Trần Văn Chánh
Sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Hòa
MỞĐẦU
Đối tượng củabài viết này là chương trình và sách giáo khoa miền Nam1954-1975, tuy nhiên nếu không nhắc sơ lại thờikỳ quá độ trong đó nền giáo dục ViệtNam chuyển từ cựu học sang tân học, chúng tasẽ khó theo dõi để nhận ra một cách rõ ràngnhững sự thay đổi cùng tên gọi các cấp,lớp, ban học, cũng như nội dung cụ thểcủa các chương trình học mới sau này.
Có thể nói, không kểthời kỳ Nho học mà sự cáo chung đượcđánh dấu bằng khoa thi Hội cuối cùng ở TrungKỳ vào tháng 4 năm Kỷ Mùi (1919), nền giáo dụchiện đại Việt Nam chỉ bắt đầuxuất hiện từ đầu thế kỷ 20 khingười Pháp đã củng cố xong nền cai trịcủa họ tại Việt Nam.
Lý dochấm dứt con đường học hành thi cửtruyền thống đã được vua KhảiĐịnh đưa ra trong lời phê tờ trình củaBộ Học, trước khoa thi cuối cùng nêu trên:“Kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đườngkhoa cử từ đây dứt hẳn. Trẫm nghĩrằng quy chế cựu học đã không còn đápứng được điều mong muốn, trong khi conđường tương lai của tân học đangthênh thang mở rộng trước mặt” (theo Khải Định chính yếusơ tập).
Trước đó, kểtừ Đạo dụ ngày 31/5/1906, chính phủ Bảohộ Pháp được sự thỏa thuận củaNam triều ấn định nền học chính mớithay dần cho nền giáo dục Nho học cũ, ápdụng ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, theo đó chia làmba bậc học:
(1) Ấuhọc gồm lớp Đồng ấu (lớpNăm), lớp Dự bị (lớp Tư), lớp Sơđẳng (lớp Ba). Chương trình học gồmchữ Pháp và chữ Quốc ngữ; cuối bậc Ấuhọc (tức lớp Ba), học sinh phải qua mộtkỳ thi để lấy bằng Sơ học Yếulược (Primaire Élémentaire).
(2) Tiểuhọc gồm lớp Nhì năm thứ nhứt (CoursMoyen 1ère année), lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen2ème année), và lớp Nhứt (Cours Supérieur).Chương trình học cũng gồm chữ Pháp vàchữ Quốc ngữ; cuối cấp thi lấy bằngTiểu học Yếu lược, cũng gọi Sơđẳng Tiểu học hay Sơ học Pháp Việt(Certificat d’Etude Primaire Franco-Indigène, tươngđương bằng Tiểu học sau này).
(3) Trunghọc, gồm hai cấp/ ban Cao đẳng Tiểuhọc và Tú tài: (a) Caođẳng Tiểu học học đủ các môn Phápvăn, Toán, Lý, Hóa, Vạn vật (Sinh vật), Sử,Địa… tương tự chương trình Pháp, gồm4 năm: Nhất niên (1 ère année), Nhị niên (2 ème année), Tamniên (3 ème année), Tứ niên (4 ème année). Tất cảđều dạy bằng tiếng Pháp, trừ 2 mônViệt văn và Hán văn; (b) Tútài (Enseignement secondaire, tương đương Trunghọc Đệ nhị cấp hay cấp III sau này),thời gian học 3 năm (tương tự 3 lớpbậc sau cùng của chương trình Trung học Pháp), chialàm 3 ban Triết học/ Văn chương, Toán và Khoahọc, với học trình gồm các lớp Đệnhất niên (1 ère année secondaire, tương đươnglớp Đệ tam hay lớp 10 sau này), Đệ nhịniên (2 ème année secondaire, tương đương lớpĐệ nhị hay lớp 11 sau này) và Đệ tam niên (3ème année secondaire, tương đương lớpĐệ nhất hay lớp 12 sau này). Cũng dạy toànbằng tiếng Pháp, trừ môn Việt văn và Triếthọc Trung Hoa. Kể từ Đệ nhất niên đãbắt đầu phân ban gồm ban Khoa học (Sciences), banToán (Mathématiques), ban Triết (Philosophie). Học sinh họcxong Đệ nhị niên (tương đươnglớp Đệ nhị hay lớp 11 sau này) thi lấybằng Tú tài I (hay Tú tài phần I), nếu đậumới được học năm cuối cùng(Đệ tam niên, tương đương lớp Đệnhất hay lớp 12 sau này) để thi lấy bằng Tútài II (hay Tú tài toàn phần).
Riêng ở Nam Kỳ là xứthuộc địa nên nền học chính đều theoquy chế thuộc địa, chỉ có chương trìnhPháp, nhưng ở vài trường (như Chasseloup Laubat,Pétrus Ký… ở Sài Gòn) cũng có dạy thêm một sốgiờ tiếng Việt.
Ở Bắc và Trung, haichương trình trung học Pháp và Pháp Việt nêu trênvẫn được áp dụng cho đến năm 1945thì được thay bằng chương trình toàn Việt(lấy tiếng Việt làm chuyển ngữ) ban hành trongthời chính phủ Trần Trọng Kim bằng Dụsố 67 ngày 3/6/1945 do Hoàng đế Bảo Đại ký vàđược thực thi ngay với khoa thi Tú tài niên khóa1944-1945. Đây là chương trình trung học Việt Namđầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Namhiện đại, tham khảo từ chương trìnhPháp, quen gọi Chương trình Trung học Hoàng Xuân Hãn, vìdo một nhóm giáo sư tâm huyết ở Hà Nội vàHuế biên soạn cấp tốc chỉ trong khoảng 10ngày, dưới sự chủ trì, đôn đốc củaBộ trưởng Giáo dục và Mỹ thuật Hoàng XuânHãn.
Riêng ở Nam, đến năm1949, trong thời kỳ Quốc gia Việt Nam dướiquyền Quốc trưởng Bảo Đại,chương trình cũ (Pháp và Pháp Việt) mớiđược thay thế bằng chương trình HoàngXuân Hãn.
Đến tháng 9/1949, hai bộChương trình Giáo dục Việt Nam mới dành chobậc Tiểu học và bậc Trung học với mộtsố thay đổi từ chương trình Hoàng Xuân Hãnđã được ban hành chỉ cách nhau chừngtuần lễ, dưới thời Bộ trưởngQuốc gia Giáo dục Phan Huy Quát, để áp dụng chungtrong những vùng thuộc Quốc gia Việt Nam kiểmsoát. Được biết sau đó, cả hai bộchương trình này còn được cải cách thêmlần nữa vào năm 1953 dưới thời Bộtrưởng Quốc gia Giáo dục Nguyễn DươngĐôn.
Vì vậy, để thấyđược sự tiến triển qua các thờikỳ của chương trình và sách giáo khoa Việt Nam giaiđoạn 1954-1975, chúng ta không thể không xét qua mộtsố bộ chương trình giáo dục cũ nhưng cótính cơ sở như vừa nêu trên, trong đó cóChương trình Trung học Hoàng Xuân Hãn 1945, và Chươngtrình Tiểu học 1949, vì những bộ chương trìnhTrung và Tiểu khác về sau đều dựa theo 2 bộchương trình này để từ đó chỉnh sửavà phát triển thêm, với sự thay đổi gầnnhư không đáng kể.
Hiện nay, mặc dù chỉmới sau 40 năm thay đổi, việc khảo sát/nghiên cứu đầy đủ về chương trìnhvà sách giáo khoa miền Nam trước đây là mộtviệc làm không dễ chút nào. Nguyên do vì các thư việncả tư nhân lẫn nhà nước đều ít cóchỗ nào quan tâm lưu trữ loại tài liệu này(kể cả Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thưviện Tổng hợp TP HCM, Thư viện Khoa học Xãhội TP HCM…), loại tài liệu mà người tađơn giản cho rằng không còn cần dùng đếnnữa, nên sau ngày 30/4/1975 đã bị vô tình hủy bỏhầu hết. Chúng tôi đã ráng lùng sục, hỏi hankhắp nơi vẫn chưa tìm đủ đượctất cả những bộ chương trình giáo dụcđã được Bộ Quốc gia Giáo dục miềnNam in ra, còn về sách giáo khoa phục vụ cho chươngtrình giảng dạy thì tuy cũng tương tự nhưvậy nhưng may mắn lại được mộtsố người yêu sách “hoài cổ” giữđược chút ít. Vì vậy, khi trình bày bài viết này,đặc biệt ở phần chương trình giáodục, có những chỗ chúng tôi sẽ trích dẫn nguyênvăn tài liệu cũ khá dài, không phải không biếtngại tốn giấy mực, nhưng ngoài việc minhhọa còn có ý phần nào giúp thế hệ trẻ vànhững người nghiên cứu lịch sử giáodục sau này có sẵn tài liệu tham khảo, khi cầnthì vẫn có thể trích dẫn lại được, màkhông quá vất vả như khi chúng tôi phải đi tìmchúng (ở những đoạn trích nguyên văn này, chúng tôisẽ cho in bằng font chữ khác với cỡ chữnhỏ hơn bình thường, cho dễ phân biệt).
