Header Ads

  • Breaking News

    BBC News - Biden chủ trì thượng đỉnh lịch sử Nam Hàn – Nhật để đối trọng TQ

    RFI - Mỹ-Nhật-Hàn, liên minh tay ba khiến Trung Quốc lo ngại

    Laura Bicker/BBC News

    Phóng viên châu Á Thái Bình Dương 

    19/8/2023


    the three leaders at Camp David


    Nguồn hình ảnh, Reuters

    Chụp lại hình ảnh, 

    Tổng thống Biden đã đạt được một thắng lợi ngoại giao - nhưng liệu có kéo dài được không?

    Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được điều mà nhiều người tưởng là không thể - một cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Fumio Kishida và Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk-yeol.

    Ông Biden chủ trì cuộc gặp đầu tiên giữa ba nước tại dinh thự tổng thống ở Camp David, Mỹ, vào thứ Sáu. Đây là một thắng lợi ngoại giao cho vị lãnh đạo Mỹ. 

    Hàn Quốc và Nhật Bản là láng giềng và cũng là đồng minh cũ của Mỹ, nhưng hai nước không phải là bạn. 

    Tuy nhiên, giờ đây, một nước Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn đã làm tăng mối quan tâm của Mỹ tới Đông Á. Và TQ đã đưa hai quốc gia, mà nhiều thập kỷ qua chật vật để vượt qua nhiều bất đồng sâu sắc trong lịch sử, đến với nhau. 

    Phát biểu trước cuộc gặp, ông Biden ca ngợi "sự dũng cảm chính trị" của hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản. 

    "Ba quốc gia chúng ta mạnh hơn, và thế giới sẽ an toàn hơn khi chúng ta đứng bên nhau. Tôi biết rằng đó là niềm tin mà cả ba chúng tôi cùng chia sẻ," ông nói. Còn Tổng thống Yoon thì gọi đây là một "ngày có tính lịch sử". 

    Trong một thông cáo chung, họ nói họ phản đối "hành vi nguy hiểm và hung hãn" của Trung Quốc trong các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. 

    "Tôi thấy cuộc gặp ở Camp David thật là ấn tượng," Dennis Wilder viết trên mạng X. Là giáo sư ở Đại học Georgetown, ông Wilder phụ trách quan hệ Nhật và Hàn Quốc dưới thời Tổng thống George W Bush.

    Thời đó, họ "gần như không thể thu xếp cho các lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật gặp chúng tôi trong cùng một phòng," ông nói. 

    Trong những tháng gần đây, ông Kishida và ông Yoon đã có những bước rụt rè để giải quyết sự thù địch giữa hai nước và đẩy mạnh quan hệ với Washington. Liên minh từng không thể tưởng tượng nổi này được thúc đẩy bởi mối nhiều quan ngại chung - lớn nhất là về Trung Quốc. 

    Cuộc gặp ở Camp David là một nỗ lực để thể hiện ông Biden coi trọng mối quan hệ giữa Nhật và Hàn Quốc ra sao - theo một người phát ngôn Nhà Trắng. 

    Vì sao mất nhiều thời gian mới có một thượng đỉnh? 

    Lý do thứ nhất, các vết thương đã có từ lâu. 

    Có người mô tả hai nước như "vừa bạn vừa thù" (frenemies), nhưng từ này là qua phù phiếm để mô tả nỗi đau sâu sắc vẫn còn trong lòng người Hàn Quốc, trong đó có hàng ngàn "phụ nữ mua vui" bị người Nhật dụ dỗ và dùng làm nô lệ tình dục trong Thế chiến Thứ Hai. 

    Phía Hàn Quốc tin rằng người Nhật chưa bao giờ xin lỗi chính thức cho việc họ đô hộ bán đảo Triều Tiên từ 1910 tới 1945. Tuy nhiên, Tokyo lại cho rằng họ đã bù đắp cho các tội lỗi trong lịch sử quan vài hiệp ước. 

    Năm 2018, một phiên tòa kéo dài ở Seoul về việc sử dụng lao động cưỡng ép của Nhật trong Thế chiến Thứ Hai khởi nguồn cho một cuộc chiến thương mại khiến quan hệ giữa hai nước láng giềng tụt xuống mức xấu nhất kể từ những năm 1960. 

    Nhưng gần đây đã có tiến triển tốt, trong đó có một cuộc gặp lịch sử hồi tháng Ba giữa hai nước, mang lại cho Washington một cửa sổ cơ hội mới. 

