Header Ads

  • Breaking News

    Ts. Phạm Đình Bá - Tại sao lại nói láo về tôn giáo, môi trường và kinh tế?

    07/02/2024

    Vietnam picks ex-state security official Chinh as new PM | Reuters

    Các quan chức của chính phủ Phạm Minh Chính đã liên tục tuyên bố những điều nửa vời trên ba mặt về tôn giáo, môi trường và kinh tế trước nhiều khán giả toàn cầu. Có thể các quan Việt học cách làm này từ cách hành xử của các quan chức Trung Quốc. Hậu quả của việc họ nói dối rất khó đánh giá, nhưng một giai thoại dưới đây cho thấy cái giá phải trả cho hành vi lừa dối này có thể rất lớn.

    Nói dối số 1. Tự do tôn giáo

    Sách trắng về tôn giáo và các chính sách liên quan của Việt Nam tuyên bố chính phủ đảm bảo quyền tự do tôn giáo. [1] Nhưng Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, đã có tác động không tốt đến cách các cộng đồng tôn giáo trong nước có thể thực hành đức tin của mình. Đặc biệt, các yêu cầu bắt buộc đăng ký tôn giáo ở Việt Nam trái ngược với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. [2]

    Là một thành viên của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và các hiệp định quốc tế khác, thế giới có kỳ vọng là Việt Nam sẽ bảo vệ các quyền của người dân, trong đó có quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.  

    Vào ngày 30/11/2022, Ngoại trưởng Mỹ đã đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt vì đã tham gia hoặc dung túng cho những hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo.

    Nói dối số 2. Chúng dựa vào các nhà bảo vệ môi trường để xin hàng tỷ USD, rồi chúng bỏ tù họ.

    Khi Việt Nam được nhóm 9 quốc gia giàu có trao một thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD để giảm sử dụng than vào tháng 12/2022, Việt Nam đã đồng ý thường xuyên tham vấn các tổ chức phi chính phủ. [3]

    Thay vào đó, chính phủ đã bắt giữ một số nhà bảo vệ môi trường nổi tiếng từ những tổ chức đã hoạch định các chính sách giúp đảm bảo nguồn tài trợ, gây lo ngại từ các nước bảo trợ về việc gửi tiền đến các nước như Việt Nam với hành vi rõ nét về vi phạm nhân quyền.

    Những nhà hoạt động môi trường nầy điều hành các tổ chức về các vấn đề môi trường. Một số chủ trương của họ dựa vào các nghiên cứu khoa học cuối cùng đã đẩy họ vào tình thế xung đột với cách làm việc về môi trường của đảng.

    Nhà nước hiện nay dường như được khuyến khích bởi tầm quan trọng ngày càng tăng của mình đối với phương Tây và đã tận dụng cơ hội để kiềm chế các nhà hoạt động môi trường bất kể hậu quả. Tuy nhiên, một số quốc gia đứng sau thỏa thuận về khí hậu đã bày tỏ lo ngại về các vụ bắt giữ ở Việt Nam.  

    Nói dối số 3. Việt Nam có nền kinh tế thị trường!

    Hà Nội “rất mong muốn” chính quyền Mỹ thay đổi cách phân loại “nền kinh tế phi thị trường”. Hoa Kỳ tiếp tục phân loại Việt Nam do cộng sản điều hành là một nền kinh tế phi thị trường, được định nghĩa là một quốc gia mà nhà nước độc quyền hoặc gần độc quyền về thương mại. Trung Quốc và Nga cũng nằm trong danh sách 12 nền kinh tế phi thị trường của Mỹ. [4]

    Việt Nam mong muốn được loại khỏi danh sách các nước phi thị trường của Mỹ. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thảo luận vấn đề này với Bộ trưởng Thương mại Mỹ trong cuộc gặp ở Washington vào tháng 9/2023. 

    Quy chế kinh tế thị trường giúp Việt Nam tránh được thuế chống bán phá giá của Mỹ nên khi có được quy chế này, Việt Nam sẽ có thể làm cho sản phẩm của mình có khả năng cạnh tranh cao hơn.

    Một giai thoại về hậu quả tiềm tàng của việc nói dối trên bang giao quốc tế

    Tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos Thụy Sĩ vào tháng 1/2024, Trung Quốc đã cử một đại biểu lớn, đứng đầu là Thủ tướng Lý Cường.

    “Năm ngoái, vào năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi và đi lên với mức tăng trưởng ước tính khoảng 5,2%, cao hơn mục tiêu 'khoảng 5%' đặt ra vào đầu năm ngoái.”

    Ông Li cho biết trong lần xuất hiện đầu tiên tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên, khiến rất nhiều người tham dự ngạc nhiên về con số tăng trưởng 5.2%.

    Tuyên bố này phần lớn đã thất bại trong việc ngăn chặn sự suy giảm niềm tin - dù là trong cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân hay người tiêu dùng ở Trung Quốc, cũng như những người tham gia diễn đàn, nhất là khi họ là đầu tàu của các thị trường và các nền kinh tế nhiều nơi.

    Một tuần sau, khoảng 7 nghìn tỷ USD giá trị đã bị xóa sổ khỏi cổ phiếu Hồng Kông và Trung Quốc kể từ mức đỉnh điểm vào năm 2021, và các phương pháp tiếp cận từng phần nhằm hỗ trợ nền kinh tế và ổn định thị trường từ chính phủ của ông Lý Cường cho đến nay vẫn không thể vực dậy tâm lý thiếu niềm tin vào nền kinh tế Trung Quốc.

    Để tạm kết luận, không hiểu tại sao họ lại tiếp tục nói dối về những điều mà mọi người đều biết là không đúng sự thật? Buồn cười!

    Nguồn:

    1. RFA. Vietnam’s white book declares government guarantees religious freedom. 03/09/2023; Available from: https://www.rfa.org/english/news/vietnam/religion-03092023165749.html.

    2. UNITED STATES COMMISSION on INTERNATIONAL RELIGIOUS FREEDOM. COUNTRY UPDATE: AN ASSESSMENT OF VIETNAM’S LAW ON BELIEF AND RELIGION. Accessed January 6, 2024; Available from: https://www.uscirf.gov/sites/default/files/2019%20Vietnam%20Country%20Update.pdf.

    3. The New York Times. Vietnam Relied on Environmentalists to Secure Billions. Then It Jailed Them. 12/12/2023; Available from: https://www.nytimes.com/2023/11/28/world/asia/vietnam-cop28-environment.html.

    4. David Hutt. DW - Vietnam pushes US to grant it 'market economy' status. 02/05/2024; Available from: https://www.dw.com/en/vietnam-pushes-us-to-grant-it-market-economy-status/a-68177059.


    Không có nhận xét nào