Phần mô tả nội dungcụ thể chương trình học mỗi cấplớp của hai bậc Trung, Tiểu học, cũngnhư sách giáo khoa tương ứng, chúng tôi sẽ chỉtập trung vào 3 môn Văn, Đạo đức/ Công dângiáo dục (Tiểu học, Trung học hay cấp I, II) vàTriết (Trung học Đệ nhị cấp hay cấpIII) vì nếu giới thiệu sang tất cả nhữngmôn khác sẽ quá mênh mông dài dòng, và vì đây cũng là 3 mônhọc tiêu biểu cho thấy những nét đặctrưng của nền giáo dục miền Nam 1954-1975vốn dựa trên nền tảng triết lý giáo dục(hay những nguyên tắc căn bản) gồm Nhân bản,Dân tộc và Khai phóng. Về sách giáo khoa liên quan các bộ môntrên, chúng tôi cũng lại xin chú trọng giới thiệuchi tiết hơn về sách giáo khoa của bậc Tiểuhọc, vì quan niệm đây là bậc học phổ thôngnền tảng có tính đại chúng quyết địnhcho những bậc học tiếp sau.
Tuy chủ đề bài viếtlà chương trình và sách giáo khoa miền Nam trước1975, nhưng khi trình bày cho từng đề mục hữuquan, chúng tôi không thể không nhắc qua những giaiđoạn trước đó, vì nếu không làm nhưvậy, sẽ không thể nhận ra đượcmối liên lạc nhân quả trong suốt dòng mạch pháttriển có tính kế thừa và liên tục. Chẳnghạn, nếu không nắm bắt sơ qua nội dung cácsách giáo khoa về Quốc văn, Luân lý của thờiTrần Trọng Kim trước đó thì sẽ khôngthể hiểu được lý do về nội dunghiện hữu của các sách giáo khoa Quốc văn,Đạo đức, Công dân giáo dục về sau.Tương tự, tìm hiểu về chương trìnhhọc của miền Nam trước 1975, như trên đãnói, chúng ta cũng không thể không xét tới nhữngbộ chương trình cũ đã được biênsoạn trước, từ 1945.
Riêng về chương trình vàsách giáo khoa ở bậc Đại học, chúng tôi cũngxin nói lướt qua cho biết vậy thôi, đơngiản chỉ vì Đại học miền Namđược quyền tự trị, về họcvụ mỗi trường đại học tự lolấy, không có chương trình học quy định vàcũng không bị Bộ Quốc gia Giáo dục chi phối,chỉ đạo. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ xin lưu ýgiới thiệu sơ qua chương trình học vàmột số giáo trình thường đượcgiảng dạy trong các trường Đại học Sưphạm, vì quan niệm đây như bộ “máy cái” đàotạo giáo viên, có tác dụng rất quan trọngđối với toàn bộ sự phát triển củanền giáo dục chung cả nước.
A. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA TIỂU HỌC
I. CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC
1. Chươngtrình Tiểu học 1949
a. Tổng quát
Chương trình Tiểu họcViệt Nam đầu tiên được ban hành theoNghị định 4-NĐ/GD trong thời kỳ Quốcgia Việt Nam dưới quyền Quốc trưởngBảo Đại, do Bộ trưởng Bộ Quốc giaGiáo dục Phan Huy Quát ký ngày 27/8/1949.
Bậc Tiểu học 5 năm 5lớp, xếp theo thứ tự từ thấp lên cao,gồm: lớp Năm (tương đương lớp 1sau này), lớp Tư (tương đương lớp 2),lớp Ba (tương đương lớp 3), lớp Nhì(tương đương lớp 4), lớp Nhất(tương đương lớp 5).
Các môn học: Việt ngữ (Ngữvựng - Tập đọc và Học thuộc lòng - Vănphạm, Chính tả và Viết tập - Tập làm văn),Đức dục, Công dân giáo dục, Sử ký, Địalý, Khoa học thường thức, Toán pháp, Tập vẽ,Thủ công, Hoạt động thanh niên và tổ chứchàng đội tự trị, Thể dục, Họchát-Tập kịch-Học nói, Họp lớp, Đi chơi,Đi cắm trại, Trò chơi.
Chương trình này đã đánhdấu một bước ngoặt tiến triển quantrọng trong lịch sử giáo dục tiểu họcViệt Nam, trở thành căn cứ tham khảo chonhững chương trình tiểu học tiếp sau trongthời Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Dưới đây là“Chỉ thị chung” cũng do Bộ trưởng Phan HuyQuát ký tại Hà Nội ngày 24/8/1949, ban hành như mộtphụ bản kèm theo Nghị định 4-NĐ/GD nêu trên,nội dung tuy có phần hơi rối rắm thiếumạch lạc nhưng cũng đủ cho thấychủ trương chính sách qua đó những phươngpháp của nền giáo dục mới đã đượcchính thức đem ra áp dụng tại Việt Nam chobậc Tiểu học:
CHỈ THỊ CHUNG
Bậc tiểu học là căn bảncủa nền quốc gia giáo dục.
Ngành tiểu học có nhiệm vụđào tạo những thế hệ thanh niên xứngđáng của một nước độc lập.
Chương trình bậc tiểuhọc đã soạn theo những nguyên tắc mớiđể cho nền giáo dục thời nay đượcphù hợp với sự tiến hóa của dân tộc và tính cách độc lập củaquốc gia.
1) Tinh thần quốc gia.- Nêu cao tinhthần quốc gia để khích lệ lòng ái quốc vàchấn khởi dân khí. Tinh thần quốc gia Việt Namngày nay là tinh thần của một dân tộc biếttự cường, tự lập, biết phấnđấu để giành độc lập, biết kiênquyết để giữ giang sơn Tổ quốc,biết nỗ lực để ganh đua vớingười ngoài trên con đường tiến hóa củanhân loại.
2) Cưỡng bách giáo dục.- Muốnđạt được mục tiêu nói trên, nềntiểu học phải đi đến cưỡng báchgiáo dục. Bộ đang nghiên cứu để tìm cácphương tiện để dần dần thựchiện được sự cưỡng bách giáo dục.Vì lẽ đó, nên chương trình tiểu học không dànhmột số giờ về môn Pháp ngữ.
3) Chuyển ngữ các môn trongchương trình này là tiếng Việt, nên hạn tuổitối thiểu vào lớp Năm, là lớp đầubậc tiểu học, rút xuống 5 tuổi (trướckia 6 tuổi). Như thế, trẻ con có thể 10 tuổiđã học hết bậc tiểu học. Nhữnghọc trò nào có thể theo học bậc trung họcđược thì 17 tuổi đã thi lấy bằng Tú tài.So với nền trung học của các nước ÂuMỹ, thì niên hạn ấy là tương đương,và các học sinh xuất sắc sau này vào các trườngđại học cũng một loạt tuổi nhaucả.
4) Lớp mẫu giáo.- Muốn chotrẻ con trước khi vào trường tiểu họcđã được huấn luyện theo các phươngpháp khoa học, một lớp mẫu giáo sẽ thànhlập gần đây. Lớp ấy có mục đích làđào tạo một số giáo viên các lớp mẫu giáo saunày để thu nhận các trẻ con dưới 5tuổi.
5) Thể dục.- Cho nền giáodục được hoàn toàn, chương trình bậctiểu học dành một địa vị quan trọngcho môn Thể dục. Một tinh thần mạnh mẽtrong một thân thể cường tráng mới mong gánh vácnổi các công việc nặng nề kiến thiếtquốc gia.