    Nhưng có một lý do tốt cho hai chính quyền gạt sự khác biệt sang một bên, ngay cả nếu họ phải trả giá ở chính trường trong nước. 

    Rốt cục thì đây là một kỷ nguyên của chính trị thực dụng - và họ thấy có một mối đe dọa lớn hơn đang đến gần. 

    Sự hung hãn của Trung Quốc ở châu Á là hồi chuông báo động cho các nước láng giềng. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan, và không loại trừ việc sử dụng vũ lực để "thống nhất" Đài Loan với lục địa. Các chuyến bay trên không phận Đài Loan và các cuộc tập trận lớn hiện nay là "bình thường mới". 

    South Korea's Yoon Suk Yeol (L) and Japan's Prime Minister Fumio Kishida shake hands during a visit to the "Monument in Memory of the Korean Victims of the A-bomb" near the Peace Park Memorial during the G7 Summit Leaders' Meeting on 21 May 2023 in Hiroshima, Japan

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Tổng thống Yoon Suk-yeol của Hàn Quốc và Thủ tướng Fumio Kishida của Nhật trong một sự kiện tại thượng đỉnh G7 hồi tháng Năm

    Rồi còn có Bắc Hàn, nước đã thực hiện hơn 100 vụ thử vũ khí kể từ đầu năm 2022, trong đó có những lần bắn tên lửa về phía Nhật. Chiến tranh ở Ukraine cũng khiến nhiều nước, trong đó có Nhật và Hàn Quốc, ưu tiên an ninh quốc gia. 

    Tất cả những điều này dường như đã giúp ông Biden chiến thắng nơi các chính quyền trước đã thất bại. 

    "Đây đánh dấu một cột mốc trọng đại trong lịch sử của mối quan hệ tam giác mà đã ngắt rồi nối lại trong ba thập kỷ qua," Andrew Yeo, Chủ tịch Quỹ SK - Hàn Quốc tại Viện Brookings tại Washington cho biết. 

    Ông nói ba bên sẽ tìm cách "củng cố những thành tựu" mà họ đã đạt được trong năm qua, "đồng thời tạo đà…để giải quyết một loạt các thách thức an ninh ở đông bắc Á và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương."

    Điều này có nghĩa là ký thỏa thuận về quân sự, ngoại giao và công nghệ. Điều mà mọi người đã biết là họ sẽ nhất trí tiến hành tập trận đều đặn, mở một hotline xử lý khủng hoảng ba bên, và quan trọng nhất là cam kết sẽ gặp mỗi năm một lần. Mục tiêu của Washington là thiết lập quan hệ lâu dài kéo dài qua nhiều đời tổng thống. 

    "Các ông Biden, Yoon và Kishida có cơ hội làm nên lịch sử, điều sẽ kéo dài hơn cả cuộc họp cột mốc ở Camp David," GS said Duyeon Kim nói. 

    "Các chính phủ ba nước sẽ cần phải triển khai tầm nhìn chung của họ một cách tích chủ động và vượt qua các nhiệm kỳ vì quan hệ Seoul - Tokyo sẽ tiếp tục dao động lên xuống. Nếu một tổng thống cực tả Hàn Quốc và một lãnh đạo cực hữu Nhật Bản được bầu cử trong các nhiệm kỳ sau, thì bất kỳ ai trong số họ cũng có thể phá hủy tất cả công sức đầy ý nghĩa mà Biden, Yoon và Kishida đang bỏ ra lúc này."

    Và thách thức nằm ở chỗ này. 

    Liệu có kéo dài? 

    Kurt Campbell, Phó Trợ lý của Tổng thống Biden và Điều phối viên cho Các vấn đề Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương gọi đây là "một kiểu ngoại giao ngoạn mục". 

    Nhưng một thay đổi về lãnh đạo có thể dẫn đến sự thay lòng đổi dạ. 

    "Những căng thẳng sâu sắc, nhất là ở Hàn Quốc vì sự thù hận liên quan tới giai đoạn Nhật đô hộ Hàn Quốc, không biến mất một sớm một chiều, và chúng ta sẽ tiếp tục thấy các tranh cãi ngoại giao xảy ra, như trường hợp vài tuần trước khi bộ quốc phòng Nhật tuyên bố Dokdo (quần đảo Takeshima) là của Nhật trong chiến lược an ninh quốc gia của họ," said Andrew Yeo nói. 

    Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có thể không muốn đi xa như ông Biden trong việc chỉ trích Trung Quốc. Lo ngại bị phản pháo, họ có thể gần như không đề cập đến Bắc Kinh trong các bài phát biểu công khai của họ sau thượng đỉnh. 

