉ huy, sĩ quan, thủy thủ tàu huấn luyện Thích Kế Quang của Hải quân Trung Quốc. Báo Đà Nẵng dẫn lời bà Yến nói rằng chuyến thăm của tàu “khẳng định tình hợp tác, hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam và Trung Quốc với thành phố Đà Nẵng”.

    Tàu Thích Kế Quang, với 476 thủy thủ và học viên, dự kiến sẽ tiến hành thao dượt chung với Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 3 của Việt Nam vào ngày 25/5, trước khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam, theo trang VNExpress.

    Chuyến thăm này là “hoạt động trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc, nhằm góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị nói chung, quan hệ giữa lực lượng hải quân hai nước nói riêng”, cổng thông tin Chính phủ Việt Nam cho biết hôm 23/5.

    Cổng thông tin của PLA cho biết tàu huấn luyện Thích Kế Quang (số hiệu 83) trực thuộc đội tàu huấn luyện của Học viện Hải quân Đại Liên, đã khởi hành từ một cảng quân sự ở Đại Liên vào ngày 15/5, để tiến hành huấn luyện học viên ở vùng biển xa, và thăm 4 nước Việt Nam, Thái Lan, Brunei và Philippines.

    Trong hành trình kéo dài gần 40 ngày, tàu sẽ đi qua Hoàng Hải, Biển Hoa Đông, Biển Đông, Vịnh Thái Lan và Tây Thái Bình Dương, đồng thời tiến hành huấn luyện hơn 130 chủ đề trong 6 hạng mục, nhằm nâng cao “khả năng hoạt động trên biển, kỹ năng và năng lực chuyên môn” của họ.

    Trang tin Chinamil.com.cn của PLA cho biết ngoài các khóa học về địa lý và điều hướng, thiên văn học và đi biển, v.v..., họ cũng sẽ thực hiện các bài tập bắn súng chính và phụ, và bắn vũ khí hạng nhẹ theo kịch bản triển khai chống khủng bố và chống cướp biển.

    Chuyến đi này đánh dấu chuyến huấn luyện hàng hải và chuyến thăm thứ ba ở “vùng biển rộng” của tàu huấn luyện Thích Kế Quang.

    Tàu Thích Kế Quang, được hạ thủy và nghiệm thu năm 2017, có trang bị một số pháo, súng máy và có sức chứa hơn 400 người, theo PLA. Tàu được đặt tên theo tướng Thích Kế Quang (1528-1588), chỉ huy hải quân thời nhà Minh vào thế kỷ 16.

    Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ giảm mạnh 

    23/5/2023 


    VOA Tiếng Việt 


    Công nhân dệt may Việt Nam.


    Công nhân dệt may Việt Nam. 

    Tạp chí Hải quan hôm thứ Ba 23/5 đưa tin rằng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm mạnh trong những tháng đầu năm nay, nhưng nền kinh tế số 1 thế giới vẫn duy trì vị thế thị trường lớn nhất của Việt Nam.

    Cơ quan báo chí của Tổng cục Hải quan dẫn số liệu của tổng cục này cho biết rằng trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 28,6 tỷ USD, giảm 21,6%.

    Tin cho hay, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,33 tỷ USD, dẫn đầu trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ, nhưng kết quả này giảm 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Theo tạp chí Hải quan, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện đứng thứ hai với 4,73 tỷ USD, tăng 5,3%, và đây cũng là nhóm hàng chủ lực hiếm hoi có tăng trưởng dương.

    Tạp chí này đưa tin rằng các nhóm hàng chủ lực khác như dệt may, điện thoại và giày dép… đều có kim ngạch sụt giảm.

    Trong khi đó, tin cho hay, nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong 4 tháng đạt 4,3 tỷ USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 4,3% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

    Cũng liên quan tới vấn đề xuất khẩu của Việt Nam, trong bản cập nhật về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (World Bank) thứ Năm tuần trước, 18/5, nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam “đang phải đối mặt với những cơn gió ngược bên ngoài khi nhu cầu bên ngoài suy yếu tiếp tục tạo áp lực giảm xuất khẩu, dẫn đến sản xuất công nghiệp suy yếu”.

    Theo World Bank, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm lần lượt 17,1% và 20,5% vào tháng 4 năm nay.

    Tổ chức tài chính này nhận định trong bản cập nhật: “Điều này phản ánh sức cầu toàn cầu suy yếu, đặc biệt là ở Mỹ và EU, khi xuất khẩu sang hai thị trường này tương ứng giảm 22,1% và 14,1% trong 4 tháng đầu năm 2023”.

    Công an Việt Nam cáo buộc Hội Thánh Đức Chúa Trời truyền đạo cho giới sinh viên Hà Nội

    23/5/2023


    Công an Việt Nam cáo buộc Hội Thánh Đức Chúa Trời truyền đạo cho giới sinh viên Hà Nội


    Những người theo Hội Thánh Đức Chúa Trời ở Việt Nam trong một sinh hoạt vào năm 2018 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngMặt Trận Tổ Quốc 

    Hội Thánh Đức Chúa Trời trong thời gian qua tìm cách truyền đạo cho giới sinh viên tại các trường đại học ở Hà Nội; đặc biệt là Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.

    Bộ Công an Việt Nam được mạng báo Công lý dẫn lại vào ngày 23/5 như vừa nêu. Theo đó, trong thời gian gần đây, tín đồ của Hội Thánh Đức Chúa Trời được nói ráo riết hoạt động trở lại theo các hình thức mà Công an Việt Nam cho là tinh vi hơn. Đối tượng được nhắm đến là sinh viên đại học ở Thủ đô Hà Nội.

    Thông tin vừa nêu được đưa ra sau khi vào ngày 17/5 có cảnh báo Hội Thánh Đức Chúa Trời đã quay trở lại một số địa phương tại Việt Nam như Huế, Vĩnh Phúc… sau một thời gian được cho là “yên ắng”.

    Bộ Công an Hà Nội cho rằng Hội Thánh Đức Chúa Trời du nhập vào Việt Nam thông qua hoạt động nhập cảnh của người Hàn Quốc; tiếp đến là hoạt động hiến máu nhân đạo của “Quỹ Chúng tôi yêu bạn”…

    Từ tháng tư năm 2018, Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam đã có yêu cầu các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương cần lưu tâm đến hoạt động của tổ chức “Hội thánh Đức Chúa Trời”, hay còn được gọi là “Đức Chúa Trời mẹ” xuất hiện ở Việt Nam.

    Hội thánh có tên tiếng Anh World Mission Society Church of God có nguồn gốc từ tỉnh Kyunggi của Hàn Quốc do ông Ahn Sahng-hong sáng lập từ năm 1964. Đến năm 1985 thì được lan truyền rộng rãi. Theo thông tin trên website chính thức của hội, tính đến năm 2022, Hội Thánh Đức Chúa Trời đã xuất hiện tại 175 quốc gia, với khoảng hơn hai triệu tín đồ.




    Không có nhận xét nào