Ngoài ra, sự chú trọng vềthể dục là sửa soạn một số thanh niênđể sau này cung cấp cho các trường quốc giavõ bị có nhiệm vụ gây một quân độiViệt Nam xứng đáng.
6) Ca nhạc.- Bí quyết của sựthành công trong việc giáo huấn trẻ con là sựhoạt động và vui vẻ. Vì lẽ đó, nên ngaytừ các lớp tiểu học, Bộ đã đểriêng một số giờ để dạy môn ca nhạc.Trẻ con thường thích hát và lại nhớ dai,những bài hát sẽ được lựa chọn, vàsẽ luôn luôn nhắc nhở cho chúng những điềuchúng cần biết để nuôi một tinh thầnquốc gia mạnh mẽ, một lòng tin vững chắc.
7) Tinh thần đoàn kết.- Mộtdân tộc mà rời rạc thì tất nhiên yếu hèn, khôngthể sinh tồn trong cái thế giới hơnđược kém thua này. Nghĩa đoàn kết là mộtlợi khí tối quan trọng trong sự tiến triểncủa một dân tộc. Học đường phảigiải thích cho trẻ biết nghĩa hợp quần.Muốn cụ thể hóa nghĩa đoàn kết, việctổ chức tập đoàn sẽ là một điềumới trong chương trình bậc tiểu học.
8) Học đường không cónhiệm vụ chỉ giáo huấn trẻ con, rồiđể mặc chúng tự ý xoay xở lấy. Muốntránh những kết quả không hay do sự hiểulầm ấy gây nên, học đường cầnphải liên lạc mật thiết với gia đình,để hướng dẫn học sinh vào các ngành chuyênmôn.
Để giúp vào công việc ấy,sẽ lập những phiếu để ghi cácđiều nhận xét về sinh lý, về khả năng,về các điểm có liên can đến sức nảynở của đứa trẻ về các phươngdiện.
9) Ngoài ra, nếu có thuận tiện,sẽ đặt một học xưởng cạnhmỗi trường học để học sinh có thểhằng ngày trực tiếp tế nhận các hoạtđộng của một tiểu công nghệ.
HàNội, ngày 24 tháng 8 năm 1949
Bộtrưởng Bộ Quốc gia Giáo dục
PHAN HUYQUÁT
b. Nội dungchương trình
Chỉ xin ghi lại chương trìnhViệt ngữ, Đức dục của lớp Năm,lớp Tư và lớp Ba để có căn cứ so sánhvới những chương trình đến sau. Phầngiới thiệu đầy đủ hơn sẽ dành cho Chươngtrình Tiểu học 1959-1960 (ở mục 2, dướikế tiếp), vì Chương trình 1959-1960 về cănbản cũng tương tự chương trình nàynhưng lại được sử dụng ổnđịnh lâu dài trong suốt thời kỳ VNCH.
▪ Chương trình Việt ngữcác lớp Năm, Tư, Ba (chỉ nêu tiêu biểu về phânmôn Tập đọc và Học thuộc lòng, và không chéplại “Lời nói đầu”):
- Lớp Năm [tươngđương lớp 1 về sau]
Tập nhận và nhớ mặtchữ quốc ngữ, đọc từng chữ một,từng âm vận một, từng tiếng một, rồitới câu ngắn. Bắt đầu nửa năm họcvề sau học trò đã biết đọc từng bàingắn. Cho học thuộc lòng những câu ca dao,phương ngôn có ý nghĩa luân lý hoặc có tươngquan với chương trình Ngữ vựng, nhưngphải là những câu hay và vừa sức hiểu củahọc trò. Trong lúc học trò chưa biết đọc,biết chép bài, thì ông giáo nên dùng thính giác và tập chohọc trò lắp đi lắp lại những câu nênthuộc lòng.
- Lớp Tư [tươngđương lớp 2 về sau]
Tập đọc và học thuộclòng những bài hay và ngắn, có tương thích vớichương trình Đức dục và Ngữ vựng,những bài quốc ca, ca dao ý vị. Chú ý đến cách phátâm và giọng.
- Lớp Ba [tương đươnglớp 3 về sau]
Tập đọc và học thuộclòng những bài hay và ngắn, bằng văn xuôi hoặcvăn vần có tính cách luân lý, thiết thực. Tậpđọc cho trôi chảy và ý vị, đọc cho tựnhiên, đừng ề à.
▪Chương trình Đứcdục các lớp Năm, Tư, Ba (ghi đủ, nhưngkhông chép lại “Lời nói đầu”):
- Lớp Năm [tươngđương lớp 1 về sau]
Ở ba lớp dưới (Năm,Tư, Ba), chương trình Đức dục chuyên chúvề phần thực hành. Ông giáo không ra bài học,nhưng vẫn có giờ nhất định đểgiảng giải và kể những chuyện lý thúđể cảm hóa trẻ, sớm gây cho trẻ nhữngđức tính sau đây:
a) Bổn phận đối vớibản thân.- Sạch sẽ, thứ tự, ăn uốngđiều độ, thành thực, vui vẻ, bạodạn.
b) Bổn phận trẻ con trong giađình.- Bổn phận đối với cha mẹ,đối với anh em, chị em. Sự tưởng niệmtổ tiên. Các ngày kỷ niệm trong gia đình. Bổnphận đối với người trong họ. Tình giatộc. Đoàn hợp. Cách đối đãi với giabộc (nhân từ, độ lượng, tử tế).
c) Bổn phận trẻ con ởhọc đường.- Bổn phận đối vớithầy học: yêu mến, tôn trọng, vâng lời,biết ơn. Bổn phận đối với bè bạn:giúp đỡ lẫn nhau, nghĩa đoàn thể trong bèbạn, bênh vực kẻ yếu, không ghen ghét, không thóc mách.
d) Bổn phận đối vớingười ngoài.- Lễ phép. Thương kẻ khó, kẻtàn tật.
Đọc những chuyện hay vàtiểu sử danh nhân có bổ ích cho bài dạy.
- Lớp Tư [tươngđương lớp 2 về sau]
Không có bài học, nhưng vẫn cógiờ giảng giải nhất định.
a) Bổn phận đối vớibản thân.- Phải học hành và tập rèn đức tínhtốt. Phải tập thể dục. Biết gắngcông. Tính can đảm. Giữ phẩm giá mình. Khi lầmlỗi biết xấu hổ. Tiết kiệm. Nhúnnhường.
b) Bổn phận trẻ con trong giađình.- Ôn lại chương trình lớp Năm. Thêm:Đừng làm cho cha mẹ, anh em mang tiếng xấu,giữ tiếng thơm cho gia tộc và tổ tiên.
c) Bổn phận đối vớingười ngoài.- Lễ phép. Ngay thẳng. Yêu mến và giúpđỡ đồng bào.
- Lớp Ba [tương đươnglớp 3 về sau]
Không có bài học, nhưng có giờgiảng giải nhất định. Ôn lạichương trình hai lớp dưới [tức lớpNăm, lớp Tư] về bổn phận trẻ conđối với bản thân và đối với giađình.
a) Bổn phận trẻ con ởhọc đường.- Ôn qua chương trình lớpNăm. Thêm: bổn phận đối với thầy vàbạn sau khi thôi học.
b) Bổn phận đối vớiTổ quốc.- Bổn phận người dân trongnước: biết nỗ lực, không ỷ lại,biết hy sinh, ham tự do, trọng kỷ luật, giữtrật tự, trọng pháp luật. Gắng làm việc choTổ quốc. Khuyến khích mọi người cùng làm.
c) Bổn phận đối vớingười ngoài.- Ôn lại chương trình lớp Tư.Thêm: trọng lời hứa, tờ giao kết. Giao tếchân thật, công tâm.
d) Xã giao.- Sự giao thiệp với bàcon, họ hàng, làng xóm.