    Và các thỏa thuận liên quan tới các biện pháp kinh tế có lẽ khó đạt được hơn là thỏa thuận về an ninh quốc gia. 

    Taiwan's AAV7 amphibious assault vehicle surfaces from the sea during the Han Kuang military exercise, which simulates China's People's Liberation Army (PLA) invading the island, on July 28, 2022 in Pingtung, Taiwan.

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Các cuộc tập trận đã trở nên thường gặp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

    Căng thẳng Mỹ-Trung, nhất là các biện pháp hạn chế kinh tế, đã khiến cả Hàn Quốc và Nhật phải trả giá. Trung Quốc là một bạn hàng lớn của cả hai nước. Và các công ty ở Seoul và Tokyo - như Samsung và Nissan - phụ thuộc rất nhiều cả vào người lao động và người tiêu dùng Trung Quố

    Bắc Kinh đã tỏ rõ thái độ không hài lòng về cuộc gặp thượng đỉnh này. Họ sẽ coi đây là một động thái nữa của phía Mỹ để "khống chế" ảnh hưởng của TQ, cho dù Nhà Trắng phủ nhận điều này. TQ đã gọi nhóm ba nước này là một "Nato mini". 

    Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị thúc giục Hàn Quốc và Nhật Bản làm việc với Bắc Kinh để "làm hồi sinh Đông Á". 

    Tháng Bảy, trong một video giờ đây được chia sẻ rộng rãi, ông có lời kêu gọi thẳng thắn một cách bất thường: "Cho dù bạn có nhuộm tóc vàng đến đâu, hay sửa mũi cao đến đâu, bạn không bao giờ thành người châu Âu hay người Mỹ, không bao giờ thành người phương Tây. Chúng ta phải biết gốc gác của mình ở đâu."

    Mặc dù ông Biden tập trung vào xây dựng liên minh quân sự với châu Á - có lẽ đã thành công, ông không còn nhiều thời gian để làm việc với Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. 

    Đã có dấu hiệu điều này đang thay đổi, với một loạt các chuyến thăm Bắc Kinh của các qua chức hàng đầu Mỹ tới Trung Quốc - Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken, Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen và đặc phái viên về khí hậu John Kerry. Cũng có tin Washington đã tiếp cận nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un và mời ông tham gia cuộc đàm phán cấp cao "mà không có điều kiện trước". 

    Nhưng thời gian sắp hết khi một chu kỳ bầu cử Mỹ nữa sắp bắt đầu. 

    https://www.bbc.com/vietnamese

    Mỹ-Nhật-Hàn, liên minh tay ba khiến Trung Quốc lo ngại

    Anh Vũ /RFI

    19/8/2023

    Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (T) đến Trại David, Mỹ, ngày 18/08/2023 để họp thượng đỉnh với đồng nhiệm Mỹ - Nhật.


    Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (T) đến Trại David, Mỹ, ngày 18/08/2023 để họp thượng đỉnh với đồng nhiệm Mỹ - Nhật. AP - Andrew Harnik 

    Hôm nay, 18/03/2023, tại Trại David, Mỹ, tổng thống Joe Biden tổ chức cuộc họp với lãnh đạo hai đồng minh quan trọng ở Đông Bắc Á, Nhật  Bản và Hàn Quốc. Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên chưa từng có này được phần đông giới quan sát đánh giá như là một sự kiện ngoại giao lịch sử, thậm chí là một bước ngoặt địa chính trị thế giới. 

    Mục đích của cuộc gặp là nhằm tạo dựng một mặt trận chung gắn bó nhất có thể, để chống lại những tham vọng về quân sự của Trung Quốc, cũng như các mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong khu vực. Địa điểm được chọn cho cuộc họp là Trại David, khu nghỉ dưỡng của các tổng thống Mỹ, cũng mang tính biểu tượng cao trong ngoại giao Hoa Kỳ. Đây cũng là nơi đã chứng kiến nhiều cuộc gặp dẫn đến các thỏa thuận, hiệp ước hòa bình, liên minh, liên kết mà Washington đứng ra dàn xếp.

    Trong bối cảnh tình hình khu vực Châu Á đang rất căng thẳng, Hoa Kỳ và các đồng minh Hàn Quốc cũng như Nhật Bản, muốn có được sự bảo đảm về an ninh trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Để làm được điều này, Seoul và Tokyo đã phải nỗ lực rất nhiều để vượt qua nhiều thử thách, gác lại những bất đồng lịch sử từ thời kỳ Nhật Bản đô hộ tàn ác trên bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến năm 1945. Vụ hòa giải này cũng mang nhiều dấu ấn ngoại giao của chính quyền Biden.