2. Chươngtrình Tiểu học 1959-1960
a.Tổng quát
Trước chương trình này,được biết còn có một Chương trìnhTiểu học tương tự được ban hànhđầu niên học 1956-1957, dưới thời Bộtrưởng Bộ Quốc gia Giáo dục NguyễnDương Đôn, nhưng chúng tôi không có sẵn trong tay tàiliệu này. Chương trình Tiểu học 1959-1960thật ra chỉ là một bộ cải biên từChương trình 1949 (đã giới thiệu ở trên) vàChương trình 1956-1957, nội dung giữa chúngđều đại đồng tiểu dị (kểcả phần “Lời chỉ dẫn” đặttrước mỗi môn học, mà ở Chương trình1949 gọi là “Lời nói đầu”), và đượcsử dụng ổn định trong suốt quãng thờigian còn lại của chế độ VNCH, với vài chitiết thay đổi không đáng kể.
Chương trình Tiểu học1959-1960 được ban hành theo Nghị định1005-GD/NĐ ngày 16/7/1959 dưới thời Bộtrưởng Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế,sửa đổi theo “Chương trình bậc Tiểuhọc ấn định do Nghị định số4-NĐ/GD ngày 27.8.1949 và các Nghị định sửađổi và bổ túc kế tiếp” (Điều 1Nghị định), “Các bảng phân chia giờ họcgiữa các môn và chương trình học khóa đính theoNghị định này sẽ áp dụng kể từ niênhọc 1959-1960” (Điều 2 Nghị định).
Bậc Tiểu học 5 năm 5lớp, cách gọi cũng như Chương trình Tiểuhọc 1949, tức: lớp Năm (tươngđương lớp 1 sau này), lớp Tư (tươngđương lớp 2), lớp Ba (tươngđương lớp 3), lớp Nhì (tươngđương lớp 4), lớp Nhất (tươngđương lớp 5).
Các môn học, gồm 9 môn: Việtngữ (Ngữ vựng - Tập đọc - Họcthuộc lòng - Chính tả và Văn phạm - Tập làmvăn - Tập viết), Đức dục và Công dân giáodục, Sử ký, Địa lý, Thường thức (Quansát và Vệ sinh), Toán, Vẽ, Thủ công, Hoạtđộng thanh niên, Trò chơi, Thể dục và tròchơi.
Những nguyên tắc cải tổchương trình tiểu học để cho rachương trình 1959-1960 đã được đính kèmtheo bản Nghị định 1005-GD/NĐ, đặtở phần đầu bộ sách Chương trình Tiểu học do Bộ Quốcgia Giáo dục xuất bản năm 1960. Những nguyêntắc này có tính cách chỉ đạo giáo dục,thường được trích dẫn lại đầyđủ trong các giáo trình dành cho ngành sư phạm (nhưtrong sách Sư phạm thựchành của GS Trần Văn Quế, do Bộ Văn hóaGiáo dục in lần thứ nhất năm 1964 và lầnthứ hai năm 1969), đã thể hiện thêm bướcnữa nỗ lực của các nhà chức trách miền Namtrong quá trình tiếp thu ngày càng đầy đủ hơntinh thần của nền giáo dục mới thời hiệnđại. Văn bản này có tính cách quan trọng, nêndưới đây xin chép lại nguyên văn để làmtài liệu tham khảo:
NGUYÊN TẮC CẢI TỔCHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC
I.- Nguyên tắc căn bản của nền giáodục Việt Nam
1. Nền giáodục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng củacon người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy, nhằmmục đích phát triển toàn diện con người.
2. Nềngiáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giátrị truyền thốngmật thiết liên quan với những cảnhhuống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất nước và đảmbảo hữu hiệu cho sự sinh tồn, phát triển củaquốc gia dân tộc.
3. Nền giáodục Việt Nam phải có tính cách khaiphóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ và xã hội, thâuthái tinh hoa các nền văn hóa thế giới.
II. Đặc tính của nền Tiểu họcViệt Nam
Căn cứ vào ba nguyên tắc cănbản của nền giáo dục Việt Nam đãđược ấn định, nền Tiểu họcViệt Nam cần có những đặc tính sau đây:
A.-Tôn trọng nhân cách trẻ em:
1) Giúp trẻ em phát triểnđiều hòa và trọn vẹn tùy theo bản chất cánhân và căn cứ trên định luật nảy nởtự nhiên về thể xác cũng như về tâm lý.
2) Tôn trọng cá tính và sở năngriêng biệt của trẻ.
3) Triệt để áp dụng kỷluật tự giác.
4) Tránh mọi hình phạt phạmđến nhân vị của trẻ.
B.-Phát triển tinh thần quốc gia dân tộc:
1) Lấy đời sống nhân dân vàthực trạng xã hội Việt Nam làm đốitượng.
2) Lấy Quốc sử để rènluyện tinh thần ái quốc, nêu cao ý chí tranh đấucủa dân tộc, gây tình thân ái và đoàn kết.
3) Dùng Quốc văn làm lợi khísắc bén để trau giồi tư tưởng quốcgia.
4) Nêu cao vẻ đẹp của nonsông Việt Nam, những tài nguyên phong phú của đấtnước, những đức tính cố hữu củadân tộc.
5) Duy trì đạo lý cổ truyềnvà những thuần phong mỹ tục của dân tộc.
6) Gây đức tính tự tín, tựlập, tự cường.
C.-Rèn luyện tinh thần dân chủ và khoa học:
1) Triệt để áp dụng tổchức “hàng đội tự trị”, phát triển tinhthần tập thể (chơi tập thể, làm việctập thể) và gây ý thức cộng đồng.
2) Rèn luyện óc phê phán, tinh thầntrách nhiệm, tinh thần kỷ luật.
3) Kích thích tính hiếu kỳ củatrẻ, phát triển tinh thần khoa học.
4) Bài trừ dị đoan, mê tín.
5) Thâu thái tinh hoa văn hóa nướcngoài song song với việc phát huy tinh thần dân tộc.
III. Những nét chính trong việc sửa đổichương trình Tiểu học
Chương trình Tiểu học ban hànhđầu niên học 1956-1957, tuy đã đượcsoạn thảo theo chương trình mới để phùhợp với tinh thần độc lập củanước nhà và sự tiến hóa của dân tộc,nhưng sau 3 năm kinh nghiệm, Bộ Quốc gia Giáodục nhận thấy cần phải cải thiện thêmcho thích ứng với hoàn cảnh và nhu cầu hiệntại.
Căn cứ vào ba nguyên tắc cănbản của nền giáo dục Việt Nam và nhữngđặc tính của nền Tiểu học, việcsửa đổi chương trình Tiểu học chútrọng đến những điểm sau đây:
1.- Rút nhẹ chương trình
Chương trình Tiểu họccần rút nhẹ để:
a) Sát với tuổi sinh lý và tâm lýcủa trẻ, thích ứng với nhu cầu thựctế.
b) Tránh lối học nhồi sọ.
c) Giúp cho trẻ phát triểnđiều hòa về mọi mặt: trí dục, đứcdục và thể dục.
d) Gắn liền học với hành,hòa đời sống của học sinh vào đờisống của nhân dân, khiến chúng có nhiều cơhội học hỏi nhân dân đồng thời giúpđỡ nhân dân.
2.- Bãi bỏ ngoại ngữ: Theochương trình Trung học sửa đổi lại doNghị định số 1286 ngày 12/8/1958 thì khi lênĐệ thất học sinh mới bắt đầuhọc ngoại ngữ và tự do lựa chọn mộttrong hai sinh ngữ: Anh văn hoặc Pháp văn. Nhưvậy, việc dạy Pháp văn ở bậc Tiểuhọc xét ra không thiết thực nữa, cần phảibãi bỏ, để trẻ em có thêm thời giờ traugiồi về Quốc văn mà giá trị cầnđược nâng cao ở tất cả các ngành và cácbậc học.
3.- Bãi bỏ Ban Hướng nghiệp:Ban Hướng nghiệp thiết lập do chươngtrình ban hành đầu niên học 1956-57 có mục đíchtập cho những học sinh bắt buộc phảitrở về với công việc đồng áng, quen và thíchsự sinh hoạt ở chung quanh, để chúng khỏibỡ ngỡ sau khi rời khỏi ghế nhà trườngtiểu học.
Theo tinh thần giáo dục mới thìkhông riêng những trẻ em này, mà tất cả các họcsinh đều phải được rèn luyệnđể có thể giúp ích cho đời sống hằngngày tùy từng địa phương và tùy theo khảnăng và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, khôngcần chia thành 2 ban dự bị trung học vàhướng nghiệp nữa.
IV.- Phương pháp sư phạm - Tài liệu giáokhoa
Soạn thảo một chươngtrình đầy đủ chưa phải là hoàn thànhđược công cuộc cải tiến giáo dục.Để đạt được kết quả mongmuốn, điều cốt yếu là phải áp dụngchương trình theo tinh thần mới, việc giảngdạy phải theo những phương pháp sư phạmmới: phương pháp hoạt động, cụthể, thính thị.
Chỉ thị ngày 24/8/1949 và Thông tưsố 843-GD ngày 25/2/1952 của Bộ Quốc gia Giáo dụcđã có nói rõ đại cương về tinh thầnmới phải theo và phương pháp sư phạm mớiphải áp dụng để cho việc giáo dục con emđược thích ứng với nhịp sống củadân tộc trên con đường tiến hóa. Thêm vào đó,mỗi môn học sẽ có chỉ thị riêng nhấnmạnh vào những đặc điểm của chươngtrình cải tổ và dẫn giải những phươngsách cần thiết để trường tiểu họccó thể tích cực hoạt động theo những khuynhhướng mới và làm tròn nhiệm vụ của nó.
Ngoài ra, những điều giảngdạy cho trẻ phải được thấm nhuầntinh thần giáo dục mới. Vì vậy, việc biênsoạn hoặc lựa chọn tài liệu giáo khoa phảitriệt để căn cứ vào ba nguyên tắc cănbản của nền giáo dục Việt Nam nói chung vànhững đặc tính của nền Tiểu học nóiriêng, nhất là về Quốc văn, Việt sử,Địa lý, Đức dục, Công dân giáo dục v.v… lànhững môn không thể giảng dạy theo những tàiliệu lỗi thời, không thích ứng với hoàncảnh và nhu cầu Việt Nam hiện tại.
b. Nội dung chươngtrình
Dưới đây chỉ ghi lạichương trình học của 3 môn Việt ngữ,Đức dục và Công dân giáo dục với “Lờichỉ dẫn” giảng dạy cho từng môn củaBộ Quốc gia Giáo dục. Riêng môn Việt ngữ,chỉ ghi phân môn Tập đọc-Học thuộc lòng(không ghi Ngữ vựng, Chính tả, Tập làm văn,Tập viết), để tránh rườm, nhưngcũng bởi vì chỉ cần thông qua phân môn này, chúng tađã đủ hiểu được nội dung giáo dụctư tưởng, đạo đức truyềnthống của môn Việt ngữ mà các nhà giáo dụcmiền Nam trước đây muốn nhấn mạnh.
VIỆT NGỮ
LỜI CHỈ DẪN
Ngày nay khoa Việt ngữđược dùng để rèn đúc và phát huy tưtưởng dân tộc. Ngoài ra, khoa này còn nhằm mụcđích:
1) Về thực tế, trựctiếp làm cho học sinh bậc Tiểu học có mộtcăn bản ngữ vựng cần thiết trong sựhọc tập.
2) Giúp cho học sinh có những tài liệudùng trong sự tiếp xúc hằng ngày:
a)Phát biểu tư tưởng của mình bằng lờinói hoặc câu văn.
b) Hiểu biết tư tưởngcủa những người chung quanh mình khi nghe lời nóihoặc khi đọc câu văn.
Chươngtrình Việt ngữ gồm có:
-Ngữ vựng
-Tập đọc, Học thuộc lòng
-Chính tả và Văn phạm, Tập viết
-Tập làm văn
Trong thời khắc biểu của cáclớp tiểu học đều có ghi những môn ấy,riêng môn Tập làm văn không ghi ở thời khắcbiểu lớp Năm [lớp 1 bây giờ]. Trong nhữnggiờ Ngữ vựng và Tập đọc, giáo chứcphải tập cho học trò nói chuyện (nói cho bạodạn và cho tự nhiên, có thứ tự, có đầuđuôi, đừng kéo dài từng tiếng một). Còn mônVăn phạm [Ngữ pháp] thì chỉ ghi trong chươngtrình lớp Nhì và lớp Nhất [lớp 4 và lớp 5 bâygiờ], nhưng cũng cốt để dạyđại cương về ngữ pháp mà thôi. Giáo chứcsẽ dùng những bài Chính tả hoặc Tậpđọc để giúp học sinh nhận xét một vàiđịnh luật thông thường riêng của Việtngữ, để giúp chúng trong việc tập làm văn.
Những vấn đề trongchương trình đã ấn định sẽ họcđi học lại kỹ lưỡng theo phươngpháp tiệm tiến, đi từ chỗ biếtđến chỗ chưa biết, từ chỗ gầnđến chỗ xa, từ chỗ dễ đếnchỗ khó, từ chỗ cụ thể đến chỗtrừu tượng. Giáo chức phải dùng vậtliệu, tranh ảnh hoặc tỉ dụ thiết thựcđể cụ thể hóa tất cả các vấn đềđem dạy cho học trò. Mỗi vấn đềsẽ dùng làm chủ điểm cho tất cả các mônNgữ vựng, Tập đọc, Học thuộc lòng,Chính tả, Tập làm văn… Trong lúc dạy Việtngữ, giáo chức nên nhớ rằng chương trìnhấy không phải đứng tách hẳn chương trìnhcủa các môn học khác như Đức dục, Công dângiáo dục, Quốc sử, Địa lý v.v… mà phảicố tìm cách cho chương trình các môn học ấy và khoaViệt ngữ có liên lạc với nhau.
Ở lớp Nhì và lớp Nhất,những danh từ khoa học và kỹ thuật (thuậtngữ), những danh từ Hán Việt hoặc ngoại lai(tân ngữ), những danh từ thường dùng trong côngvăn sẽ chiếm một phần quan trọng. Cáctiếng gốc ở chữ Hán sẽ dạy nhiềuhơn và giảng kỹ hơn, theo lối tách riêng từngchữ, rồi hợp lại mà giải nghĩa toàn cảtiếng, hoặc các câu thành ngữ.
Đặc biệt chú ý về Việtngữ: nên nhẹ về phần tầm chương tríchcú, nghệ thuật vì nghệ thuật, mà phải chú ýđề cao vấn đề nghệ thuật vì nhân sinh(phục vụ cho đạo đức con người,cho hạnh phúc gia đình, cho an ninh xã hội, cho độclập tự do).
CHƯƠNG TRÌNH
(GồmNgữ vựng-Tập đọc-Học thuộc lòng-Chínhtả-Văn phạm-Tập viết-Tập làm văn(từ lớp Tư), nhưng ở đây chỉ ghi 2 phânmôn Tập đọc và Học thuộc lòng, theo Chương trình Tiểu học,Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1960)
LỚPNĂM
Tập nhận và nhớ mặtchữ quốc ngữ, đọc từng tiếng,từng câu ngắn. Bắt đầu nửa nămhọc về sau, học trò đã phải biếtđọc từng bài ngắn, liên quan với chươngtrình Ngữ vựng. Cho học thuộc lòng những câu cadao, tục ngữ, châm ngôn đượm màu sắc dântộc có ý nghĩa luân lý hoặc tương quan vớichương trình Ngữ vựng nhưng phải lànhững câu hay, có tính cách thực tế và vừa sứchiểu của học trò. Trong lúc học trò chưabiết đọc, chưa biết chép bài, giáo viên nên dùngthính giác và tập cho học trò lặp đi lặp lạinhững câu nên thuộc lòng (chú ý đến cách đọccho đúng giọng).
LỚPTƯ
Tập đọc, học thuộc lòngnhững bài (văn xuôi hoặc văn vần) hay, ngắn,thiết thực có tương quan với chương trìnhĐức dục và Ngữ vựng, bài quốc ca, ca dao ývị (chú ý đến cách phát âm và giọng).
LỚPBA
Tập đọc, học thuộc lòngnhững bài (văn xuôi hoặc văn vần) hay, ngắn,thiết thực, có tương quan với chươngtrình Đức dục và Ngữ vựng (tậpđọc cho trôi chảy, tự nhiên, đừng ê…a…).
LỚPNHÌ
Tập đọc, giải nghĩa,học thuộc lòng những bài văn hay và ngắn,bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính cách luân lý,thiết thực. Nên chọn những bài văn mới cótinh thần quốc gia hay xã hội (tập đọc chotrôi chảy và có ý vị, đọc tự nhiên,đừng ê…a, để ý đến các “nhỡn tự”,giọng đọc phải thích hợp với ýtưởng, tính cách và tình tiết bài đọc.