    Robert Dujarric, chuyên gia về châu Á, thuộc Đại học Temple University tại Tokyo, được báo Pháp La Croix trích dẫn, nhận định là thượng đỉnh ba bên này « đáng chú ý, bởi vì cho thấy Seoul và Tokyo quyết tâm cùng hợp tác. Không hẳn là hai bên đã có quan điểm chung, nhưng ít ra là có thể nói chuyện về những vấn đề lớn vào thời điểm hiện tại. »

    Mục đích của hội nghị thượng đỉnh đặc biệt đầu tiên này giữa ba nước là để « thúc đẩy tầm nhìn chung của họ về một khu vực châu Á-Thái Bình Dương tự do và cởi mở », theo lời của một quan chức Mỹ được nhật báo Anh, The Guardian trích dẫn. Nói cách khác, lãnh đạo của ba nước sẽ thảo luận về các mối đe dọa do Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đặt ra.

    Kurt Campbell, Điều phối viên Nhà Trắng về các vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong một sự kiện gần đây tại Mỹ, đã cho biết mối quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ là một « mối quan hệ ba bên mang tính quyết định trong thế kỷ 21. Những gì các vị sẽ thấy vào thứ Sáu là một loạt các sáng kiến ​​​​rất tham vọng nhằm tăng cường cam kết ba bên, hiện giờ và trong tương lai ».

    Trong khi đó, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, trước khi lên đường tới Mỹ, khẳng định thượng đỉnh ba bên « sẽ đặt ra một cột mốc mới trong hợp tác ba bên, góp phần vào hòa bình và phồn thịnh trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ».

    Có thể thấy Ấn Độ-Thái Bình Dương, một trọng tâm trong chiến lược châu Á của Hoa Kỳ, được nhắc tới liên tục khi đề cập đến cuộc gặp thượng đỉnh hôm nay tại Trại David. Đó cũng chính là điều khiến Trung Quốc khó chịu. Không hài lòng với việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trại David, Bắc Kinh đã tuyên bố phản đối các quốc gia kết bè kết phái khác nhau, có hành vi làm trầm trọng thêm cuộc đối đầu và gây nguy hiểm cho an ninh chiến lược của các quốc gia khác.

    Trả lời phỏng vấn trên đài RFI, Antoine Bondaz, chuyên gia về Trung Quốc, thuộc Quỹ nghiên cứu chiến lược tại Pháp giải thích : « Về phía Trung Quốc, đó là mối lo sợ một hình thái của một khối NATO nổi lên ở vùng Đông Á. Trong 2 chục năm qua, Bắc Kinh đã hưởng lợi từ mối quan hệ căng thẳng giữa Tokyo và Seoul, vốn được coi như là một góc chết trong quan hệ tam giác, Mỹ-Nhật-Hàn ».

    Bắc Kinh vẫn luôn tìm cách gây chia rẽ mối quan hệ ba bên, cũng như việc Nhật Bản và Hàn Quốc quan hệ khăng khít với phương Tây. Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị, trong một phát biểu hồi đầu tháng này đã cảnh báo Seoul và Tokyo : « Các vị có thể nhuộm vàng tóc, hay sửa mũi tùy theo mình muốn, nhưng các vị sẽ không bao giờ là người Châu Âu hay phương Tây, các vị không trở thành các nước phương Tây. Chúng ta phải biết đâu là cội rễ của mình ». Ông kêu gọi Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản hãy « cùng hợp tác ».

    Trái lại, với cuộc họp thượng đỉnh ba bên lần này, Washington tin tưởng Nhật Bản và Hàn Quốc đã biết gác lại quá khứ đau thương để hướng tới tương lai với phương Tây. Như ngoại trưởng Antony Blinken đánh giá, « Nhật Bản và Hàn Quốc là những đồng minh chủ chốt (của Mỹ), không chỉ trong vùng mà trên toàn thế giới ». Còn bà Sheila Smith, chuyên gia của Council on Foreign Relation, được AFP trích dẫn, nhận định : « Tầm quan trọng của khuôn khổ quan hệ ba bên này vượt ra ngoài các vấn đề an ninh riêng biệt, liên quan đến Bắc Triều Tiên. Quan hệ này có thể phục vụ cho những mục đích rộng hơn », tất nhiên với điều kiện hòa giải Nhậ -Hàn phải bền lâu.

    https://www.rfi.fr/vi


    Không có nhận xét nào