LỚPNHẤT
Tập đọc, học thuộc lòngnhững bài văn hay, vừa sức hiểu biết củahọc sinh, trích ở tác phẩm của các văn thi sĩvà các nhà chí sĩ hiện đại; tập cho quen cáclối văn, tập cho học trò phê bình, giải thích.Đọc những tác phẩm khuynh hướng vềđạo lý, về chủ nghĩa quốc gia, về tìnhcảm, về trào phúng của các văn gia và thi gia cậnđại.
ĐỨC DỤC
LỜICHỈ DẪN
Mục đích môn Đức dục làgiúp cho trẻ em những đức tính tốt cầnthiết cho một công dân của một nướcđộc lập. Vậy nguyên tắc của chươngtrình Đức dục là gây cho học sinh có lòng tự tínvà tinh thần tự lập, có tinh thần quốc gia, giàulòng nhân đạo, bác ái, biết đoàn kết và hy sinh vìchính nghĩa.
Muốn đạt đượcmục đích nói trên, chương trình Đức dụckhông thể là một mớ bài luân lý để nhồi vàoóc trẻ những lý thuyết suông; trái lại những bàiluân lý là những lời huấn giới, những câu châmngôn hoặc cách ngôn đích đáng, những nhậnđịnh chính xác, nêu rõ những đại ý vềnhững nghĩa vụ chính trong đạo làmngười. Trong khi giảng giải, ông thầy nêndạy sơ lược về phần lý thuyết vàhết sức cụ thể hóa bài học, kể nhữngchuyện vặt thông thường, những thí dụ rútở đời sống thực tế hay ở truyệndanh nhân nước khác. Nên đề cao đạođức hơn tài năng. Đó là phương pháp làm chohọc trò nhận thấy chân lý một cách rõ ràng và sẽcó công dụng là kích thích bản năng đạo lýcủa đứa trẻ.
Ngoài ra, công cuộc rèn luyện tính tìnhcốt ở sự thực hành. Bất cứ lúc nào,thầy giáo phải kiểm cố hành vi, cử chỉhọc sinh, không để chúng sai lạc ngoài lốidạy, gây cho chúng những tập quán tốt, trừkhử những thói xấu, rèn luyện cho chúng hăng háivà quả quyết trong mọi trường hợp quantrọng.
CHƯƠNG TRÌNH
(Chỉ trích dẫn chương trìnhĐức dục của 3 lớp đầu Năm,Tư, Ba, lược bớt 2 lớp Nhì, Nhất, theo Chương trình Tiểu học,Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1960)
LớpNăm (= Lớp 1)
Ở ba lớp dưới (Năm,Tư, Ba), chương trình Đức dục chuyên chúvề phần thực hành. Giáo viên không ra bài học,nhưng vẫn có giờ nhất định đểgiảng giải và kể những chuyện lý thúđể cảm hóa trẻ, sớm gây cho chúng có nhữngđức tính sau đây:
1) Bổn phận đối vớibản thân: Sạch sẽ, ăn uống, thứ tự,thành thực, vui vẻ, bạo dạn.
2) Bổn phận trẻ trong giađình: Bổn phận đối với cha mẹ, anh em,ông bà.- Các ngày kỷ niệm trong gia đình.- Cách đốiđãi với người ở (tử tế, dịudàng).
3) Bổn phận trẻ ở họcđường: Bổn phận đối với thầyhọc: yêu mến, tôn trọng, vâng lời.- Bổnphận đối với bè bạn: giúp đỡ lẫnnhau, hòa thuận nhau, thương nhau – kín miệng.
4) Bổn phận đối vớingười ngoài: Lễ phép: Cách chào hỏi, xưng hôvới kẻ dưới, người trên (trong nhà mình,nơi nhà người, ngoài đường).
- Lớp Tư (Lớp 2)
Không có bài học, nhưng vẫn cógiờ giảng giải nhất định. Giảng xongcho phép một câu quyết định.
1) Bổn phận đối vớibản thân.- Phải tập thể dục. Biếtgắng công. Phải học hành và tập rèn đức tínhtốt. Khi lầm lỗi biết hối cải. Tiếtkiệm. Nhún nhường.
2) Bổn phận trẻ trong giađình.- Nhắc lại chương trình lớp Năm.Thêm: Giữ tiếng thơm cho cha mẹ, ông bà. Bổnphận đối với họ hàng.
3) Bổn phận trẻ ở họcđường: Nhắc lại chương trình lớpNăm. Thêm: Tình bè bạn.
4) Bổn phận đối vớingười ngoài.- Lễ phép. Ngay thẳng. Yêu mến và giúpđỡ đồng bào.
- Lớp Ba (Lớp 3)
Không có bài học, nhưng có giờgiảng giải nhất định. Giảng xong cho chépmột câu quyết định hay một câu châm ngôn.
1) Nhắc lại chương trìnhlớp Tư: Bổn phận trẻ con đối vớibản thân.
2) Bổn phận trẻ đối vớigia đình: Hiếu đễ. Bổn phận làm con: a) Khicòn nhỏ; b) Khi trưởng thành; c) Khi cha mẹ giàyếu.
3) Bổn phận trẻ ở họcđường.- Nhắc qua những điều đãdạy ở lớp Năm. Tình bè bạn. Bổn phậnđối với thầy và bạn: a) Ở họcđường; b) Sau khi thôi học.
4) Bổn phận đối vớingười ngoài.- Nhắc lại những điềuđã dạy ở lớp Tư. Thêm: Trọng lờihứa. Chân thật. Sự giao tiếp với bà con, họhàng, làng xóm.
c) Nhậnđịnh về Chương trình Tiểu học 1959-1960
Nhìn chung, Chương trình Tiểuhọc 1959-1960 chỉ là một bản mô phỏng theoChương trình Tiểu học năm 1949. Ở không ítchỗ, người soạn chương trình chỉlược đi chút ít nội dung, hoặc thay đổicách diễn đạt, sửa vài câu chữ. Thậmchí, giống nhau cả ở những “Lời nóiđầu” hướng dẫn giảng dạychương trình dành cho mỗi môn học (mà Chươngtrình 1959-1960 sửa lại là “Lời chỉ dẫn”).
- Theo nhận định chung củanhiều người, nội dung chương trình quánặng nề, còn rườm rà, phức tạp, kémthực tế, vượt quá trình độ phát triểnvề trí năng và tâm lý của trẻ, như dạyĐịa lý cho một em học sinh lớp 5 (lớpNhất cũ) mà lại muốn cho nó phải “hiểubiết những khả năng mới về kinh tế,chính trị và văn hóa của nước nhà, của các nướclân cận và của các nước cường quốcnăm châu; để rồi so sánh, suy nghĩ, đặngtìm cách theo kịp người hoặc vượt hơn người”,như trong Lời nói đầu một cuốn sách giáo khoado Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản.
Nội dung chương trình chuyểntải còn nặng về lý thuyết, thiếu thựctế, chưa sát với hoàn cảnh và nhu cầuđịa phương (nhất là đối với các dântộc thiểu số vùng cao), không thiết thựcvới hiện trạng nước nhà (xem phần đúckết của Tiểu ban Tiểu học trong Đạihội Giáo dục Toàn quốc 1964, Văn hóa nguyệt san, tập XIV, tlđd., tr. 593).Lẽ ra phải có một chương trình học cụthể, có tính cách đại chúng và thực dụng hơn,gắn với đời sống thường nhật vàkhung cảnh sống của học sinh, và nên phát triểnbậc Tiểu học theo hướng “cộngđồng hóa”, nghĩa là phải làm cho chương trìnhhọc thích nghi với cộng đồng học sinhđang sống, tùy theo vùng miền: thôn quê khác thành thị,miền rừng khác miền biển… Như ở môitrường nông thôn thì phải dạy ở mức thôsơ cho trẻ nhỏ về canh tác lúa gạo, trồngcây ăn trái, chăn nuôi gia súc, vệ sinh thườngthức, kiến thức về một hai ngành tiểu côngnghệ thông thường, về tổ chức xã thôn vàphong tục tập quán ở thôn quê…; ở miền biểnthì nên dạy cho trẻ hiểu về nghề đánh cá,làm muối, làm nước mắm… “Quy tắc là trẻtrong hoàn cảnh nào thì học nhiều về hoàn cảnhđó, còn những hoàn cảnh khác chỉ cần biếtqua loa, như vậy học rồi mới có dịp hành.Về các môn Toán, Sử, Địa, Việt ngữ,vẫn chỉ nên dạy những cái thiết thực.Chương trình Toán tỉa bớt đi một nửacũng không hại… Trẻ chỉ cần làmđược những bài toán thường dùng trongđời thôi, đừng bắt chúng làm những toánlắt léo về phân số, động tử, tỉtrọng như hiện nay…” (Nguyễn Hiến Lê, “Phảimạnh dạn cải tổ nền giáo dục ViệtNam”, Bách khoa số 130, ngày1/6/1962, tr. 35).
Có tác giả đề nghị nêntăng thêm những giờ âm nhạc, hội họa vàthủ công, “để gây khiếu thẩm mỹ trong tâmhồn non nớt của học sinh”, và “để các em yêumến và tôn trọng công việc lao động,điều cần thiết trong một xã hội vốnchỉ quen cái học từ chương và sách vở.” (xemNguyễn Khắc Hoạch, Xâydựng và phát triển văn hóa giáo dục, Nxb Lửathiêng, Sài Gòn, 1970, tr. 100-105).
Một số ý kiến thuộcloại như vừa nêu trên có thể được coinhư mầm mống của chủ trương cảicách giáo dục theo hướng “cộng đồng hóa” và“địa phương hóa” mà ngành giáo dục VNCH đãcố gắng thực hiện nhưng còn dang dở, trongnhững năm cuối cùng của chế độ.
3. Chươngtrình Tiểu học 1967-1968
Chương trình Tiểu học ápdụng kể từ niên khóa 1967-1968 thật ra chỉ làmột bản sao lại chương trình cũ (1959-1960)ở trên. Sự thay đổi chút ít chỉ đượcthể hiện bằng đôi ba thông cáo hoặc công văncủa cơ quan chức năng ngành giáo dục vềviệc sửa đổi chương trình học củamột vài môn học nào đó trong Chương trình Tiểuhọc cũ trước, như:
a) Thông cáo số 86/SVL/GD/TTH/T ngày 22/1/1964của Nha Tổng giám đốc Trung, Tiểu học vàBình dân giáo dục về việc Sửa đổichương trình Đức dục, Công dân giáo dục vàQuốc sử ở lớp Ba và lớp Nhất.
b) Công văn số 4865/GD/HL/1 ngày30/6/1967 của Bộ Giáo dục về việc phổbiến Chương trình Khoa học bậc Tiểuhọc.
c) Công văn số 5501-GD/HL/1 ngày 1/8/1967của Bộ Giáo dục về việc phổ biếnChương trình Đức dục bậc Tiểu học.
II. TÀI LIỆU VÀ SÁCH GIÁO KHOA TIỂUHỌC
1. Nhữngtạp chí giáo khoa Tiểu học
Giai đoạn đầu sách giáo khoatiểu học còn thiếu, nên thời Pháp thuộc và sauđó từ thời kỳ chuyển tiếp sang Quốcgia Việt Nam qua đến Việt Nam Cộng hòa, nhànước và một số tư nhân đã cho xuấtbản những tạp chí phục vụ cho hoạtđộng giảng dạy ở các trường sơđẳng hoặc tiểu học. Căn cứ Mục lục báo chí Việtngữ trong 100 năm (1865-1965) của Lê Ngọc Trụ(bản in roneo) và Thưtịch báo chí Việt Nam của Học viện Chínhtrị Quốc gia TP. HCM (Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội, 1998), cùng một ít tài liệu hữu quan còn lưugiữ được ở vài thư viện, chúng tôi xinliệt kê theo thứ tự thời gian xuất bản, mộtsố tạp chí chuyên về giáo khoa như sau:
- Họcbáo (1919-1944), Revue pédagogique à l’usage des écoles primaires del’Annam et du Tonkin (Tạp chí sư phạm dùng cho cáctrường sơ đẳng ở Trung và Bắc Kỳ),do một nhóm giáo viên biên tập dưới sự chỉđạo của Sở Học chính Bắc Kỳ, Nhà inTrung Bắc tân văn, Hà Nội (Lê Ngọc Trụ ghi:Năm thứ năm, từ số 9 đến 39, năm1924).
- Sưphạm học khoa (1922-1939) (Journal des écoles), tuần báora ngày thứ Hai (Lê Ngọc Trụ ghi: Số 14 đến33, năm 1923).
- Khuyếnhọc (1935-1937), bán nguyệt san xuất bản tạiHà Nội. Chủ nhiệm: Nguyễn Xuân Thái (Lê NgọcTrụ ghi: Năm thứ 1, số 1 ngày 1/9/1935; đìnhbản số 3 [bộ mới] tháng 4/1937).
- Sơhọc tuần báo (1930-1932), Revue hebdomadaire pourl’enseignement primaire/ Tuần báo dùng cho giáo dục sơđẳng. Xuất bản ở Hà Nội, Chủnhiệm là Nguyễn Xuân Mai (Lê Ngọc Trụ ghi: Nămthứ 1, số 1 ngày 29/11/1930, đình bản số 57 ngày22.5.1932).
- Bạntrẻ học sanh (1940), bán nguyệt san xuất bảntại Sài Gòn. Quản lý: Đoàn Văn Châu (Lê NgọcTrụ ghi: Năm thứ 1, số 1, ngày 25/4/1940 đìnhbản).
- Giáodục tạp chí (1942-1944), Revue pédagogique, publié par ungroupe de mandarins et de membres de l’enseignement en Annam/ Tạp chígiáo dục được xuất bản do một nhóm quanviên và thành viên ngành giáo dục ở Trung Kỳ, dướisự bảo trợ của Thượng thư BộHọc. Xuất bản hàng tháng tại Huế bằng haithứ chữ Việt và Pháp. Chủ nhiệm: NguyễnKhoa Toàn. (Lê Ngọc Trụ ghi Năm thứ 1, số 1-2,tháng 9-10.1942; theo Nguyễn Xuân Hoa trong Lịch sử báo chí Huế, Nxb Thuận Hóa, 2013thì số 1 ra tháng 9-10 năm 1941, số cuối năm 1944).
- Giáo khoatạp chí do Bộ Quốc giaGiáo dục xuất bản trong niên học 1948-1949 tạiSài Gòn, phục vụ cho việc giảng dạy bậcTiểu học. Chủ bút là Nguyễn Văn Bường(Thanh tra Tiểu học). Phần Pháp văn do H. Truchet (Thanhtra Liên tỉnh) phụ trách, phần tiếng Việt domột nhóm giáo viên Sài Gòn-Chợ Lớn. Mỗi sốđều có Phần tổng quát và Phần giáo khoa.Phần tổng quát đăng vài ba bài viết của giáochức về lý luận, phương pháp giáo dục/dạy học; Phần giáo khoa chia ra: Lớp Tiếp liên(Tập I), Lớp Nhứt (Tập II), Lớp Nhì (TậpIII), Lớp Ba (Tập IV), Lớp Tư (Tập V) và LớpNăm (Tập VI), với đủ các môn học trong nhàtrường đương thời.
- Giáodục nguyệt san (Enseignement 1er degré/ BậcTiểu học) xuất bản năm thứ nhất 1947,kéo dài đến năm 1949.
- Muốn đậu bằng tiểu học (1953), nguyệt sanxuất bản tại Sài Gòn. Chủ nhiệm: VũHữu Tiềm. Tập 1, tháng 4/1953; số cuối cùng:tập 8 tháng 11/1953.
- Hiếuhọc, tuần báo giáo khoa xuất bản tại HàNội vào ngày thứ năm (tập đỏ dành chobậc Tiểu học). Năm thứ nhất 1953, kéo dàiđến 1954. Chủ nhiệm: Bùi Cẩm Chương.
- Tiểuhọc nguyệt san (1955-? ), do Bộ Quốc gia Giáodục Sài Gòn xuất bản, số 1-2 tháng 1-2/1955. Rađều hàng tháng, cung cấp tài liệu giảng dạycho giáo viên, gồm đủ các môn học thuộcchương trình bậc Tiểu học. Không rõ đìnhbản từ năm nào, nhưng trong tay chúng tôi hiện còngiữ được số 7 tháng 2/1965 (niên khóa 1964-1965).Bộ biên tập ghi: Chủ bút: Ông Giám đốc NhaTiểu học (không ghi rõ họ tên); Phụ tá Chủ bút:Ông Đặng Duy Chiểu, Thanh tra Tiểu học Trung ương,Nha Tiểu học; Tổng thư ký: Ông Đinh Gia Dzu, PhòngHọc chế Nha Tiểu học; Thư ký: Bà TrầnThị Mẹo, Phòng Thanh tra Nha Tiểu học… Ởmỗi số Tiểu họcnguyệt san, trước khi vào phần giáo khoa dạycác bài học theo chương trình của bộ,đều có các phần Luận thuyết, Tạp trở(đăng thông tin…), Văn uyển (đăng thơ,văn dịch), Nghị định (đăng các nghịđịnh, công văn liên quan ngành giáo dục). Phần giáokhoa được sự cộng tác thường xuyêncủa đông đảo giáo viên, trong đó có mộtsố người được nhiều ngườibiết như Hà Mai Anh, Thềm Văn Đắt,Nguyễn An Khương, Nguyễn Tất Lâm, Văn CôngLầu, Vương Pển Liêm…
- Hiếuhọc, tuần báo do Nxb Sống mới ấn hànhtại Sài Gòn. Tập I đến số 16 (1959).
- Chămhọc (1959), tuần báo xuất bản tại Sài Gòn, rađược từ tập 1 đến tập 12. Giámđốc: Nguyễn Văn Hợi.
2. Sách giáo khoaTiểu học
Sách giáo khoa bậc Tiểu họcviết bằng tiếng Việt đã đượcbiết tới từ thời Pháp thuộc, xuấthiện lai rai có lẽ từ sau Đạo dụ ngày 31/5/1906 ấnđịnh nền học chính mới, và nhất là sau khiToàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ban hành Học chính tổng quy năm1917 với sự điều chỉnh ở Điều 134bằng Nghị định ngày 18/9/1924 quy địnhphải dạy bằng tiếng bản xứ cho ba lớpđầu bậc tiểu học. Đây cũng là lý dosự ra đời của bộ sách giáo khoa “Việt Namtiểu học tùng thư” viết bằng tiếngViệt dành cho các môn học bậc Ấu học do NhaHọc chính Đông Pháp chủ trương và xuấtbản.
Hiệnchúng tôi còn giữ được bản photo cuốn Méthode de Quốc ngữ (illustrée)dạy vỡ lòng tiếng Việt do J.C Boscq biên soạndùng cho học sinh các trường học ĐôngDương, bản in lần thứ 13 tại Sài Gòn năm1914. Quyển này được đóng gộp chung vớiquyển Morale Pratique (Luân lýthực hành) của cùng tác giả với sự cộng tácdịch thuật của Nguyễn Văn Tâm, giáo viên Trunghọc Mỹ Tho. Quyển sau này cũng dùng cho học sinhcác trường học Đông Dương, bản inlần thứ 6 năm 1926 tại Sài Gòn, nội dung toàntiếng Việt, dạy về luân lý, với những bàihọc như: Phong hóa, Lương tâm, Thân tộc, Phảivâng lời cha mẹ, Anh em chị em, Huynh đệ hữuái, Bổn phận tôi tớ, Nhà trường, Khuyếnhọc, Cần học, Kẻ biếng nhác, Tình bậubạn, Phải giúp nhau, Xấu nết hết bạn…
Trongnhững năm 20-40 của thế kỷ trước,nhiều sách dạy tiếng Việt hay Quốc vănbậc Tiểu học đã ra đời. Đượcbiết, hiện Thư viện Quốc gia (Hà Nội) và vàitư nhân vẫn còn lưu giữ được mộtsố sách giáo khoa môn tiếng Việt bậc tiểuhọc như sau:
- Ấuhọc bị thể (Un peu de tout) của Henri Le Bris,bản cải biên của Huỳnh Văn Ninh để dùngcho học trò các trường ở Đông Dương, inlần thứ 3 tại Sài Gòn năm 1916, gồm nhữngbài tập đọc bổ ích về Kiến thứcphổ thông, Địa lý, Lịch sử, Hành chính.
- Quốc-ngữsơ học vấn tân của Nguyễn Mạnh Khoa, 37trang, Nghiêm Hàm ấn quán, Hà Nội, 1924.
- LênSáu: Sách vần quốc ngữ của Nguyễn KhắcHiếu, 23 trang, Nghiêm Hàm ấn quán, Hà Nội, 1924.
- Ấuviên tất độc của Trần Phong Sắc, tácgiả tự xuất bản, năm 1925.
- Méthodepratique pour l’étude du Quoc ngu: à l’usage des écoles annamites(Phương pháp thực hành Quốc ngữ dùng cho cáctrường Annam) của Đỗ Thận, 15 trang, Nhà inLê Văn Phúc in lần thứ 21, Hà Nội, 1926.
- Sáchdạy vần quốc ngữ của ĐỗThận, 15 trang, Nhà in Lê Văn Phúc in lần thứ 22, Hà Nội,1927.
- Tiếngmột An Nam dùng cho học trò Sơ đẳng tiểuhọc do Tống Viết Toại biên soạn, Nhà inĐắc Lập, Huế, 1927. Ngoài bìa ghi: “Nhà nướcđã nhận sách này vô bản kê những sách học trongcác trường Pháp Việt cõi Đông Pháp (Nghịđịnh Quan Toàn quyền ngày 15 Octobre 1927)”.
- Tập đọc và Họcthuộc lòng (Lớp Sơ đẳng và Trungđẳng năm thứ nhất) của Mai VănPhương, Bùi Huy Huệ, 121 trang, Nhà in Trung Bắc tânvăn in lần thứ 2, Hà Nội, 1937 (in lần thứ 3năm 1939).
- Tân Việt văn độcbản (Lớp trung đẳng, năm thứ nhấtvà thứ nhì), 84 trang, nhà in Legrand, Hà Nội, 1942.
Nhưngđặc biệt, chúng ta ngày nay còn biết khá nhiềutới ba sách giáo khoa rất nổi tiếng mộtthời, gồm Quốc văngiáo khoa thư chia thành 2 quyển dành cho lớp Sơđẳng (= lớp Ba sau này) và lớp Dự bị (=lớp Tư hay lớp 2), Luânlý giáo khoa thư lớp Đồng ấu (= lớpNăm hay lớp 1) đều của nhóm Trần TrọngKim, Nguyễn Văn Ngọc… biên soạn trong tủ sách“Việt Nam tiểu học tùng thư” do Nha Học chínhĐông Pháp xuất bản khoảng năm 1926 vàđược sử dụng vừa chính thức vừarộng rãi trong suốt giai đoạn trước năm1949. Riêng Quốc văn giáo khoathư và Luân lý giáo khoa thư, vì giá trị giáo dục lâubền của chúng, gần đây đã đượcnhiều nhà xuất bản (như Trẻ, Thanh niên Vănhọc…) cho in lại nên có thể tìm đọc dễ dàng.Riêng một mình tác giả Trần Trọng Kim còn cóquyển Sơ học luân lýdùng cho lớp Sơ đẳng, xuất bản lầnđầu năm 1919, “soạn đúng như chươngtrình chính phủ mới định” (“Tựa” của tácgiả, Sơ học luân lý,Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1950, tr. X).
Vềnhững môn học khác, trong bộ “Việt Nam Tiểuhọc Tùng thư” bằng tiếng Việt do Nha Họcchính Đông Pháp chủ trương xuất bản, còn có: Hán văn tân giáo khoa thưcủa Lê Thước và Nguyễn Hiệt Chi lớpĐồng ấu, lớp Dự bị và lớp Sơđẳng in từng cuốn riêng lần thứ nhấttrong năm 1928; Sử ký giáokhoa thư và Toán pháp, Cách trí,Địa dư lớp Đồng ấu, Cách trí giáo khoa thư lớpSơ đẳng của nhóm tác giả Trần TrọngKim-Nguyễn Văn Ngọc…; Vệsinh giáo khoa thư lớp Đồng ấu và lớpDự bị của Bác sĩ Guillemet (Chánh Sở Y chínhxứ Ai Lao)…